Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Cử tri đoàn & và bầu cử ở Mỹ

CỬ TRI ĐOÀN & BẦU CỬ MỸ

Trước khi nói về Cử Tri Đoàn và cách thức cùng thể lệ bầu cử, chúng ta cần phải nhớ rằng nước Mỹ không phải là một quốc gia có 50 tỉnh mà nước Mỹ là một hiệp chủng quốc gồm 50 tiểu bang tự trị. Khi các tiểu bang gia nhập vào Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, họ chỉ phải đồng ý là sẽ tuân thủ theo một số điều luật của liên bang mà bang nào cũng phải theo. Ngoài các điều luật đó ra, các tiểu bang hoàn toàn tự trị và tự vận hành. Nói một cách nôm na, nước Mỹ như là tập thể của 50 vườn hoa. Tuy nằm trong công viên lớn có tên là Hoa Kỳ, nhưng các chủ vườn có thể trồng các loại cây và hoa mà mình muốn với điều kiện là cây của bang này không được lấn sang đất của bang khác. Chính phủ liên bang không giới hạn số lượng và chiều cao của cây. Nói một cách khác, sự phát triển kinh tế của bang này không được gây hại đến sự phát triển kinh tế của các bang khác.

Tại các tiểu bang của Hoa Kỳ, hiến pháp và luật lệ của mỗi tiểu bang có giá trị và hiệu lực cao hơn hiến pháp và luật lệ của chính phủ liên bang. Các cuộc bầu cử ở cấp tiểu bang đều theo thể thức phổ thông bầu phiếu, nghĩa là ai được nhiều phiếu thì người đó thắng. Chỉ có chiếc ghế tổng thống Hoa Kỳ mới được bầu theo thể thức Cử Tri Đoàn (Electoral College).

Vì Sao Cần Có Cử Tri Đoàn?

Vì sao chiếc ghế Tổng Thống không được quyết định bằng thể thức phổ thông bầu phiếu, nghĩa là đa số thắng thiểu số? Câu trả lời rất đơn giản là, ngay từ đầu, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã hoàn toàn không có ý định tạo ra một nền dân chủ dựa trên nền tảng thuần tuý của nguyên tắc đa số thắng thiểu số. Sau khi nghiên cứu lịch sử thế giới một cách cẩn thận và tỉ mỉ, họ đã học được điều mà, ngày nay, hầu hết mọi người đã quên hoặc chưa bao giờ được học. Đó là, một nền dân chủ chỉ thuần túy dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người là một nền dân chủ bất công và không bao giờ là nền dân chủ thực sự. Trong một nền dân chủ thuần túy dựa trên sức mạnh của đại đa số thì các nhóm thuộc đại đa số sẽ có thể dễ dàng áp đặt sự chuyên chế của mình lên phần còn lại của đất nước. Nó sẽ tạo ra một xã hội trong đó các nhóm đa số sẽ lấn lướt, áp đặt, và hiếp đáp các nhóm thiểu số; các bang lớn, đông dân sẽ lấn áp và chà đạp quyền lợi của các bang nhỏ.

Nền dân chủ dựa trên sức mạnh của đại đa số được ví như khi hai con sói và một con cừu ngồi lại với nhau để đưa ra quyết định “dân chủ” về món ăn cho bữa tối. Dĩ nhiên con cừu sẽ luôn là món ăn cho bữa tối và cả bữa trưa ngày hôm sau. Con cừu, với thân phận thế cô, sức yếu sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được trong một xã hội mà đại đa số là sói. Tượng tự, trong một xã hội mà đại đa số là phụ nữ, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, đàn ông luôn luôn sẽ là người rửa chén sau bữa ăn. Trong một xã hội mà bần cố nông nhiều hơn thành phần trí thức, tiểu tư sản, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, bần cố nông sẽ luôn cai trị những người trí thức. Dân chủ theo kiểu đa số thắng thiểu số này sẽ rất nguy hiểm cho đất nước, là phản dân chủ, và là án tù chung thân cho số ít. Đây là nền “dân chủ” mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn tránh bằng mọi giá.

Thấy được sự nguy hiểm của nguyên tắc “lấy thịt đè người”, dùng sức mạnh của số đông để đàn áp, thống trị số ít này, các nhà lập quốc của Hoa Kỳ đã phải ngồi lại với nhau ròng rã nhiều tháng để tìm ra một phương pháp nhằm giảm thiểu sức mạnh toàn trị của số đông trên mảnh đất Hoa Kỳ. Và cuối cùng, họ đã nghĩ ra một hệ thống bầu cử Tổng Thống có tên là Electoral College, tức Cử Tri Đoàn.

Cử Tri Đoàn được sáng lập để ngăn ngừa và giảm thiểu sự lấn áp của số đông đối với số ít, để đảm bảo quyền lợi cho các bang có số dân nhỏ, để đảm bảo tiếng nói và nguyện vọng của họ cũng được xem trọng như các tiểu bang lớn.

Đó là lý do vì sao, các tiểu bang dù nhỏ hay lớn đều chỉ được có hai đại diện trong Thượng Viện. Điều này đảm bảo rằng trong các cuộc bầu phiếu tại Thượng Viện tất cả các bang đều có sức mạnh như nhau vì mỗi bang đều có hai phiếu bầu. 

Để bù lại việc các bang lớn bị “xử ép” khi chỉ có hai đại diện tại Thượng Viện, số ghế đại diện của mỗi bang tại Hạ Viện được dựa trên dân số của mỗi bang. Như vậy, các tiểu bang lớn sẽ được nhiều ghế đại diện trong Hạ Viện hơn các tiểu bang nhỏ. Tuy có vẻ “bất công” đối với các tiểu bang nhỏ, nhưng thực sự thì lại rất công bằng bởi vì con ngựa to lớn hơn và làm việc có hiệu quả cao hơn nên dĩ nhiên phần ăn sẽ được nhiều hơn con lừa. Công bằng tuyệt đối không bao giờ tồn tại.

Theo thể thức bầu cử của Cử Tri Đoàn ngày nay, một ứng cử viên cần ít nhất 270 phiếu bầu để giành chiến thắng. Tại sao điều này lại quan trọng như vậy? Bởi vì thể thức Cử Tri Đoàn khuyến khích xây dựng liên minh và vận động bầu cử trên bình diện toàn quốc để giành được sự ủng hộ của nhiều loại cử tri khác nhau, từ nhiều vùng khác nhau của nước Mỹ. Nếu một cử tri chỉ có được sự ủng hộ của miền Nam hoặc miền Tây thì không đủ để đắc cử. Họ không thể giành được con số tối thiểu 270 phiếu đại cử tri nếu chỉ có một phần của đất nước ủng hộ họ. Do đó, đối với một ứng cử viên, mọi tiểu bang và mọi cử tri đều trở nên quan trọng như nhau.

Ngược lại, nếu chiến thắng nghĩa là chỉ cần làm sao để có đủ số phiếu phổ thông, thì một ứng cử viên chỉ cần tập trung toàn bộ nỗ lực của mình để vận động tại các thành phố lớn nhất hoặc các bang lớn nhất mà không cần phải quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, và khó khăn của các tiểu bang nhỏ.

Thể thức Cử Tri Đoàn còn có tác dụng ngăn ngừa sự gian lận và hối lộ. Thí dụ như nếu Châu Á cần bầu ra một tổng thống. Châu Á có 4,6 tỉ dân, Trung Quốc có 1,5 tỉ dân và Ấn Độ có 1,4 tỉ dân. Nếu theo thể thức Cử Tri Đoàn thì thắng được Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa đủ điểm để đắc cử. Vì vậy, các ứng cử viên phải coi trọng và quan tâm đến các nước khác. Nếu theo thể thức bầu phiếu phổ thông, thì các ứng cử viên chỉ cần tập trung vận động để dân Trung Quốc và Ấn Độ bầu cho mình vì hai nước này hợp lại đã có 3 tỉ dân. Trung Quốc và Ấn Độ có thể liên minh mua chuộc một ứng cử viên nào đó và vị ứng cử viên đó chỉ cần đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ sau khi đắc cử. Vì phiếu bầu của Việt, Miên, Lào không quan trọng và không cần thiết nên quyền lợi của các nước này cũng sẽ không được đảm bảo. Như vậy, Trung Quốc và Ấn Độ có thể thao túng toàn bộ Châu Á. Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng sông Mekong và sông Hồng theo ý của mình. Họ có thể đào kênh thuỷ lợi dẫn hết nước vào ruộng của họ, tuỳ tiện xây đập thuỷ điện và kết quả là gây hại cho các nước thấp cổ, bé miệng ở hạ nguồn như Việt, Miên, Lào. Đây chính là hệ thống dân chủ dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người, bang lớn chèn ép bang nhỏ mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn ngăn ngừa bằng mọi giá.

Cử Tri Đoàn còn có rất nhiều cái lợi khác, một trong số đó là đếm phiếu. Theo thể thức bầu phiếu phổ thông, nếu hai ứng cử viên có số phiếu xấp xỉ bằng nhau thì việc đếm lại phiếu bằng tay (recount) trên phạm vi toàn quốc sẽ được dùng để quyết định người thắng cuộc vì computer có thể bị trục trặc. Việc đếm phiếu bằng tay trên phạm vị toàn quốc sẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc. Đó là chưa kể đến việc sau khi đếm phiếu mà vẫn xấp xỉ thì lại phải đếm lại. Thể thức Cử Tri Đoàn sẽ giải quyết vấn đề này nhanh gọn và đỡ tốn kém hơn nhiều. Tôi xin được lấy tiểu bang Minnesota làm ví dụ. Minnesota được 10 Electoral Votes (gọi là 10 phiếu đại cử tri). Ai thắng được số phiếu phổ thông tại Minnesota thì sẽ được cộng 10 phiếu đại cử tri vào tổng số phiếu đại cử tri của mình. Nếu như số phiếu phổ thông của hai cử viên tại bang này xấp xỉ bằng nhau thì chỉ cần đếm lại phiếu tại Minnesota để quyết định thắng thua chứ không cần phải đếm lại phiếu trên toàn nước Mỹ. Và đây cũng là một trong những lý do mà các chuyên gia thời nay gọi các nhà lập quốc là “thiên tài” khi họ đã sáng lập ra Cử Tri Đoàn.

Thể Thức Của Cử Tri Đoàn

Quốc hội Hoa Kỳ được chia làm hai viện: thượng viện (Senate) gồm có 100 Thượng Nghị Sĩ (TNS) và Hạ Viện (House of Representatives) gồm có 435 Hạ Nghị Sĩ (HNS). Lúc đầu, Hạ Viện chỉ có 59 ghế. Số ghế này được tăng theo sự phát triển dân số. Đến khi số ghế lên đến 435 thì Hạ Viện quyết định không tăng nữa. Mỗi tiểu bang có 2 TNS và con số này không đổi. Số HNS của mỗi bang được phân bố dựa trên dân số. Tiểu bang California có 53 ghế HNS vì dân số đông, trong khi bang Alaska chỉ có 1 ghế HNS vì dân số ít. 435 ghế trong Hạ viện được chia cho các bang theo chỉ số ưu tiên dựa trên một công thức toán học thuần tuý chứ không dựa trên một ưu tiên chính trị nào cả.

