Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Sau vụ nước bẩn ... nước sạch sẽ tăng


SAU VỤ NƯỚC BẨN... NƯỚC SẠCH SẼ TĂNG
Tin vui lại đến với Cty nước sạch Sông Đà  (Viwasupco)... cùng các bạn Sông Đuống ..Sông Tô gì gì đó... khi lãnh đạo Hà Thành quyết định sẽ tăng giá nước vào một ngày đẹp trời để góp phần giảm thiểu thiệt hại và bù đắp chi phí đầu tư cho các đơn vị này.
Công ty Sông Đà mới công bố Báo cáo tài chính quý 3/2019 với lợi nhuận sau thuế hơn 72,4 tỉ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, Viwasupco có lợi nhuận sau thuế đạt 199 tỉ đồng, tăng 30% ... lợi nhuận chưa phân phối là 283,7 tỉ đồng và vốn điều lệ 750 tỉ đồng.
Sông Đà, Sông Đuống... đều là các doanh nghiệp tư nhân do các ông chủ , bà chủ bỏ tiền túi ra để kinh doanh Lời ăn - lỗ chịu. Khi họ Lời, họ sẽ thành những người giầu thứ ...en nờ.. trên sàn chứng khoán, lọt vào danh sách Fober, thành những nhà hảo tâm từ thiện đình đám, thành những con dân ưu tú, những tấm gương tiêu biểu của Tổ Quốc. Họ sở hữu siêu xe, siêu nhà... siêu mẫu... họ xây Chùa, dựng tượng... mua đội bóng, ...mua đủ thứ. Nhưng khi họ gặp khó, khi họ Lỗ thì sẽ có ngân sách Quốc gia hỗ trợ cho họ giống như một số ngân hàng ngoài quốc doanh cách đây 8,9 năm. Hoặc đơn giản hơn là chính quyền sẽ cho họ được tăng các loại giá, tăng các loại phí .... Tại sao lại có chuyện lạ như vậy ?  Họ cũng là thảo dân, bà con ta cũng là thảo dân. Lúc Họ sướng, bà con ta chả được sơ múi gì - Khi họ có thể ... khổ, bà con ta được sơ múi liền. Cứ tưởng tiến bước theo CNXH thì các thảo dân chỉ việc " làm theo năng lực "  rồi cứ việc  " hưởng theo nhu cầu " cơ mà.  Giờ mới vỡ òa ra cái khái niệm " dân làm chủ " là như thế nào : nghĩa là có những ông dân làm chủ và những ông dân phải ... lãnh đủ.
Ối ! cụ Mác ơi là cụ Mác ơi !

30.10.2019
Van Ngan

https://www.tienphong.vn/nhip-song-thu-do/ha-noi-se-tang-gia-nuoc-de-go-kho-cho-doanh-nghiep-1480371.tpo



Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Đã học từ mẫu giáo



ĐÃ HỌC TỪ MẪU GIÁO
” All I Really Need to Know I Learned in Kindergarten "

Những gì tôi thật sự cần biết tôi đã học trong trường mẫu giáo 
“ Tôi tin rằng mình đã biết hết tất cả những điều cần thiết để sống một cuộc đời có ý nghĩa – thật ra nó cũng không có gì là phức tạp lắm. Tôi biết chắc vậy. Mà tôi cũng đã biết nó từ lâu lắm rồi. Sống theo nó, thì lại là một chuyện khác. Và những điều ấy của tôi là như sau:
    Tất cả những gì mà tôi thật sự cần biết về cách sống, cách xử sự, hiện hữu trong cuộc đời, tôi đã được học hết trong lớp mẫu giáo. Ta không thể tìm thấy tuệ giác của cuộc đời trên đỉnh cao của các trường đại học, mà là ở những đụn cát nơi các vườn trẻ. Và đây là những điều mà tôi đã học được từ nơi ấy:
    Chia sẻ với nhau.
    Chơi cho công bằng.
    Đừng đánh người khác.
    Lấy ở nơi nào thì trả lại ở nơi ấy.
    Dọn dẹp những gì mình đã bày bừa ra.
    Không lấy những gì không phải của mình.
    Khi làm cho ai đau, nói xin lỗi.
    Rửa tay trước khi ăn.
    Dội cầu.
    Bánh quy và sữa tốt cho mình.
    Sống một cuộc sống quân bình – học một chút và suy tư một chút và vẽ một chút, tô màu một chút, múa hát một chút, chơi một chút, làm việc một chút – mỗi ngày.
    Ngủ một giấc ngắn mỗi xế trưa.
    Khi bước vào đời, cẩn trọng ngó chừng xe cộ, nắm tay nhau và đứng chung lại với nhau.
    Thấy ra những điều kỳ diệu. Nhớ hạt giống trong chiếc ly nhỏ ta gieo trồng: rễ nó đâm xuống và cây mọc lên, không ai biết do cách nào hay vì sao, nhưng tất cả chúng ta cũng giống y như vậy.
    Những con cá vàng nhỏ, chú chuột con trắng, và ngay cả hạt giống ta trồng trong chiếc ly – rồi sẽ chết. Và ta cũng vậy.
    Nhớ những quyển sách hình đầu tiên mà chúng ta tập đọc, và chữ đầu tiên mà ta học – chữ quan trọng nhất hết tất cả - THẤY "
Robert Fulghum -
Bài viết ngắn này của ông Robert Fulghum đã được một Nghị sĩ Hoa kỳ mang ra đọc trước Thượng Nghị viện, với mục đích để nó được ghi lại và lưu mãi vào trong Hồ sơ Quốc hội Hoa kỳ (Congressional Record). Ông nói, nếu như người ta biết hành xử theo những điều ấy, thì biết bao nhiêu những vấn đề khó khăn của quốc gia và trên thế giới, đều sẽ được giải quyết. Chúng ta đều đã học được chúng từ ở lớp mẫu giáo, tuy rất đơn giản, nhưng chúng cũng bao gồm hết những tuệ giác về cuộc sống.
Cuộc đời này cũng thế, những gì càng đơn giản thì lại càng sâu sắc, và có lẽ vì vậy mà người ta cũng khó làm theo được...  
Và tất cả những gì mà bạn cần biết đều nằm đâu đó trong những điều kể trên ấy. Từ luật hoàng kim và tình thương và vệ sinh hằng ngày. Cho đến sinh thái học và chính trị học và sự bình đẳng, hay cách sống lành mạnh, tất cả đều gồm hết ở trong đó.
    Chỉ cần lấy ra một điều trong ấy, rồi cộng thêm vào mớ từ ngữ phức tạp của thế giới người lớn, rồi đem áp dụng vào đời sống gia đình, hay ở công sở, hay trong quốc gia, hoặc thế giới của mình, và nó cũng vẫn là rất rõ ràng, chân thật và chính xác.
Thử nghĩ xem, cuộc sống này sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu nếu như tất cả chúng ta – trên toàn thế giới – được ăn bánh quy ngon với sữa vào khoảng ba giờ chiều mỗi ngày, rồi ôm chiếc mền quen thuộc của mình và đánh một giấc ngủ ngắn. Hoặc là quốc gia nào cũng có một chính sách là lấy gì ở nơi đâu thì trả lại cho nơi đó và dọn dẹp hết những gì mình đã bày bừa ra.
    Và điều này sẽ mãi mãi vẫn là rất thật, cho dù ta có lớn bao nhiêu tuổi – khi bước chân vào cuộc đời, bao giờ cũng nên nắm tay nhau và đứng chung lại với nhau.”
    Có lẽ chỉ cần làm được bấy nhiêu thôi, thì cuộc đời và thế giới này cũng sẽ có an vui và hòa bình hơn bạn hả...

Nguyễn Duy Nhiên

Phận người rơm & canh bạc cuộc đời



NGƯỜI RƠM” Ở ANH & NHỮNG CÂU CHUYỆN BUỒN TỪ CALAIS
Mấy hôm nay, mọi người xôn xao về thông tin 39 người trung quốc bị chết ngạt trong một chiếc container ở Anh. Lòng mình trĩu nặng, đã định im lặng tiếc thương cho họ, những con người vắn số, và vẫn thầm nguyện cầu điều tồi tệ mình đang nghĩ sẽ không là sự thật: có ai trong số đó là người Việt- đồng bào của mình, là con của một bà mẹ nghèo ở một miền quê nào đó....Là một người lăn lộn với cuộc sống ở Anh đủ lâu, với những điều mắt thấy tai nghe, với những năm tháng làm phiên dịch cho cảnh sát và Bộ Nội vụ (Home Office) Anh, mình rất biết họ là ai, họ đến từ đâu và cuộc hành trình của họ sẽ đi về đâu - những “người rơm” kém may mắn. Và mình quyết định kể ra những gì mình biết, hi vọng sẽ không có thêm nỗi đau nào tương tự sẽ diễn ra nữa...
“Người rơm” là một từ cay đắng! Nó chất chứa cả máu - nước mắt và vô vàn những gian khó, tủi nhục không dễ nói thành lời, mà cộng đồng người Việt Nam ở Anh dùng để nhắc tới những người nhập cư bất hợp pháp. Vì sao lại là “rơm”? Vì một khi bước vào con đường này, bạn hãy chấp nhận sinh mệnh của mình sẽ chỉ còn như rơm - như rạ, những thứ vô giá trị. Những cuốn hộ chiếu Việt Nam bị vứt bỏ hoặc đốt đi ngay khi “đường dây” đưa họ tới một nước Châu Âu nào đó qua con đường du lịch; nhằm chối bỏ quốc tịch, chính thức bước vào giai đoạn “sống không ai biết - chết không ai hay”. Bởi lẽ Liên minh Châu Âu (EU) có điều luật về tị nạn, nếu bạn bị phát hiện nhập cư trái phép và bị từ chối tị nạn, sẽ bị trục xuất về đất nước trước đó bạn đã đi qua. Nếu là người không quốc tịch (không còn hộ chiếu), sự việc bại lộ, họ sẽ bị trục xuất về Pháp, về Đức, về Bỉ.....hay một nước Châu Âu nào đó, chứ không phải là Việt Nam; và như thế có nghĩa là còn cơ hội....trốn tiếp. Đó là lý do, khi mở chiếc container tử thần kia ra, cảnh sát Anh sẽ dựa vào tóc đen da vàng mà tạm thời nhận định các nạn nhân là người trung quốc chứ chắc chắn họ sẽ không có một dấu hiệu nào, một mẩu giấy tờ nào dính dáng đến nơi mà họ thực sự xuất phát. 
Và hầu hết các con đường sẽ đều dẫn họ đến những bãi xe hàng ở thành phố cảng Calais (Pháp) - đầu bên này của đường hầm xuyên qua eo biển Manche, nối liền Anh với đại lục Châu Âu. Từ đây, đoạn cam go nhất của cuộc hành trình sinh tử bắt đầu. Người “tị nạn” người nhập cư từ khắp nơi chứ không riêng Việt Nam tập kết ở đây, sống lay lắt, tạm bợ trong những lều lán trong rừng để chờ cơ hội vượt biên vào Anh. Các tổ chức nhân đạo của Pháp ra sức trợ giúp cho cộng đồng tị nạn bằng tất cả những gì họ có: chăn gối, quần áo cũ, thực phẩm....nhưng Khổ thì vẫn là Khổ. Cảnh sát Pháp cũng chẳng buồn bận tâm hay bắt bớ những người này vì họ thừa hiểu, đã có mặt ở đây thì đích đến chỉ có thể là Anh. Cướp bóc lẫn nhau, cưỡng bức, thậm chí những vụ giết người thầm lặng....trong một cộng đồng hỗn tạp, vô chính phủ và không ai bảo vệ là chuyện không quá khó hiểu.
Và khi màn đêm buông xuống, từng tốp người lẻn vào các bãi xe hàng tìm các chuyến xe sẽ sang Anh, rạch bạt chui vào nằm im lẫn giữa hàng hoá; hoặc cắt kẹp chì chui vào những container. Nếu là đường dây VIP, tài xế biết sự có mặt của bạn trên xe của họ, còn đường dây thường, thì thường là lên lén lút. May mắn vượt qua trạm kiểm soát biên giới, sang đến đất Anh, tài xế VIP sẽ dừng ở một cây xăng hay một trạm nghỉ chân để cho những vị khách quá giang xuống. Còn nếu không qua rào cản máy tầm nhiệt hoặc bị chó nghiệp vụ ngửi thấy, thì......đi về, hôm sau ra nhảy xe tiếp, cho đến khi thành công thì thôi. Có những người vạ vật ngày ngủ đêm đi nhảy xe cả năm chưa qua được biên giới.
Container đông lạnh là lựa chọn được ưa thích vì có khả năng cao thoát được máy quét tầm nhiệt nếu như thuộc đường dây VIP. Và 39 người xấu số kia đã không thể đặt chân xuống “xứ sở thiên đường” vì chiếc xe đã vào thẳng một khu công nghiệp, vượt quá thời gian họ có thể chịu đựng.
Và nếu có đủ may mắn để sống sót và lành lặn đặt chân xuống đất Anh, con đường chờ đợi họ cũng sẽ không phải là đã hết chông gai. Để tự nguyện trở thành “một nạn nhân của đường dây buôn người” - như cách gọi của truyền thông, họ thường phải bỏ ra cả tỷ đồng tiền lộ phí. Là những cuốn sổ đỏ cắm vào ngân hàng, là những món nợ vay lãi cao.....họ chỉ có một lựa chọn: kiếm tiền bằng mọi giá, mọi cách để trả nợ và nuôi tiếp ước mơ đổi đời và hi vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn như lời anh A chị B gì đó là láng giềng, là họ hàng đã đi trước và “chia sẻ kinh nghiệm”. 
Những nhà hàng, những tiệm nail.....cũng không hẳn là rộng cửa chờ họ, vì án phạt của việc sử dụng người lao động bất hợp pháp rất nặng, con đường càng hẹp lại dẫn đến những ngôi nhà tuyết không bám nổi trên nóc: những trại trồng cỏ (cần sa) bất hợp pháp - nơi mà rất nhiều, rất nhiều người ở quê nhà nghĩ rằng sẽ dễ dàng kiếm được số tiền lớn để “hoàn vốn” và đổi đời. Và thỉnh thoảng, lại có những lời kêu gọi trong cộng đồng để quyên góp tiền để đưa ai đó về nước vì “tai nạn lao động” - những vụ tai nạn chết người do điện hay sự cố trong những ngôi nhà bí ẩn. Nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn không thể trở về quê hương, dù là trong những chiếc hòm sắt, nhưng là “rơm” - nên họ, những người nằm lại nơi đất khách, cũng không nằm trong bất kỳ một cuộc thống kê chính thức nào. Nếu họ may mắn vượt qua được những tháng ngày tăm tối đó, những chiếc container sẽ lại tiếp tục vào Anh, chở theo con họ, cháu họ, anh em họ, và cả những người láng giềng ngưỡng mộ những cái nhà to lớn họ gửi tiền về xây ở quê.
Không oán trách, không phán xét, sâu thẳm trong tim mình chỉ thấy một nỗi buồn sâu sắc trước số phận của những “người rơm” - những người đồng bào không được thừa nhận, những người Việt Nam máu đỏ da vàng bị mắc kẹt giữa hai thế giới: thế giới của những khoản nợ xen lẫn những hi vọng đổi đời - những chờ mong khắc khoải của gia đình từ những miền quê nghèo khó; và thế giới của những hiểm nguy, gian khó nơi xứ người mà phần lớn họ nuốt nước mắt vào trong mà giấu riêng cho mình. Đính kèm những lệnh chuyển tiền, họ đều chọn gửi về quê nhà qua Facetime, Messenger nụ cười và những tấm hình lung linh nơi đất khách; và giữ lại vẹn nguyên những dòng nước mắt đắng cay.
Ai cũng có một đời để sống, có quyền được chọn cách sẽ sống thế nào, sống ở đâu....nhưng cũng đâu phải ai cũng may mắn có khả năng để đi du học, hay đi sang xứ người bằng cánh cửa rộng để theo đuổi ước mơ thay đổi cuộc đời. Chúng ta hãy ngưng phán xét, ngưng trách móc, ngưng nói đến những điều lớn lao, những nguyên nhân vĩ mô, ngưng dạy bảo những người đã khuất sao không làm thế này thế kia.....hãy dành một chút im lặng để cảm thông với những gia đình đang ở tận đáy của sự đau thương. 
Dù là người Việt Nam - người trung quốc hay người gì chăng nữa, thì cũng là đồng loại của chúng ta, và họ được quyền yên nghỉ sau quá nhiều những đau đớn - hoảng loạn lúc cuối đời. 
Mong cho họ được bình yên, ở một thế giới khác, họ sẽ không phải từ bỏ quê hương để mưu sinh, không phải liều mình trên những chuyến xe sinh tử, không phải lạnh lẽo ra đi giữa những kiện hàng, mong cho họ được làm NGƯỜI cho đúng nghĩa, và không bao giờ có thêm ai nữa phải liều mình làm “người rơm”.
Nỗi đau này của họ hay của tất cả chúng ta, một dân tộc đã hết chiến tranh nhưng vẫn còn quá nhiều nỗi đau để khóc? Thương lắm, Việt Nam ơi...

Hoàng Huy

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Tại Em đánh máy

Lại vẫn là em đánh máy ... chắc phải tuyển chuyên gia ngoại về phụ trách mảng gõ chữ này thôi à

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Nước sạch đã về Bản

Nước sạch đã về Bản ... công nghệ Giéc Ma Ni ... có tí ti Chai Nỉ


CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÃ VẬN HÀNH
Theo đó, ngày 30/8/2019, Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng đã có công văn số 447/GĐ-GĐ3 gửi UBND TP.Hà Nội về việc khánh thành công trình nhà máy nước mặt sông Đuống giai đoạn 1.
Công văn nêu rõ: Công trình nhà máy nước mặt sông Đuống - giai đoạn 1 đã được Cục giám định tổ chức kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra tại văn bản số 832/GĐ-GĐ3, 833/GĐ-GĐ3 ngày 24/7/2018, văn bản số 1510/GĐ-GĐ3 ngày 21/12/2018 và văn bản số 624/GĐ-GĐ3 ngày 18/6/2019. Cho đến nay, chủ đầu tư đã cung cấp các hồ sơ, tài liệu bổ sung.
Tuy nhiên còn một số tồn tại như: Chưa cung cấp thiết kế ống qua đường, đường cao tốc (phải được 
đặt trong lồng theo quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD, tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006); chưa làm rõ căn cứ thực hiện và kết quả thí nghiệm bổ sung thí nghiệm vật liệu ống, chiều dày lớp sơn phủ Epoxy; kết quả thử áp chưa bổ sung đầy đủ với các chủng loại ống;
Về sự cố vỡ ống tại chân cầu vượt Phú Thụy (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) ngày 3/6/2019, hiện trường cho thấy chất lượng thi công đường ống chưa đảm bảo các yêu cầu theo thiết kế. Căn cứ theo quy định tại điều 31, 32 nghị định số 46/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì công trình chưa đủ điều kiện nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng.
Công văn lưu ý UBND TP.Hà Nội cân nhắc việc tổ chức khánh thành công trình đồng thời chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương khắc phục các tồn tại để đảm bảo chất lượng công trình theo thiết kế.
Tuy nhiên, ngày 5/9/2019, nhà máy nước mặt sông Đuống vẫn được tổ chức khánh thành rầm rộ.
Tiếp đến, ngày 13/10, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã nhấn nút phát nước giai đoạn 1 của dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống và phát động khởi công xây dựng giai đoạn 2 của nhà máy này. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 5.000 tỉ đồng, bao gồm 2 hợp phần chính, 
gồm: Công trình thu - trạm bơm nước thô, nhà máy nước được quy hoạch trên diện tích gần 61,5 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm), tuyến ống truyền dẫn nước sạch dài 76 km phân bố trên huyện Gia Lâm, quận Long Biên, huyện Sóc Sơn, huyện Đông Anh, quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên. Theo thiết kế, các tuyến ống dẫn nước từ Nhà máy nước sạch tới khu vực dân cư phải vượt qua 3 con sông. Trong đó 2 sông lớn là sông Hồng và sông Đuống bằng phương pháp đánh chìm qua sông.
Trước đó, như Dân Việt có bài “Dự án Nhà máy nước sông Đuống sử dụng đường ống Trung Quốc có tổng đầu tư gấp 3 lần Sông Đà?” và “Nhà máy nước sông Đuống bán giá cao gấp đôi sông Đà: Hà Nội quyết mua, ai thiệt?” phán ánh về việc, không chỉ có số vốn đầu tư cao ngất ngưởng, giá bán nước sinh hoạt cao, sử dụng đường ống dẫn của Trung Quốc... Nhà máy nước mặt sông Đuống còn khiến người dân phải "phát sốt" vì khả năng biến cái tưởng chừng như vô lý thành hiện thực khi Hà Nội đã quá "ưu ái" cho đơn vị này trong quá trình đầu tư và bán nước sạch.
Cụ thể, Dự án nước mặt sông Đuống, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng, công suất 150.000 m3 nước/ngày đêm, trong khi Dự án nước sông Đà có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng, công suất 300.000 m3/ngày đêm.

Điều đáng nói, Dự án này lại có dùng đường ống của Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc). Đây chính là doanh nghiệp mà năm 2016 đã trúng thầu cung cấp ống nước cho đường ống nước sông Đà nhưng bị Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo dừng ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc này. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, chỉ sau vài tháng sau chỉ đạo của Thủ tướng, hợp đồng cung cấp ống cho Dự án nhà máy nước mặt sông Đuống vẫn được ký với chính nhà thầu Trung Quốc Xinxing.

Lý giải về việc vì sao Hà Nội lại mua nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống cao gần gấp đôi so với các nhà máy nước sinh hoạt khác, đại diện nhà máy này cho biết đó là do đầu tư lớn vì làm đường ống dài, bản thân dự án này ra đời còn đảm bảo được an ninh nước trong vùng. Cũng như đây chỉ là 
giá tạm tính để vay vốn ngân hàng?
Vị đại diện của Nhà máy nước mặt sông Đuống cũng cho rằng, chính việc phải kéo dài đường ống nước đi nhiều quận huyện như vậy đã khiến cho giá của mỗi mét khối nước lên tới 10.264 đồng.
"Để sản xuất ra mỗi mét khối nước tại chỗ, giá thành chỉ có hơn 1.000 đồng. Nhưng để đưa nước cung cấp cho nhân dân sử dụng, xây dựng tuyến đường ống tốn kém hơn nhiều”, vị đại diện này nhấn mạnh.
...

Ngô Hùng - Trung Hiếu


http://danviet.vn/tin-tuc/nha-may-nuoc-mat-song-duong-chua-du-dieu-kien-van-dua-vao-van-hanh-1024690.html

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm



THIÊN HẠ CÔNG PHU XUẤT THIẾU LÂM
Thiếu Lâm Tự - Lịch sử và huyền thoại

Thiếu Lâm Tự xưa nay vẫn được gọi là “Trung Châu cổ tự nhất Thiếu Lâm” ( Trung Châu là chỉ lưu vực đồng bằng sông Hoàng Hà - cái nôi lịch sử, văn hoá của Trung Hoa ). Ngôi Chùa cũng là nơi đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nơi ra đời của Thiền Tông Đông Độ. Không chỉ có vậy, với danh xưng " Thái Sơn Bắc Đẩu " - Chùa Thiếu Lâm còn giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình  
hình thành và phát triển của nền võ thuật Trung Hoa. Chùa nằm ở phía dưới chân ngọn Ngũ Nhũ Phong, bắc núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Do chùa được xây dựng trong rừng rậm bên sườn âm núi Thiếu Thất nên lấy tên là Thiếu Lâm Tự (chùa trong rừng núi Thiếu Thất).Núi này có nhiều tên khác nhau. Sách Thượng thư gọi là Ngoại phương. Sách Kinh thi thì gọi là Tùng sơn. Sách Nhĩ nhã thì gọi là Trung nhạc. Sách Sử ký thì gọi là Thái thất. Sách Hán thư thì gọi là Tông sơn. Sách Sơn hải kinh thì gọi là Bán thạch sơn. Hai núi Thái thất và Thiếu thất đều được gọi chung là Tung sơn, bởi vì đều có thạch thất (nhà bằng đá) mà mang tên ấy. Theo sách Tây chinh ký của Ðới Diên Chi thì : "Phía đông núi gọi là Thái thất, phía tây gọi là Thiếu thất. Cách nhau 70 dặm. Cả hai gọi chung là Tung Sơn. Ở dưới núi có nhà bằng đá. Vì vậy nên mang tên là "Thất". 
Chùa được xây dựng vào năm Thái Hoà triều Bắc Nguỵ (497- SCN) cho nhà sư Thiên trúc là Bạt Ðà tu. Lịch sử xây cất chùa đều có ghi chép trong các sách "Ngụy thư Thích Lão chí", "Bùi Thôi bia", "Cảnh đức truyền đăng lục", "Thái bình hoàn vũ ký". 
Sách Ngụy thư Thích Lão chí chép :
"Nhà sư ở Tây vực tên là Bạt Ðà, vốn có đạo đức, rất được vua Cao Tổ kính trọng, tin theo. Vua hạ chiếu lập chùa Thiếu lâm ở phía Bắc núi Thiếu thất để ngài ở."....
Tới thời Đường, để ghi ơn 13 vị võ tăng Thiếu Lâm đã giúp mình trong cuộc chiến với Vương Thế Sung, vua Lý Thế Dân ban sắc lệnh cho phép chùa tụ tập cùng lúc trên 500 người để tập võ (thời đó, tụ tập đông người tập luyện võ thuật có thể bị xem là tạo phản). Chùa cũng còn lưu giữ một tấm bia đá do Lý Thế Dân ban tặng, trên bia có khắc lịch sử hình thành và các sự kiện chính của chùa kể từ thời Bắc Ngụy đến nay. 
Hai vị vua nổi tiếng của nhà Thanh là Khang Hy và Càn Long cũng từng lưu dấu tích tại Thiếu Lâm Tự. Ngay trước chùa có tấm bảng “Thiếu Lâm tự” do Khang Hy ngự bút, bên trong chùa là bia đá có khắc một bài thơ ngẫu hứng của vua Càn Long sau một đêm ngủ lại tại đây.
Chùa Thiếu Lâm không những có địa vị đặc thù trong lịch sử phát triển Phật giáo, nơi khởi xuất của Thiền Đông Độ, mà còn vang danh Thiên hạ bởi một yếu tố khác đó là võ thuật. Chùa được mệnh danh là “Thái Sơn Bắc Đẩu” của võ học Trung Hoa, là nơi khởi nguồn của võ công trong Thiên Hạ (  
Thiên hạ ở đây chỉ Trung Hoa ).Từng có câu thành ngữ : "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm" - nghĩa là mọi công phu võ thuật trong thiên hạ đều khởi phát từ Thiếu Lâm.
Tương truyền, vào năm 527, Đại sư người Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) đã đến chùa Thiếu Lâm để truyền bá Phật pháp. Ngài đã dùng một cọng lau vượt sông Trường Giang (cước đạp lô diệp quá giang) sau khi triều kiến Lương Vũ Đế bất thành.Tại Thiếu Lâm tự, Bồ Đề Đạt Ma đã thực hành thiền định trong 9 năm liền quay mặt vào vách núi (cửu niên diện bích) trước khi thu nhận môn đệ đầu tiên là Huệ Khả. Ngài được coi là sơ tổ Thiền tông Trung Hoa. Trong thời gian này, nhận thấy các tăng nhân trong chùa có thể lực yếu kém - khó chống chọi nổi với sơn lam chướng khí của vùng núi rừng hiểm trở, họ thường ngủ gật trong khi thực hành thiền định. Ngài đã kết hợp phương pháp luyện thở Yoga cùng với võ tay không Ấn Độ ( võ Kalaripayattu ) sáng tạo nên một số bài tập rèn luyện tăng cường sức khỏe cho tăng chúng. những động tác này được cho là thập bát La-hán thủ. Dần dần những động tác này phát triển thành nhiều bài tập khác nhau, đó chính là khởi nguồn của võ thuật 
Thiếu Lâm. Lâu nay, người ta quen nghĩ rằng võ học Trung Hoa xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, và " Dịch cân kinh " chính là thánh điển của võ học Thiếu Lâm. Thế nhưng, theo nhiều học giả nghiên cứu lịch sử võ thuật thì thuyết này cũng như thuyết Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra Dịch Cân Kinh và Tẩy Tuỷ Kinh là không có căn cứ, không đáng tin cậy. Hai cuốn bí kíp này trên thực tế đều do người đời sau biên soạn rồi lại thác danh là của Ðạt Ma tổ sư. Ngay những chiêu thức trong Đạt Ma thập bát thủ và Đạt Ma thập bát kiếm cũng có phong cách tương đồng với nhiều chiêu thức quyền kiếm Trun Hoa có từ trước đó. 
Theo tài liệu "Quyền Phổ Thiếu Lâm" của chính Thiếu Lâm tự Tung Sơn thì " Thiếu Lâm Quyền " lúc sơ khai đã được sáng tạo và phát triển bởi các võ tăng trong chùa từ thời Bắc Ngụy , đời vua Hiếu Văn Đế. Các bài quyền trong thời kỳ này có thể kể ra như Tâm Ý Quyền, Tâm Ý Bả...ban đầu rất đơn giản và được truyền dạy bảo mật trong chùa, không lưu truyền ra ngoài. Như vậy truyền thuyết cho rằng Bồ Đề Đạt Ma sáng tác ra Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy Kinh (tục gọi là Dịch Cân Kinh) và La Hán 
Thập Bát Thủ làm cơ sở nền tảng cho Thiếu Lâm Quyền đã bị chính chùa Thiếu Lâm Tung Sơn bác 
bỏ. Điều này rất hợp lý và phù hợp với thực tế lịch sử phát triển của các triều đại phong kiến Trung  
Hoa. Qua các tài liệu khảo cổ còn lưu trữ được, chúng ta biết rằng các môn võ đánh tay, đá chân mà ngày nay gọi là quyền cước hay quyền thuật đã được lưu truyền từ thời cổ đại với tên gọi là Thủ Bác trước khi chùa Thiếu Lâm được xây dựng và trước khi Bồ Đề Đạt Ma đặt chân đến Trung Hoa. Sách Hán Thư có ghi nhận về môn Thủ Bác (võ đánh tay, đá chân) được liệt kê vào mục "Binh Kỹ Xảo" để áp dụng trong việc huấn luyện các phương pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không cho binh sĩ. 
Ngoài tài liệu "Quyền Phổ Thiếu Lâm" xác nhận nguồn gốc của " Thiếu Lâm Quyền " thì các nghiên cứu tường tận về quyền thuật Thiếu lâm cũng không biết chắc môn võ này được sáng tạo vào lúc nào. Cho đến bây giờ vẫn chưa có tài liệu nào xác minh được nguồn gốc chân thật của " Thập bát La Hán Thủ " và Dịch Cân Tẩy Tuỷ Kinh " là do Bồ Đề Đạt Ma truyền lại. Chỉ có một điều duy nhất khá rõ ràng rằng " La Hán Thập Bát Thủ " chính là bài quyền hoàn chỉnh đầu tiên của " Thiếu Lâm quyền 
pháp ".

Dịch cân kinh - Từ sức hút của huyền thoại…
Trên thực tế, trước khi đi vào tiểu thuyết võ hiệp , ở Trung Quốc, " Dịch cân kinh " và " Tẩy tủy kinh " đã là những huyền thoại. Tương truyền sau khi Đạt Ma viên tịch, đệ tử Thiếu Lâm tìm thấy trong động một hộp sắt không khóa, nhưng không thể mở ra. Sau đó, có tăng nhân nghĩ ra cách nung nóng 
hộp, mới mở được, thì ra hộp được hàn kín bằng sáp để tránh hơi nước tràn vào làm hỏng. Trong hộp 
có hai cuốn sách, một cuốn là " Dịch cân kinh ", cuốn kia là " Tẩy tủy kinh ", đều viết bằng chữ Phạn. 
Một thuyết cho rằng, bấy giờ ở Thiếu Lâm, người thực sự thông hiểu tiếng Phạn chỉ có Nhị tổ Huệ Khả. Huệ Khả để " Dịch cân kinh " lại Thiếu Lâm, mang theo cuốn " Tẩy tủy kinh " đi vân du thiên hạ. Các tăng nhân khác trong chùa cũng có mấy người biết chút tiếng Phạn, cùng nhau dịch ra rồi theo đó tu luyện, dẫn đến công phu Thiếu Lâm sau này chia nhiều nhánh, có sự sai khác. Sau đó, có vị tăng nhân mang " Dịch cân kinh " lên núi Nga Mi gặp nhà sư người Thiên Trúc Bát Lạt Mật Đề, tạo ra bản " Dịch cân kinh " chữ Hán đầu tiên. Vân du quay về, Huệ Khả mang theo bản dịch " Tẩy 
tủy kinh " của mình, lúc đó mọi người mới phát hiện ra " Dịch cân kinh " với " Tẩy tủy kinh " là một. 
Một thuyết khác phổ biến hơn, và được hưởng ứng hơn, đó là " Tẩy tủy kinh " đã bị thất truyền. Sự ủng hộ đối với giả thuyết này có lẽ phát sinh từ tâm lí kì vọng, bởi " Tẩy tủy kinh " vốn được coi là phương pháp tu luyện giúp cải lão hoàn đồng – điều luôn có sức hấp dẫn với bất cứ ai; và việc có đến 2 bộ chân kinh chắc chắn hấp dẫn hơn việc hai bí kíp đó chỉ là một. Đồng thời, khi một bộ võ công bị 
thất truyền, cũng không loại trừ khả năng nó đang được giữ kín ở đâu đó và sẽ tái xuất giang hồ vào 
một ngày không hẹn trước, khi đó giang hồ sẽ lại nổi sóng, bước vào một cuộc tranh giành mới để độc chiếm bí kíp thượng thừa.
Quan niệm truyền thống cũng cho rằng, kể từ khi " Dịch cân kinh  " ra đời, đối với tăng nhân Thiếu Lâm, ngồi thiền và luyện công mới bắt đầu trở thành hai mặt không thể tách rời, tạo ra nguyên lí “thiền võ hợp nhất” của công phu Thiếu Lâm Tự. 


…Đến thực tế
Tuy nhiên, sử liệu có vẻ lại cho thấy điều gần như hoàn toàn ngược lại, điều có thể làm thất vọng những “anh hùng xạ điêu” thời hiện đại đang ôm mộng chạm vào bí kíp ngàn năm.
Lần theo dòng lịch sử, từ đời Đường trở về trước, chưa có tài liệu chính thức nào đủ chứng minh chuyện Đạt Ma truyền dạy võ công cho đệ tử. Thời Tống Chân Tông, Trương Quân Phòng soạn một 
bộ " Vân kíp thất bá " thuộc loại sách về Đạo giáo, trong đó có một thiên “Đạt Ma đại sư trú thế lưu hình nội chân diệu dụng quyết”. Theo ghi chép trong Tống sử, có một cuốn " Tồn tưởng pháp ", một cuốn " Thai tức quyết " của Đạt Ma, một cuốn " Đạt Ma huyết mạch luận " của Huệ Khả, đều là những sách dạy về luyện khí, dưỡng thần. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, có khả năng những sách này là do người đời Tống tạo ra rồi gán tên cho Đạt Ma.
Đến năm Thiên Khải thứ 4 đời Minh (1624), Tử Ngưng đạo nhân ở núi Thiên Thai tên là Tông Hành có đưa ra một bộ " Dịch cân kinh ", nói là của Bồ Đề Đạt Ma. Trong cuốn sách này có hai lời tựa, một của danh tướng Lí Tĩnh đời Đường, viết năm Trinh Quán thứ 2 (628), một của danh tướng đời Tống là Ngưu Cao, viết năm Thiệu Hưng thứ 12 (1142). 
Phần tựa của Lí Tĩnh viết: “Sau khi Đạt Ma qua đời, để lại một hòm sắt, tăng đồ mở ra thấy có một bộ Dịch cân kinh và một bộ Tẩy tủy kinh, đều viết bằng tiếng Phạn. Tẩy tủy kinh bị Huệ Khả đem đi, đã thất truyền; Dịch cân kinh tuy còn ở Thiếu Lâm Tự, nhưng chỉ có thể đọc hiểu được một phần nhỏ, 
các tăng đồ diễn giải theo ý mình, rồi theo đó mà tập, vì vậy trở thành bàng môn, mất đi yếu chỉ thực 
sự của việc chân tu. Sau đó, có cao tăng người Thiên Trúc là Bát Lạt Mật Đề dịch ra, rồi chuyển đến tay Cầu Nhiêm Khách, người này giao lại cho Lí Tĩnh và gọi đó là “tiên thánh chân truyền”. 
Phần tựa của Ngưu Cao thậm chí còn li kì hơn, và gắn với một nhân vật được người Trung Quốc nói chung và giới võ lâm nói riêng hết sức sùng bái: Nhạc Phi. Bài tựa viết: 
" Trên đường hành quân, Ngưu Cao gặp một nhà sư tự xưng là sư phụ của Nhạc Phi. Vị cao tăng than rằng Nhạc Phi danh tuy thành mà chí chưa đạt, rồi nhờ Ngưu Cao chuyển cho vị danh tướng này một cái hộp, trong có hai quyển Dịch cân kinh; sau đó vị hòa thượng nói phải sang Tây phương gặp sư 
phụ Đạt Ma, và theo cơn gió mà biến mất. Không lâu sau đó, Nhạc Phi bị gian thần hãm hại, nên bộ sách này vẫn do Ngưu Cao giữ và truyền lại ".
Tuy nhiên, dựa trên nhiều cứ liệu như văn phong, cú pháp, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại nhận định: chính Tông Hành đã ngụy tạo ra hai phần lời tựa kể trên, nhằm tăng tính chất cao siêu thần bí cho 
cuốn sách của mình. Chính Phúc Sơn Vương Tổ Nguyên thời vua Quang Tự (1875-1909), cũng đã 
viết: " Xét đến Tung Sơn Thiếu Lâm tự, người ta mạo ra tập Nội công đồ, phổ biến rất rộng".
Lúc đầu, Dịch cân kinh chỉ lưu truyền một bản sao, đến giữa đời Thanh bắt đầu xuất hiện bản khắc. Năm Hàm Phong thứ 8 (1858), thêm một bản từ Thiếu Lâm truyền ra, gọi là Vệ sinh yếu thuật. Vương Tổ Nguyên ở lại Thiếu Lâm 3 tháng, tìm được một bản " Nội công đồ ", một bản " Thương bổng phả ", nội dung giống như " Vệ sinh yếu thuật ", liền san cải, bỏ bớt những phần tạp lẫn vào và đặt tên là " Nội công đồ thuyết ". Những bản khắc đời Thanh này đều dựa trên cơ sở " Dịch cân kinh ", nhưng bổ sung rất nhiều nội dung, trong đó một phần lấy từ sách " Thọ thế truyền chân " của Từ Minh Phong đời Càn Long. 
Năm 1938, Ngô Đồ Nam xuất bản cuốn " Quốc thuật khái luận ", trong đó những phần nói về Thiếu Lâm đều dựa theo thuyết cũ, cho Đạt Ma là thủy tổ.
Năm 1984, trong bài tựa bộ " Thiếu Lâm tự tư liệu " của Vưu Cốc, Diêu Nguyên, do Văn-Hiến xuất bản xã Bắc Kinh, xb, viết: "Từ trước đến nay, mật bản Dịch Cân Kinh nói là nội công Thiếu Lâm, rồi 
được lưu truyền trên trăm năm đến giờ. Căn cứ vào sự kết thành của nội dung bộ sách cũng như cú 
pháp thì không thể nào tin được. Bộ này chỉ có thể được viết vào thời nhà Thanh Khang Hy (1662-1723), Ung Chính (1723-1736) là quá ".
Năm 1984, trong bài nghiên cứu “Võ thuật Thiếu Lâm thực chất không có liên quan gì đến Đạt Ma”, giáo sư Trương Truyền Tỉ của đại học Bắc Kinh đã bác bỏ một cách tương đối thuyết phục thuyết " Dịch cân kinh " do Đạt Ma sáng tạo ra. " Dịch cân kinh ", tác phẩm được coi là cội nguồn công phu Thiếu Lâm, thực chất là một cuốn sách rèn khí luyện huyết, giúp lưu thông kinh mạch, cường gân tráng cốt của các chân nhân Đạo giáo. Quan điểm này gần đây (2007) đã được chính Thiếu Lâm Tung 
Sơn xác nhận. Đây là một tuyên bố gây thất vọng với rất nhiều người, đặc biệt là những fan của Kim Dung, Cổ Long vốn sùng bái những Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh, Cửu âm chân kinh… những bí kíp thượng thừa mang màu sắc huyền thoại. Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác cho rằng, ngay cả khi " Dịch cân kinh " không phải do Đạt Ma sáng tạo ra, thì cũng không phải vô tình mà nó được gán cho Thiếu Lâm. Mặt khác, Thiếu Lâm Tự ngày nay đã không còn giữ được nguyên vẹn những kì thư 
trong Tàng Kinh Các sau nhiều lần binh hỏa, nhiều tuyệt kĩ cũng đã thất truyền, cho nên những gì còn 
lại ở Thiếu Lâm hiện nay không đủ chứng minh diện mạo Thiếu Lâm trong quá khứ, và những gì các hòa thượng Tung Sơn ngày nay biết đến cũng không phải là toàn bộ sự thật về Thiếu Lâm.
Gần đây, dư luận lại xôn xao khi tìm thấy ở Tứ Xuyên một cuốn " Dịch cân tẩy tủy kinh " bản khắc in, trên có chữ “Nam Tống Thiếu bảo Nhạc Bằng phụng giám định bản nha tàng”. Việc cuốn sách được khắc in cho thấy tính chính thống và tin cậy của tư liệu trên sách, khiến các fan kiếm hiệp hết sức hứng khởi. Nếu được xác minh là đúng, thì thuyết " Dịch cân kinh " đã có từ đời Tống và gán với tên tuổi Nhạc Phi là hoàn toàn có cơ sở, cũng có nghĩa rằng, bí kíp " Dịch cân kinh " có thể không chỉ 
là huyền thoại!
Thế nhưng (lại là thế nhưng), mọi thứ không như chúng ta tưởng, toàn bộ cuốn bí kíp này không hề đả động gì tới khả năng chiến đấu hay các tuyệt chiêu giúp người luyện làm bá chủ thiên hạ như đã mô tả. Nó chỉ là những hướng dẫn giúp luyện tập thân thể tráng kiện, thể lực dồi dào, trí tuệ minh mẫn và tăng cường tuổi thọ mà thôi. Sau khi đối chiếu, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được toàn bộ 
hệ thống "võ công" của bí kíp này. Theo đó, bộ này gồm 24 thức được chia thành 2 phần. Bộ " tiền 
Dịch Cân Kinh " là những bí kíp nhập môn, giúp người luyện đề khí và lực song hành với nhau, làm tinh thần sung túc, hoán gân chuyển cốt. Bộ " hậu Dịch Cân Kinh " dẫn dắt độc giả tới cảnh giới nội công thượng thừa, tùy ý mà phát, giúp tránh bách bệnh, trường thọ.


Công phu Thiếu Lâm - Những huyền thoại và sự thật lịch sử
Theo sử liệu thì võ thuật Thiếu lâm chỉ bắt đầu được biết đến từ đời nhà Ðường (618-713). Nhưng nguồn gốc về quyền thuật và sự truyền dạy võ nghệ trong chùa Thiếu lâm thì mãi đến đời Minh (1368-1436) mới có thể khảo chứng được. 
Cuối đời Tuỳ, khởi nghĩa nông dân bùng nổ, quần hùng cát cứ khắp nơi, Thiếu Lâm Tự nằm ở vùng 
đất giao tranh giữa Đường Vương Lý Thế Dân và Trịnh Vương Vương Thế Sung. Năm 602, Lý Thế Dân suất lĩnh 4 vạn quân vây đánh mãnh tướng Đơn Hùng Tín của Vương Thế Sung, lúc này, các võ tăng Chí Tháo, Huệ Dương, Đàm Tông đã dẫn tăng binh hổ trợ Đường Vương tấn công và bắt sống được Vương Nhân Tắc, cháu Vương Thế Sung. Sau khi nhà Đường thống nhất thiên hạ, Thiếu Lâm Tự được ban thưởng rất hậu hĩnh, “cấp cho 40 khoảnh đất, trồng tùng bách xung quanh, nhận được nhiều ân sủng, đời đời được kế tục” . Nhà sư Ðàm Tông được phong chức Ðại tướng quân.
Trong sách " Du Tung sơn ký " của Ðỗ Mục có chép  :
"Lúc ấy, các nhà sư có công là 13 người, chỉ có Ðàm Tông được phong Ðại tướng quân, còn 12 người không muốn làm quan được nhà vua cho 40 khoảng đất".
Trình Xung Ðẩu, trong quyển " Thiếu lâm côn pháp thiền tông " cũng ghi lại rằng  :
"Ðầu đời Ðường, bọn Ðàm Tông khởi binh đánh giặc, bắt được cháu Thế Sung là Nhân Tắc, theo về với nhà Ðường. Vua Thái Tông ban khen là nghĩa liệt, phong Ðàm Tông làm Ðại tướng, các nhà sư 
đều ban cho ruộng đất, cấp chiếu khen thưởng, ủy lạo..."
Theo sách “Tung Nhạc Thiếu Lâm Tự bi” thì giai đoạn này, Thiếu Lâm tự vang danh chưa phải vì uy chấn võ công, mà chính là do các võ tăng đã nắm được thời cơ chính trị thích hợp, được triều đình sủng ái che chở. Trải qua thời kỳ “Ngũ đại thập quốc”, võ công của Thiếu Lâm Tự vẫn chưa có gì là nổi trội cả. Chỉ đến khi xuất hiện “Tam thập nhị thế Trường Quyền” của Tống Thái Tổ thì các truyền thuyết về công phu Thiếu Lâm mới thực sự bắt đầu.


Truyền thuyết Triệu Khuông Dẫn
Đầu đời Tống, Thiếu Lâm Tự lại trùng hưng. Khai quốc hoàng đế Tống Thái Tổ lấy võ công định thiên hạ, là hiệp khách duy nhất của Trung Hoa đạt đến vị trí chí tôn.
Triệu Khuông Dẫn nổi tiếng khắp võ lâm với “Tam thập nhị thế Trường Quyền” (32 thế Trường Quyền). Tương truyền, ông đã để lại sách tuyệt kỹ quyền pháp trong thần đàn chùa Thiếu Lâm, cũng vì thế sau này mới có thuyết “võ công Thiếu Lâm khởi thuỷ từ Triệu Khuông Dẫn”.  
Khuông Dẫn từ năm 21 tuổi đã dựa vào bản lĩnh võ nghệ, luân lạc giang hồ, từng có câu rằng “Ngũ xích côn bảng đẳng thân tiêm, Đả biến thiên hạ vô địch thủ” (Thanh côn 5 thước cao bằng người, đánh khắp thiên hạ không địch thủ). 
Sử liệu thời nhà Tống cũng ghi nhận Tống Thái Tổ là người rất giỏi sử dụng côn pháp khi lâm trận. 
“Bắc quyền hối biên” viết : “Phái Thiếu Lâm ngoại gia thì Triệu Khuông Dẫn là tổ khai sơn vậy. Khuông Dẫn có tuyệt kỹ, không truyền ra ngoài, khi say mới nói cho quần thần biết sự ảo diệu của tuyệt kỹ ấy. Sau hối hận nhưng không muốn nuốt lời, khi qua đời mới giấu sách viết tuyệt kỹ ấy trong thần đàn Thiếu Lâm Tự. Tuyệt kỹ ấy lấy ngạnh công làm thượng thừa”. 
Thực tế, đây là 32 thế thực chiến do Triệu Khuông Dẫn đúc rút ra để huấn luyện cho binh sĩ. Khi ông 
lên ngôi thì bài quyền này nghiễm nhiên trở nên có giá trị đặc biệt và Thiếu Lâm Tự đã nhanh chóng thâu nhặt vào kho tàng võ công của mình. Thích Kế Quang trong tác phẩm " Kỷ Hiệu Tân Thư " , mục Quyền Kinh cũng nói rõ bài quyền này do Triệu Khuông Dẫn sáng tác.



Dung hợp sở trường các lưu phái dân gian 
Thiếu Lâm Tự vốn là một cổ tự nổi tiếng, lại ở gần kinh thành của 2 triều Đường, Tống, được các quý tộc công thần, văn nhân nho sĩ đến du ngoạn rất đông. Nhưng có điều lạ là trong văn chương Đường,Tống lại ít nhắc đến võ công Thiếu Lâm Tự, phần nhiều chỉ ca tụng phong cảnh. Trong các tác phẩm nổi tiếng viết về đời Tống như : " Nhạc Phi diễn nghĩa ", " Thuỷ hử "...rất nhiều nhân vật có võ công lẫy lừng nhưng lại không hề có dòng nào liên quan tới công phu Thiếu Lâm cả. 
Phải đến giữa đời Minh mới thấy bóng dáng Thiếu Lâm Công phu trong một số tác phẩm văn chương. Vương Sĩ Tuấn trong:  “Tung du ký” viết: “Võ tăng biểu diễn mỗi người mỗi vẻ, côn quyền vùn vụt như bay, trong có người đánh Hầu quyền, nhảy nhót múa may giống như khỉ thật”.

Dưới triều đại nhà Tống , võ thuật Thiếu Lâm đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhưng những thay đổi này lại không có nhiều cứ liệu lịch sử để kiểm chứng. Hầu hết thông tin đều mang tính huyền thoại, dã sử và thường được truyền miệng qua các đời truyền nhân nên có nhiều khác biệt giữa thực tế và giai thoại mang tính truyền thuyết. Theo đó, giai đoạn này Các nhà sư Thiếu Lâm bắt đầu thu nhận và tổng hợp các phương pháp chiến đấu bằng tay không đang được lưu truyền trong dân gian. Cùng với " Thái Tổ Trường Quyền " , một Quyền Pháp khác là " Thông Bối quyền " của Hàn Thông Hựu - một danh tướng của Triệu Khuông Dẫn cũng được thu nạp vào Thiếu Lâm. Phương trượng Thiếu Lâm Tự là Phúc Cư đại hòa thượng đã 3 lần mời 18 vị võ lâm cao thủ của các môn phái đến Thiếu Lâm Tự để giao lưu võ công. “Thiếu Lâm Tự quyền phổ mật sao” ghi rằng: 
“Năm Kiền Đức thứ 1 (936), Phúc Cư chỉ thị cho các đệ tử Linh Trí, Linh Mẫn, Linh Khâu kết hợp kinh nghiệm luyện võ của Thiếu Lâm với công phu của 18 lưu phái võ lâm, làm thành bộ ‘Thiếu Lâm quyền phổ” gồm 48 cuốn, trong đó quyền thuật có 173 bài, binh khí 133 bài, kỳ công mật lục (gồm điểm huyệt, cầm nã, ngự cốt đồ thủ) có 21 thiên, phụ đồ 3.895 bức ".
 Đời Tống Hy Tông, tổ đình được tu sửa tráng lệ, trong Tàng kinh các của Thiếu Lâm Tự có đến 9.500 bộ kinh sách.
Truyền thuyết cũng nhắc đến một nhân vật là Giác Viễn thượng nhân, một thiền sư của Thiếu Lâm Tung Sơn, người đã dựa trên nền tảng " Thập bát La Hán thủ "(18 thế) để tạo ra " La Hán thất thập nhị thủ "(72 thế) rồi tăng thành " La Hán nhất bách thất thập tam thủ "(173 thế) làm nền tảng cho " Thiếu Lâm quyền " sau này. Giác Viễn hòa thượng đã cùng các cao thủ là:  Bạch Ngọc Phong (pháp danh Thu Nguyệt) và cha con võ sư Lý Tẩu người Lan Châu diễn luyện, nghiên cứu võ thuật. Bạch Ngọc Phong đã kết hợp " La Hán thất thập nhị thủ " với " Ngũ cầm hí " của Y Sư Hoa Đà và " Bát đoạn cẩm " khai triển thành " Ngũ hình quyền " gồm : long, hổ, báo, xà, hạc quyền kết hợp thủ, túc, thân, nhãn, bộ pháp cùng với khí công. Bài quyền này được xem như là Ngũ Hình Quyền Nguyên Thủy của Thiếu Lâm Tung Sơn làm cơ sở cho các bài Ngũ Hình Quyền của Nam Quyền Thiếu Lâm Phúc Kiến và Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật (Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái) cùng với Vĩnh Xuân Quyền ở Quảng Đông vào thời Minh – Thanh sau này. Theo " Thiếu Lâm tự chí " thì chính Bạch Ngọc Phong đã phát triển La Hán thập bát thức thành 173 thức. Cha con họ Lý truyền lại Đại, Tiểu Hồng quyền, côn thuật và cầm nã thủ. Tuy nhiên, lai lịch của các nhân vật này mang đầy mầu sắc huyền thoại, bí ẩn và mâu thuẫn. 
Qua những tài liệu hiện có, chắc chắn tồn tại ít nhất một bài quyền " Thập bát La Hán " trong lịch sử. Tuy vậy, nguồn gốc của nó thì còn nhiều tranh cãi. Có tài liệu chép rằng Giác Viễn sống vào đời Minh, tức là thời kỳ huy hoàng của võ thuật Thiếu Lâm , nhưng cũng có tài liệu cho rằng ông là người đời Tống – thời kỳ phát triển của quyền thuật Thiếu Lâm, với sự ra đời của " Thiếu Lâm Thái Tổ Trường quyền ". Trong khi đó tài liệu " Quyền Phổ Thiếu Lâm " của chính Thiếu Lâm Tung Sơn đã xác nhận rằng Giác Viễn Thượng Nhân sống vào thời kỳ nhà Tống là thời kỳ mà các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm phát triển mạnh mẽ từ sau sự kiện Triệu Khuông Dẫn sáng tác bài Thái Tổ Trường Quyền. Cũng theo tài liệu này thì các bài " Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền ", và " Kim Cương Quyền ",... được sáng tác cùng khoảng thời gian với bài " Thái Tổ Trường Quyền ". Bài La Hán Thập Bát Thủ gồm 10 lộ sau này (tức là 10 bài quyền) làm thành một bộ quyền thuật hoàn chỉnh nhất trong nhiều bộ quyền thuật của nhà chùa, được sáng tác vào thời nhà Tùy (nghĩa là sau khi Bồ Đề Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm) bởi chính các võ tăng Thiếu Lâm. Ban đầu bài quyền có 18 động tác, đến thời nhà Đường được phát triển thành 36 động tác.
Đa phần các tài liệu võ thuật do người Trung Hoa viết cũng như các tài liệu của môn phái Karate ở Okinawa và Nhật Bản đều xác nhận như Thiếu Lâm Tung Sơn rằng Giác Viễn Thượng Nhân và Bạch Ngọc Phong xuất hiện vào thời Tống mạt Nguyên Sơ.

Đời Nguyên có 2 người Nhật Bản là Đại Trí và Thiệu Nguyên tìm đến Thiếu Lâm Tự xuất gia, khổ tu mười mấy năm, sau về nước truyền bá Thiền lý và công phu Thiếu Lâm, ảnh hưởng cực lớn.

Suốt một giai đoạn lịch sử kéo dài cả mấy trăm năm từ triều đại nhà Tống sang đến triều đại nhà Nguyên, võ thuật Chùa Thiếu Lâm vẫn không có gì đáng kể để được ghi nhận cả, ngoại trừ các  sự kiện mang đầy mầu sắc huyền thoại. Nhưng có thể khá chắc chắn một sự kiện thật sự đã diễn ra trong thời gian này đó là Thiếu Lâm Tự đã thu nhận " Thái Tổ Trường Quyền " - một Quyền pháp rất quan trọng vào trong hệ thống võ thuật của mình.

Đến thời nhà Minh, võ công Thiếu Lâm Tự bắt đầu vang danh thiên hạ, lấy côn pháp làm bảo bối trấn sơn. Nổi bật nhất trong số những cao thủ đương thời xuất thân từ Thiếu Lâm Tự là võ sư Trình Tòng Du. Ông học võ với hai vị thiền sư Thiếu Lâm là Hồng Kỷ và Hồng Chuyển, hai vị này vốn nổi danh về côn pháp thời Minh triều Vạn Lịch. Thích Kế Quang, danh tướng đương thời có viết trong sách “Kỹ hiệu tân thư” rằng: 
“Côn pháp Thiếu Lâm và côn pháp Thanh Điền đều nổi tiếng thời nay. Trăm nghề võ khởi từ côn, côn khởi từ Thiếu Lâm Tự ".

Tuy vậy, côn pháp Thiếu Lâm khi ấy cũng phải trải qua nhiều phen học hỏi các võ phái khác mới có thể trở thành một lưu phái lừng danh, xứng với danh hiệu “Thái Sơn bắc đẩu võ lâm”.
Theo sử liệu đời Minh ghi chép lại, ban đầu côn pháp Thiếu Lâm Tự chưa đạt đến mức độ tinh diệu. Danh tướng Du Đại Du vốn xuất thân là Võ tiến sĩ ( bạn của Thích Kế Quang ), một chiến tướng giàu kinh nghiệm trận mạc trong một lần phụng mệnh nam chinh thảo phạt giặc Nuỵ Khấu ( cướp biển người Nhật ) có ghé qua chùa Thiếu Lâm. Tại đây các chư tăng Thiếu Lâm có biểu diễn côn pháp cho Du xem, Du xem xong phê rằng: “Chùa này dùng côn pháp vang danh thiên hạ, vì truyền lâu nên bị sai lệch, mất đi chỗ thâm diệu”. Trụ trì chùa Thiếu Lâm khi ấy đã tiếp nhận phê bình và mời Du chỉnh lý côn pháp. Vì thời gian xuất chinh gấp rút không thể ở lại lâu, nên trụ trì đã chọn 2 đệ tử xuất sắc của mình là Tấn Tòng và Tông Kình đi theo Du trong cuộc nam chinh. Suốt thời gian 3 năm chinh phạt phương nam, Tấn Tòng và Tông Kình đã được Du Đại Du truyền hết tuyệt học côn pháp. Ông cũng ghi lại thuật đánh trường côn của chùa Thiếu Lâm trong tác phẩm " Kiếm Kinh " của mình.
Côn pháp là gốc của mọi binh khí, sau khi côn pháp Thiếu Lâm đạt đến mức độ thâm thuý, tinh diệu thì thương pháp cũng bắt đầu trở nên nổi tiếng. Tuy vậy, thời gian này quyền pháp của Thiếu Lâm Tự chưa thực sự được võ lâm Trung Nguyên biết đến nhiều. Trình Xung Đầu tự Tòng Du, một võ sư nổi tiếng xuất thân từ Thiếu Lâm giai đoạn này cũng từng nói: “Quyền pháp Thiếu Lâm nay vẫn chưa thịnh hành, chưa lừng danh được như côn pháp”. Sách " Thiếu Lâm côn pháp Thiền Tông " do ông biên soạn có đoạn :
" Có người hỏi :
– Côn pháp của phái Thiếu Lâm rất hay mà tại sao ngày nay các nhà sư Thiếu Lâm chỉ chăm về quyền mà không chăm về côn ?Tôi đáp :
– Côn pháp Thiếu Lâm còn có tên là Dạ Xoa, vốn thánh truyền của Khẩn Na La Vương đến nay gọi là Vô Thượng Bồ Ðề. Còn quyền thuật chưa nổi tiếng trong nước nên nay mới chăm về quyền để luyện môn này cho đến chỗ tuyệt diệu như côn pháp "

Ngay cả hai viên đại tướng lừng danh là Thích Kế Quang  và Du Đại Du ( đương thời gọi là “Du long Thích hổ ” ) cũng chỉ thấy đề cao côn pháp Thiếu Lâm chứ không nhắc gì đến quyền pháp cả. Sách " Kỹ hiệu tân thư " của Thích Kế Quang chép :
" Quyền pháp không can dự đến trận chiến, chỉ để hoạt động tay chân, chăm sóc thân thể, dẫn nhập cho binh thuật  ...........
Các nhà quyền thuật xưa nay cho rằng Tống Thái tổ có 32 thế Trường quyền, lại có Lục bộ quyền, Hầu quyền, Hoá quyền. Ngày nay nhà họ Ôn có 72 thế Hành quyền, 36 thế Hợp tỏa... còn về côn pháp thì hay nhất là phái Thiếu Lâm, võ phái ở Thanh Ðiền, thương pháp thì có nhà họ Dương... đều nổi tiếng "

