Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Phong thủy từ ... Tâm

 " Tâm còn chưa Thiện, phong thủy vô ích "
- Khổng Tử -

PHONG THUỶ TỪ ... TÂM
Có gia chủ nọ mời thầy phong thủy đến để xem long mạch. Trên đường dẫn thầy phong thủy tới khu mộ phần nhà mình, anh ta bỗng nói:
“Hay là chúng ta quay về đi, tôi thấy chim chóc bay tán loạn thế kia, chắc hẳn là lũ trẻ trong làng đang trèo lên cây hạnh nhân hái trộm quả rồi. Nếu thấy có người đi qua, thể nào chúng cũng hoảng hốt mà bỏ chạy, chẳng may đứa trẻ nào ngã xuống có mệnh hệ gì thì thật là nguy hiểm”.
Anh ta vừa dứt lời, thầy phong thủy đã gật gù tâm đắc : 
- “Nghe anh nói vậy, tôi biết là không cần phải xem phong thủy nhà anh nữa. Anh biết lo nghĩ cho người khác như vậy thì dẫu có làm gì cũng đều sẽ thuận buồm xuôi gió”.
Biết lo nghĩ cho người khác và phong thủy gia trạch thì có liên quan gì đến nhau? Trong lòng anh ta thấy khó hiểu bèn hỏi lại, và thầy phong thủy trả lời: 
- “Anh không biết sao? Phong thủy lớn nhất của đời người chính là nhân phẩm!”
...

Mọi người đều biết phong thủy có thể dưỡng người, nhưng lại không biết người cũng có thể dưỡng phong thủy. Hãy nhớ, phong thủy quan trọng nhất của đời người không nằm ở gia trạch, thế đất, hay phần mộ tổ tiên, mà lại nằm ở tâm tính của mỗi người. Một người luôn hành thiện tích đức thì dẫu sống ở nơi phong thủy không thuận lợi cũng có thể biến chuyển thành tốt, còn người lòng dạ hẹp hòi xấu xa thì dẫu có được địa thế tốt rồi cũng sẽ tự mà phá hỏng đi hết

- st -

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Hoa cỏ may

       Lối cũ Em về nay đã Thu


HOA CỎ MAY
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Xuân Quỳnh

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Rất đúng quy trình ...

RẤT ĐÚNG QUY TRÌNH TỪ HAI CÁI ... OK
... và ... cũng rất đúng quy trình, và ... rất quen thuộc ... CQCSĐT sẽ sớm mời ai đó, đồng chí nào đó có liên quan lên ... giao ban để hỗ trợ hợp tác điều tra mở rộng vụ án.
...
Họ đã không để cho anh được trọn vẹn cho hết mùa Vu Lan
 




Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Sen ... muộn

Em ơi! Hà - Nội - phố ...
Ta còn Em, ngọn gió Nghi Tàm
Thoáng mùi Sen nở muộn.
...
- Phan Vũ -

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Không thể giữ một ngày

       Nhất định là không thể

       Nhất định là mệt mỏi



KHÔNG THỂ GIỮ MỘT NGÀY
Một ngày mới, dù có trân trọng thế nào, dù muốn giữ lại đến đâu, thì đến chiều, Ngày Mới đó cũng đã cũ, đã phai mất màu mới, đã gầy bớt đi và nhẹ tênh trên tay của mình.
Không ai có thể giữ được ngày mới không bị cũ, không ai có thể vịn vào thời gian mà níu giữ lại được một ngày.
Thời gian vội vã, nhưng đó không phải là lý do để phải sống thật vội, rồi làm ra những tháng ngày vô nghĩa, như không.
Không ai có thể giữ lại được ngày hôm nay không mất, nhưng ai cũng có thể cất vào hôm nay một điều gì đó để ngày mai vẫn còn.
Không ai có thể giữ lại được một điều gì đó không mất, nhưng ai cũng có thể làm điều gì đó để khi thứ đó mất đi nhưng ... vẫn còn.
Khi biết cách giữ lại được một ngày, sẽ biết cách giữ lại được một người, và nhiều nhiều thứ nữa mà mình yêu thương, dù thứ đó sẽ đổi thay hay mất đi.
Khi đem tâm sở hữu để giữ những thứ mình yêu thương, không cho chúng đổi thay phai mất đi, cũng giống như vịn vào thời gian để giữ lại một ngày.
 

Nhất định là không thể.
Nhất định là mệt mỏi.

 

Vô thường

 

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Mê ... Tín

Chỉ có Ta làm điều tội lỗi
Chỉ có Ta làm điều ô nhiễm 
Chỉ có Ta tránh điều tội lỗi
Chỉ có Ta gội rửa cho Ta
- Lời Đức Phật -


MÊ ... TÍN

Mê tín là cái bệnh những nhà trí thức đều chê trách, Chánh quyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín. Thế mà bệnh mê tín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng. Thậm chí có những nước tự cho mình là văn minh nhất thế giới, mà dân chúng trong nước ấy vẫn còn mê tín. Đó là tại sao? Trước tiên chúng ta phải biết mê tín là thế nào? Mê tín là lòng tin mù quáng không thấy lẽ thật, không đúng chân lý. Đơn cử một số thí dụ để chúng ta biết rõ. Như tin ông đồng bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành ngày dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi v.v... Những lối tin này không có lý luận, không đủ bằng chứng, không có lợi ích, nên gọi là mê tín.

NGUỒN GỐC MÊ TÍN
Mê tín không phải là sự ngẫu nhiên phát sanh mà có nguồn gốc phát xuất cụ thể. Có hai thứ nguồn gốc mê tín:

1. Mê tín do tâm mong cầu
Con người khi mong cầu một điều gì mà quá khả năng mình thì dễ sanh mê tín. Ví như có người muốn vay một số vốn lớn làm ăn, không biết việc làm ăn này sẽ kết quả tốt hay xấu. Tự nhiên lòng họ thấy băn khoăn lo lắng không biết hỏi ai, tin ai. Nghe nói ông đồng bà cốt nào đó linh ứng nói quá khứ vị lai rất trúng, họ liền muốn tìm tới hỏi han. Chỉ tốn tiền quẻ có năm bảy trăm, mà biết được việc làm ăn của mình thành công hay thất bại thì an ổn biết mấy. Hoặc trên đường công danh có những học sinh, sinh viên sắp đến kỳ thi cử, lo âu thân phận mình không biết thi đậu hay rớt. Nghe đồn lăng này, miếu kia linh hiển xin xăm bói quẻ sẽ báo đúng những điều sắp đến, các cô các cậu không đủ lòng tin vào khả năng học hành của mình, nhất định đi đến lễ bái xin xăm để hỏi thăm thần thánh xem thế nào. Hoặc có những người muốn ra ứng cử chức này ghế nọ, mà không biết số phận của mình là đỏ hay đen, lòng họ bồn chồn bất an. Có người giới thiệu ông A đổ số tử vi rất hay, xem số biết vận mạng người đúng một trăm phần trăm (100%), ông ta ngại gì không đến đó để xem thử mình có số công danh hay không. Còn lắm trường hợp tương tự như thế không thể kể hết, đại để chỉ vì mong cầu mà không tin sức mình nên sanh ra mê tín.

2. Mê tín do tâm sợ hãi
Sợ hãi là gốc sanh ra mọi mê tín. Một gia đình nọ tiếp tục xảy ra đôi ba người chết "bất đắc kỳ tử", những người còn lại đâm ra hoảng hốt, nghe đâu có thầy bùa hay thầy chú giỏi liền đi rước về ếm đối để khỏi bị trùng. Chính vì sợ hãi mà những người này sanh mê tín. Có những người bị tai nạn dồn dập, vừa té xe bị thương lại bị người giựt nợ, con trai thi rớt, con gái bị bệnh... mất bình tĩnh, nghe ông đồng này hay bà cốt kia giỏi, họ liền tìm đến để cầu cứu hộ, xin phép lạ về để trừ tai ách. Lại có người sắp làm điều mạo hiểm, lo sợ không biết có thể vượt qua mọi nguy hiểm được chăng, họ vào am vào miếu để thưa hỏi thần linh bằng cách rút xăm, bói quẻ. Nếu rút được xăm tốt quẻ lành thì họ mới mạnh dạn xông pha. Có những người mắc phải bệnh nan y, họ buồn khổ lo sợ. Nghe bất cứ nơi đâu có sự linh thiêng mầu nhiệm, họ đều đi đến để xin thuốc cầu bùa. Dù phải làm những điều quái dị, họ thảy đều chấp nhận, miễn sao lành bệnh là vui. Hoặc có người sợ vận xui hạn xấu, nên đầu năm đến chùa cúng sao cúng hạn, cầu cho tròn năm cuộc sống được hanh thông, gia đình được an vui may mắn. Hoặc có những người vì thương cha mẹ đã quá cố, sợ cha mẹ chết rơi vào địa ngục chịu đói khổ nhọc nhằn, họ bèn nhờ thầy cúng dán lầu kho, xe cộ, giấy tiền vàng bạc, lễ cúng đốt xuống cho cha mẹ được an hưởng nơi âm ti... Mọi sự sợ hãi đều là cội nguồn của mê tín. Là con người có ai không mong cầu, không sợ hãi, đã có hai thứ này thì rất nhiều khả năng sẽ rơi vào mê tín dị đoan. Khi chưa gặp việc, chúng ta chống đối mê tín, nhưng gặp lúc có việc khắc khoải mong cầu, kinh hoàng sợ hãi, chúng ta cũng trở thành mê tín như ai. Dù là người có cấp bằng cao, có kiến thức rộng, nếu trong tâm có mong cầu sợ hãi, họ cũng sẽ rơi vào hố mê tín. Có những người đứng trước quần chúng thì miệt thị chê bai kẻ mê tín, song về nhà gặp lúc gia cảnh rối bời thì bà xã vẫn đi bói quẻ xin xăm, hỏi quá khứ vị lai nơi ông đồng bà cốt. Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sanh mê tín dị đoan. Thế nên mê tín dị đoan là bệnh bẩm sanh có sẵn nơi mọi con người. Muốn chữa lành bệnh này phải là bậc Thánh y và thần dược mới mong cầu điều trị được.

PHÁP PHẬT DẠY TRỊ BỆNH TÍN
Phật là bậc Thánh y, pháp của Phật dạy là thần dược, nếu ai tin nơi Phật, dùng thuốc Phật dạy trị bệnh mê tín chắc chắn sẽ được lành. Pháp Phật dạy trị bệnh mê tín có hai thứ:

1. Nhân Quả.
Nhân quả là sự thật, là lý đương nhiên mà người đời ít ai nghĩ đến. Bởi con người cố mong cầu cái quả mà không cân xứng cái nhân. Hoặc họ ước mơ nhặt được những cái quả ngoài tầm tay của họ. Hoặc họ không có tâm tự tín nên làm việc gì cũng ngờ vực lo âu. Đó là những lý do khiến họ đâm ra mê tín. Nếu con người tự biết rõ rằng mọi hậu quả nên hư tốt xấu, thành công thất bại đều do nguyên nhân hay dở đủ thiếu của con người tạo nên. Không có cái quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất bỗng dưng hiện lên, mà đều do trí sáng suốt và sức lao động cần cù của con người tạo ra. Chúng ta cứ tạo nhân tốt thật đầy đủ thì quả tốt nhất định đến. Ví như chúng ta muốn có quả từ cây cam mật, thì trước đó chúng ta phải chọn giống từ quả cam mật, hoặc chiết cành từ cây cam mật. Kế đó, chúng ta phải lựa chỗ đất mầu mỡ ươm giống xuống, rồi tưới nước bón phân đúng thời đúng lúc, chăm sóc sâu bọ đừng cho phá hại. Sau này chúng ta sẽ thu hoạch được quả cam mật - không sai. Chúng ta khỏi phải mong cầu, khỏi phải trông đợi, mà quả sẽ thành tựu viên mãn theo sở nguyện của mình. Cũng thế, mọi sự nên hư thành bại trong đời mình không phải ngẫu nhiên mà đến, không phải từ ai ban cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Không phải chúng ta cầu xin mà nó đến, không phải chúng ta xua đuổi mà nó đi, một khi nhân đã thành thì quả phải chịu. Chúng ta cứ sợ tai ương đổ lên đầu chúng ta, mà lại không sợ những nhân xấu do mình đã gieo từ trước. Chúng ta cầu thần khấn Phật ban bố phúc lành cho chúng ta, mà chúng ta không chịu ban ơn bố đức cho những người chung quanh mình. Những nhân xấu kết hợp thành quả xấu, những nhân tốt tụ hội thành quả tốt. Cầu mong quả tốt mà không chịu gieo nhân tốt, sợ hãi quả xấu mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu mong sợ hãi ấy chỉ là việc không đâu. Chi bằng chúng ta hằng ngày cứ tạo nhân lành, tránh nhân dữ, chả cần cầu mong sợ hãi chi vô ích.
Song nhân quả không phải đơn thuần mà đa dạng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở hiện tại mà lại gián tiếp của nhiều đời. Biết rõ nhân quả tự mình gây tạo, chúng ta can đảm nhận những quả khổ mà không chút sợ hãi buồn phiền. Mình làm chủ tạo nhân, chính mình làm chủ thọ quả, còn cầu xin cái gì, cần hỏi han ai nữa. Chỉ mình sáng suốt khi tạo nhân, cần cù nuôi dưỡng bảo vệ cho nhân tăng trưởng, thì quả chín mọng sẽ đến tay mình một cách dễ dàng. Chúng ta tin chắc lý nhân quả như thế, mọi mê tín sẽ tan theo mây khói. Đấy là quyền con người sẽ nằm gọn trong bàn tay của chúng ta.

2. Ba cửa giải thoát (Tam giải thoát môn).
Ba cửa này là Không, Vô tướng, Vô nguyện (Vô tác). Đây là người tu Phật được trí tuệ thâm hậu, thấy thấu suốt con người và ngoại cảnh đúng như thật. "Không" là từ con người cho đến muôn vật đều do nhân duyên kết hợp thành, không có chủ thể nhất định. Bởi căn cứ trên lý nhân duyên, thấy vạn vật không có chủ thể nên nói là "Không". Từ một cái nhà cho đến cái bàn cái ghế, cây bút chì... tìm thử cái gì là chủ thể của nó. Nếu có chủ thể thì không đợi duyên hợp, đợi duyên hợp mới có thì nhất định không có chủ thể. Đến con người chúng ta thử tìm xem cái gì là chủ thể của thân này? Như Phật dạy thân này do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành, thiếu một trong bốn thứ thì thân phải hoại. Đã là bốn thứ thì thứ nào là chủ? Có một thứ làm chủ thì thiếu một thứ khác tại sao nó không còn? Bốn thứ này lại thù địch chống đối nhau, đem bốn đứa thù nhốt chung một chỗ thì có an ổn không? Chúng ta có bổn phận phải nuôi dưỡng điều hòa bốn kẻ thù này, bằng cách chọn những thức ăn uống nào để quân bình chúng. Về tinh thần cũng thế, nội tâm chúng ta có mặt tốt xấu thiện ác đủ thứ, thử hỏi cái nào là chủ? Cho nên nói là đời sống của ta, mà thực sự cái gì là ta? Cái ta chỉ là tưởng tượng chớ không có thực thể. Từ lãnh vực không có thực thể nhìn sang lãnh vực"Vô tướng" thực hợp lý vô cùng. Bởi vì vạn vật không có thực thể nên không có tướng thật (vô tướng) của nó. Cái mà chúng ta trông thấy, sờ mó được chỉ là giả tướng của duyên hợp mà thôi. Người, vật chỉ là tướng hư giả. Đã là hư giả chúng ta có mong cầu để được, sợ hãi khi mất hay không? Thế là tiến đến "Vô nguyện". Bởi thấy thân hư dối, mọi vật hư dối, chúng ta không còn tham sống sợ chết, không còn đam mê vàng ngọc. Đã thấy trên thế gian này không có cái gì đáng mong cầu, đáng sợ hãi, thì còn gì phải khấn nguyền, phải van xin, phải thưa hỏi các vị thánh thần. Dùng trí tuệ này dẹp tan mê tín, như chế nước sôi trên băng. Ba cửa giải thoát này là đỉnh cao của trí tuệ, thấy tận cùng bản chất con người(ngã) và vạn vật (pháp). Chính do thấy rõ bản chất hư dối của chúng, nên gỡ bỏ mọi mê lầm cố chấp, mọi tham lam trói buộc, được tự tại an vui, gọi là giải thoát.

Tóm lại, mê tín là một tệ nạn của xã hội, nó tạo dựng những con người yếu hèn, mất tự tin, không sáng suốt. Muốn có một xã hội văn minh lành mạnh, chúng ta không thể nào chấp nhận nạn mê tín hoành hành. Huống nữa, trong giới Phật giáo chúng ta đang kế thừa chánh pháp giác ngộ giải thoát của đức Thế Tôn, mà nuôi dưỡng chấp nhận mê tín được sao? Thế mà có nhiều Tăng sĩ trụ trì, khi nghe Phật tử than làm ăn sa sút, liền bảo đến chùa Thầy cầu nguyện cho; nghe con cháu Phật tử sắp thi cử, bảo ghi tên để Thầy cầu nguyện cho; nghe Phật tử than gia đình xảy ra tai nạn, bảo đến chùa Thầy cúng sao cúng hạn cho... Ôi thôi vô số chuyện, cái gì thầy cũng lãnh hết, lo hết và bao thầu hết. Đó là chúng ta đang truyền đăng tục diệm, hay chúng ta dụi tắt ngọn đuốc chánh pháp của đức Như Lai?

HT Thích Thanh Từ
Trích : " Hoa Vô Ưu "

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Chỉ có thể ...

Chỉ có thể xẩy ra ở xứ ... Tư Bản ... giãy giụa 
và chắc chắn vị lãnh đạo này vẫn còn đương ... Xuân Thì


https://m.baomoi.com/tong-thong-bo-dao-nha-giai-cuu-hai-nguoi-gap-nan-tren-bien/c/36077191.epi

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Tốn quá

TỐN QUÁ !
1 cột điện nước Ngoài / 50 cán bộ chiến sĩ công an nhân dân ...
Cứ thế này mà phát huy thì có nhẽ ... anh em đi nghỉ cách ly hết mất nhỉ

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Đi thì quá dở ... ở lại thôi

Quân tử dùng dằng ... đi chẳng dứt
Đi thì quá dở ... ở được không ?
...

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Sự việc thì vẫn thế ...

“ Sự việc thì vẫn thế, chỉ cách nhìn của chúng ta thay đổi,
 Và thế là cuộc đời cũng ... thay đổi ”
 - Andrew Matthews -


Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Ho bắt em rồi

HỌ BẮT EM RỒI
“Nếu không ai dám hy sinh cho tự do thì sớm muộn tất cả cũng sẽ bị vùi dập dưới gót giày chuyên chế”

Máy quay các hãng truyền thông nhấp nháy liên tục khi cảnh sát thuộc lực lượng mới được thành lập còng tay và áp giải cô gái trẻ ra khỏi căn hộ của mình vào đêm thứ Hai 10-8-2020. Chu Đình chỉ vừa 23 tuổi. Cô là một trong những nhà bất đồng chính kiến đầu tiên bị bắt bởi Luật an ninh mới, với cáo buộc “thông đồng với các lực lượng ngoại bang”, nếu bị kết án, cô có thể phải đối mặt với án tù chung thân.

Làm chính trị năm ... 15 tuổi
Chu Đình thuộc thế hệ các nhà hoạt động dân chủ mới ở Hong Kong. Cô tham gia chính trị từ khi còn là một cô bé ở tuổi vị thành niên. Năm đó cô chỉ vừa 15 tuổi. Tiếng nói đấu tranh của cô ngày càng vang xa và vượt khỏi biên giới Hong Kong, gây khó chịu cho chính quyền Trung Quốc, giờ đây họ muốn dập tắt nó. Vụ bắt giữ Chu Đình đêm thứ Hai là vụ bắt giữ mới nhất trong các chuỗi dài những cuộc đối đầu giữa chính quyền Trung Quốc và những nhà đấu tranh ở Hong Kong.
Chu lớn lên trong một gia đình Công giáo không liên quan đến chính trị. Dẫu thế nhưng khi chỉ vừa 15 tuổi, cô đã quan tâm và dấn thân tham gia phong trào chống lại đề xuất đưa chương trình “giáo dục công dân yêu nước” theo ý muốn Bắc Kinh vào các trường học Hong Kong. Các học sinh ở Hong Kong khi đó sợ rằng kiểu giáo dục Đại lục sẽ bóp chết tinh thần khai phóng ở môi trường học thuật tự do Hong Kong với thâm niên hàng thế kỷ. Chu Đình và những thanh thiếu niên trẻ cùng chí hướng đã tổ chức những cuộc biểu tình khổng lồ để chống lại sự áp đặt giáo dục này và đã thành công. Chính quyền Hong Kong cuối cùng phải xuống thang và từ bỏ kế hoạch đưa chương trình “giáo dục yêu nước” vào giảng dạy. Cũng từ những cuộc biểu tình này, Chu đã gặp những người bạn đồng chí hướng, trong số đó có những gương mặt nổi bật khác như Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và La Quán Thông (Nathan Law).
Hai năm sau, Chu cùng bạn bè mình trở thành những gương mặt nổi tiếng trong “Phong trào Dù vàng”, với 79 ngày tọa kháng để phản đối việc Bắc Kinh từ chối cho phép người Hong Kong phổ thông đầu phiếu. Đây là cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng thất bại. Dù vậy, một thế hệ trẻ mới đầy bản lĩnh chính trị ở Hong Kong đã được rèn giũa từ những thành công và thất bại đó. Lớp trẻ mới này là một cái gai đang nhú lên và bắt đầu ngày càng gây khó chịu cho chính quyền Bắc Kinh.

Tiếng tăm vang xa
Năm 2016, Chu Đình, Hoàng Chi Phong, La Quán Thông cùng những bạn bè sinh viên học sinh khác chung tay thành lập Đảng ủng hộ dân chủ với tên gọi Hương Cảng Chúng Chí (Demosistō). Hương Cảng Chúng Chí không giống như các đảng ủng hộ dân chủ trước đây ở Hong Kong, những đảng được thành lập từ sau phong trào Thiên An Môn, Demosistō bao gồm những thành phần trẻ, mười tám đôi mươi hừng hực lửa, sẵn sàng lên tiếng đối đầu trực diện với Bắc Kinh để đạt được mục tiêu tranh đấu của mình.
Tuy nhiên con đường đấu tranh không hề bằng phẳng. Năm 2018, Chu Đình là một nhân vật đầu tiên của Đảng Demosistō bị cấm ứng cử trong các cuộc bầu cử địa phương vì Đảng của cô chủ trương “quyền tự quyết cho Hong Kong”. 
“Chính phủ bằng mọi cách muốn loại bỏ những đảng đối lập, nhưng dù bị trù dập và đàn áp, chúng tôi vẫn cương quyết bảo vệ nhân quyền và tự do” - Chu nói với đám đông biểu tình sau phán quyết cấm cô ứng cử của chính quyền.
Chu Đình đã rất thành công trong vai trò thu hút sự chú ý của quốc tế đến các phong trào dân chủ ở Hong Kong. Nhiệm vụ này thuận lợi một phần do cô thành thạo tiếng Anh, Quảng Đông và tiếng Nhật. Theo cô cho biết, cô tự học tiếng Nhật bằng cách xem truyền hình và các chương trình trên mạng. Nhờ vốn liếng tiếng Nhật của mình, cô đã thu hút được một lượng lớn người Nhật theo dõi trên mạng xã hội của mình. Tài khoản Twitter của cô với ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Nhật có 458.000 người theo dõi.
Việc Chu bị bắt đêm 10-8 đã làm mạng xã hội Nhật Bản dậy sóng. Những người theo dõi và các tổ chức chính trị Nhật Bản đồng loạt lên tiếng phản đối việc bắt giữ Chu Đình. Vào thứ Ba 11-8, hashtag #freeagnes (thả tự do cho Chu Đình) là thẻ thịnh hành nhất mạng xã hội ở Hong Kong và Nhật Bản, được tweet 185.000 lần. Trang Facebook của Chu, sau khi đăng thông báo việc cô bị bắt vào đêm thứ Hai, đã tăng số lượng người theo dõi lên 192.000 người.
Đương đầu sự lựa chọn
Vận động quốc tế giờ đây đã trở thành một nhiệm vụ quá nguy hiểm ở Hong Kong. “Thông đồng với ngoại bang” là một trong bốn tội nghiêm trọng bị Luật an ninh nhắm tới, người vi phạm có thể bị kết án từ 10 năm đến chung thân.
Từ sau ngày bộ Luật an ninh quốc gia mới được ban hành vào ngày 30-6-2020 với những điều luật mơ hồ, việc loại bỏ những người đối lập chính kiến ở Hong Kong ra khỏi sân khấu chính trị dòng chính như Chu giờ đây trở nên một chuyện quá bình thường. Chỉ riêng tháng Bảy, đã có 12 nhân vật chính trị tranh đấu cho dân chủ bị cấm hoạt động vì quan điểm của họ bị cho là “không thể chấp nhận được”. Những vi phạm bị chính phủ dùng để truất quyền tham gia chính trị hợp pháp bao gồm chỉ trích luật an ninh mới hoặc đăng các khẩu hiệu phản đối lên mạng xã hội.
Các nhân vật của Đảng Demosistō đều hiểu rằng họ sẽ là mục tiêu của Luật an ninh một khi nó được ban hành. Họ đã nhanh chóng giải tán đảng vài giờ trước khi Luật chính thức có hiệu lực. La Quán Thông nhanh chóng rời khỏi Hong Kong để tỵ nạn tại Anh ngay tuần đầu tiên. Chu Đình và Hoàng Chi Phong chọn con đường ở lại Hong Kong bất chấp các rủi ro đang chờ đợi. Ngay cả trong trường hợp không liên quan đến Luật an ninh, những cáo buộc vi phạm khi tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn năm 2019 cũng đủ đẩy họ vào tù. Tuy nhiên, những người tranh đấu chọn con đường ở lại với Hong Kong quan niệm, “Nếu không ai dám hy sinh cho tự do thì sớm muộn tất cả cũng sẽ bị vùi dập dưới gót giày chuyên chế”. 

Cố sự Quán
*Chu Đình trong chiến dịch vận động tranh cử cho Demosistō năm 2018 
* Chu Đình bị bắt vào đêm 10.8.2020


Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Đi giữa nhân gian

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp
Cũng không mong được sớm tối bên nhau
Chỉ mong được bình thản nắm tay Nàng đi giữa nhân gian
...


Trót thì đã ... Trét

      TRÓT thì ĐÃ ... TRÉT

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

Thế giới sẽ ra sao sau đại dịch

THẾ GIỚI SẼ RA SAO SAU ĐẠI DỊCH COVID - 19
Một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt khi bàn về việc chính phủ giám sát công dân là không một ai biết chúng ta đang bị giám sát như thế nào, việc này sẽ tiếp diễn ra sao trong tương lai. 
Công nghệ giám sát đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Những thứ mà 10 năm trước dường như chỉ có trong khoa học viễn tưởng ngày nay không còn mới lạ. Thử suy nghĩ, giả dụ có một chính phủ giả định yêu cầu mọi công dân đeo vòng tay sinh trắc học giúp theo dõi thân nhiệt và nhịp tim 24 giờ/ngày. 
Chính phủ sau đó sẽ dùng thuật toán để lưu trữ và phân tích dữ liệu thu thập được. Các thuật toán máy tính sẽ biết bạn dính virus trước cả khi bạn có triệu chứng, chúng cũng nắm được bạn đã đi đâu và gặp gỡ ai. Nhờ vậy, dây chuyền lây nhiễm sẽ bị cắt ngắn lại, thậm chí là cắt đứt ngay lập tức. Một hệ thống như vậy chắc chắn có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan chỉ trong vài ngày. Nghe tuyệt vời, phải không?
Nhưng mặt trái, đương nhiên, điều này mở đường cho việc hợp thức hóa một hệ thống giám sát đáng sợ. Ví dụ nếu bạn biết tôi nhấn vào đường link dẫn đến Fox News thường xuyên hơn CNN, điều này có thể hé lộ cho bạn biết về quan điểm chính trị và thậm chí tính cách của tôi. Nhưng nếu bạn biết thân nhiệt, huyết áp và nhịp tim của tôi khi tôi xem một video trên mạng, bạn có thể biết điều gì khiến tôi vui, điều gì khiến tôi buồn và điều gì khiến tôi thực sự, thực sự tức giận.
Nên nhớ tức giận, hạnh phúc, buồn chán và yêu thương là những hiện tượng sinh học cũng giống như cơn sốt hay cơn ho. Thứ công nghệ dùng vào việc xác định tiếng ho cũng có thể nhận diện được một tràng cười. Nếu các công ty và các chính phủ bắt đầu thu thập dữ liệu sinh trắc học trên diện rộng, họ sẽ hiểu chúng ta hơn chính chúng ta hiểu bản thân mình. 
Đến lúc đó họ không chỉ đoán trước mà còn có thể thao túng cảm xúc của chúng ta và nhờ đó họ có thể thuyết phục ta tin vào bất cứ thứ gì, dù đó là một sản phẩm hay một chính trị gia. Giám sát sinh trắc sẽ khiến cho vụ bê bối Cambridge Analytica thu thập thông tin cá nhân của 87 triệu người sử dụng Facebook trở thành “tiền cổ”. 
Tưởng tượng Bắc Triều Tiên vào năm 2030, mọi người dân phải đeo vòng sinh trắc học 24 giờ/ngày. Khi anh lắng nghe bài phát biểu của Lãnh tụ và chiếc vòng thu thập được tín hiệu cảm xúc tức giận thì anh toi đời chắc!
Đương nhiên, bạn có thể phản biện rằng giám sát sinh trắc học chỉ là biện pháp tạm thời trong tình trạng khẩn cấp quốc gia. Người ta sẽ dẹp nó đi khi đời sống trở lại bình thường. Nhưng đáng tiếc, lịch sử đã chứng minh các biện pháp tạm thời thường tiếp tục tồn tại sau khi tình thế khẩn cấp qua đi, đặc biệt nếu như luôn có một mối đe dọa mới lẩn khuất đâu đó ở phía trước. 
Lấy ví dụ, Israel, quê hương tôi, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong cuộc chiến giành độc lập năm 1948. Điều này hợp thức hóa hàng loạt các biện pháp tạm thời từ kiểm duyệt báo chí, tịch thu đất đai, cho đến quy định đặc biệt liên quan đến việc làm bánh pudding (Tôi không đùa đâu). Dù cuộc chiến đã kết thúc từ lâu, Israel chưa bao giờ tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp và cũng không gỡ bỏ các biện pháp tạm thời năm 1948 (vào năm 2011, chính phủ cuối cùng cũng “nhân từ” xóa bỏ nghị định về bánh pudding).
Kể cả khi số ca nhiễm corona giảm về 0, một vài chính phủ thèm khát dữ liệu công dân có thể sẽ trần tình rằng họ cần duy trì hệ thống giám sát sinh trắc học vì lo ngại đợt sóng corona thứ hai hoặc bởi virus Ebola đang biến chủng ở Trung Phi hay bởi vì… bạn hiểu ý tôi nói rồi đấy! Một cuộc chiến dằng dai xoay quanh quyền riêng tư của mỗi cá nhân đã diễn ra suốt những năm qua. Dịch corona có thể chính là “điểm bùng phát” trong cuộc chiến này. Khi người dân phải chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ sẽ luôn chọn sức khỏe.

Cảnh sát phòng
Trên thực tế, gốc rễ của vấn đề nằm ở chính yêu cầu mọi người phải lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, bởi đây là một lựa chọn sai lầm ngay từ cách đặt vấn đề. Chúng ta hoàn toàn có thể và nên có cả quyền riêng tư lẫn sức khỏe. Bằng cách trao quyền cho công dân, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn chặn dịch Covid-19 mà không cần thiết lập chế độ giám sát bắt buộc. 
Trong vài tuần qua, tại Hàn Quốc và Singapore nổi lên là những trường hợp thành công nhất trong việc phối hợp cộng đồng để ngăn chặn dịch corona lan rộng. Mặc dù các quốc gia này vẫn sử dụng một số ứng dụng giám sát, họ chủ yếu dựa vào việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng, báo cáo số liệu trung thực và sự hợp tác tự nguyện của quần chúng.
Giám sát tập trung và chế tài xử phạt không phải là cách duy nhất để khiến mọi người làm theo các hướng dẫn phòng dịch hiệu quả. Khi người dân được tiếp cận đủ thông tin một cách khoa học và chính xác, họ sẽ thực hiện nghiêm túc mà không cần có sự ép buộc nào.
Chẳng hạn như việc rửa tay bằng xà phòng. Đây là một trong những tiến bộ lớn của loài người từ trước đến nay về vệ sinh cá nhân. Hành động đơn giản này đã cứu hàng triệu mạng sống mỗi năm. Mặc dù chúng ta coi đó là điều hiển nhiên, nhưng chỉ đến thế kỷ 19, các nhà khoa học mới phát hiện ra tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng. Trước đó, thậm chí các bác sĩ và y tá còn di chuyển từ một ca phẫu thuật này sang một ca phẫu thuật tiếp theo mà không rửa tay. Giờ đây hàng tỷ người rửa tay mỗi ngày, không phải bởi do có một lực lượng “cảnh sát xà phòng” giám sát, mà bởi họ ý thức được những lợi ích sức khỏe. “Tôi rửa tay bằng xà phòng vì tôi đã nghe nói về virus và vi khuẩn, tôi hiểu rằng những sinh vật nhỏ bé này gây bệnh và tôi biết rằng xà phòng có thể loại bỏ.
Nhưng để đạt được mức độ tuân thủ và hợp tác như vậy, bạn cần tin tưởng. Mọi người cần tin tưởng vào khoa học, tin tưởng các cơ quan công quyền và tin tưởng vào các phương tiện truyền thông. Trong những năm qua, sự cạnh tranh giữa các đảng phái khiến các chính trị gia trở nên thiếu trách nhiệm, cố tình phá hoại niềm tin của người dân vào khoa học, vào các cơ quan công quyền và các phương tiện truyền thông. Những chính trị gia này còn có thể bị cám dỗ theo chủ nghĩa độc đoán, cho rằng bạn không thể đặt niềm tin theo công chúng để làm điều đúng đắn.
Thông thường, niềm tin đã bị xói mòn trong nhiều năm không thể được xây dựng lại chỉ sau một đêm. Nhưng đây không phải là thời điểm thông thường. Khi khủng hoảng, quan niệm cũng có thể thay đổi nhanh chóng. Bạn có thể xung khắc với anh chị em ruột mình trong nhiều năm, nhưng khi nguy cấp, bạn đột nhiên phát hiện họ vẫn là nơi bạn đặt niềm tin và tình thương, và các bạn vẫn sẵn lòng giúp đỡ nhau. 
Thay vì xây dựng một hệ thống giám sát mọi công dân, vẫn chưa quá muộn để gây dựng lại niềm tin của người dân vào khoa học, vào cơ quan công quyền và truyền thông. Chắc chắn chúng ta nên sử dụng các công nghệ giám sát mới, nhưng sẽ trao quyền sử dụng nó cho người dân. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc theo dõi nhiệt độ cơ thể và huyết áp mỗi người dân, nhưng dữ liệu đó không dùng vào việc phục vụ một chính phủ toàn năng. Thay vào đó, dữ liệu đó sẽ cho phép tôi đưa ra các lựa chọn cá nhân sáng suốt hơn, cũng như tự chịu trách nhiệm trước chính phủ đối với các quyết định của mình.
Nếu có thể tự theo dõi sức khỏe bản thân 24 giờ mỗi ngày, tôi sẽ không chỉ biết rõ liệu tôi có gây nguy hiểm cho ai khác hay không, mà còn giúp hình thành các thói quen có lợi cho sức khỏe của mình. Nếu tôi có thể tiếp cận và phân tích các thống kê đáng tin cậy về sự lây lan của Covid-19, tôi có thể kiểm chứng các thông tin chính phủ công bố và liệu chính sách mà chính phủ đang áp dụng có phòng chống dịch hiệu quả hay không. Khi nói đến giám sát, người ta thường chỉ nghĩ tới công nghệ giúp chính phủ giám sát người dân mà không nhớ rằng công nghệ cũng có thể giúp mỗi cá nhân giám sát chính phủ. 
Do đó, dịch Covid-19 là một thử nghiệm lớn về quyền công dân. Trong những ngày sắp tới, mỗi người trong chúng ta nên chọn tin tưởng vào dữ liệu khoa học và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hơn các thuyết âm mưu vô căn cứ và phát ngôn của các chính trị gia nhiều tham vọng. 
Nếu không lựa chọn đúng, chúng ta có thể thấy mình đang ký giấy cho đi những quyền tự do quý giá nhất, nhưng vẫn nghĩ rằng đó là cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe của mình...

Yuval Noah Harari 
* Yuval Noah Harari là một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách nổi tiếng thế giới “Sapiens: Lược sử loài người”, “Homo Deus: Lược sử tương lai” và “21 bài học cho thế kỷ 21.”