Đầu tiên, tất cả 50 tiểu bang đều được phân bố một ghế. 435 - 50 = 385. Chiếc ghế số 51 sẽ trở thành chiếc ghế thứ hai cho California vì lúc này chỉ số ưu tiên của bang này cao nhất nhờ vào số dân đông nhất. Sau đó, chỉ số ưu tiên của bang này được giảm xuống theo công thức toán học vừa nêu ở trên. Nếu chỉ số ưu tiên vẫn còn cao nhất thì sẽ được ghế thứ 52 sẽ trở thành chiếc ghế thứ ba cho California. Cứ như vậy cho đến khi chỉ số ưu tiên của California thấp hơn Texas (Texas có số dân cao thứ nhì) thì Texas sẽ nhận được chiếc thứ hai của mình. Tiếp tục như vậy cho đến khi không còn ghế nào để phân bố.

Dân số của các tiểu bang được thống kê 10 năm một lần. Vì số ghế giới hạn ở mức tối đa là 435, nên bang nào giảm dân số thì phải mất ghế và bang nào tăng dân số sẽ được tăng ghế.

Mỗi tiểu bang sẽ nhận được số phiếu đại cử tri bằng với tổng số ghế của mình trong cả hai viện. Ví dụ: California có 53 ghế trong Hạ Viện cộng với 2 ghế trong Thượng Viện nên sẽ có 55 phiếu đại cử tri.

Cộng số ghế trong Thượng Viện (100) và Hạ Viện (435) thì sẽ được 535 ghế. Do đó, 50 tiểu bang sẽ có tổng cộng 535 phiếu đại cử tri. Trường hợp cá biệt duy nhất là Washington D.C. Vì không phải là một tiểu bang của Hoa Kỳ nên Washington D.C. không có TNS và HNS mà chỉ có một đại diện trong quốc hội. Tuy vậy, địa hạt này vẫn được phân bố 3 phiếu đại cử tri.

Như vậy, toàn nước Mỹ hiện nay có 538 phiếu đại cử tri (100 + 435 + 3 = 538). Một cử tri nếu muốn đắc cử Tổng Thống phải đạt được tối thiểu là 270 phiếu đại cử tri. Trong trường hợp không ai đạt được số 270 phiếu, hoặc các ứng cử viên có số phiếu bằng nhau thì Hạ Viện sẽ bầu Tổng Thống và Thượng Viện sẽ bầu Phó Tổng Thống.

Vai Trò của Đại Cử Tri

Bầu cử Tổng Thống Mỹ được tiến hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được tiến hành theo thể thức phổ thông bầu phiếu. Giai đoạn hai được bầu bởi các Đại Cử Tri. Lấy Minnesota làm ví dụ. Minnesota có 10 phiếu đại cử tri. Cử tri của đảng nào thắng ở Minnesota bằng phiếu phổ thông thì đảng đó sẽ cử 10 đại diện của đảng mình vào đoàn Đại Cử Tri. Đoàn này, trước khi đến Washington D.C. để bầu Tổng Thống, sẽ phải hứa là sẽ trung thành với cử tri của đảng mình.

Điều đặc biệt là họ không bắt buộc phải làm theo những gì đã hứa. Luật pháp cũng không bắt buộc họ phải trung thành. Họ chỉ phản bội lời hứa khi có lý do chính đáng. Thường thì họ phản bội lời hứa vì lương tâm của họ cho rằng ứng cử viên của đảng mình không xứng đáng làm Tổng Thống. Lý do thứ hai, vì họ là người sinh hoạt trong đảng nên họ có thể nhìn thấy những sai trái trong nội bộ mà những người đi bầu bình thường không thấy được. Trong trường hợp này, họ có thể bầu cho bất kỳ ai mà họ muốn hoặc bỏ phiếu trắng. Những người này được gọi là Faithless Electors (Đại Cử Tri Vô Tín).

Trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ, những người Vô Tín này không nhiều và sự vô tín của họ chưa bao giờ làm đảo ngược kết quả bầu cử. Trong các cuộc bầu cử năm 1948, 1956, 1960, 1968, 1972, 1976, và 1988 mỗi cuộc đều chỉ có một người Vô Tín. Năm 2000, có một người bỏ phiếu trắng. Nhưng cuộc bầu cử mới nhất vào năm 2016 có đến 5 người phản Hillary Clinton và 2 người phản Donald Trump. Như vậy, Hillary Clinton là người đang giữ kỷ lục bị phản nhiều nhất trong một cuộc bầu cử.

Hiệu Quả Của Cử Tri Đoàn

Mục đích chính của thể thức Cử Tri Đoàn là để ngăn chặn sự nguy hiểm của sự thống trị của số đông, lấy thịt đè người, lấy mạnh hiếp yếu. Kể từ khi được chính thức đưa vào sử dụng trong các cuộc bầu cử vào năm 1788, thể thức Cử Tri Đoàn với cách phân bố số phiếu đại cử tri bằng với số đại diện trong Quốc Hội đã luôn chứng tỏ sự hữu hiệu của nó trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các tiểu bang.

Một ví dụ điển hình là việc tranh chấp quyền lợi nguồn nước từ sông Colorado giữa California và sáu tiểu bang khác (Wyoming, New Mexico, Colorado, Utah, Nevada, Arizona). Miền Nam California vốn dĩ rất khô hạn vì thiếu nước trầm trọng và hầu như không bao giờ có mưa. Từ xưa đến nay, nguồn nước chính của Nam California là từ sông Colorado. Để bảo đảm lượng nước đủ dùng từ sông này, California đã nhiều lần sử dụng lợi thế 53 ghế tại Hạ Viện so với 28 ghế của sáu bang kia để đưa ra những dự luật có lợi cho mình qua việc hạn chế việc sử dụng nước của các bang ở thượng nguồn. Tuy 53 ghế là lợi thế rất lớn, nhưng nó cũng chỉ chiếm 12% của các ghế tại Hạ Viện. Các bang không liên quan sẽ không muốn đứng về phía ai mà chỉ bầu cho những gì họ cho là hợp lý và có lợi cho nước Mỹ. Kết quả là hầu hết các dự luật đó đều thất bại. Nếu có dự luật nào được thông qua tại Hạ Viện thì khi đưa lên Thượng Viện cũng sẽ không được thông qua. Ở Thượng Viện mỗi bang chỉ có hai ghế đại diện nên sáu bang kia (12 đại diện) sẽ lật ngược thế cờ. Đến năm 1950s, California mới bắt đầu dẫn nước từ miền Bắc xuống miền Nam, nhưng để phát triển kinh tế, nông nghiệp, và để đáp ứng cho sự tăng dân số tại miền Nam, California không thể chỉ dựa vào nguồn nước SWP từ phía Bắc mà cần luôn cả nguồn nước từ sông Colorado. Biết không thể đảm bảo nguồn nước bằng việc lấy thịt đè người, California phải xuống nước và hứa cho sáu bang kia nhiều ưu đãi về kinh tế như bán cam rẻ hơn, bán các sản phẩm nông nghiệp khác với giá rẻ hơn. Như vậy, tuy có mâu thuẫn quyền lợi, nhưng các bang có liên quan vẫn phải đối xử ôn hoà và tôn trọng lẫn nhau.

Kể từ năm 1788, có 5 ứng cử viên thắng cuộc bầu phiếu phổ thông nhưng lại không thắng được chức Tổng Thống mà 4 người trong số đó là của đảng Dân Chủ. Mỗi lần thất bại, đảng Dân Chủ đều đổ thừa cho thể thức Cử Tri Đoàn và bảo rằng “Electoral doesn’t work” vì nó không phản ánh ý kiến của số đông. Họ còn cho rằng Electoral College được lập ra để làm lợi cho đảng Cộng Hoà. Thật ra, họ đã sai khi nói như vậy.

Cử Tri Đoàn được đưa vào sử dụng (năm 1788) trước khi có đảng Dân Chủ (năm 1828) và đảng Cộng Hoà (năm1854), cho nên không thể nói là nó được lập ra để thiên vị và bênh vực bất kỳ đảng nào. Cử Tri Đoàn được lập ra để phá vỡ sự độc quyền thống trị lâu dài của số đông, cho số ít có khả năng cạnh tranh và cơ hội để thắng số đông và nó đã làm được những gì mà các nhà lập quốc muốn nó làm. Phiếu phổ thông đại diện cho sức mạnh của số đông và năm lần thất bại của số đông đã chứng minh điều đó. Như nhiều chuyên gia chính trị đã nói: “Electoral College works perfectly. It works as designed. That’s how it’s supposed to work.”

Để thấy thêm hiệu quả tuyệt vời của thể thức Cử Tri Đoàn trong việc phá vỡ sự độc quyền thống trị của số đông hay của một đảng nào đó, chúng ta không cần phải nhìn đâu xa mà hãy nhìn lại những cuộc bầu cử gần đây nhất. Năm 2000, Al Gore của đảng Dân Chủ thắng phiếu phổ thông nhưng Goerge Bush lại làm tổng thống vì thắng phiếu đại cử tri. Năm 2016, Hillary Clinton của đảng Dân Chủ cũng thắng phiếu phổ thông nhưng Donald Trump lại làm tổng thống vì thắng phiếu đại cử tri. Nếu không có thể thức Cử Tri Đoàn thì Al Gore và Hillary Clinton của đảng Dân Chủ đã làm tổng thống. Như vậy có nghĩa là suốt 28 năm (từ 1993 đến 2021), nước Mỹ liên tục bị độc quyền thống trị bởi 5 Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ. Với sự độc quyền cai trị trong suốt 28 năm đó, đảng Dân Chủ hoàn toàn có đủ sức và đủ thời gian để đưa nước Mỹ theo bất kỳ mô hình xã hội nào họ muốn. Thể thức Cư Tri Đoàn đã phá vỡ sự độc quyền thống trị dài hạn và nguy hiểm này. Ngược lại, 28 năm của 5 đời Tổng Thống Cộng Hoà cũng không phải là một điều tốt cho đảng Dân Chủ. Như vậy ai có thể nói Electoral College doesn’t work?

Ngoài ra, thể thức Cử Tri Đoàn còn làm cho các cuộc bầu cử trở nên vô cùng khó đoán. Trong khi thể thức phổ thông bầu phiếu là một lá bài chỉ có hai mặt sấp ngửa dễ đoán thì thể thức Cử Tri Đoàn như một bộ bài có 50 lá mà lá nào cũng có hai mặt, lá nào cũng quan trọng như nhau và không ai dám chắc lá nào sẽ thuộc về ai. Tính khó đoán này giúp ngăn ngừa âm mưu thao túng cuộc bầu cử, tạo ra rất nhiều tình huống bất ngờ, làm tăng thêm sự náo nức, háo hức, và hồi hộp chờ đợi. Nó biến ngày bầu cử thành ngày hội thật sự của nước Mỹ.

Rất nhiều nước muốn áp dụng mô hình này tại nước họ, nhưng dĩ nhiên là số đông ở nước họ đã không đồng ý và như vậy, sau mỗi cuộc bầu cử, số đông lại tiếp tục thống trị số ít.  Đối với số ít, đó là một bản án chung thân. Có ai muốn làm số ít trong một đất nước mà đa số thắng thiểu số không?

 

Nguồn: FB Tim Pham

Oct. 30 2020 

Sợ ... Ma

SỢ ... MA

Có đôi vợ chồng nhà nọ, người vợ vốn hay sợ ma. Đêm Halloween, khi chồng đang say giấc bỗng bị vợ cấu cho một cái bèn thức dậy hỏi:

- Có chuyện gì vậy em?

- Em sợ ma…

- Thế thì em nằm vào trong đi.

Được một lúc sau chị vợ lại cấu một cái nữa. Bực mình vì đang ngủ dở bị làm phiền, anh chồng gắt:

- Thế còn chuyện gì nữa đây hử?

- Em vẫn sợ ma…

Anh chồng càu nhàu:

- Nằm trong cũng sợ, nằm ngoài cũng sợ, thế giờ em muốn nằm ở đâu?

- Em muốn nằm dưới cơ...


- st -

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Nhà Chống Lũ ... ai làm ?

NHÀ CHỐNG LŨ ... AI LÀM ?

Khoảng 50 tr là bà con Ta đã có một căn cứ Cách Mạng để chống lại giặc Lụt, giặc Lũ. Một Con Chữ trên đồi Ông Tượng,Tỉnh Hoà Bình có thể đổi được sấp xỉ 20 căn nhà như vậy. Một cái Tượng đài vài trăm Tỉ nếu quy ra nhà Chống Lũ sẽ thành ...  Mấy trăm Cái. Nếu cái gì mà cũng đem ra làm Toán, làm Tính  như thế thì thật khiến bà con Ta không khỏi trạnh Lòng.


https://nguoidothi.net.vn/nguoi-be-nang-chong-troi-voi-nha-chong-lu-mong-nguoi-dan-vung-lu-duoc-song-an-toan-25897.html

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Nhớ mãi không quên

 NHỚ MÃI KHÔNG QUÊN

     Chim khách có lần đã giúp đỡ cho một người, sau đó rất lâu, người nọ đối với chim khách vẫn cảm kích biểu lộ tình cảm. Chim khách không tránh khỏi dương dương tự đắc, nó nói với Thượng Đế

-    “Ngài coi, người ấy vẫn cứ nhớ mãi không quên Ân Đức của Con”.

     Thượng Đế thở dài :

-    “ Nhớ mãi không quên,... chính là bản thân Con đó ”.


Hạnh Lâm Tử

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Nhớ ... Rừng

    NHỚ ... RỪNG


* Bức ảnh con hổ cái ôm cây linh sam Mãn Châu cổ trong một khu rừng ở Siberia của nhiếp ảnh gia Nga Sergey Gorshkov đã được trao giải Nhiếp ảnh gia đời sống hoang dã của năm 2020. Sự kiên nhẫn của ông trong 11 tháng bằng camera giấu kín đã được đền đáp xứng đáng.


Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Sinh Nhật Cụ Quý



Ông “ Vua “Phim Võ Việt

ÔNG “ VUA ” PHIM VIỆT

Trước khi trở thành tên tuổi lừng lẫy trong điện ảnh Việt, đặc biệt là dòng phim võ thuật, NSND Lý Huỳnh – người vừa qua đời ở tuổi 78 – từng là võ sư nổi tiếng.

NSND Lý Huỳnh tên thật là Lý Kim Tuyền, sinh năm 1942 tại Vĩnh Long trong một gia đình người Hoa có truyền thống về võ thuật. Tuy nhiên, ông chủ yếu học võ từ những sư phụ khác chứ không phải từ cha mình.

1- Nhiều lần đánh bại các nhà vô địch

Lý Huỳnh lên võ đài lần đầu tiên năm 17 tuổi, khi đó chàng thanh niên nặng 60kg, trong khi đối thủ là Văn Đại, võ sĩ vô địch ở miền Nam năm 1957. Họ đấu 2 trận, Lý Huỳnh thua một trận, hòa 1 trận. Dù không thắng, chàng võ sĩ trẻ vẫn tỏa sáng vì đã khiến nhà vô địch suýt thua một thiếu niên. Lý Huỳnh từng kể, trận thua đó, lẽ ra ông thắng vì đã đánh ngã Văn Đại nhưng thiếu kinh nghiệm nên không biết đánh bồi thêm.

Sau đó là chuỗi chiến thắng của Lý Huỳnh khi đấu với các võ sĩ nổi tiếng và các nhà vô địch. Trong số những người bại trước ông có Lyauté Francoise - vô địch võ biền Pháp ở Việt Nam, Anh Thạch - võ sư nổi tiếng ở miền Bắc, vào miền Nam năm 1954, Mạch Trung Phương – võ sĩ vô địch 6 tỉnh miền Trung…

Có lần, chỉ còn một ngày nữa là lên đài thi đấu, võ sư vô địch Hải Phòng bỗng xin rút. Hóa ra trước đó, ông đi hỏi kinh nghiệm của những người từng bị Lý Huỳnh đánh bại và đều được khuyên đừng đấu, vì “Lý Huỳnh ghê lắm”.

Không chỉ có nhiều trận thắng trên võ đài, Lý Huỳnh còn là võ sư “có số có má” ở miền Nam. Võ đường Bình Thới của ông được mở năm 1965 tại quận 11, TP.HCM. Từ đây, nhiều võ sĩ giỏi xuất hiện, tên của họ đều bắt đầu bằng 2 chữ “Lý Huỳnh”, như Lý Huỳnh Cường, Lý Huỳnh Yến...


2- Sự thật chuyện thách đấu Lý Tiểu Long

Nhắc đến Lý Huỳnh, công chúng đều nhớ đến giai thoại ông thách đấu huyền thoại võ thuật điện ảnh Lý Tiểu Long. Võ sư – nghệ sĩ cho biết, nguồn cơn chuyện thách đấu là vì ông cảm thấy bị xúc phạm.

Năm 1970, một đoàn phim Hong Kong sang Việt Nam để làm phim Long hổ sát đấu. Họ đến các võ đường để casting diễn viên, trong đó có võ đường của Lý Huỳnh. Ông được mời đóng vai sư huynh trong phim sau khi biểu diễn bài Thiếu lâm tự và đá liên hoàn bát cước.

Một hôm sau khi quay xong cảnh đánh nhau trong nghĩa địa, đạo diễn khen Lý Huỳnh đá hay, đẹp và hỏi ông có dám đánh Lý Tiểu Long không. Chính câu hỏi “có dám không” không này khiến Lý Huỳnh cho là mình bị xúc phạm.

“Tôi bảo, này, tôi thách Lý Tiểu Long. Anh cứ ghi đi, tôi thách Lý Tiểu Long đánh. Tại sao tôi thách? Vì tôi là võ sĩ uýnh đài. Ông Lý Tiểu Long là võ sĩ màn ảnh, ông ấy không uýnh đài", Lý Huỳnh từng kể. Tuy nhiên, Lý Tiểu Long chưa kịp nhận lời thách đấu thì đã qua đời.

Phân tích tương quan lực lượng, Lý Huỳnh cho rằng nếu trận đấu diễn ra thì sẽ chưa biết ai thắng ai, bởi tương quan lực lượng theo ông là “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Bởi Lý Tiểu Long có điểm yếu là gương mặt hẹp, quai hàm yếu, khi đấm bốc thì một cú móc của đối phương có thể làm gãy quai hàm và dễ knock-out. Nếu Lý Tiểu Long mạnh về bước chân nhún nhảy theo đấu pháp quyền Anh, bộ  tay Vịnh Xuân và đòn cước karate thì Lý Huỳnh mạnh về đòn tay quyền Anh, đòn đá taekwondo, chỏ gối của võ tự do và bộ pháp di chuyển theo Thiếu Lâm nam phái.


3- “Vua” phim võ thuật  

Lý Huỳnh bắt đầu đóng phim từ năm 1976, thuộc lớp nghệ sĩ đầu tiên ở Sài Gòn tham gia điện ảnh cách mạng và có nhiều vai diễn nổi tiếng như đại tá Hoàng trong phim Cô Nhíp, ông Hai Lúa phim Vùng gió xoáy, thằng Xăm phim Hòn đất, chuẩn tướng Bách trong Đứa con bị từ chối, Long Râu trong Con mèo nhung, thiếu tá Y Vế trong Ngọn lửa Krông Jung, vai Hai Cũ trong phim cùng tên...

Trong đó, 4 vai đại tá Hoàng, trung úy Xăm, Đinh “ba búa” (Mối tình đầu), đại úy Long (Mùa gió chướng) đem lại cho ông giải Bông Sen Bạc tại các liên hoan phim toàn quốc. Với vai lão nông Hai Lúa, Lý Huỳnh nhận danh hiệu Diễn viên Xuất sắc nhất với giải thưởng Bông Sen Vàng.

Trong đời mình, NSND Lý Huỳnh đóng hơn 50 phim.

Không chỉ thành công với vai trò diễn viên, ông còn là nhà sản xuất phim nổi tiếng, một trong những người tiên phong làm phim thị trường và là “bá chủ” về dòng phim võ thuật.

Năm 2015, phim Tây Sơn hào kiệt của ông được Trung tâm Kỷ lục Việt Nam chứng nhận là “Bộ phim được dàn dựng hoành tráng nhất Việt Nam”, hãng phim Lý Huỳnh xác lập kỷ lục “Hãng phim tư nhân sản xuất phim nhiều nhất Việt Nam” với 31 bộ phim hợp tác với nước ngoài.


Theo VTC News

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Bảo tồn

BẢO TỒN 

Thị vợ mình sống ở Tây lâu, vác về mấy cái tư tưởng nào quyền của đàn bà, rồi nam nữ bình đẳng... Mình là cứ theo trường phái Âm lịch, ba ngày thụi một trận nhỏ, năm ngày thụi một trận to. 

Kết quả: ... vợ ngoan như cún ! 

Anh em đàn ông nên chung tay bảo tồn Văn Hoá Dân Tộc bằng cách noi gương mình nhé.

Đinh Hoàng Nguyên 

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Lũ Lụt & ... Tượng Đài

 

 LỤT & ... TƯỢNG ĐÀI

Năm nào cũng như năm nào, đến hẹn lại lên khi mùa mưa lũ bắt đầu là khúc ruột miền Trung lại phải oằn mình gánh chịu những tổn thất nặng nề cả về người lẫn của. Tại sao Đất nước Chúng Ta ( theo báo cáo hàng năm của Chính Phủ ) ngày càng tiến bộ & phát triển về kinh tế xã hội, cũng như khoa học kỹ thuật mà thực trạng này lại không mấy được cải thiện ? 

Dư luận cũng đã chỉ ra không ít những nguyên nhân đưa đến thực trạng đau lòng này. 

- Đó là do vấn nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi,... rồi bạt núi, mở đường làm dự án và ... tuỳ tiện chuyển đổi diện tích rừng sang các mục đích khác.

- Đó là do tình trạng xây dựng thủy điện tràn lan bất chấp các cảnh báo về nguy cơ sạt lở cũng như ảnh hưởng của nó đến môi trường sinh thái và bảo tồn, đa dạng sinh học. Chỉ xét riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền ( một trong những nơi cư trú cuối cùng của gà lôi lam trắng ) đã có tới 4 dự án thủy điện, trong đó có Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4. Gần 200 ha rừng đặc dụng bị triệt hạ để thi công các dự án này. Ngay tại khu vực dự án Rào Trăng 3, đã có các cảnh báo về nguy cơ sạt lở rất cao từ Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản nhưng ... công trình vẫn được xây dựng.

- Đó là do sông ngòi bị san lấp, thu hẹp, đường thoát nước tự nhiên ra Sông, ra Biển bị “chắn” bởi hàng loạt resort, khách sạn hoành tráng nên dù các tỉnh thành miền Trung đều giáp biển, nhưng thoát lũ lại rất chậm

- Đó là do Miền Trung địa hình hẹp, dốc, lượng nước đổ về dồn dập, cùng lúc đó các đập thủy điện cũng đồng loạt xả lũ khiến hạ du lụt không kịp trở tay. 

... 

Ngoại trừ các nguyên nhân khách quan do biến đổi khí hậu và môi trường ... thì hầu hết các nguyên nhân chủ quan đều bắt nguồn từ những sai lầm của ... chính Chúng Ta. Vậy chính Chúng Ta phải khắc phục thế nào đây ?

- Năm nào cũng như năm nào, các cơ quan chủ quản, các ban ngành đoàn thể Chính Quyền ... báo chí và dư luận đều ra rả ... yêu cầu, nhắc nhở Chúng Ta cần phải làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch và bảo vệ rừng, bảo vệ núi, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ... Chúng Ta phải đấu tranh quyết liệt hơn nữa với vấn nạn phá rừng đốn gỗ đánh bắt thủy hải sản bừa bãi ... và hủy hoại môi trường sinh thái ... nhưng tình hình vẫn không mấy được cải thiện 

- Rừng thì không dễ gì mà có thể trồng ngay lại được , và ... Ai trồng ?

- Thủy điện cũng vậy, rất khó để có thể dỡ bỏ, đập đi một vài cái, và ... Ai dỡ ? Ai cho ?

Thế là chưa thể giải quyết được vấn đề từ Chân, từ Gốc ... vậy Chúng Ta triển khai làm phần Ngọn đã vậy. 

Cứ đến hẹn lại lên, trước mùa Mưa Bão thì bà con ở vùng dễ bị úng lụt, sạt lở nên chuẩn bị sẵn tinh thần thời vụ, tích lũy cho nhiều Mì Tôm, lavie, Milo, bò húc ... và thuốc đi ngoài ... rồi tìm sẵn chỗ nào cao cao, chắc chắc mà dựng Lều, căng bạt để ở tạm cho nó qua vụ. Mà cái chỗ như vậy nó ... ở đâu ? ... chính là khu vực có Quảng Trường & Tượng Đài chứ còn ở đâu nữa. 

Hãy nhìn quang cảnh bên bờ sông Thạch Hãn trong đợt lũ vừa qua thì bà con sẽ có được câu trả lời đúng đắn. Giữa mênh mông nước biếc,  ngọn cây ... và các mái nhà là một ... Quần Đảo tròn tròn, đẹp đẹp , sừng sững giữa Đất Trời & Mưa Lũ ... TƯỢNG ĐÀI ... Đấy ! 

Dư luận cũng ý kiến, ý cò rất nhiều về Tinh thần “ Nhớ Nguồn khi uống nước “ cùng với nỗi niềm khát khao được xây dựng các Bảo Tàng, Tượng Đài và Cổng Chào để báo ơn Tiền Nhân ở khắp mọi vùng, miền trong cả nước. Đặc biệt là tại các địa phương còn nghèo và thường xuyên phải gánh chịu nhiều Thiên Tai như khúc ruột Miền Trung. Người Ta cho rằng, thay vì lãng phí cả một đống tiền của bà con Nhân Dân vào các công trình xây dựng Tượng Đài, Bảo Tàng ...  thì nên ưu tiên sử dụng để xây dựng Bệnh Viện, Trường Học, Đê Điều , hạ tầng cơ sở ... và tái tạo ...Rừng.

Nhưng ... sau những ngày bão lụt vừa qua thì ... những ý kiến kể trên của Chúng Ta mới thật là phiến diện và thiếu thực tế. Phải thừa nhận ý tưởng xây Tượng Đài cho thật hoành tráng của ... chính Chúng Ta là rất sáng suốt và kịp thời. Trong khi chưa thể trồng ngay lại Rừng, trong khi chưa thể dỡ bớt các đập thủy điện, trong khi chưa thể làm tốt ngay các công tác quản lý, quy hoạch .... Thì ... bà con Chúng Ta đã có một nơi chốn an toàn để tạm trú cho qua mùa mưa Lũ. Các ban ngành, đoàn thể, hội chữ thập đỏ, hội thiện nguyện ... đã có một nơi dễ tìm, dễ đến để tập kết hàng viện trợ, thuốc men và phong bì cho bà con. Các lực lượng cứu hộ, Quân Đội và Công An ... cũng không phải dàn trải lực lượng ra khắp Hang cùng Ngõ hẻm để tìm kiếm và cứu trợ cho bà con Chúng Ta nữa vì hầu hết đã được quy hoạch tập trung ăn ngủ từ sơm sớm tại ... TƯỢNG ĐÀI.

Thế mới biết ! Mọi vấn đề, sự việc cần phải có trải nghiệm bằng thực tế chứ đừng chỉ mỗi lý luận suông - Chân Lý luôn luôn là như vậy. Mà Chân Lý thì lại cần được kiểm chứng qua thực tế mới gọi là ... Chân Lý. 

Giờ thì bà con Chúng Ta mới thật sự Cảm được cái Tài và cái Tâm của ...những ... người anh em Thiện Lành, những con dân đất Việt luôn trăn trở và khao khát được xây dựng thêm cho thật nhiều, thật nhiều ... TƯỢNG ĐÀI ở khắp các nẻo đường Tổ Quốc.


Kinh Kỳ, một ngày mưa bão

VanNgan

*Ảnh : Bên bờ Thạch Hãn


https://tuoitre.vn/quang-tri-chim-trong-nuoc-nhin-tu-tren-cao-2020101321584094.htm 

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Tôi, Tiến sĩ ...

 

TÔI, TIẾN SỸ, XIN XUỐNG HỌC LỚP MỘT 
Đọc sách Tiếng Việt Một, tôi, tiến sỹ ngữ văn cũng khóc.

