NGẨNG
ĐẦU GIẢI THÍCH KHÔNG BẰNG CÚI ĐẦU NHẬN LỖI
Trình Di nghe xong không thấy thỏa đáng liền thẳng thắn nói: “Năm
đó, có rất nhiều sự tình ngài đã xử lý không tốt, chẳng lẽ ngài không cảm thấy
hổ thẹn sao?”
Phạm Thuần Nhân nghe xong không hiểu rõ Trình Di nói như vậy là có
ý chỉ về việc gì.Trình Di lại nói: “Vào năm thứ hai
khi ngài đang đảm nhiệm chức vụ, một vùng ở Tô Châu xảy ra nạn cướp
bóc, chiếm đoạt lương thực bởi một nhóm người. Theo lý, ngài nên
trình bày thẳng thắn sự việc ấy trước mặt Hoàng Thượng. Nhưng ngài lại không
nói bất kể điều gì, khiến cho rất nhiều dân chúng vô tội bị trừng phạt rất
nghiêm khắc.”
Phạm Thuần Nhân liền vội vàng cúi đầu nhận lỗi:
- “Đúng vậy! Lúc đó tôi thực sự nên thay mặt dân chúng nói rõ ra.”
Trình Di nói tiếp: “Vào năm thứ ba khi ngài đang đương
chức, tại Ngô Trung xảy ra thiên tai, dân chúng dùng cỏ cây để ăn
chống đói. Mặc dù quan viên tại địa phương báo cáo nhiều lần, thế mà
ngài lại bỏ mặc.”
Phạm Thuần Nhân tỏ ra vô cùng xấu hổ nói:
- “Việc này đúng là tôi đã không làm tròn trách
nhiệm của mình!”
Sau đó, Trình Di lại vạch ra rất nhiều khiếm khuyết mà Phạm Thuần
Nhân đã mắc phải và Phạm Thuần Nhân mỗi lần nghe xong đều chân thành nhận lỗi.
Sau cuộc gặp mặt ấy mấy hôm, Hoàng Thượng triệu kiến Trình Di
vào cung để hỏi về việc chính trị. Trình Di đã nói rất nhiều về kế sách “trị
quốc an bang” với Hoàng Thượng. Hoàng Thượng nghe xong tán thưởng không
ngừng và cảm khái nói: “Ngươi rất có khí phách giống như Phạm Thuần
Nhân trước đây!”
Trình Di không cam lòng để Hoàng Thượng so sánh mình
với Phạm Thuần Nhân liền nói: “Chẳng lẽ, Phạm Thuần Nhân cũng đã
từng góp ý với Hoàng Thượng sao?”
Hoàng Thượng bèn sai người mang lên một chiếc hòm, chỉ vào đó rồi
nói: “Trong này tất cả đều là tấu chương mà năm xưa Phạm Thuần Nhân đã
dâng lên trẫm.”
Trình Di cảm thấy nghi hoặc mở những bản tấu chương ra xem.
Lúc này, ông mới phát hiện ra có nhiều tấu chương nhắc đến những sự
tình mà ông đã trách mắng Phạm Thuần Nhân mấy hôm trước. Hóa ra Phạm Thuần Nhân
đã có góp ý với Hoàng Thượng, nhưng vì có một vài nguyên nhân khiến cho
việc áp dụng những góp ý này không mang lại được kết quả tốt đẹp. Vậy mà, Phạm
Thuần Nhân đều nhận hết lỗi về mình không một lời giải thích. Trình Di đỏ mặt
và trầm ngâm.
Ngay ngày hôm sau, Trình Di lập tức đến nhà Phạm Thuần Nhân
xin lỗi. Phạm Thuần Nhân nghe xong, mỉm cười rồi nói:
“Người không biết không có tội, ngài không cần phải xin
lỗi!”
Phạm Thuần Nhân từng nói rằng: “Biết tha thứ người khác,
điều nhận được sẽ là vô tận. Tha thứ là dùng tấm lòng rộng lượng của mình để
khoan dung người khác. Đối mặt với người trách cứ mình, ngẩng đầu giải thích
cùng họ không bằng cúi đầu nhận lỗi. Khiêm tốn nhận lỗi thường có sức mạnh và
tác dụng lớn hơn nhiều so với việc bướng bỉnh giải thích”. Bởi vậy mà
nhắc đến Phạm Thuần Nhân, không chỉ bậc Quân vương mà cả người dân thường cũng
đều rất bội phục lòng khoan dung, độ lượng của ông.
An Hòa
* Sách “Luận
ngữ” có ghi rằng: “Cung tự hậu nhi bạc trách vu
nhân”, ý tứ chính là trách cứ mình nhiều hơn, trách cứ người ít hơn,
hay nói cách khác chính là đối với bản thân mình phải nghiêm khắc yêu cầu còn
đối với người phải rộng lượng khoan dung.
* " Đối ẩm " - tranh Tô Thức
* " Đối ẩm " - tranh Tô Thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét