Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Đầu tư ..

ĐẦU ..

Có anh chàng nghèo làm nghề chạy xe ôm để kiếm sống. Ngày nào cũng vậy, trước khi đi làm, anh ta đều kính cẩn để trên bàn thờ Thần Tài : ly cà phê, điếu thuốc và tờ vé số. Đến giờ xổ số chiều, anh ta lắng nghe chăm chú ... thế rồi niềm hy vọng tiêu tan, anh chàng lại lủi thủi tiếp tục công việc với chiếc xe cà tàng để kiếm sống qua ngày. 

Cứ thế, ngày ngày trôi qua, tiền vé số, cà phê và thuốc lá cứ tiếp tục hao tốn một cách đều đặn, gom lại một năm, số tiền đó không hề nhỏ so với sức lao động và mức thu nhập hàng ngày của anh ta. Một hôm buồn phiền vì ế khách, anh chàng uống vài chung rượu giải khuây. Say xỉn, anh ta đem tượng Thần Tài vứt xuống ao. Hôm sau tỉnh rượu, phát hiện bàn thờ không có Tượng Thần Tài mà ly cà phê và tấm vé số vẫn còn. Anh chàng hỏi người nhà: ai lấy cắp Thần Tài rồi ? Người nhà bảo: chính anh vứt xuống ao chứ ai mà lấy.

Anh chàng mò bức Tượng lên, rửa sạch, lại tiếp tục thờ cúng như trước. 

Một trưa hè, gió thoang thoảng, anh  xe ôm thiêm thiếp nằm trên võng bên chái hiên lá, bỗng thấy Thần Tài hiện về trách :

– “ Sao ngươi lại đem ta vứt xuống ao?”

 – “ Tại sao ngày nào tôi cũng cúng cà phê, thuốc lá cho ông mà ông không hề cho tôi trúng số ”. Anh ta ca thán

 – “ Vậy, hãy đi theo ta ” Thần Tài nói. 

Hai người vào một ngân hàng to lớn, từng gói tiền cuộn sẵn, Thần Tài bảo :

 – “ Ngươi vào đó  lựa cuộn nào có tên mình thì lấy ”. 

Lựa suốt cả ngày mà không tìm thấy, anh xe ôm kêu với Thần Tài : 

-  “ Không thấy có tên tôi”. 

Thần Tài đáp :

 – “ Không có tên thì lấy gì ta cho, ta chỉ là người đi phát thôi ”. 

Anh ta hỏi : 

- “Thế làm thế nào để tôi có tên”?

Thần Tài nói:

 – “ Ngươi phải đầu tư gửi vào ngân hàng, có tích lũy mới có lợi nhuận, ... nghĩa là ngân hàng phúc lộc ấy, hiểu chưa ? Ngươi phải biết làm phúc, bố thí, cúng dường, giúp người… từ Nhân đó mới có quả báo tốt đẹp được chứ ”.


- st -



 ẦU TƯ ..

Có anh chàng nghèo làm nghề đạp cyclo để kiếm sống. Ngày nào cũng vậy, trước khi đi làm, anh ta đều kính cẩn để trên bàn thờ Thần Tài : ly cà phê, điếu thuốc và tờ vé số. Đến giờ xổ số chiều, anh ta lắng nghe chăm chú ... thế rồi niềm hy vọng tiêu tan, anh chàng lại lủi thủi tiếp tục còng lưng trên chiếc xe ba bánh kiếm sống qua ngày. 

Cứ thế, ngày ngày trôi qua, tiền vé số, cà phê và thuốc lá cứ tiếp tục hao tốn một cách đều đặn, gom lại một năm, số tiền đó không hề nhỏ so với sức lao động và mức thu nhập hàng ngày của anh ta. Một hôm buồn phiền vì ế khách, anh chàng uống vài chung rượu giải khuây. Say xỉn, anh ta đem cả tượng Thần Tài vứt xuống ao. Hôm sau, khi tỉnh rượu đẩy xe ra khỏi nhà, phát hiện bàn thờ không có Tượng Thần Tài mà ly cà phê và tấm vé số vẫn còn. Anh ta hỏi người nhà: ai lấy cắp Thần Tài rồi ? Người nhà bảo: chính anh vứt xuống ao chứ ai mà lấy.

Anh chàng mò bức Tượng lên, rửa sạch, lại tiếp tục thờ cúng như trước. 

Một trưa hè, gió thoang thoảng, anh cyclo thiêm thiếp nằm trên võng bên chái hiên lá, bỗng thấy Thần Tài hiện về trách :

– “ Sao mầy lại đem tao vứt xuống ao?”

 – “ Tại sao ngày nào tôi cũng cúng cà phê thuốc lá cho ông mà ông không hề cho tôi trúng số”. Anh ta ca thán

 – “ Vậy mầy hãy đi theo tao ” Thần Tài nói. 

Hai người vào một ngân hàng to lớn, từng gói tiền cuộn sẵn, Thần Tài bảo :

 – “ Mầy vào đó  lựa cuộn nào có tên mầy thì lấy ”. 

Lựa suốt cả ngày mà không tìm thấy, anh cyclo kêu với Thần Tài : 

-  “ Không thấy có tên tôi”. 

Thần Tài đáp :

 – “ Không có tên mầy thì lấy gì tao cho, tao chỉ là người đi phát thôi ”. 

Anh ta hỏi : 

- “Thế làm thế nào để tôi có tên”?

Thần Tài nói:

 – “ mầy phải đầu tư gửi vào ngân hàng, có tích lũy mới có lợi nhuận, ... nghĩa là ngân hàng phúc lộc ấy, hiểu chưa ? mầy phải biết làm phúc, bố thí, cúng dường, giúp người… từ Nhân đó mới có quả báo tốt đẹp chứ ”.


- st -

Lễ Phật đầu Xuân



Lễ Phật đầu Xuân

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

Cảnh xuân

CẢNH XUÂN

Chim hót ngập ngừng khóm liễu hoa

Bóng thềm nhà vẽ mây chiều qua
Việc đời, khách đến thôi đừng hỏi
Cùng tựa lan can ngắm biếc xa !



 
      
      
      
      .

Xuân cảnh 
“Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì. 
Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi. 
Khách lai bất vấn nhân gian sự. 
Cộng ỷ lan can khán thuý vi”

Trần Nhân Tông


… Một chiều mùa xuân, chim ngập ngừng không dám hót lên trong khóm dương liễu. Bóng mây chiều đang bay lướt qua bên thềm ngôi nhà . Khách đến thăm, trong khung cảnh tâm và vật thanh bình, yên ả ấy, đừng nên hỏi gì về việc đời nữa, hãy cùng tựa ở nơi lan can này mà ngắm cảnh trời xanh, mây xanh và non nước đều xanh …

 Minh Đức Triều Tâm Ảnh chuyển ngữ

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

Nước cờ Tam Điệp

 

“ Người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại

Sau mới đánh bại kẻ địch ”

Tôn Tử -

 

 

 

NƯỚC CỜ TAM ĐIỆP

Tháng chạp năm 1788, quân Thanh kéo vào nước ta dưới danh nghĩa tôn phù dòng dõi nhà Lê là Lê Chiêu Thống. Lúc bấy giờ Thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Huệ đã trở về Nam, giao việc quân quốc ở Bắc Hà cho các quan văn võ gồm Phan Văn Lân, Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Dụng, Ngô Thì Nhậm, Trần Thuận Ngôn. Trong tình thế chủ ở xa mà giặc đã đến ngay trước mắt, những người được Nguyễn Huệ ủy nhiệm giữ Bắc Hà đã họp nhau lại để bàn kế sách đối phó. Các dũng tướng nhà Tây Sơn vốn thiện chiến không vì quân Thanh đông mà run sợ nên bàn quyết đánh.

Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí chép: “Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng là người nói trước tiên: Tôi nghe hồi cuối nhà Trần, cường binh Minh triều sang lấn nước Nam ta. Vua Lê Thái Tổ, thế và lực đều không thể địch được chúng. Nhưng nhờ khéo mai phục, thừa cơ đánh úp, mà chiến công rực rỡ, nghìn đời ngợi khen. Nay, quân Thanh ở xa đến đây, ta nên dùng cách “dĩ dật đãi lao”, các chỗ yếu hiểm đều cho quân đi mai phục, chờ chúng đến thì đánh. Như thế, lo gì không được?”. Các tướng nghe bàn tuy chưa hoàn toàn đồng ý nhưng cũng gật gù. Riêng Ngô Thì Nhậm không tán thành, ông đứng ra nói ngay: “Không được! Ông chỉ biết một mà chưa biết hai! Xưa kia, giặc Minh làm bừa những sự tàn ngược, cả nước ai cũng muốn đuổi chúng đi. Cho nên vua Lê Thái Tổ chỉ cần gọi một tiếng mà xa gần đều theo, hào kiệt trong nước như mây kéo đến. Lòng người là thế, nên hễ có phục binh nấp ở chỗ nào, người ta đều giấu giếm cho, giặc không thể biết. Nhưng nay thì bề tôi nhà Lê đi trốn, đâu đâu cũng có. Nghe tin quân Thanh đến cứu, họ đều nghển cổ mà mong. Cho nên quân ta mai phục ở đâu, địa thế ra sao, quân số thế nào, nếu giặc chưa biết, họ đều báo cho chúng. Quân cơ đã bị tiết lộ, ấy là tự hãm mình vào chỗ chết, hòng gì đánh úp được ai? Binh pháp đã nói khéo mai phục thì thắng, lầm mai phục là thua.