Thích Kế Quang xuất thân là võ cử nhân, rất thông thạo nghề võ, thành thạo các kỹ thuật sử dụng côn, đao, thương, xiên, bừa, kiếm, kích, cung, tên, lá chắn... tuy nhiên ông vẫn rất xem trọng quyền pháp. Ông cho rằng quyền pháp mặc dù không có nhiều tác dụng trên chiến trường, nhưng có thể rèn luyện cho chân tay nhanh nhẹn, thân thể thuần thục, quyền cước là nguồn gốc của võ nghệ, người học võ đều phải luyện qua. Nếu quyền pháp Thiếu Lâm đã nổi tiếng lúc bấy giờ thì tại sao khi luận về cái hay của quyền thuật các phái, ông lại không đề cập đến quyền thuật của Thiếu Lâm. Thích Kế Quang sống vào đời Minh Gia Tĩnh, Vạn Lịch. Ông cùng với Du Ðại Du dẹp tan giặc Nụy Khấu vốn thường xuyên hoành hành dọc miền duyên hải Trung Hoa. Trình Xung Ðầu sống đồng thời với Thích Kế Quang, lại vốn học võ ở chùa Thiếu Lâm, cho nên việc chính ông nói quyền thuật Thiếu Lâm lúc bấy giờ chưa nổi tiếng và được coi trọng là đúng với sự thật. Như vậy có thể thấy rằng quyền thuật Thiếu Lâm dưới Triều nhà Minh không hơn được quyền thuật các phái khác. 
Theo " Minh sử " , giai đoạn này không chỉ có tăng binh Thiếu Lâm Tự mà còn có võ tăng của các chùa Phục Ngưu, Ngũ Đài cũng nổi tiếng về võ công. Sách “Minh sử Binh chí” viết rằng : “Tăng binh có Thiếu Lâm, Phục Ngưu, Ngũ Đài ”. Thế nhưng duy chỉ có Thiếu Lâm là vang danh Thiên hạ. Nguyên nhân do giai đoạn này côn pháp Thiếu Lâm đã hình thành một lưu phái riêng biệt, cùng với đó, còn có nhân tố chính trị. Liên tiếp các triều đại, Thiếu Lâm Tự vẫn duy trì đặc quyền tăng binh vũ trang của mình, và lực lượng này đã đóng góp không hề nhỏ cho công cuộc đánh giặc bảo vệ bờ cõi. Sử có chép công lao của các võ tăng Thiếu Lâm Tự là : Huệ Uy (Thái Triệu), Huệ Lâm (Trịnh Khả) đã thống lĩnh quân triều đình nhiều phen đại phá quân Kim. Các tăng binh Thiếu Lâm thường được xem là chủ công trong các cuộc chiến đấu chống cướp biển, bảo vệ vùng duyên hải Giang - Triết, bảo vệ cương thổ. Danh nho Cố Viêm Võ trong “Nhật tri lục - Thiếu Lâm tăng binh” tán thán rằng:
 “Khoảng năm Gia Tĩnh, Thiếu Lâm võ tăng là Nguyệt Không nhận hịch của đô đốc Vạn Biểu đánh bọn giặc cướp ở Tùng Giang, đồ đệ hơn 30 người, cầm gậy sắt tung hoành, giết giặc rất nhiều. Sau bị hãm giữa trùng vây, chiến đấu cả ngày, đều hy sinh cả. Than ôi! có thể cầm vũ khí bảo vệ giang san, hùng khí động sơn hà”.

Có thể nói, Tăng chúng Thiếu Lâm thời kỳ này nhờ phát dương chủ nghĩa yêu nước, liên tục mấy đời xông pha trận mạc, anh dũng chiến đấu và chịu nhiều mất mát để giữ gìn một dải biên cương miền biển, nên danh tiếng được truyền tụng khắp nơi. Sư sãi trong chùa không chỉ luyện quyền thuật, khí giới, khinh công, khí công, lập trận đồ... mà còn luyện cách hành binh đánh trận. Nhờ đó võ thuật Thiếu Lâm không ngừng được hoàn thiện thông qua thực chiến. Nhiều danh gia võ thuật, chiến tướng... cũng mến mộ danh tiếng nhà chùa mà tìm đến giao lưu, học hỏi, truyền lại cho sư sãi những tuyệt học bản môn. Cứ thế dần dần chùa Thiếu Lâm trở thành đất hội võ, tập hợp được tinh hoa của võ thuật bốn phương.
Sự phát triển rực rỡ của võ thuật Trung Hoa trong và sau thời nhà Minh phải ghi nhận công lao của Thích Kế Quang và Du Đại Du trong việc tập hợp, chỉnh lý rồi hệ thống những chiêu thức tinh yếu, đơn giản và hữu dụng của các võ phái khác nhau trong dân gian, kết hợp cùng với những nguyên lý chiến đấu đã ảnh hưởng rất nhiều đến những môn quyền pháp cận đại, trong đó có hai môn quyền danh tiếng là Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền. Những nguyên lý này tuy giảng nghĩa phức tạp nhưng ứng dụng lại đơn giản và hữu hiệu. Thích Kế Quang đã khảo cứu : Thái Tổ trường quyền 32 thức , lục bộ quyền, hầu quyền và hành quyền 72 thức của Ôn gia... kết hợp năm loại quyền thuật đè, đánh, ngã, nắm, đá với các công pháp tay, khuỷu tay, đầu gối, hông, chân.... ông cũng học hỏi, dung hợp chiêu thức của các cao thủ danh tiếng như thối pháp độc đáo của Lý Bán Thiên, nã pháp của Ưng Trảo Vương, điệt pháp của Thiên Điệt Trương, đả pháp của Trương Bá Kính.... tạo nên một bộ quyền pháp đơn giản, thực dụng là “Thích gia quyền” với phong cách đặc biệt. Không chỉ tinh thông quyền thuật, ông cũng nghiên cứu sâu về thương pháp và côn pháp. Thương pháp của ông là tổ truyền, vào thời đó đã rất có danh tiếng. Nhưng vì muốn cải tiến thương pháp mà mình đã luyện, giúp nó càng hoàn thiện hơn nên ông còn theo học thương pháp với danh gia Đường Thuận Chi, côn thuật với Lý Lương Khâm, Du Đại Du, côn pháp Thanh phong, côn pháp Dương thị, côn pháp Ba cung quyền... Ông được công nhận là thương thủ hàng đầu thời bấy giờ.
Để huấn luyện quân sĩ, ông lựa chọn những đòn thế đơn giản, nhưng rất hữu hiệu trên chiến trường, không theo đuổi những chiêu thức cao siêu, phức tạp. Để khắc chế cung tiễn thủ và đao pháp sắc bén, lợi hại của giặc Nụy Khấu, ông đã sáng tạo ra "Uyên ương trận". Trận pháp gồm người mang đồ đỡ để chống lại cung tiễn, người cầm trúc xoa ( gậy trúc có chạc) chuyên dùng phá trường đao. Vì trúc xoa có nhiều chạc, có thể tiếp cận cách quân địch sáu, bảy bước, quân địch sợ bị trúc xoa đâm vào mắt nên không dám đến gần. Nếu quân địch rút dao xông đến, có thể dùng trúc xoa đón đầu chống lại. Khi đao chặt vào trúc xoa, nó liền bị dắt lại trong gậy trúc xoa, khó rút ra được, đầu gậy rất sắc có thể thừa cơ đâm tới. Trong lúc đó người mang trường thương nhân cơ hội đâm quân giặc. Quân của ông được gọi là Thích Gia Quân nổi tiếng lấy một địch mười vang danh Thiên hạ, được coi là đội binh có sức chiến đấu mãnh liệt nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng biên soạn cuốn "Kỹ hiệu tân thư" - một tài liệu rất có giá trị về võ thuật và sử liệu. Với nội dung phong phú, cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu võ thuật rất tinh thâm của ông. Tác phẩm gồm 18 quyển, trong đó  "Quyền kinh tiệp yếu thiên" luận bàn về quyền thuật, chứa đựng 32 thế, tuy đơn giản nhưng hữu dụng. "Trường binh đoản dụng thuyết thiên" ghi lại 24 thế thương, "Đằng bài tổng thuyết thiên" với 8 thế dùng khiên, và "Lang tiển tổng thuyết thiên" dạy 6 thế lang tiển của Trần Đệ. "Đoản binh trường dụng thuyết thiên" chép lại chương "Kiếm kinh" của Du Đại Du với 14 hình song đấu côn. Và "Xạ pháp thiên" ghi lại cách bắn cung cũng của Du Đại Du.... Qua thực tế giao chiến với quân nuỵ khấu, ông nhận thấy đao Nhật đơn giản nhưng lợi hại nên trong lần tái bản đã giảng về môn đao này trong hai chương "Yêu đao giải" và "Trường đao giải".
Du Đại Du ngoài việc chỉnh lý, hướng dẫn côn thuật cho tăng binh Thiếu Lâm, ông còn biên soạn cuốn " Kiếm kinh " ghi chép kỹ thuật sử dụng côn thuật và các loại vũ khí dài, nhưng không có kiếm thuật. 
Khảo cứu trong hơn nửa số bài quyền hiện nay của chùa Thiếu Lâm đều thấy ít nhất một thế của Thích Kế Quang, có thể nêu ra vài thế như Thất tinh, Đơn tiên, Kim kê độc lập, Đảo tháp thế, Chỉ đang thế, Nhất điều tiên, Khóa hổ, Đương đầu pháo...
Đường Hào (1897-1959), lịch sử gia võ thuật Trung Hoa, có tìm được 29 thế của họ Thích trong 7 lộ của Trần gia Thái Cực Quyền xưa như : Bạch hạc lượng sí, Tảo phong cước...Và có hai thế thương của Thích Kế Quang còn lưu lại trong Trần gia Thái Cực Quyền và Thiếu Lâm Phái đó là Khóa kiếm thế và Triều thiên thế. Theo sử liệu thì Thái Cực Quyền được hình thành từ cuối thời nhà Minh đầu nhà Thanh. Trong “ Ôn Huyện Chí” có ghi chép rằng: 
“ vào năm thứ tư Sùng Trinh đời vua Minh Tư Tông (1644) có Trần Vương Đình là quan võ tại huyện Ôn (Tỉnh Hà Nam - TQ). Sau khi nhà Minh bị diệt vong, ông về ẩn tại quê nhà. Vào thời điểm này ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu võ thuật, nhận đệ tử để truyền dạy. Trần Vương Đình đã nghiên cứu “ Hoàng Đình Kinh” của Đạo giáo, đồng thời so sánh, tham chiếu với “ Quyền Kinh của Thích Kế Quang và Du Dại Du” để soạn ra Thái Cực Quyền ".
Như vậy hai môn quyền pháp quan trọng của Trung Quốc là Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của Thích Kế Quang. Phần binh khí có ghi lại tám thế thương căn bản (Bát mẩu thương khởi thủ) nền tảng của thương pháp hiện đại, hiện vẫn còn lưu truyền trong tất cả các môn phái. Trong đó có ba thế quan trọng là "Lan nả trát", lan là quấn đầu thương nghịch chiều kim đồng hồ để gạt một đòn đâm, nả là thế đi theo chiều kim đồng hồ nhằm tấn công vào tay trước của địch để rồi đâm (trát) vào thân hay cổ địch.

Có thể thấy rằng, võ thuật Thiếu Lâm dưới triều đại nhà Minh,  đã có bước chuyển biến đáng kể. Công phu Thiếu Lâm, đặc biệt là côn thuật đã nổi tiếng trong võ lâm, lưu danh sử sách. Tăng chúng Thiếu Lâm đã cùng các phái giao lưu, học hỏi lẫn nhau, lấy sở trường bồi bổ sở đoản. Trải qua thời gian dài nghiên cứu, luyện tập và tổng kết đã dần dần phát triển thành môn phái võ thuật có quyền pháp, khí giới… đủ các nội dung, thể lệ hoàn chỉnh, bài bản.

