Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

Ai mơ


 " Không biết Chu chiêm bao là Bướm, hay Bướm chiêm bao là Chu "


AI  MƠ

Một sự kiện rất thú vị đã xẩy ra trong cuộc đời của Trang tử . Sáng hôm đó ông ấy đang ngồi trên giường – rất buồn, rất nghiêm nghị... và buồn, nghiêm nghị là trái ngược với bản tính của ông ấy, triết lí của ông ấy. Ông ấy là con người vui nhộn nhất. Ông ấy đã viết những câu chuyện ngớ ngẩn nhất với ý nghĩa lớn thế – phi logic, bất hợp lí, nhưng vậy mà lại chỉ tới được chân lí.
Đệ tử của ông ấy tụ tập lại và họ lo nghĩ, "Chuyện này chưa bao giờ xảy ra, thầy chưa bao giờ buồn. Thầy là con người của tiếng cười, và thầy trông nghiêm nghị thế. Thầy có ốm không, hay có cái gì đó sai lạc không?"
Thế rồi, một người đệ tử mạnh dạn hỏi Trang Tử :
"Có chuyện gì vậy, thưa thầy?"
Trang Tử trả lời với vẻ nghiêm trang:
 "Vấn đề này gần như ở bên ngoài sự hiểu thấu của ta, và ta nghĩ các ông sẽ chẳng giúp ta được theo bất kì cách nào, nhưng dầu vậy ta sẽ kể cho các ông. Trong đêm qua ta đã mơ rằng ta hoá thành bướm."
Các đệ tử cười phá lên và nói:
"Cái đó chẳng có gì mà nghiêm chỉnh cả. Nó chỉ là mơ, cho nên thầy đừng lo nghĩ thế. Bây giờ thầy thức rồi, giấc mơ đã được kết thúc."
Ông ấy nói tiếp :
"Các ông phải nghe cho hết cả câu chuyện đã. Khi ta thức dậy sáng nay, một ý tưởng kì lạ đã nảy sinh trong tâm ta: "Nếu Trang Tử có thể trở thành bướm trong mơ của mình, tại sao bướm không thể trở thành Trang Tử trong mơ của nó? Dường như không logic tại sao bướm không thể mơ là Trang Tử."
Dầu vậy các đệ tử nói:
 "Thầy không cần lo nghĩ về bướm! Để chúng mơ bất kì cái gì chúng muốn mơ, nhưng sao thầy buồn?"
Trang Tử nói:
 "Các ông vẫn không hiểu thấu vấn đề. Vấn đề với ta bây giờ là – ta là ai? Ta là bướm đang mơ là Trang Tử chăng? Vì Trang Tử có khả năng mơ là bướm, làm sao ta cảm thấy được thoả mãn rằng ta không chỉ là bướm đang mơ bản thân ta là Trang Tử?"
Lúc này thì các đệ tử đã trở nên thực sự lo lắng, vì đó thực sự là vấn đề mà không thể nào giải được. Và nó vẫn còn là câu hỏi không thể giải được trong gần hai mươi thế kỉ. 
Vậy thì đây là Bướm đang mơ làm Trang Tử , hay là bản thân Trang Tử ?

Không may là tôi đã không ở đó như một trong các đệ tử của ông ấy, vì với tôi tiêu chí cơ bản là: trong khi thầy là bướm trong mơ, thầy có vấn đề gì không? Có hoài nghi gì không? Bây giờ thầy thức, thầy có thể hoài nghi – ai biết được, thầy có thể là bướm.
Đây là phân biệt duy nhất giữa mơ và thực: thực tại cho phép thầy hoài nghi, và mơ không cho phép thầy hoài nghi. Hiển nhiên thầy là Trang Tử, đừng lo nghĩ. Chắc chắn thầy không phải là bướm; nó đã là mơ, vì nó đã không cho phép thầy hoài nghi.

Với tôi, năng lực hoài nghi là một trong những phúc lành lớn nhất cho nhân loại. Các tôn giáo đã từng là kẻ thù vì họ đã chặt chính gốc rễ của hoài nghi, và có lí do tại sao họ đã làm điều đó: vì họ muốn mọi người tin vào ảo tưởng nào đó mà họ đã từng thuyết giảng.
Một người tin rằng nếu người đó cầu nguyện một cách nghiêm chỉnh, chân thành... thế thì Krishna có thể tới thăm người đó, hay Jesus có thể xuất hiện trước người đó. Đây là các cách thức tạo ra mơ trong khi bạn thức, với mắt mở. Nhưng bởi vì bạn thức, bạn có thể hoài nghi. Cho nên hoài nghi đầu tiên phải bị phá huỷ; bằng không Jesus có thể đứng trước bạn và bạn có thể bắt đầu hoài nghi – ai biết được, có lẽ nó chỉ là ảo tưởng. Mình có bằng chứng nào rằng nó không là ảo tưởng?
Có hàng nghìn người trong nhà thương điên trên khắp thế giới, những người này tin vào ảo tưởng của họ sâu tới mức họ bắt đầu nói với những người bạn không thể thấy được – chỉ họ mới có thể thấy. Và họ không chỉ nói, họ cũng đáp lại nữa; bản thân họ làm công việc của cả hai người!
Điều kì lạ nhất là ở chỗ khi họ nói từ phía này, phía của họ, họ có tiếng nói riêng, và khi họ trả lời từ phía của Jesus Christ, tiếng nói của họ thay đổi. Nó có phẩm chất khác cho nó, thẩm quyền khác cho nó. Bạn có thể thấy rằng họ đang làm cả hai điều – câu hỏi và câu trả lời – và rằng không có ai khác. Nhưng bởi vì họ không thể hoài nghi được, ảo tưởng của họ trở thành thực tại.
Để tôi nói cho bạn:
Nếu bạn không thể hoài nghi, ngay cả thực tại trở thành ảo tưởng.


Osho
Trích : "Thiền sư Đại Huệ"
Tranh Tề Bạch Thạch - Đạo ông đồ
* Trang Chu mộng Điệp :“ Xưa Trang Chu chiêm bao thấy mình là bướm vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không còn biết có Chu nữa. Chợt tỉnh giấc, thì lại thấy mình là Chu. Không biết Chu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Chu ? Chu và bướm ắt phải có tánh phận khác nhau. Đó gọi là Vật hóa ” - Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Giận dỗi

Quỷ tha ma bắt cô đi? Cô làm gì từ sáng đến giờ mà cơm nước tanh bành thế này. Tôi đi làm hùng hục cả ngày, về đến nhà được cô cho ăn uống thế này sao? á, à, cô định không cho tôi nói hả? Tôi cứ bắt đầu lên tiếng là cô lại giở cái võ nước mắt ra chứ gì? Thà chết còn hơn lấy phải cô vợ thế này.
Vừa gầm gừ, người chồng vừa gõ thìa vào đĩa, rồi ném khăn ăn xuống bàn, tức giận bỏ sang phòng khác sau khi đập mạnh cánh cửa. Người vợ bật khóc, lấy khăn tay chấm nước mắt rồi cũng bỏ sang phòng khác. Bữa ăn kết thúc ở đó.
Người chồng vào phòng đọc, gieo mình xuống đi văng, giúi mặt vào gối.
"Đúng là điên thì mới lấy vợ - anh ta nghĩ - cuộc sống gia đình mới "ấm áp" làm sao! Thật không còn gì để nói nữa.Vừa mới lấy vợ được mấy tháng đã muốn treo cổ tự vẫn rồi".
Mười lăm phút sau có tiếng bước chân khe khẽ ở ngoài của phòng đọc...
"Biết ngay mà. Hành hạ người ta, chửi rủa người ta, bây giờ lại định đến làm lành ấy à? Quên đi nhớ? Thà chết chứ nhất định lần này mình không chịu nhún!"
Có tiếng kẹt cửa. Ai đó bước vào phòng, nhẹ nhàng đi về phía đi văng.
"Được rồi, cứ xin lỗi đi! Cứ khóc lóc, vật nài đi! Tôi sẽ cho cô biết thế nào là lễ độ. Tôi thà chết chứ nhất định không thèm đáp lời cô đâu"
Người chồng giúi sâu mặt vào gối làm bộ như đang ngủ say. Nhưng xem ra đàn ông cũng yếu đuôi như đàn bà, cũng dễ mủi lòng lắm chứ. Khi thấy có một bàn tay ấm nóng đặt lên lưng. Người chồng vờ ngả sang một bên.
"á à lại sắp giở cái trò ôm ấp, hôn hít ra đây mà. ôi, mình không thể cầm lòng trước sự dịu dàng như thế này được! Nhưng dù sao cũng phải tha lỗi cho cô ấy. Không nên làm cô ấy quá xúc động, lo lắng khi bụng mang dạ chửa thế này. Chỉ dày vò chút xíu thôi, phạt một chút xíu thôi rồi tha cho cô ấy vậy".
Người chồng nghe thấy tiếng thở dài ngay bên tai mình và cảm nhận được một bàn tay nhỏ bé đang chạm vào vai và cổ.
"Đây là lần cuối cùng mình tha thứ cho cô ấy. Dày vò cô ấy thế là đủ rồi. Thực ra mình cũng có lỗi trong chuyện này. Chỉ vì một chuyện vớ vẩn mà mình đã làm ầm lên rồi..."
- Thôi được rồi, anh không giận em nữa đâu, em yêu! - Người chồng quờ tay ra phía sau ôm lấy cái thân thể ấm áp ấy.
- ... ối!
...
Người chồng quay đầu lại, hóa ra đó là con chó Đanka lông xù.

Anton Tshekhov

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Cô đơn


Cô đơn
Tim tôi thấm nỗi buồn khó tả
Khi tôi nhìn lên Trời 
Thấy mưa phùn rơi,
Rơi, rơi không dứt
...



Thái bá Tân dịch
“ Thơ cổ tanca Nhật Bản ”
*Nguồn ảnh Véronique Fauré

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Nguồn gốc Vĩnh Xuân quyền

Sự thật về nguồn gốc Vĩnh Xuân quyền      


Những gì chúng ta “đang” biết:
Hầu hết các võ sư và người luyện tập môn Vĩnh Xuân (永春) , còn gọi là Vịnh Xuân (詠春) đều được nghe kể về nguồn gốc của môn phái như sau: Vào thời Càn Long, quân đội Mãn Thanh hoả thiêu chùa Thiếu Lâm – nơi các cao tặng đào tạo võ thuật cho các sư sãi, nhân sĩ, trí thức và chiến sĩ của phong trào “Phản Thanh phục Minh”. Có năm cao thủ đã đột phát vòng vây, đào tẩu trong cuộc chiến hoả thiêu Thiếu Lâm, bao gồm Chí Thiện thiền sư, Ngũ Mai lão ni, Phùng Đạo Đức, Bạch Mi đạo nhận và Miêu Hiển
Do võ thuật Thiếu Lâm tự đã bị bọn phản đồ tiết lộ cho quân đội Mãn Thanh, nên trên đường trốn chạy, Ngũ Mai Lão ni phải luôn luôn tìm kiếm một phương pháp chiến đấu mới để khắc chế võ thuật của kẻ địch. Tương truyền rằng khi chứng kiến một cuộc chiến đấu giữa hạc và cáo (có thuyết là giữa hạc và rắn), Ngũ Mai Lão ni đã ngộ ra một môn quyền thuật mới hiệu quả hơn quyền thuật Thiếu Lâm truyền thống. Trên đường đến vùng Vân Nam, bà đã gặp một cô gái là Nghiêm Vịnh Xuân làm nghề bán đậu phụ, sống với cha, và đang bị một tên lục lâm thảo khấu ép buộc phải cưới hắn. Bà đã dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân môn quyền thuật do bà mới sáng tạo ra. Nhờ vào môn quyền thuật này, Nghiêm Vịnh Xuân đã chiến thắng tên cướp trong một trận quyết đấu. Sau đó, Vịnh Xuân kết hôn với Lương Bác Trù, truyền dạy môn võ thuật này cho chồng, và lưu truyền dưới tên gọi Vịnh Xuân quyền. Theo thời gian, dòng Vịnh Xuân quyền của Lương Bác Trù có sự giao thoa, trao đổi với dòng Võ thuật của Hồng thuyền Hội quán của Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Đệ, Đại Hoa Diện Cẩm …, là những người đã được chân truyền của Chí Thiện thiền sư. Sự giao thoa, kết hợp này đã tạo nên đa số các dòng Vĩnh Xuân hiện đại ngày nay. Môn Vĩnh Xuân được bắt đầu phổ biến vào khoảng 1800 – 1850, vào đời Gia Khánh nhà Thanh.
Đâu mới là nguồn gốc thực sự của Vịnh Xuân?

Nhưng …
Theo những tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ và theo lịch sử lưu truyền trong một số dòng Vĩnh Xuân ở Phúc Kiến và Phật Sơn Trung quốc (một vài ví dụ trong số đó là Bành Nam Vĩnh Xuân, Chí Thiện Vĩnh Xuân và Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân), và theo những thông tin từ các tổ chức bí mật như Hồng Hoa hội, Thiên Địa hội, Tam Hoàng …, đồng thời theo những nghiên cứu mới nhất của Bảo tàng Vĩnh Xuân Hongkong (Dòng Diệp Vấn – Yip Man) thì huyền thoại về Ngũ Mai Lão ni và Nghiêm Vịnh Xuân nói trên chỉ là … huyền thoại.
Muốn tìm về nguồn gốc của môn Vĩnh Xuân, người ta phải tìm về lịch sử Trung quốc thời kỳ quân đội Mãn Thanh vượt qua biên ải, giết Sấm vương Lý Tự Thành là kẻ đã thoán ngôi của Hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh, lập nên triều đại nhà Thanh thống trị Trung quốc hơn 300 năm. Sự thống trị của triều đình ngoại bang đã làm dấy lên trong phong trào “Phản Thanh phục Minh” nhằm lật đổ triều đình Mãn Thanh và khôi phục nhà Minh trong mọi tầng lớp nhân dân Trung quốc. Các tướng lĩnh quân sự và quan lại nhà Minh chạy trốn quân đội Mãn Thanh đã cải trang, lẩn trốn trong nhân dân. Rất nhiều trong số đó đã chọn các đền chùa làm nơi ẩn náu, và đã lợi dụng khả năng về võ thuật và tinh thần yêu nước của giới tăng nhân, đạo sĩ để biến đền chùa, miếu mạo thành những trung tâm tuyên truyền, liên lạc và đào tạo lực lượng phản Thanh phục Minh. Các ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung quốc cũng không ra khỏi ngoại lệ này.
Nhiều tài liệu cho rằng nguồn gốc Vĩnh Xuân quyền có mối quan hệ chặt chẽ với chùa Thiếu Lâm
Tiếp đó, chúng ta cần phải xem xét về lịch sử các ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung quốc. Ở Trung quốc, không chỉ có một ngôi chùa Thiếu Lâm như nhiều người vẫn tưởng. Ngôi chùa Thiếu Lâm được giới võ lâm coi là ngôi chùa Thiếu Lâm chính thức tọa lạc tại ngọn Thiếu Thất, dãy Tung Sơn, tỉnh Hà Nam, được xây vào năm thứ 20 đời Thái Hòa nhà Bắc Ngụy. Đây chính là nơi Bồ Đề Đạt Ma đã tới tu hành, diện bích chín năm và lập ra Phật giáo Thiền tông Trung Hoa. Còn có chùa Bắc Thiếu Lâm ở Bàn Sơn, là nơi chỉ chuyên nghiên cứu về y lý và Phật học, không nghiên cứu võ thuật.
Ngoài ra có ba ngôi chùa Nam Thiếu Lâm, một tại Bồ Điền (hay còn gọi là Phủ Điền), một tại Toàn Châu và một tại Phúc Thanh, đều thuộc tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung quốc. Trong đó, ngôi chùa Nam Thiếu Lâm tại Bồ Điền, xây vào thời Nam Bắc Triều (khoảng 557 sau Công nguyên), bị vua Khang Hy đốt vào khoảng cuối thế kỷ 17 (vào khoảng 1673 – 1691, theo nhiều tài liệu lịch sử khác nhau), là nơi đã phát xuất môn Vĩnh Xuân quyền. Ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu bị vua Càn Long đốt vào khoảng năm 1763. Có thuyết cho rằng chùa này bị đốt hai lần, một lần do vua Ung Chính, một lần do vua Càn Long, nhưng không có căn cứ lịch sử. Một ngôi chùa Nam Thiếu Lâm khác được Bộ Văn hóa và Khảo cổ Trung quốc công nhận là chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Thanh.
Ngôi chùa Nam Thiếu Lâm tại Bồ Điền được Bộ Văn hóa và Khảo cổ Trung quốc nghiên cứu và công nhận vào khoảng năm 1992, và được phục chế vào khoảng 2001 – 2005. Tại ngôi chùa này, khi khai quật, người ta đã tìm thấy những di tích liên quan tới các tổ chức phản Thanh phục Minh như Thiên Địa hội, Hồng Hoa đình, Vĩnh Xuân đường.
Vào thời kỳ này, có một số phản đồ Thiếu Lâm đã tiết lộ võ thuật Thiếu Lâm cho quân đội Mãn Thanh. Do đó, lực lượng phản Thanh phục Minh cần phải có một phương pháp chiến đấu khác hữu hiệu hơn võ thuật Thiếu Lâm truyền thống. Đồng thời, quân đội Minh triều đã tan rã, nên giới tướng lĩnh quân sự Minh triều và giới lãnh tụ khởi nghĩa cần phải có một phương pháp huấn luyện mới thật hiệu quả, nhanh chóng để trong một thời gian ngắn có thể đào tạo ra một lực lượng chiến đấu đủ sức chống lại quân đội Mãn Thanh thiện chiến. Chính tại Vĩnh Xuân Đường của ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Bồ Điền, Nhất Trần đại sư (Yat Chum dai si), là người đã dẫn một số tăng lữ cao thủ từ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đến, cùng với những tướng lĩnh quân sự nhà Minh chạy trốn sự truy sát của quân đội Mãn Thanh, trong đó nổi bật nhất là Trương Ngũ (còn gọi là Tản Thủ Ngũ – Cheng Ng, Tan Sau Ng – theo tên gọi của kỹ thuật Tản Thủ trong Vĩnh Xuân) đã nghiên cứu và sáng tạo ra một môn khoa học chiến đấu mới sau này mang tên gọi là Vĩnh Xuân- Mùa Xuân vĩnh hằng. Theo sử liệu, năm Quang Đạo triều Thanh, Trương ngũ đã làm giáo đầu võ sinh trong đoàn Việt kịch " hồng thuyền " ở Quảng Châu và sau này đã truyền võ công cho Lương Nhị Để, Hoàng Hoa Bảo, Đại Hoa Diện Cẩm, Lương Phúc Tôn...Thế hệ tiếp theo có Lương Tán, Quách Bảo Toàn, Phùng Tiểu Thanh...
Môn Vĩnh Xuân quyền được phát triển dựa trên việc rút tỉa các kỹ thuật chiến đấu hiệu quả nhất của Nam Thiếu Lâm, kết hợp với tinh hoa chiến đấu của giới tướng lĩnh quân sự nhà Minh, để vượt lên khỏi giới hạn là một môn võ thuật, trở thành một môn Khoa học Chiến đấu. Kỹ thuật Vĩnh Xuân nhấn mạnh vào tính đơn giản, hiệu quả, trực tiếp, tận dụng tối đa cấu trúc của cơ thể, các nguyên tắc về thư giãn và thăng bằng. Chiến thuật Vĩnh Xuân dựa trên sự nghiên cứu và vận dụng chặt chẽ các nguyên lý về y học, khí công, nội lực, tính hiệu quả về khoảng cách, nguyên lý vận động. Chiến lược Vĩnh Xuân nghiên cứu và vận dụng một cách khoa học về không gian, thời gian, ý, khí, lực, kình, kiểm soát và vận dụng không thời gian và công lực để mang lại hiệu quả tối đa trong chiến đấu với cố gắng tối thiểu. Vĩnh Xuân quyền động tác thuần phác, chiêu pháp thực dụng, biến hóa nhiều, bài quyền đơn giản, dụng sức linh hoạt có đàn tính, tính thực chiến mạnh. Hạt nhân trong thủ pháp là thính kình - bám dính không rời - đẩy xô, kéo vuốt. Thân pháp chú trọng né tránh, cúi ngửa ở bức độ nhỏ, giỏi về phát đoản kình, thường dụng mã bộ hẹp, hai chân đứng thành chữ nhất : kiềm dương mã bộ, song cung kiềm dương mã, kiều pháp ngắn, công thủ phối hợp. Cước pháp kín đáo, thường là móc, chọt, giẫm, sử dụng đồng thời cả đòn tay và đòn chân. 
Công phu căn bản có : khí công, mộc nhân trang
Khí giới có : Song phi hồ điệp đao, Lục điểm bán côn, Tề mi côn.
Đồng thời, những bậc cao thủ sáng tạo ra môn Vĩnh Xuân cũng tạo ra hai phương pháp huấn luyện độc lập. Phương pháp thứ nhất là Huấn luyện về khoa học, nguyên tắc, khái niệm cho các lãnh tụ, tướng lĩnh, là những người có trách nhiệm huấn luyện và đào tạo lực lượng. Phương pháp thứ hai là Huấn luyện kỹ thuật, thông qua việc học tập và rèn luyện kỹ thuật, tập đi tập lại liên tục, để đào tạo ra lực lượng chiến đấu thực dụng, hiệu quả, có thể tham gia chiến trận được ngay. Hai phương pháp huấn luyện này được sử dụng một cách nhất quán trong suốt quá trình huấn luyện lực lượng chiến đấu phản Thanh phục Minh qua nhiều thế hệ khác nhau của Hồng Hoa hội, trong môn phái Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân quyền. Trong các dòng Vĩnh Xuân hiện đại, tùy theo nguồn gốc xuất thân và sự cảm thụ riêng của từng người mà phương pháp huấn luyện trở thành khác nhau.
Một thể hiện về việc vận dụng hai phương pháp huấn luyện khác nhau có thể được ghi nhận vào thời kỳ sau này là phương pháp truyền dạy Vĩnh Xuân của Vĩnh Xuân quyền vương Lương Tán. Ông là đệ tử của hai cao thủ trong Hồng Thuyền hội quán là Hoàng Hoa Bảo và Lương Nhị Đệ. Sau này, khi ông dạy Vĩnh Xuân ở Phật Sơn cho những bậc thân hào, nhân sĩ, ông đã dùng phương pháp huấn luyện cơ bản Tiểu Niệm Đầu (Siu Nim Tau – Những ý tưởng nhỏ lúc ban đầu), là phương pháp dạy toàn bộ cả y lý, cấu trúc cơ thể, khoa học về không thời gian, động lực học, nguyên tắc âm dương, ngũ hành. Về sau, khi về hưu tại quê nhà ở làng Cổ Lao, ông lại dạy căn bản cho những học trò tại làng Cổ Lao theo phương pháp Tiểu Luyện Đầu (Siu Lil Tau – Những luyện tập nhỏ lúc ban đầu), chủ yếu nhấn mạnh vào việc lặp đi lặp lại cho đến mức thành thục một hệ thống chọn lọc các vận động về luyện nội lực, quyền cước cho đến khi có khả năng chiến đấu, và cách vận dụng kỹ thuật trực tiếp vào chiến đấu.
Sau khi truyền ra khỏi Vĩnh Xuân đường của Nam Thiếu Lâm, hai hệ thống Tiểu Niệm Đầu và Tiểu Luyện Đầu trở nên tam sao thất bản, nên mỗi dòng Vĩnh Xuân đào tạo một khác và có ý kiến khác nhau về phần nền móng căn bản của môn Vĩnh Xuân.

Đâu mới là hệ thống quyền thuật nguyên bản của Vĩnh Xuân?
Khi quân đội Mãn Thanh dưới triều vua Khang Hy hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm Bồ Điền, đốt ra tro Hồng Hoa đình, san bằng Vĩnh Xuân đường, những cao thủ Vĩnh Xuân thoát khỏi sự truy sát của triều đình đã đổi tên môn phái từ Vĩnh Xuân – Mùa xuân vĩnh hằng (Everlasting Spring) sang Vịnh Xuân – Ca ngợi mùa xuân (Praise Spring) và rút vào hoạt động bí mật, với ý định sau khi tiêu diệt nhà Thanh, dựng lại nhà Minh thì sẽ xây dựng lại chùa Nam Thiếu Lâm, khôi phục Vĩnh Xuân đường và lấy lại tên chính thống của môn phái. Dự định này đã không bao giờ thành hiện thực, vì nhà Minh không bao giờ được khôi phục. Từ đó, môn phái mang cả hai tên Vĩnh Xuân và Vịnh Xuân, tùy theo dòng họ, hệ phái.
Sau vụ Hỏa thiêu Nam Thiếu Lâm, môn phái Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân quyền được lưu truyền bí mật trong phạm vi Hồng Hoa hội, và được dạy ra bên ngoài cho một số lực lượng chiến đấu và quần chúng dưới tên gọi Vịnh Xuân quyền. Trương Ngũ, người sau này chạy thoát về vùng Phật Sơn, thành lập Hồng Hoa hội quán ở đây được coi là ông tổ đời thứ nhất của Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân quyền, đồng thời là ông tổ của nghệ thuật kinh kịch miền Nam Trung quốc. Thông tin về Trương Ngũ có thể được tìm thấy trong tài liệu lịch sử về Lịch sử kinh kịch Trung quốc và Nghệ thuật kinh kịch miền Nam Trung hoa. Về sau, Trương Ngũ do trốn chạy sự truy sát của triều đình Mãn Thanh, phải về thoái ẩn trong một gia đình thế phiệt họ Trần, và truyền dạy toàn bộ hệ thống Hồng Hoa nghĩa Vĩnh Xuân quyền cho gia đình này, cho đến một truyền nhân khá nổi tiếng trong giới lãnh tụ khởi nghĩa là Hồng Cân Bửu.
Một số cao thủ dưới sự đào tạo của Chí Thiện thiền sư trốn chạy khỏi vụ hỏa thiêu Nam Thiếu Lâm gia nhập vào các con thuyền kinh kịch ngược xuôi miền Nam Trung hoa. Tại đây, họ cũng truyền dạy hệ thống chiến đấu có tên gọi là Chí Thiện Vịnh Xuân quyền. Tuân theo lời thề giữ bí mật của Vĩnh Xuân đường, họ đã không truyền lại toàn bộ hệ thống Vĩnh Xuân.
Về sau, do hoạt động khởi nghĩa, Hồng Cân Bửu có sự tiếp xúc với Hồng Thuyền Hội quán, và tạo nên sự giao thoa một lần nữa giữa một hệ thống Vĩnh Xuân hoàn chỉnh của Vĩnh Xuân nguyên gốc và Chí Thiện Vịnh Xuân. Nhưng theo như những tài liệu gia truyền trong dòng Chí Thiện Vĩnh Xuân và Hồng Hoa nghĩa Vĩnh Xuân, bên ngoài sự bí mật của Hồng Hoa hội, không một dòng Vịnh Xuân nào được truyền toàn bộ hệ thống Vĩnh Xuân như một Khoa học Chiến đấu nguyên gốc từ Vĩnh Xuân đường.

Mãi sang tới thế kỷ hai mươi, truyền nhân đời thứ tám của Hồng Hoa nghĩa Vĩnh Xuân quyền là Chu Kính Hùng mới nghiên cứu, trao đổi và thảo luận với các cao thủ Vĩnh Xuân tại Phật Sơn, Trung quốc và nhiều miền khác, để công bố rộng rãi toàn bộ hệ thống Vĩnh Xuân. Tuy nhiên nhiều người dạy và luyện tập Vĩnh Xuân ít chú ý trao đổi thông tin, giao lưu, du lịch, tham khảo các môn phái và phả hệ … thì vẫn không để ý tới những thông tin này.
Sau khi chùa Nam Thiếu Lâm Bồ Điền bị hỏa thiêu, các cao thủ Vĩnh Xuân rút vào bí mật và môn phái được đổi tên thành Vịnh Xuân. Huyền thoại về Ngũ Mai lão ni và Nghiêm Vịnh Xuân được đặt ra để che giấu sự bí mật của nguồn gốc môn phái, và để có thể truyền dạy môn phái rộng rãi ra đại chúng. Chữ Nghiêm được đặt thêm vào trước tên Vịnh Xuân, chính là để nhắc nhở về lời thề giữ bí mật của Vĩnh Xuân đường.
Về sau, từ Hồng thuyền Hội quán và các cao thủ Vịnh Xuân khác, môn Vịnh Xuân bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong dân gian, và cho ra đời rất nhiều hệ phái Vịnh Xuân khác nhau. Sau thời kỳ Hồng thuyền Hội quán, tài liệu về phả hệ các dòng Vịnh Xuân phổ biến trong quần chúng có khá đầy đủ, và được ghi chép trong nhiều tài liệu lịch sử khác nhau.
Tuy nhiên, nguồn gốc ban đầu của môn Vĩnh Xuân – theo như nhiều người luyện Vịnh Xuân quyền – vẫn còn nằm trong màn sương khói. Tất nhiên là chỉ trừ đối với một số người chịu khó đọc tài liệu lịch sử tiếng Anh, tiếng Hán, giao lưu với nhiều dòng Vĩnh Xuân khác nhau trên thế giới và nói được tiếng Quảng Đông .


Nguồn: Châu Hồng Lĩnh

Thầy Ngô Sĩ Quý

Vĩnh Xuân quyền Hệ phái Ngô Sĩ Quý


Lược sử hình thành Vĩnh Xuân:
Vĩnh Xuân Quyền là môn võ xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 18 tại miền Nam Trung Quốc,tương truyền do một số võ tăng Thiếu Lâm và tướng lĩnh nhà Minh tham gia Hồng Hoa hội, một phong trào Phản Thanh Phục Minh, sáng tạo nên.
Sau khi chùa Thiếu Lâm Bồ Điền Phúc Kiến bị nhà Thanh hỏa thiêu, các thành viên HồngHoa hội mang theo Vĩnh Xuân Quyền lưu truyền trong đoàn Hồng thuyền - Việt kịch Quảng Đông. Dần dần từng bước, môn võ này được truyền thụ ra bên ngoài qua các nhân vật tiêu biểu như Lương Vũ Tế, Hoàng Hoa Bảo, Đại Ma Diện Cẩm; thế hệ tiếp theo có Lương Tán, Quách Bảo Toàn, Phùng Tiểu Thanh …
Vĩnh Xuân Quyền kế thừa hình thái của Ngoại gia Thiếu Lâm, kết hợp với nội dung của Nội Gia Trung Hoa trở thành môn võ nhấn mạnh tính đơn giản, hiệu quả, kiểm soát thăng bằng và thư giãn tích cực, phù hợp với nữ giới và những người không có lợi thế về thể hình, thể lực.
Về phương pháp, Vĩnh Xuân Quyền đào tạo môn sinh một cách có hệ thống, giúp họ đạt được sự giải phóng, sự tự do trong vận động thân thể, trong giao tiếp, trong tư tưởng cũng như trong quan hệ giữa con người với vũ trụ.


Vĩnh Xuân quyền tại Việt Nam:
Vĩnh Xuân Quyền bắt đầu được truyền dạy tại Hà Nội cho một số Hoa kiều và người Việt vào những năm 30 thế kỷ trước nhờ công của Tôn Sư Nguyễn Tế Vân (1877 – 1959).Ông là con thứ tư của một thương gia giàu có tại Phật Sơn, Trung Quốc, học Vĩnh Xuân từ các thầy Quách Bảo Toàn, Phùng Tiểu Thanh và được tôn vinh trong giới võ thuật Phật Sơn. Năm 1954, ông di cư vào Nam, tiếp tục thu nhận một số môn đồ cho tới khi mất vào năm 1959 tại Sài Gòn.
Các môn đồ của Tôn sư Nguyễn Tế Vân tại Việt Nam có thể kể đến là Cam Túc Cường,Ngô Phượng Tường, Đỗ Bá Vinh, Nguyễn Duy Hải, Trần Văn Từ, Ngô Sỹ Quý, Vũ Bá Quý, Trần Thúc Tiển, Trần Văn Phùng, Lê Bá Khả, Lục Vĩnh Khai,... Nhiều người trong số này sau đó trở thành những võ sư nổi tiếng, tiếp tục truyền bá và phát triển Vĩnh Xuân Quyền.

Hệ phái Ngô Sĩ Quý
Quyền sư Ngô Sỹ Quý (1922 – 1997) có cơ duyên đến với Vĩnh Xuân Quyền vào năm 1938 dưới sự dẫn dắt của Tôn sư Nguyễn Tế Vân và sư huynh Cam Túc Cường. Năm 1945, ông chia tay sư phụ để theo Trung đoàn Thủ Đô rời Hà Nội. Trong suốt những năm tiếp theo, dù hoạt động ở Chiến Khu, dạy học ở Quế Lâm hay trở về công tác tại Hà Nội sau 1954, ông không ngừng học hỏi và trau dồi bản thân. Năm 1968, sau một thời gian dài nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống, ông bắt đầu truyền dạy Vĩnh Xuân Quyền cho những học trò đầu tiên.
Với phương châm "Kết hợp thể dục hiện đại có chọn lọc với các hình thức vận động cổ truyền để xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện", Quyền sư Ngô Sỹ Quý đã cống hiến cả cuộc đời cho việc học tập, nghiên cứu và truyền bá Vĩnh Xuân Quyền.
Hệ Phái Ngô Sĩ Quý (còn được gọi là Ngô Gia Vĩnh Xuân Quyền) do ông khởi xướng đặc biệt coi trọng tính KHÔNG, nhấn mạnh rằng môn võ này không có hình thức hay khuôn mẫu đặt sẵn nào, “không tấn không mã, không chiêu không thức”, và coi Vĩnh Xuân Quyền “trên hết là công cụ để thấu hiểu bản thân.” 

Chương trình:
Hệ thống Vĩnh Xuân Quyền Hệ Phái Ngô Sĩ Quý có thể được tóm gọn trong 10 chữ: “Tam Tinh, Ngũ Hình, Lục Hợp, Thất Đáo, Bát Pháp”, và được thể hiện qua các nội dung tập cơ bản như:
·        Thủ đầu quyền
·        Khí công quyền
·        Ngũ hình sơ bộ
·        Long hình quyền
·        Xà hình quyền
·        Hổ hình quyền
·        Báo hình quyền
·        Hạc hình quyền
·        Hệ thống 108 ( mộc nhân)
·        Hệ thống đu đẩy
·        Hệ thống luyện tập linh giác

-st-

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Không Còn Mùa Thu


Đường ta đã qua, chìm khuất chân trời
Đường ta sẽ qua, nào ai biết tới
...

Nó đã xảy ra

Bạn khổ; thế rồi bạn tìm lí thuyết nào đó để giải thích nó là kiếp quá khứ karmas- nghiệp; bạn cố tìm chỗ trú ẩn ở đâu đó. 
Hay có thể Thượng đế đang đẩy bạn vào khổ để cho bạn có thể trưởng thành: đó là thách thức cho trưởng thành - an ủi đấy. 
Hay đó là bản chất của cuộc sống; bạn triết lí hoá, bạn nói 'Mọi người đều trong khổ và mình không thể là ngoại lệ. 
Phật nói rằng cả cuộc đời là bể khổ - nó là vậy. 
Người ta phải chấp nhận nó, người ta còn có thể làm được cái gì khác? Người ta phải chấp nhận nó thôi.' Thế thì đó là an ủi. 
Thế thì bạn đang cố gắng vất vả để tạo ra bộ đệm quanh bản thân bạn.
Chấp nhận là từ hiểu biết - nó không có giải thích. 
Khổ có đó. Bạn nhìn vào trong khổ và bạn không đem lí thuyết nào vào và bạn không đem giải thích nào vào; bạn đơn giản nhìn vào sự kiện của khổ và khi nhìn vào trong sự kiện của khổ, đột nhiên, bạn thấy có chấp nhận nảy sinh. 
Và nếu ai đó hỏi "Tại sao?' bạn sẽ không có khả năng trả lời bởi vì không có 'tại sao'. Bạn sẽ không có khả năng chỉ ra nguyên nhân. 
Bạn sẽ đơn giản nói 'Nó đã xảy ra.'

Osho
 Trích : Đạo-  Đường vô lộ

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Còn sao nữa


Trong rạp hát, tiếng một cô gái nói nhỏ nhưng gay gắt:
– Ông làm ơn bỏ tay ra khỏi đầu gối tôi !
– Vậy thì tôi phải để tay ở đâu bây giờ người đẹp ?
– Cao lên hơn chứ còn sao nữa !
-st-

Hà Nội

Quán ngập lá và mắt em đen thế
Rượu không say, chỉ đủ để buồn thôi !




HÀ NỘI
Hà Nội ơi, tôi đã cất giữ người cẩn thận 
Như dưới làn da kia dẫu đã héo nhàu, máu vẫn âm thầm chảy 
Hà Nội ơi, nguồn mộng mơ dày như cỏ mùa xuân 
Mỗi khi tôi thấy mình xơ xác 
Tôi lại về đánh cắp 
Dẫu một chút bóng đêm trên đường phố Khâm Thiên 
Dẫu một mảnh lá vàng còn ướt nước Hồ Gươm 
Tôi rung lên mỗi khi chạm bóng cửa ô 
Như được chạm vào vai gầy áo mẹ 
Tôi bé nhỏ và tôi vẫn thế 
Trái tim luôn xao động 
Như bên trong vẫn đầy ắp sóng Hồ Tây 

Vội vã trở về, vội vã ra đi 
Chẳng kịp nhận ra từng con phố 
Nhưng trong tôi vững bền đến thế 
Những chiếc lá nhìn tôi vẫn mắt tuổi học trò 
Những vòm cổ nghiêng xuống tôi hơi ấm 
Thầm thì lời của rêu phong 
Sâu đến nỗi bàng hoàng lạc tới ngàn năm 

Những chiều thu hăm hở tôi đi 
Hồn đánh võng với hơi giăng thấp thoáng 
Từ gốc cây già đến mặt hồ sương 
Từ ngàn xưa đến tận hôm nay 
Quán ngập lá và mắt em đen thế 
Rượu không say, chỉ đủ để buồn thôi! 

Tôi vẫn về Hà Nội của tôi 
Sau những ngày dài khô khốc 
Để thẫn thờ uống từng vết nắng mưa 
Chạy mệt nhoài trên những quảng trường sạm gió 
Mỗi lần ra đi 
Nặng nề như có chửa 
Và vội vàng của một kẻ tham lam 
Vì bất cứ vòm cây nào trên những đại lộ 
Cũng có thể đòi tôi trả lại màu xanh!

Thanh Tùng

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Nguyên tắc 90/10

“10% của cuộc sống được hình thành bởi những việc xảy ra đối với bạn và 90% của cuộc sống được quyết định bởi thái độ, phản ứng của bạn đối với những sự việc xảy ra với mình”.
- Festinger -



NGUYÊN TẮC 90/10 
Điều này sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn 
(hoặc ít nhất, cách thức bạn phản ứng lại với các tình huống)

Nguyên tắc này là gì?
10% cuộc sống được hình thành do điều đang xảy ra cho bạn 
90% cuộc sống được quyết định bởi cách thức bạn phản ứng ra sao.
Hay nói một cách khác, 10% những sự việc xảy ra trong đời là bạn không thể thay đổi được nhưng 90% còn lại là phụ thuộc ở bạn.
Điều này có ý nghĩa gì ?
Thật ra chúng ta không kiểm soát được quá 10% điều đang xảy đến cho chúng ta. Chúng ta không thể cho dừng chiếc xe đang bị hỏng máy.
Máy bay đến trễ làm rối lịch trình của chúng ta.
Một tài xế có thể chạy đâm ngang trước đầu xe chúng ta.
Chúng ta không thể kiểm soát trên 10% điều này.90% còn lại thì khác hẵn.
Bạn quyết định 90% còn lại đó.
Bằng cách nào !..Bằng phản ứng của bạn, bạn không thể kiểm soát đèn đỏ. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát phản ứng của bạn khi phải chờ đèn đỏ.
Bạn không thể ngăn ngừa người khác lừa dối bạn. Nhưng
bạn có thể kiểm soát cách mà bạn phản ứng với sự dối lừa.

Chúng ta hãy lấy một thí dụ…
Một buổi sáng, sau khi tỉnh dậy, Festinger đi rửa mặt và tiện tay tháo chiếc đồng hồ đắt tiền của mình để bên cạnh bồn rửa mặt. Vợ anh sợ đồng hồ bị nước làm ướt nên đem nó đặt lên bàn ăn. Con trai họ đến bàn ăn lấy bánh mỳ, không may làm chiếc đồng hồ rơi xuống đất và hỏng mất.
Festinger rất thích chiếc đồng hồ đó, anh không kiểm soát được cảm xúc nên đã mắng con một trận ầm ĩ rồi hằm hằm mặt quay qua mắng cả vợ. Vợ anh nói rằng vì sợ nước làm ướt đồng hồ nên mới làm vậy. Festinger gân cổ gào lên nói đó là chiếc đồng hồ không thấm nước.
Thế là 2 người cãi nhau kịch liệt. Vì tức giận nên Festinger cũng không thèm ăn bữa sáng, lái xe trực tiếp tới công ty, khi sắp tới công ty thì chợt nhớ ra mình quên cặp, vì vậy vội vàng trở về nhà. Nhưng trong nhà chẳng có ai, vợ thì đi làm, con thì đi học, chìa khóa của Festinger lại để ở trong cặp thành ra không vào được nhà nên chỉ còn cách gọi điện thoại cho vợ.
Cô vợ vì vội vã về nhà nên đã đâm phải sạp hoa quả bên đường. Chủ sạp không cho cô đi, bắt cô phải bồi thường. Cô buộc phải bỏ ra một khoản tiền mới được đi.
Lấy được giấy tờ, Festinger đến công ty trễ giờ, bị cấp trên phê bình một trận gay gắt. Khỏi phải nói tâm trạng anh tệ cỡ nào. Trước khi tan giờ làm, vì một việc nhỏ mà anh lại cãi nhau với đồng nghiệp một trận nữa.
Vợ Festinger vì hôm đó phải về đưa chìa khóa cho chồng mà mất giải thưởng chuyên cần cả tháng, trong khi con trai anh hôm đó tham gia giải bóng chày, cậu bé vốn hy vọng sẽ giành giải quán quân, không ngờ vì tâm trạng không tốt nên đã bị loại ngay từ vòng một.
Tại sao Festinger đã có một ngày tồi tệ như thế?
A. Có phải do vợ gây nên ?
B. Có phải do con trai gây nên?
C. Có phải do cấp trên gây nên?
D. Có phải do chính anh ta gây nên?
Câu trả lời ở đây chính là D 
 Festinger không thể kiểm soát điều đã xảy ra với chiếc đồng hồ. Và cái cách mà anh đã phản ứng sau đó chính là nguyên nhân cho một ngày tồi tệ của cả gia đình anh ta.
Trong câu chuyện được lấy làm ví dụ này, chiếc đồng hồ bị vỡ là 10% không thể kiểm soát được trong cuộc sống và tất cả những chuyện xảy ra sau đó thuộc về 90% những việc nằm trong sự điều khiển của chúng ta.
Người ta không thể kiểm soát 10% lúc đầu, nhưng hoàn toàn có thể dựa vào tâm thái và hành vi của mình để quyết định 90% còn lại. 
Hãy thử nghĩ xem, nếu như sau khi 10% kia xảy ra, Festinger phản ứng khác so với những gì anh đã làm, ví dụ anh sẽ an ủi con trai:
“Đừng quá lo lắng, con trai, đồng hồ vỡ rồi cũng không sao, bố mang đi sửa là được”, có lẽ con trai anh sẽ vui vẻ, vợ anh cũng vui, bản thân anh cũng không bị rơi vào trạng thái giận dữ ngay đầu giờ sáng...và những việc tồi tệ sau đó sẽ không liên tiếp xảy ra : anh sẽ không quên chiếc cặp, không trễ giờ làm, không bị phê bình.... vợ anh cũng không tuột mất giải thưởng, không mất tiền bồi thường... và con trai họ có thể đã dành được thứ hạng cao ở môn bóng chày...
Lưu ý sự khác nhau giữa hai kịch bản trên đây :
- Cả hai bắt đầu giống nhau.
- Cả hai kết thúc khác nhau.
Tại sao như thế?
Có thể thấy, bạn không thể kiểm soát được 10% những gì xảy ra ở trước nhưng hoàn toàn có thể dùng thái độ và hành vi của mình quyết định 90% sự việc phía sau.
Sau đây là một vài cách để áp dụng nguyên tắc 90/10.
Nếu một ai đó nói điều không hay về bạn, đừng biến mình thành miếng bọt biển hút nước.
Hãy để cho cuộc tấn công trôi đi như nước trên tấm kính.
Bạn không nên để cho những lời bình phẩm tiêu cực tác động đến bạn.
Hãy phản ứng một cách thích hợp và điều đó sẽ không làm hỏng ngày làm việc của bạn.
Một phản ứng sai lầm có thể dẫn đến việc làm mất một người bạn, 
Giận dữ hoặc căng thẳng chỉ làm cho sự việc tồi tệ hơn 
Bạn phản ứng thế nào nếu ai đó chạy cắt ngang qua trước xe bạn?
Bạn có mất bình tĩnh không? Hãy đập mạnh vào tay lái ( một người bạn của tôi đã làm tay lái bị hỏng như thế)
Bạn có chửi rủa không? Áp huyết của bạn có tăng vùn vụt không?
...
Hãy nhớ đến nguyên tắc 90/10 
Bạn được báo cho biết bạn mất việc, tại sao bạn mất ngủ và tức tối? Điều đó đã xẩy ra rồi -  Hãy dùng năng lượng và thời gian lo lắng, oán hận để đi tìm một công việc mới hay hơn. Máy bay đến trễ - Nó làm hỏng kế hoạch trong ngày của bạn.Tại sao bạn ném sự thất vọng của bạn lên nhân viên phục vụ chuyến bay? Cô ta đâu kiểm soát được điều gì đang xẩy ra - Hãy dùng thời gian để làm quen với hành khách bên cạnh bạn.
Tại sao căng thẳng? - Điều đó sẽ làm cho tình hình trở nên tồi tệ thêm.