Sự được thua khác nhau như vậy, cũng là tại đời xưa và đời nay không giống nhau”. Ngô Văn Sở nhìn một lượt các tướng đang bần thần sau lời lẽ của Ngô Thì Nhậm rồi mới hỏi: “Vậy thì ta nên làm thế nào?”. Dường như đã toan tính sẵn, Ngô Thì Nhậm trình bày một mạch: “Trong phép dùng binh, có đánh và có giữ. Nhưng xin nghĩ mà xem lúc này: đánh đã chẳng được mà giữ cũng không xong! Cho nên chỉ còn một cách: sơm sớm truyền cho toàn quân, chỉnh đốn khí giới, mang đủ lương thảo, mở cờ gióng trống, không cho địch biết đi đâu, nhưng là lui về Tam Điệp! Giữ chắc lấy chỗ hiểm ấy, sau đấy mới cho người về bẩm với Chúa công. Chờ xem kỹ quân Thanh khi nhập đô cư xử ra sao, vua Chiêu Thống được khôi phục thì quân mưu quốc kế thế nào. Lúc ấy đợi Chúa công ra, ta sẽ đánh cũng chưa muộn nào!”.

 

“Lấy nước sau làm nước trước”

Lời bàn của Ngô Thì Nhậm rõ ràng chí lý nhưng ở địa vị người cầm quân các tướng cũng có chỗ khó. Đại đô đốc Ngô Văn Sở nghe xong bèn thổ lộ: “Chúa công về Nam, đem cả Bắc Hà giao phó cho chúng ta. Giặc đến, tất phải sống thác với thành này mà đánh, để trên không thẹn là bề tôi giữ đất, dưới chẳng phụ với chức trách cầm quân… Nay thấy bóng giặc đã chạy, bỏ thành cho giặc, không những đắc tội với Chúa công, mà người Bắc Hà cũng chẳng coi ta ra cái gì nữa!”. Biết Ngô Văn Sở đã bị thuyết phục, Ngô Thì Nhậm bạo dạn nói: “Tướng giỏi đời xưa, phải lượng thế giặc mà đánh. Có nắm chắc phần thắng mới đánh. Đúng là theo thế mà lập mưu, giống như đánh cờ vậy. Trước dẫu có nhịn người một nước đi nữa, thì sau sẽ hơn người một nước. Rồi đem nước sau làm nước trước, thế mới là cờ cao. Nay ta “toàn quân” rút lui, không bị mất một mũi tên. Cho nó vào Thăng Long ngủ trọ một đêm, rồi lại đuổi đi. Cũng như ngọc bích của nước Tấn, đem cho nước Ngô, rồi lại vẫn về nước Tấn, có mất gì đâu? Nếu có vì thế mà mắc lỗi, tôi dám xin bộc bạch với Chúa công, chắc là Chúa cũng lượng xét. Xin ông đừng nghi ngại nữa”. Sau đó Ngô Văn Sở đã nghe theo kế của Ngô Thì Nhậm rút quân về lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn và cho người cấp báo với Nguyễn Huệ.

Do quân Tây Sơn đã chủ động rút lui trước cho nên quân Thanh vào được Thăng Long dễ dàng mà không hao chút sức lực, không mất một mũi tên. Cũng chính điều đó khiến Tôn Sĩ Nghị – Chủ tướng của quân Thanh kiêu ngạo cho rằng quân Tây Sơn chỉ là đám giặc cỏ không dám đương đầu với binh lực Đại Thanh. Bởi vậy Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh dừng lại Thăng Long cho quân ăn Tết Kỷ Dậu rồi ra năm mới sẽ hành binh tìm diệt quân Tây Sơn.

Hoàng Lê nhất thống chí có chép chi tiết vua Lê Chiêu Thống mấy lần vào dinh của Nghị “xin” xuất binh nhưng Nghị đều nói đám giặc cỏ Tây Sơn không đáng gì, đợi ăn Tết xong chỉ đánh một trận là tan. Nhưng Tôn Sĩ Nghị không kịp ăn xong Tết thì đã bị vua Quang Trung đưa quân ra đánh cho đại bại trong một chiến dịch chớp nhoáng, thần tốc. Chiến thắng của vua Quang Trung là một trong những chiến công hiển hách trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng này thể hiện tài thao lược của hoàng đế Quang Trung rất rõ ràng. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận trong chiến công ấy có vai trò quan trọng của mưu kế lui binh về Tam Điệp của Ngô Thì Nhậm.

Chính vua Quang Trung – vị thiên tài quân sự bách chiến bách thắng cũng đã thừa nhận và đánh giá rất cao “nước cờ Tam Điệp” của Ngô Thì Nhậm. Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vua Quang Trung khi ra đến Tam Điệp đã nói: “Chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của giặc, đành hãy chỉnh đốn đội ngũ, rút về giữ chỗ hiểm yếu, trong thì khiến cho lòng quân phấn khích, ngoài thì khiến cho giặc kiêu căng, đó là một kế rất hay. Khi mới nghe việc, ta đã đoán là Ngô Thì Nhậm chủ trương. Lúc hỏi đến Nguyễn Văn Tuyết thì quả đúng như vậy”.

Trong thực tế lịch sử cuối năm 1788 – đầu năm 1789, “nước cờ Tam Điệp”  chính là “nước đi trước” đã tạo tiền đề và cơ sở cho “nước cờ sau”: Chiến dịch giải phóng Thăng Long, từ đêm 30 Tết đến mồng 5 tháng Giêng đầu xuân năm Kỷ Dậu (1789), do Quang Trung Nguyễn Huệ làm Hoàng soái, đã quét sạch hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược.

 

- st - 

* Tượng Vua Quang Trung tại Núi Bân, Thừa Thiên - Huế

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

Năm mới

 


NĂM MỚI, TA CŨNG MỚI 

Muốn cho năm mới thực sự mới thì bản thân ta cũng phải mới. Làm sao anh có thể hy vọng có một năm mới nếu như anh không có gì mới? Không thể nào có được ! Năm mới thì ta cũng phải mới. Nếu ta không mới thì cũng không có năm mới. Điều này hết sức đơn giản, ai cũng hiểu được. Nếu ta không có gì mới mẻ thì dù ta có gọi đó là năm 2014 hay 2015, 2016 … thì cũng chẳng có gì khác, nó vẫn là năm cũ thôi. Vì vậy để có một năm mới thì ta phải làm mới chính mình.

“Ta cũng mới”, đó là một sự thực tập. Chúng ta cần phải học cách làm mới chính mình. Cách chúng ta đi, cách ngồi, cách ăn, cách cười … chúng ta cần biết cách thực tập như thế nào để mỗi khi đi, khi ngồi, khi ăn, khi cười đều có thể đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc và nuôi lớn tình thương trong ta. Đó là sự thực tập chánh niệm.


Sư Ông Làng Mai

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023

Trận hải chiến lịch sử

 

TRẬN HẢI CHIẾN LỊCH SỬ 

Năm 1644, một đội tàu chiến của công ty Đông Ấn, Hà Lan theo yêu cầu của chúa Trịnh Tráng đã tiến đánh Đàng Trong. Chiến thuyền Hà Lan được chia làm hai cánh. Một cánh gồm ba chiếc tiến thẳng ra Đàng Ngoài để hội quân cùng với mười vạn binh mã của chúa Trịnh Tráng. Cánh thứ hai gồm 3 tàu chiến lớn dưới sự chỉ huy của Pieter Baeck khởi hành sau.

Cả hai cánh giao ước sẽ hội quân ở sông Gianh trước khi cùng tiến đánh chúa Nguyễn. Nhưng đội tàu chiến của Pieter Baeck trên đường gặp bão nên đã bị đá cảng Eco (tức Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế ngày nay).

Theo sử sách ghi chép lại thì chúa Nguyễn Phúc Lan và cận thần cũng nhận được tin, nhưng chưa dám quyết định có nên chặn đánh bằng đường biển hay không vì các tàu chiến của Tây phương được trang bị rất hiện đại. Lúc này Thế tử Nguyễn Phúc Tần liền chủ động dẫn quân đi đánh.

Sách Đại Nam thực lục ghi chép như sau:

Bấy giờ, giặc Ô Lan (tức Hà Lan) đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử (tức Nguyễn Phúc Tần) tức thì mật báo với chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thủy quân ra đánh. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử tự đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra biển. Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển thì thuyền của thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau lướt nhanh như bay, giặc trông thấy thất kinh hoảng sợ ”.

- Đại Nam Thực Lục -

 

Khi cách sông Gianh 5 dặm về phía Nam, đội tầu Hà Lan bất ngờ khi thấy khoảng 50 chiến thuyền quân Đàng Trong đang đợi sẵn. 

Thế nhưng quân Hà Lan cũng không lo lắng quá vì tàu chiến của họ rất mạnh và hiện đại, được trang bị trọng pháo, đã chinh phục được Batavia và vùng quần đảo Indonesia.

Thế tử Nguyễn Phúc Tần lệnh cho các thuyền chiến bao vây tấn công 3 tàu chiến Hà Lan. Các tàu Hà Lan trút hỏa lực tối đa. Một số thuyền bị trúng đạn, nhưng số thuyền khác vẫn tiến lại gần tàu chiến Hà Lan. Nhờ nhỏ nhẹ nên thuyền chúa Nguyễn tiến rất nhanh.

Thấy tình thế nguy ngập, một tàu Hà Lan tìm cách tháo chạy, một tàu khác lúng túng va vào đá khiến cả tàu và người chìm xuống biển. Tàu lớn nhất không chạy kịp ở lại chống cự quyết liệt, quân chúa Nguyễn áp sát tràn được vào tàu. Tuyệt vọng, thuyền trưởng Pieter Baeck cho nổ kho thuốc súng trên tàu, tử trận cùng quân sĩ. 7 thủy thủ nhảy xuống biển cố bơi thoát nhưng đều bị bắt.

Đây được xem là cuộc hải chiến đầu tiên giữa thủy binh Đại Việt với tầu chiến của người Tây Phương. Thất bại này cũng khiến người Hà Lan phải từ bỏ tham vọng mở rộng ảnh hưởng tại Việt Nam.

...

 

- st -

* Nguyễn Phúc Tần hiệu là Hiền Vương (chúa Hiền) nắm quyền cai trị Đàng Trong từ 1648 - 1687. Ông đã ra “khẩu dụ” chấm dứt chiến tranh với Đàng Ngoài, xóa bỏ mối thù giữa hai nhà Trịnh - Nguyễn.

* Loại thuyền đi biển quan trọng nhất của nhà Nguyễn trong thế kỷ 19 được khắc trên cửu đỉnh ở Huế

 

https://zingnews.vn/chien-cong-lan-dau-danh-bai-phuong-tay-tren-bien-cua-nguoi-viet-post770976.html

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2023

Cảm ơn ông Park !!!







HLV Park Hang Seo đã bắt đầu câu chuyện thần kỳ với bóng đá Việt Nam bằng việc ra nước ngoài thi đấu và trở về với tấm huy chương bạc. Dù lỗi hẹn với cúp vô địch, ngôi vị á quân U23 châu Á 2018 vẫn là kỳ tích và thổi bùng cảm hứng.

Tới ngày chia tay bóng đá Việt Nam, HLV Park Hang Seo cũng dẫn quân ra nước ngoài thi đấu và trở về với tấm huy chương bạc. Ngôi á quân lần này mang theo dư vị đắng ngắt vì thất bại trước kình địch Thái Lan và nỗi bâng khuâng khi chúng ta phải từ biệt một biểu tượng.

Thật tiếc khi HLV Park Hang Seo không thể chia tay bóng đá Việt Nam một cách trọn vẹn, với một chức vô địch AFF Cup 2022. Thật tiếc khi 5 năm trôi qua nhanh quá, bữa tiệc của bóng đá Việt Nam và thầy Park cũng đã đến lúc tàn.

...

Năm tháng trôi qua như mây gió, khán giả và các cầu thủ đều thấy mình đã khác rất so với ngày thầy Park mới đến năm 2018. Đó là thanh xuân của cả một thế hệ, là quãng thời gian mà những người yêu bóng đá Việt Nam sẽ nhớ mãi.

Trong khi đó, bóng đá Việt Nam thấy mình đã đi đến chặng cuối của một chu kỳ thành công và đang đối mặt thử thách vượt ngưỡng để tạo ra chu kỳ thành công mới.

Và hơn ai hết, HLV Park Hang Seo hẳn là người tiếc nuối nhất khi không thể chia tay bóng đá Việt Nam bằng một chức vô địch.

Như vậy, sau 5 năm HLV Park Hang Seo đã chia tay bóng đá Việt Nam với bộ sưu tập thành tích gồm: Á quân U23 châu Á, hạng tư ASIAD, vô địch AFF Cup năm 2018; tứ kết Asian Cup, HCB King’s Cup và HCV SEA Games 30 năm 2019; vào đến vòng loại cuối World Cup năm 2021; HCV SEA Games 30 năm 2022; và cái kết không trọn vẹn khi về nhì AFF Cup vào năm 2023./.


Theo VOV

https://m.soha.vn/dt-viet-nam-va-loi-chia-tay-khong-tron-ven-voi-thay-park-20230117064037484.htm

https://m.soha.vn/cam-on-ong-park-hang-seo-2023011707290921.htm

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2023

Đêm đọc .. Kinh Dịch

 


ĐÊM ĐỌC .. KINH DỊCH

Càn Khôn cùng sáu vạch,

Lành dữ tự nơi lòng. 

Hoa đến mùa tươi héo

Người theo thế đục trong. 

Nhện giăng hay vách nát,

Bờ lượn biết sông cong. 

Trời đất vô tình lắm,

Lo thân chớ ngóng trông.


Cao Tự Thanh

 

 


DẠ KHỞI ĐỘC DỊCH HỮU CẢM 

Càn Khôn giai lục hoạch, 

Hưu cữu vị tâm nghi. 

Hoa đáo thời khai tạ, 

Nhân tùy thế thị phi. 

Giang lưu quan ngạn thức, 

Bích tệ kiến thù tri. 

Thiên địa vô tình thậm, 

Thử sinh đương tự vi. 


Dịch nghĩa : 

ĐÊM DẬY ĐỌC KINH DỊCH CẢM XÚC

Từ quẻ Càn tới quẻ Khôn đều là sáu vạch, 

Lành dữ vì trong lòng nghi ngờ. 

Hoa đến mùa thì nở rụng, 

Người theo đời mà đúng sai. 

Xem bờ đủ biết hướng sông trôi, 

Thấy nhện là hay vách nát. 

Trời đất rất mực vô tình, 

Kiếp này nên tự lo thân. 

 

 


夜起讀易有感 

乾坤皆六畫 休咎爲心疑 

花到時開謝 人隨世是非 

江流觀岸識 壁敝見蛛知 

天地無情甚 此生當自爲


2. 5. 2008

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

Chùa Chuông ..

Một chiều vắng, ở Chùa Chuông

Nghe như ngọn gió Vô Thường .. vừa qua



Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

Để làm gì

ĐỂ LÀM GÌ
Một võ sư lừng danh hỏi người đệ tử mới nhập môn: 
- Con muốn học võ à? 
- Vâng, con muốn học võ để chiến thắng kẻ địch. 
- Con ạ, còn nghĩ đến chiến thắng và .. kẻ địch, thì chưa học võ được đâu vì còn hiếu thắng. 
- Vậy con chỉ học võ để tự vệ thôi. 
- Còn đề kháng tự vệ cũng chưa học võ được vì còn vị kỷ. 
- Nếu vậy con học võ để làm gì? 
- Lại .. để làm gì ! Chung quy con vẫn còn vướng vào một mục đích. 
Võ sinh ngạc nhiên : 
- Nhưng làm thế nào có thể học võ mà không có mục đích? 
Võ sư ung dung bước ra giữa võ đường múa một bài quyền và nói: 
- Ngươi cứ thế mà làm không được sao.

- st -

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

Sai lầm đáng thương

“ Chúng ta ngày nay cứ đem Kinh đọc cho Phật nghe hoài, cho đó là tu kỹ. Ngày nào cũng đem Kinh ra đọc mà không hiểu được ý Phật dạy. Học Kinh để Hiểu, Hiểu để Tu chớ không phải đem đọc cho Phật nghe. Phật tử chẳng những đọc cho Phật nghe, mà còn tính bộ, tính quyển với Ngài nữa. Quả thật là một sai lầm đáng thương! ”

 

Sư Ông Trúc Lâm