Sang đến đầu Triều Thanh, quyền thuật Thiếu Lâm Tự bắt đầu phát triển rực rỡ, đặc biệt là đời Thuận Trị, Khang Hy, quyền pháp đạt đến mức độ tối tinh, cùng với đó là sự hình thành và phát triển của các hệ chi phái Thiếu Lâm khắp miền Nam - Bắc Trung Hoa. Bắc Thiếu Lâm ở vùng Sơn Đông, Hoa Bắc và NamThiếu Lâm ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Hoa Nam . Cũng thời gian này, nhiều võ phái mới đã ra đời như : Võ Đang, Nga Mi,  Côn Luân, Không Động....
Đây mới chính là thời kỳ "Trăm Hoa Đua Nở" của võ thuật Trung Hoa. Nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ này gắn liền với phong trào "Phản Thanh Phục Minh" và sự ra đời của các bang hội kín như Hồng thương hội, Thiết tiên hội, Đại đao hội, Tiểu đao hội, Song đao hội, Thiết xoa hội...Hồng Bang Hội và Thiên Địa Hội... Phần lớn các bang hội này đều lấy binh khí mà họ sử dụng để đặt tên cho mình. Những tổ chức bí mật này đã qui tụ được rất nhiều võ lâm cao thủ. Họ cùng nhau trao đổi võ thuật, hệ thống và truyền dậy lại cho hội chúng. 
Khi nhà Minh bị lật đổ, nhiều di thần võ tướng đã vào chùa Thiếu Lâm ẩn cư, chờ đợi thời cơ “diệt Hồ, phục Hán” như Cố Viên Võ, Chu Đức Trù (sau làm trụ trì chùa Thiếu Lâm với hiệu là Thống Thiền Thượng Nhân). Nhiều người trong số họ là cao thủ võ lâm, thân mang tuyệt nghệ. Nhờ vậy Thiếu Lâm Tự lại có dịp thu nhận thêm nhiều tuyệt kỹ võ công.
Các cao thủ võ lâm nổi tiếng đời Thanh đã được ghi vào “Thanh sử” như đại hiệp Cam Phượng Trì, Bạch Thái Quan, Lã Tứ Nương, Mã hòa thượng Miễu Tăng… đều xuất thân từ Thiếu Lâm Tự hoặc được truyền thụ võ công Thiếu Lâm. Do đó mới có câu: “Thiên hạ võ công xuất Thiếu Lâm, Thiếu Lâm cao thủ tại tứ phương”.
Thiên Địa Hội, còn được gọi là Hồng môn hay Tam Điểm hội, dưới thời Càn Long lại có tên là Hồng Hoa Hội. Đây là tổ chức “phản Thanh phục Minh” lớn nhất đầu triều đại nhà Thanh và có nguồn gốc từ Chùa nam Thiếu Lâm. Tương truyền vào năm 1736, do sự xúi dục của Mã Nhân Tắc, một phản đồ Thiếu Lâm Tự, vua Khang Hy đã cho quân triều đình tiến đánh và hoả thiêu Thiếu Lâm Tự. Tăng chúng trong Chùa chỉ còn 5 người sống sót. 5 người này đã cắt máu ăn thề lập ra Thiên Địa Hội nhằm “diệt Thanh triều, khôi phục Minh triều, làm cho thiên hạ Thái Bình”. Sau đó, họ chia ra đi đến các nơi để chiêu tập anh hùng, dũng sĩ chờ thời cơ dựng cờ khởi nghĩa.
Sự kiện quân Thanh phá hủy chùa Thiếu Lâm nêu ở trên có thể là nói về chùa Nam Thiếu Lâm ở Bồ Điền, mà Từ Kha trong tác phẩm " Thanh Bại Lỗi Sao " năm 1917, cho là ở tỉnh Phúc Kiến chứ không phải là Chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, Hà Nam. 

Theo các dữ kiện lịch sử thì chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở Hà Nam chưa bao giờ bị các vị Hoàng đế nhà Thanh ra lệnh phóng hỏa thiêu hủy. Chùa bị cháy nhiều lần là bởi những vụ hỏa hoạn nho nhỏ hoặc bởi những lần tàn phá cướp bóc của bọn lục lâm thảo khấu và nạn đạo tặc địa phương hoành hành nhưng tổn thất không đáng kể. Khang Hy và Càn Long là 2 vị Hoàng Đế nhà Thanh rất ái mộ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, rất thích võ thuật Thiếu Lâm, nên câu chuyện trên không hề đúng với sự thật lịch sử đã diễn ra. Vua Khang Hy đã từng lên Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam và để lại thủ bút thư pháp chữ ‘Thiếu Lâm Tự" trên bảng tên trước cổng sơn môn. Năm 1750 dương lịch, vua Càn Long đã viếng thăm chùa Thiếu Lâm Tung Sơn và bỏ ra một số tiền rất lớn cho trùng tu lại chùa do nhiều nơi trong chùa bị tàn phá bởi thời gian, chiến tranh và các vụ tàn phá của bọn loạn binh quyền phỉ và nạn đạo tặc địa phương.
Chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam thực sự bị hỏa thiêu nhiều nhất là vào năm 1927 (có tài liệu ghi năm 1928) dưới thời Trung Hoa Dân Quốc bởi bộ tướng của Tưởng Giới Thạch là Thạch Hữu Tam. Sau sự kiện này Tưởng Giới Thạch rất hối hận và đã cho trùng tu lại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn. Sau đó Ông đã cho thành lập 2 học viện võ thuật quốc gia là Nam Kinh Trung ương Quốc Thuật Quán và Trung ương Quốc Thuật Quán. Đây là lần đầu tiên xuất hiện những học viện chuyên về võ thuật mang tầm cỡ Quốc gia tại Trung Quốc kể từ sau sự kiện thành lập hiệp hội thể dục  Tinh Võ Thể dục Hội của Hoắc Nguyên Giáp .

Ở Trung quốc, không chỉ có một ngôi chùa Thiếu Lâm như nhiều người vẫn tưởng. Ngoài ngôi chùa Thiếu Lâm được giới võ lâm xưng tụng là " Thái Sơn Bắc Đẩu " tại núi Tung Sơn, tỉnh Hà Nam. Còn có chùa Bắc Thiếu Lâm ở Bàn Sơn, Hà Bắc là nơi chỉ chuyên nghiên cứu về y lý và Phật học, không nghiên cứu võ thuật.

Ở miền nam Trung Hoa còn thú vị hơn khi có đến ba ngôi chùa Nam Thiếu Lâm, một tại Bồ Điền (hay còn gọi là Phủ Điền), một tại Toàn Châu và một tại Phúc Thanh, đều thuộc tỉnh Phúc Kiến.
Hiện nay chỉ còn lại hai ngôi chùa Thiếu Lâm, đó là chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Hà Nam và chùa Nam Thiếu Lâm ở thành phố Phủ Điền (hay Bồ Điền) thuộc tỉnh Phúc Kiến vừa được xây dựng và trùng tu xong vào năm 2001. Ngôi chùa Nam Thiếu Lâm tại Bồ Điền được xây dựng vào thời Nam Bắc Triều, bị quân đội nhà Thanh dưới thời vua Khang Hy thiêu huỷ vào khoảng cuối thế kỷ 17. 
Phần lớn các học giả Trung Quốc cho rằng chùa Nam Thiếu Lâm ở huyện Phúc Thanh thuộc thành phố Phúc Châu có khả năng chính là nơi khởi nguồn của các dòng võ Nam quyền Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến. So với hai ngôi chùa Nam Thiếu Lâm ở Toàn Châu và Phủ Điền cùng trong tỉnh Phúc Kiến, giả thuyết về ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Thanh có nhiều chứng cứ thuyết phục hơn vì trên bản đồ địa chính vị trí của Phúc Thanh rất gần chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở huyện Đăng Phong tỉnh Hà Nam hơn các nơi khác. Nhiều tài liệu về các di chỉ khai quật ở đây đã cho biết những dấu vết nguồn gốc của chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Thanh bắt đầu từ sự di cư của các nhà sư ở chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đến xây dựng. Chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Thanh được xây vào thời nhà Tống. 
Nhưng hầu hết các phái võ miền Nam Trung Hoa lại đều xác nhận chùa Nam Thiếu Lâm ở Toàn Châu mới chính là nguồn cội của các môn Nam quyền Nam Thiếu Lâm và cũng là nguồn gốc của các môn phái Karaté ở Okinawa và Nhật Bản. Trong khi tài liệu của các môn phái Karaté ở Okinawa và Nhật Bản lại cho rằng nguồn gốc của Karaté là từ chùa Nam Thiếu Lâm ở Phủ Điền.
Ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu bị thiêu hủy hoàn toàn  vào thời vua Càn Long nhà Thanh,khoảng năm 1763 (tức năm Càn Long thứ 28).Có thuyết cho rằng chùa này bị đốt hai lần,  lần thứ nhất vào năm 1723 dương lịch (tức năm Ung Chính thứ 2), lần thứ hai vào năm 1763 vì đây là căn cứ địa của phong trào Phản Thanh Phục Minh ở miền Nam Trung Hoa. 
Sau những vụ thiêu hủy các ngôi chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến, nhiều võ tăng Thiếu Lâm đã phải phiêu dạt khắp nơi, chủ yếu xuống miền Nam, mang theo tuyệt kỹ Võ công, và họ đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nhiều phái võ miền Nam Trung Hoa sau này. 
Nhiều nghiên cứu cho rằng ngôi chùa Nam Thiếu Lâm tại Bồ Điền chính là nơi đã phát xuất của môn phái Thiếu Lâm Vĩnh Xuân quyền. Tại đây, khi khai quật, người ta đã tìm thấy những di tích liên quan tới các tổ chức phản Thanh phục Minh như Thiên Địa hội, Hồng Hoa đình, Vĩnh Xuân đường. Tương truyền, chính tại Vĩnh Xuân Đường của chùa Nam Thiếu Lâm Bồ Điền, Nhất Trần đại sư là người đã dẫn một số tăng lữ cao thủ từ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đến, cùng với những tướng lĩnh quân sự nhà Minh chạy trốn sự truy sát của quân đội Mãn Thanh, trong đó nổi bật nhất là Trương Ngũ (còn gọi là Tản Thủ Ngũ ) đã nghiên cứu và sáng tạo ra một môn khoa học chiến đấu mới sau này mang tên gọi là Vĩnh Xuân - Mùa Xuân vĩnh hằng. Nhiều giai thoại lịch sử cũng ghi nhận chính ngôi chùa này là nơi ra đời của tổ chức Thiên Địa Hội.
Vụ hỏa thiêu các ngôi chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến lại khiến cho đời sau cứ lầm tưởng quân đội Thanh Triều đã thiêu hủy chính ngôi chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở Hà Nam. Có rất nhiều giai thoại lưu truyền trong dân gian sau sự kiện này. Nổi bật nhất là giai thoại về 5 vị cao đồ xuất sắc của chùa Nam Thiếu Lâm sống sót và trốn thoát sau vụ hỏa thiêu là: Chí Thiện thiền sư ,Ngũ Mai lão ni sư thái, Bạch Mi đạo nhân, Phùng Đạo Đức, và Miêu Hiển. 5 người này được xem là Ngũ tổ của các dòng phái võ thuật miền Nam Trung Hoa tục xưng là Nam Quyền như : Hồng Gia Quyền, Vĩnh Xuân Quyền,Bạch Hạc Quyền, Bạch Mi Quyền, Ngũ Đại Danh Gia ( Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái )...

Một số câu chuyện kể rằng Chí Thiện đến từ chùa Bắc Thiếu Lâm ở Hồ Nam. Một số khác lại cho rằng ông là trụ trì của chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến. Chí Thiện thiền sư được coi là thầy của Hồng Hy Quan - người sáng lập Hồng Gia Quyền. Có thuyết khác lại nói ông cùng với Ngũ Mai Sư thái là tổ sư của môn Vĩnh Xuân Quyền. Tương truyền Ngũ Mai Lão Ni có tên thật là Lã Tứ Nương sinh ra trong một dòng tộc nổi tiếng trong hệ Bắc Thiếu Lâm ở Sơn Đông, miền Bắc Trung Hoa. Bà thường được coi là người sáng lập của nhiều hệ phái võ như Mai Hoa quyền ,Long Hình quyền, Chu gia Đường lang, Bạch hạc quyền, Ngũ Mai phái và Vịnh Xuân quyền. Đồng thời có những dị bản cho rằng bà là đạo sĩ núi Võ Đang tại Hồ Bắc. Nhiều truyền thuyết trong dân gian lại cho rằng Vĩnh Xuân quyền xuất phát từ một môn phái lớn tên gọi đầy đủ là Phúc Kiến Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền ( gọi tắt là Bạch Hạc quyền ) vì hai môn Quyền này có khá nhiều điểm tương đồng. Tương truyền Bạch Hạc quyền là do Ngũ Mai Lão Ni sáng tạo ra. Có thuyết khác lại nói sáng tổ của Bạch Hạc quyền  là Phương Thất Nương - con gái của Phương Trọng Cung một nhà sư chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Nhà sư này có sở trường về Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền và là một chuyên gia về Hạc quyền. Sau vụ đại hỏa thiêu ông đã trốn thoát và về ẩn cư tại làng Vĩnh Xuân rồi hoàn tục và lập gia đình. Trên thực tế Bạch Hạc phái có lẽ được hình thành đúng vào lúc xảy ra vụ hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm ở Toàn Châu vào năm Càn Long thứ 28, hoặc là trước hay sau thời điểm này một chút. Nhiều khả năng chính từ môn " Thiếu Lâm Ngũ Hình quyền " đã phát triển thành Bạch Hạc phái. Bạch Hạc phái vẫn còn duy trì bộ Ngũ Hình quyền và đã hoàn chỉnh bộ quyền thuật này sâu sắc hơn.