Nhiều từ ngữ ở sách lớp Một tôi chưa bao giờ dùng mặc dù tôi đã làm cả luận văn, luận án, công trình, kể cả sáng tác thơ, văn bằng tiếng Việt. Có nghĩa là vốn từ tiếng Việt của tôi thua học sinh lớp Một học chương trình ông Thuyết, ông Thống?
Không dùng thì ắt không hiểu nghĩa. Ví dụ "gà nhí", "gà nhép", "nhá cỏ", "nhá dưa"... Không chừng rồi phải học luôn cả "lói ngọng", "lền trời", "trừu mến", "học xinh"??? Chẳng phải từ điển phổ thông Nguyễn Văn Khang đã đưa vào những từ như vậy để học sinh học?
Nghe PGS. Đoàn Lê Giang trả lời phỏng vấn báo chí, rằng đó là những từ địa phương ngoài Bắc, không phải từ phổ thông.
Thôi rồi. Lâu nay nhiều người bảo ta đang ở thời kỳ Bắc thuộc. Tôi cứ tưởng người ta nói thuộc Bắc Kinh, nào ngờ Bắc thuộc là lệ thuộc Bắc Việt, lấy cách nói của dân quê vô học ngoài Bắc làm ngôn ngữ chuẩn. Vậy là ông Thuyết chủ trương cải cách căn bản và toàn diện giáo dục bằng cách buộc trẻ em toàn quốc phải học dân quê ngoài Bắc mới đạt chuẩn trình độ văn hoá phổ thông!
Và nữa. Mới vào lớp Một mà phải đọc thông truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn đòi hỏi một vốn sống và tầm trí tuệ cao mới hiểu được. Tôi, trình độ tiến sỹ thử đọc vài truyện, và thú thực tôi cũng hiểu lơ mơ. Đó là chưa nói có những chuyện không phải ngụ ngôn nhưng do các ông bà soạn sách bịa ra, nội dung toàn những trò láu cá, lưu manh. Tôi thật thà khó mà học nổi.
Đọc đến bài học "Cua, Cò và đàn cá", tôi phải soi đi soi lại từng từ nhưng chẳng thấy Cua đâu? Chắc là học sinh học nghệ thuật trừu tượng? Chuyện kể một hoạ sỹ triển lãm tranh với bức tranh không có đường nét màu sắc gì, nhưng lại chú tên bức tranh là "Đàn bò gặm cỏ". Người xem hỏi cỏ đâu? Hoạ sỹ nói bò ăn hết rồi. Người xem hỏi bò đâu? Hoạ sỹ nói bò ăn hết cỏ nên cũng bỏ đi hết rồi. Vậy trong bài học này có thể hiểu ông Thuyết muốn nói Cá thì Cò ăn, còn Cua thì bị tao ăn từ khi làm chương trình rồi.
Tôi học phổ thông rồi đại học có quá nửa số thầy cô giáo ngoài Bắc vào Nam dạy.  Rồi hai năm học thạc sỹ ngoài Bắc. Chỉ có 4 năm làm tiến sỹ trong Nam. Nghĩ cũng lạ vì chưa thấy thầy nào ngoài Bắc dùng những từ như vậy. Có lẽ vì vậy mà khi thử tự học lớp Một theo chuẩn của ông Thuyết, ông Thống xem sao, cá nhân tôi thấy khó thật.
Đích thị là do tôi ngu rồi. Vậy thì phải học lại bắt đầu từ lớp Một cải cách thôi. Nhưng theo GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết và GS.TS. Nguyễn Thị Hạnh thì thầy cô thấy khó, nặng vì "không biết dạy". Vậy thì tôi đề nghị chính ông Thuyết và bà Hạnh phải trực tiếp dạy tôi mới được. Bạn nào muốn học thì vào đây đăng ký. Học phí thì hỏi ông Thuyết. Theo tôi đoán, giá phải cao gấp bốn lần bình thường thì ông ấy mới không bị lỗ.

Ghi chú: khi đã đăng ký đủ số lượng cho một lớp rồi mà ông Thuyết, bà Hạnh không chịu dạy thì... đừng có trách!

Chu Mộng Long
Ảnh : sách “ Quốc Văn Giáo Khoa Thư “
*Trong buổi sơ khai của chữ quốc ngữ bộ QVGKT là bộ sách giáo khoa, do nhà nước Pháp, mà trực tiếp là Nha Học Chánh Ðông Pháp, giao cho quí ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Ðặng Ðình Phúc và Ðỗ Thận cùng biên soạn. 

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Nhớ ... Gốc

NHỚ ... GỐC 
Vote liền mấy cái cho các đồng chí sở văn hoá ... vì tinh thần xung phong giữ gìn bản sắc dân tộc. Sắp tới có lẽ sẽ cung cấp đồng bộ: mũ cánh chuồn, đai, hài, ...Mãng Bào, Giao Bào thêu Tứ Linh (long - lân - quy - phụng) lên vạt ... cho Bộ trưởng , Thứ trưởng các loại Bộ. Long bào, Hoàng Bào cho Bốn Trụ Triều đình... Xà cạp, nón Dấu cho anh em Quân Đội Nhân Dân. Và ... quần soóc, xe đạp cho các đồng chí Min Đơ, Min Toa để đi tuần cảnh

https://danviet.vn/anh-clip-nam-can-bo-so-van-hoa-hue-mac-ao-dai-di-lam-sau-y-kien-trai-chieu-20201005163754315.htm

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Bỏ ... ngay

BỎ ... NGAY
Người vợ nấu ăn trong bếp, anh chồng ngồi ngoài phòng khách đọc báo cho nghe. Chồng đọc tới đoạn: 'Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ', bà vợ liền bảo: 
- Anh phải bỏ thuốc lá ngay. Anh chồng không nói gì, tiếp tục đọc: 'Uống rượu có hại cho sứa khoẻ', bà vợ nói: 
- Anh phải bỏ rượu ngay. 
Rồi... 'café có hại cho tim mạch', bà vợ tiếp tục với giọng cũ: 
- Anh không được uống cà phê nữa. 
...
Rồi, ... anh chồng đọc tiếp: 'Quan hệ nhiều, có hại cho sức khoẻ'. 
Bà vợ nhảy bổ ra khỏi bếp: 
Ông có bỏ ngay ... tờ báo chết tiệt đó xuống không ... hử ?

- st -