Bây giờ bạn biết nguyên tắc 90/10
Hãy áp dụng nó rồi bạn sẽ kinh ngạc với những kết quả.Bạn sẽ không đánh mất gì nếu bạn thử áp dụng nó.
Nguyên tắc 90/10 thật khó tin. Rất ít người biết và áp dụng nguyên tắc này.
Kết quả?
Bạn sẽ thấy điều khác biệt nhờ chính bản thân bạn.
Rất nhiều người đã tự biến cuộc sống của họ và người thân thành tồi tệ một cách không đáng chính từ những phản ứng tiêu cực như vậy. Bạn cần hiểu và áp dụng nguyên tắc 90/10 - Nó sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn.
……Hãy đón nhận nó….
Nó cho chúng ta thấy một quy luật thú vị của cuộc sống đó là : Tất cả những gì chúng ta làm, cho, nói hoặc suy nghĩ... giống như một boomerang. Nó sẽ quay trở  lại với chúng ta. Nếu chúng ta muốn nhận, chúng ta cần học cách cho trước đã…Có thể chúng ta sẽ kết thúc với hai bàn tay trắng, nhưng trái tim chúng ta sẽ tràn đầy tình yêu…
Và những ai yêu cuộc sống đều có được cái cảm giác sâu đậm đó trong tâm hồn họ….
Stephen Covey
Stephen Richards Covey  là một nhà giáo dục, nhà vănnhà kinh doanh và diễn giả của Mỹ, ông được biết đến với cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen của người thành đạt (The Seven Habits of Highly Effective People) cuốn sách gối đầu giường của các nhà lãnh đạo cũng như các tỉ phú thế giới. S.R. Covey từng ở trong danh sách một trong 25 người Mỹ có ảnh hưởng nhất vào năm 1996 do tạp chí Time bầu chọn. Ông luôn nhấn mạnh sự chân thật, chính trực, tin cậy, nhân ái, tinh thần cống hiến và sự tôn trọng là những giá trị cốt lõi làm nên người thành đạt.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Vợ, người tình và tri kỷ hồng nhan


VỢ, NGƯỜI TÌNH VÀ TRI KỶ HỒNG NHAN

Thế nào là vợ? Vợ là người con gái mà bạn tình nguyện giao cả gia tài cho cô ấy cất giữ.
 Thế nào là người tình? Người tình là người con gái mà bạn hẹn hò vụng trộm với cô ấy và sợ vợ phát hiện.
Thế nào là hồng nhan tri kỷ? Hồng nhan tri kỷ là người con gái mà bạn có thể nói với cô ấy tất cả mọi bí mật kể cả điều mà bạn không thể nói được với vợ hay người tình.
Vợ là một sự ràng buộc, ràng buộc bạn không thể tùy tiện cặp bồ với một người con gái khác; người tình là một sự bù đắp, bù đắp cho bạn những tình cảm mãnh liệt mà ở người vợ còn thiếu hoặc bạn không tìm được ở người vợ, hồng nhan tri kỷ là sự chỉ rõ, chỉ rõ sự mê say trong trái tim bạn.
Vợ sống cùng bạn từng ngày,người tình tiêu tiền cùng bạn, hồng nhan tri kỷ nói chuyện cùng bạn. Vợ không thể thay thế người tình, vì vợ không điều khiển được tình cảm như người tình; người tình không thể thay thế vợ, vì người tình không có được tình thân như vợ; vợ và người tình đều không thay thế được hồng nhan tri kỷ, vì đó nhu cầu của tâm linh.
Vợ là người con gái không hề có chút quan hệ máu mủ nào với bạn nhưng lại bồn chồn mong nhớ mỗi khi màn đêm đã xuống mà bạn chưa về nhà; người tình là người con gái không hề có chút quan hệ gia đình với bạn nhưng lại làm cho bạn thỏa mãn mùi vị ái tình của đấng nam giới; hồng nhan tri kỷ là người con gái chẳng có quan hệ gì với bạn cả nhưng lại có thể chia sẻ với bạn những vui buồn phiền muộn.
Vợ là một ngôi nhà, là một bến cảng mang cho trái tim nông nổi của bạn sự vỗ về an ủi; người tình là gánh nặng của ngôi nhà, chẳng qua chưa đến nỗi vạn bất đắc kỷ, bạn không muốn vứt bỏ,hồng nhan tri kỷ là vật tô điểm cho ngôi nhà,không có cô ấy bạn không thấy cô đơn, nhưng bạn sẽ cảm thấy cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì.
Sự quan tâm của người vợ như một ly nước lọc, có lúc trở thành sự lảm nhảm,chỉ khi bị ốm mới trở thành sự ôn hòa, sự quan tâm của người tình như cốc nước lọc đó bỏ thêm chút đường,dần dần qua một đêm rồi mà vẫn chưa thỏa mãn, sự quan tâm của hồng nhan tri kỷ giống như cốc cafe khi bạn đang làm việc lúc nửa đêm, càng uống càng tỉnh.
Khi vợ có bầu thì sẽ hỏi bạn muốn có con gái hay con trai một cách rất tình cảm; khi người tình có bầu với bạn thì sẽ khóc và hỏi bạn phải làm sao bây giờ? đối với hồng nhan tri kỷ, bạn sẽ kể cho cô ấy nghe chuyên người tình của bạn có bầu và sẽ hỏi cô ấy bạn nên làm thế nào.
Khi vợ về nhà mẹ đẻ một tuần không quay lại bạn cũng không thấy nhớ; khi người tình mới 3 ngày không gặp bạn liền gọi điện cho cô ấy: Em đi đâu đó? Tối nay chúng mình đến nơi cũ uống cafe được không? Khi trong lòng cảm thấy buồn khổ, bạn chỉ muốn tìm hồng nhan tri kỷ để trò chuyện, nói với cô ấy chuyện vận mệnh của bạn giữa vợ và người tình, thực tế không thể chịu đựng được nữa.


Cái mà làm đàn ông không chịu nổi đó là sự lảm nhảm của người vợ, nước mắt của người tình và sự hiểu lầm của hồng nhan tri kỷ. Sự lảm nhảm của người vợ làm đàn ông thấy đã rối cả lòng lại càng thêm rối hơn, nước mắt của người tình làm cho trái tim của đàn ông mềm yếu hơn, sự hiểu lầm của hồng nhan tri kỷ làm cho đàn ông thấy bị tổn thương, hụt hẫng.
Người vợ tốt nhất là người mà đàn ông có thể tìm thấy ở cô ấy người tình và hồng nhan tri kỷ, chỉ là cảm giác thôi mà đàn ông khó có thể tìm thấy. Người tình tốt nhất là người mà khi mối quan hệ của bạn và cô ấy bị vợ bạn phát hiện, cô ấy sẽ chủ động rút lui mà không có một yêu cầu gì hết, nhưng khó mà tìm được điểm này của người tình. Hồng nhan tri kỷ tốt nhất là người đến một ngày nào đó sẽ trở thành người tình, thậm chí thành vợ của bạn, chỉ là cái suy nghĩ này chẳng có chút hiện thực gì cả.
Nếu như có thể, đàn ông rất muốn biến hồng nhan tri kỷ thành người tình, nếu có thể nữa thì sẽ muốn cô ấy thành người vợ. Nhưng nếu hồng nhan tri kỷ trở thành vợ rồi thì sẽ không còn là tri kỷ nữa, bởi vì rất ít đàn ông muốn biến vợ thành tri kỷ. Trái tim đàn ông có rất nhiều bí mật không thể tuỳ tiện nói cho vợ nghe, không thế thì làm sao gọi là đàn ông nữa.

Lấy vợ là vì sợ người khác nói ra nói vào, tìm một người tình là vì muốn thêm chút gia vị vào để điều chỉnh cái cuộc sống tẻ nhạt, muốn có hồng nhan tri kỷ vì muốn tưới cho tâm hồn trống rỗng của họ một chút canh.

Thuỵ Vi