Bạch Mi Đạo Nhân có nhiều khả năng là môn đồ của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam chứ không phải là phản đồ của Nam Thiếu Lâm như dân gian vẫn lưu truyền. Ông ẩn cư tại núi Nga Mi tỉnh Tứ Xuyên và có đôi lông mày dài màu trắng nên được gọi là Bạch Mi Đạo Nhân. Ông đã sáng tác ra Bạch Mi quyền trên cơ sở Hổ hình quyền và Báo hình quyền trong hệ thống Ngũ hình quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc) của Thiếu Lâm quyền, chỉ khác là không đi theo kỹ pháp truyền thống quyền xuất tại yêu (hai tay quyền khởi phát từ eo bộ) mà luôn song song ở phía trước ngực trông như hai trụ cột cửa cổng lớn được dựng lên sừng sững với kỹ thuật Đoản Kiều .Quyền pháp của Bạch Mi Quyền là kỳ lạ nhất trong tất cả các phái võ cổ truyền Nam Bắc Trung Hoa ở chỗ: Bạch Mi Quyền có đấu pháp hầu như không bao giờ có thoái bộ tức là lùi lại phía sau và không bao giờ đánh cùi chỏ giật ra phía sau lưng. Muốn đánh chỏ về phía sau thì một là quay người lại, hai là phang cả cánh tay quyền về phía sau giống như kỹ thuật Trường kiều của Hồng Gia quyền quăng cả cánh tay về phía đối phương khi phóng quyền.

Phùng Đạo Đức cũng tạo lập ra một phái Nam quyền rất nổi tiếng ở miền Nam Trung Hoa là Bạch Hổ phái phát triển rất mạnh ở Quảng Đông và Quảng Tây gọi là Bạch Hổ phái Lưỡng Quảng.

Không có đủ cứ liệu lịch sử để xác nhận năm vị cao thủ này là ngũ tổ của Thiếu Lâm Nam Quyền, thân thế của họ phủ đầy mầu sắc huyền thoại và hư cấu. Theo tài liệu " Mộc Nhân Trang " của Diệp Vấn, do Diệp Chuẩn và Lương Đỉnh xuất bản tại Hương Cảng năm 1980, Chí Thiện, Ngũ Mai, Nghiêm Vịnh Xuân là những nhân vật không có thật. Theo Diệp Chuẩn, căn cứ vào tác phẩm " Trung Hoa Khúc Hí Sử " (lịch sử kịch nghệ cổ truyền Trung Hoa), tổ khai sáng của Vịnh Xuân là Trương Thủ Ngũ, hay Than Thủ Ngũ là một cao thủ Thiếu Lâm Quyền, rất giỏi các tuồng ca kịch Quảng Đông. Sau vụ Hỏa thiêu, Trương Ngũ chạy thoát về vùng Phật Sơn, thành lập Hồng Hoa hội quán ở đây được coi là ông tổ đời thứ nhất của Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân quyền, đồng thời là ông tổ của nghệ thuật kinh kịch miền Nam Trung quốc. 

Dù có xuất sứ từ những ngôi Chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến nhưng phần lớn các môn phái Nam Quyền ở miền Nam Trung Hoa lại đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của " Thiếu Lâm Quyền " Tung Sơn. Nhiều công pháp được sáng tạo và phát triển dựa trên nền tảng của các chiêu thức " Thiếu Lâm Quyền " đặc biệt là từ Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền. Như vậy có thể thấy rằng những ngôi chùa Nam Thiếu Lâm thuộc tỉnh Phúc Kiến thật sự có liên hệ mật thiết với Chùa Thiếu Lâm ở núi Tung Sơn tỉnh Hà Nam.

Người Trung Hoa có câu: " Nam quyền Bắc cước "  và " Nam thuyền Bắc mã " để nói về các nét đặc trưng của 2 trường phái võ thuật Nam Thiếu Lâm và Bắc Thiếu Lâm. Phía bắc Trung Quốc do địa hình đa số là thảo nguyên, đồng ruộng bao la nên dân chúng thường đi lại bằng ngựa, võ thuật cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi lối đánh phóng khoáng, bay nhảy, đá... Phía nam  do hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt và giáp biển nhiều nên dân chúng dùng thuyền làm phương tiện đi lại và vận chuyển là chủ yếu. Chính vì sống trên sông nước nên những người này mã bộ phải vững chắc, những đòn thế bay nhảy nhiều không còn thích hợp nữa mà bù vào đó là lối đánh chí cương chí dương, một đòn chắc một đòn, mã bộ vững vàng, chân như bám rễ.

Nói đến " Bắc Quyền Thiếu Lâm " hay Bắc Quyền là nói đến các loại quyền thuật bên ngoài chùa Thiếu Lâm Tung Sơn thuộc các tỉnh Sơn Đông, Hà Bắc có tên gọi chung là Trường Quyền. Đây là một loại quyền thuật pha trộn giữa Thiếu Lâm Tung Sơn và các môn võ dân gian người miền Bắc mà chủ yếu là các môn quyền thuật của người Hồi giáo như Đàn thối quyền ( hay Đàm thoái quyền ), Tra quyền và Địa Đàng Quyền...
Bắc Quyền Thiếu Lâm chủ trương lối đánh trường trận (công thủ từ xa) dùng đòn chân nhiều hơn đòn tay nên còn gọi là " Bắc Cước ", nhảy cao đá lẹ, tay liền tay và chân liền chân trông như mưa sa sấm chớp liên tục không ngừng. Bộ pháp chạy nhảy, xoay chuyển nhiều và di chuyển nhanh nên yêu cầu nguyên tắc là " Nhất Thốn Trường, Nhất Thốn Cường " có nghĩa là " dài thêm một tấc, mạnh thêm một tấc ". Nổi danh trong hệ phái Trường Quyền thì phải kể đến các tên tuổi lớn như : Mê Tung Quyền (còn gọi là Yến Thanh Quyền) của Hoắc Nguyên Giáp, Bát Cực Quyền,Thông Tý Quyền (hay Thông Bối Quyền), Tra Quyền, Đàm thoái Quyền, Đường Lang Quyền ...

Nam phái Thiếu Lâm còn được gọi là Nam Quyền hàm nghĩa chỉ tất cả các phái võ thuộc miền nam Trung Hoa bắt đầu từ bờ phía Nam sông Trường giang và đều có nguồn gốc từ chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến. Đặc điểm nổi trội của các dòng quyền thuật Nam Thiếu Lâm là thế tấn thấp, không đá cao, ít có động tác nhảy vọt, lăn, lật, coi trọng xúc kình (co kình lực lại), yêu cầu khí trầm đan điền, khi phát lực thì kình từ gót chân (túc căn) nổi lên chân, hông, tay quán xuyến liền một (một hơi thở khi phát kình khí) thường hay đạp chân (giậm chân) rất mạnh xuống đất và hét lớn ( dĩ thanh trợ lực ) rồi vặn eo buông vai phóng quyền với khí thế ào ạt. Các hệ thống kỹ thuật đòn tay đều dùng chữ " Kiều " và bộ tấn dùng chữ " Mã bộ " ám chỉ bộ chân di chuyển và gọi tắt là " Kiều Mã " (Kiều phải chắc chắn, Mã phải vững vàng) do vùng miền Nam Trung Hoa sông nước nhiều và thường đánh nhau trên ghe, thuyền nên phải trụ bộ một chỗ đánh. Bộ pháp phần lớn yêu cầu lấy tứ bình đại mã (trung bình tấn) làm cơ sở, trọng tâm hạ tương đối thấp, bộ pháp ổn định vững vàng, chân bám xuống đất như mọc rễ.Về thân pháp thì yêu cầu trầm vai hạ khuỷu, co ngực mở lưng; về thủ pháp chuyên đánh ngắn, cầm nã, điểm đánh các huyệt vị. Ngoài Ngũ Đại Danh Gia ( Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái ) còn có Hồng Gia Quyền, Vĩnh Xuân Quyền,Bạch Hạc Quyền, Bạch Mi Quyền, Nam Đường Lang Quyền...

Có thể nói võ thuật Trung Hoa thời nhà Thanh đã phát triển rực rỡ kể cả về số lượng lẫn chất lượng với rất nhiều môn phái lớn nhỏ rải rộng khắp các vùng miền trên đất Trung Hoa. Sự phát triển rực rỡ này tuy được khởi nguồn từ phong trào " phản Thanh Phục Minh " của các di thần, võ tướng tiền Triều và các bang hội kín lớn nhỏ nhưng có phần đóng góp rất lớn của các môn đồ  " Thiếu Lâm Quyền "  đặc biệt là ở bờ Nam sông Trường Giang.

Võ thuật Thiếu Lâm ngày nay đã phát triển mạnh mẽ ra khắp toàn thế giới với hàng chục triệu môn sinh, không còn bó hẹp trong phạm vi một nước Trung Hoa. Hiện nay, võ công Thiếu Lâm có một hệ thống quyền thuật rất phong phú, đa dạng với 708 bài quyền được ghi chép trong quyền phổ, trong đó các bài quyền binh khí chiếm 552, cùng với đó là 72 tuyệt kỹ võ công như cầm nã, giao đấu, trật đả, điểm huyệt… Khí công với 156 bài.

Sau bao thế kỷ gắn liền với những thăng trầm và biến cố, chùa Thiếu Lâm có thể không phải là nơi khởi nguồn, nơi bắt đầu của võ thuật Trung Hoa. Nhưng với những gì mà các thế hệ Tăng chúng đã gây dựng và phát triển được cho võ thuật Thiếu Lâm nói riêng, và những ảnh hưởng của võ Thiếu Lâm đến nền võ thuật Trung hoa cũng như Thế giới nói chung thì Thiếu Lâm Tự 
Tung Sơn thật xứng đáng với danh xưng " Thái Sơn Bắc đẩu” của Võ Lâm.

4.2019
Van Ngan tổng hợp

* Bồ Đề Đạt Ma : được coi là sơ tổ của Thiền Tông Trung Hoa. Tương truyền Ông là truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát Nhã Đa La. Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ Đề Đạt Ma đi thuyền qua phía Nam Trung Quốc khoảng năm 520. Sau cuộc hội kiến bất thành với Lương Vũ Đế, Ông đến chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn ở Bắc Trung Quốc. Tại đây, Ngài tu Thiền Diện Bích trong 9 năm. Người ta không biết rõ Sư mất tại đó hay rời Thiếu Lâm sau khi truyền tâm ấn cho Đại đệ từ là Huệ Khả ( Nhị Tổ ). Theo thuyết khác thì Ông về lại Ấn Độ sau 9 năm lưu lại Trung Quốc. 
* Du Đại Du : là danh tướng trung kỳ đời Minh có xuất thân là Võ Tiến Sĩ, người tỉnh Phúc Kiến. Ông cùng với Thích Kế Quang có công đánh dẹp giặc Nuỵ Khấu, đương thời gọi 2 Ông là " Du Long Thích Hổ "
* Thích Kế Quang : người tỉnh Sơn Đông, là một võ tướng nổi tiếng Minh triều. Ông đỗ Võ Cử Nhân nhưng rớt khoa Võ Tiến Sĩ tại Bắc Kinh. Khi trấn nhậm vùng Triết Giang, Phúc Kiến, Thích Kế Quang cùng với Du Đại Du đã nhiều lần đánh dẹp giặc Hải Khấu Nhật Bản nên được thăng chức Tổng Đốc Phúc Kiến. Thích Gia Quân do Ông huấn luyện rất nổi tiếng thời bấy giờ. Ông cũng trước tác nhiều tác phẩm về võ thuât cũng như huấn luyện binh sĩ tác chiến trong đó quan trọng nhất là cuốn " Kỷ Hiệu Tân Thư " viết theo lối  hỏi - đáp.