" Ta là Chủ Nhân của Nghiệp, là kẻ Thừa Tự của nghiệp,
Nghiệp là Thai Tạng, Nghiệp là Quyến Thuộc, Nghiệp là Điểm Tựa.
Phàm Nghiệp nào sẽ làm, Thiện hay Ác, Ta sẽ Thừa Tự Nghiệp ấy "
- Tăng Chi Bộ Kinh -
THAY ĐỔI VẬN MỆNH
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc
đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn
đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận
hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng
bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận
đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất
cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số
phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam
chịu số phận; có người thì lại bằng lòng với số phận, vì thế họ không còn
lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an
bần thủ tiết.
Trong lữ trình của sinh mệnh, có rất nhiều yếu
tố có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của chúng ta,
như sự kỳ vọng của phụ mẫu sư trưởng, hay thái độ cừu
địch thân hữu. Việc vận dụng tiền tài vật chất, cố nhiên có
thể chi phối sự phát triển tiền đồ- con đường phía trước
của chúng ta. Một câu nói. Một ý nghĩ. Tất cả đều có thể làm thay
đổi hoàn toàn cuộc đời của chúng ta. Phật giáo cho
rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế
gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân
quả ba đời nói rằng: “Muốn biết nhân kiếp trước, hãy xem những gì
mình đang chịu đời này; muốn biết quả kiếp sau, hãy xem những việc
làm của mình ở đời này”. Do vậy, có thể suy luận: Tất cả cảnh
giới thuận nghịch mà đời này gặp phải, là do những tạo tác
của hành vi quá khứ mà hình thành, đây chính là quả
báo của đời này; nhưng mà, nhất ngôn nhất hành của đời này,
lại là quyết định vận mệnh vị lai của mình. Cho
nên, vận mệnh của chúng ta tùy theo nghiệp
lực thay đổi trong từng phút giây, đồng thời không bị quản chế
bởi một chủ tể đặc định nào, thống trị, chi phối vận
mệnh của con người vẫn là chính mình.
Những nhân tố ảnh hưởng đến vận mệnh được quy
kết như sau:
1.Thứ nhất, tập quán:
Phật giáo cho rằng phiền não đã là thứ
khó đoạn tuyệt, nhưng lại có một thứ càng khó khử trừ hơn đó là tập
khí (1). Tập quán (thói quen) vốn là mô thức cố định trong
đời sống của chúng ta, có tốt có xấu, nhưng mà sau khi trải
qua một thời gian dài, thói quen trở thành tự
nhiên, thì sẽ biến thành tập khí thâm căn cố đế, đời
đời kiếp kiếp khó mà tiêu trừ. Vì vậy, đối với sự dưỡng
thành thói quen, cần phải cẩn thận. Thói quen xấu gồm
như hút thuốc, hít độc (tiêm chích ma túy), nát rượu, v.v… những thói
quen không lành mạnh này có khả năng tàn phá, làm tổn
hại đến thân thể, sức khỏe; hay như nói dối, lạm
tình, kiên tham (bủn xỉn, tham lam), v.v…, cũng có khả năng
làm bại hoại đến đạo đức của chính mình. Thói
quen tốt gồm như chế độ làm việc và nghỉ ngơi bình thường, ăn
uống, vận động, tinh thần lạc quan, v.v…, có thể kéo dài tuổi
thọ; hay như cần cù, gọn gàng sạch sẽ, sốt sắng nhiệt tình,
v.v…, có thể tự lợi lợi người. Phật giáo khởi
xướng tín đồ nuôi dưỡng thói quen đọc tụng kinh (2),
từ đó có thể nương tựa Phật pháp dẫn dắt qua khỏi bến mê; cũng như
dưỡng thành thói quen niệm Phật (3), thì có thể nương Phật
hiệu khơi gợi Phật tính trong tâm mà vãng sinh Tịnh
độ, siêu việt sinh tử. Tóm lại, một người mặc dù có điều
kiện ưu việt được trời ưu ái, mà thói quen không tốt,
cũng khó có vận mệnh đại phú đại quý. Thói quen tốt
cũng là một trợ duyên, có thể giúp chúng ta biến nguy thành an,
thuận buồn xuôi gió.
2.Thứ hai, mê tín:
Nhiều người thích coi số đoán mệnh, mục đích không
ngoài hy vọng mọi việc của mình được như ý muốn, gặp
hung hóa kiết, gặp dữ hóa lành. Có người khăng khăng giữ quan
niệm chọn bạn trăm năm phải phối hợp Bát tự (4), có người thì
chú trọng việc cất nhà sản xuất phải xem phong thủy, lại có người thậm
chí mọi việc cầu thần coi bói, không cần phán đoán, nhận
định theo lý tính. Hành vi mê tính, bắt nguồn từ sự thiếu
vắng niềm tin, có lúc ngược lại, do vậy mà đánh mất đi những cơ
hội tốt hoặc bóp méo sự thật, vô tình chôn vùi hạnh
phúc của một đời. Phật giáo cho rằng ngày ngày đều là những
ngày tốt đẹp, giờ giờ đều là những giờ tốt đẹp, chỉ cần phù
hợp chính lý nhân quả, thì không có gì đáng cữ kiêng.
3.Thứ ba, tình ái:
Gọi là “Ái bất trọng bất sinh Sa bà” (tình yêu vắng
mặt chấp thủ, tất sẽ không sinh ở chốn Sa-bà), con
người tất nhiên thì là có tình cảm, nhưng có một số người cứ vì quá chấp
vào tình yêu, để rồi đánh mất lý trí, thậm chí có người vì tình
ái mà tự tạo ra những hố sâu bi tình không thể nào bù đắp lại. Do vì, tình
yêu không được xử lý một cách thỏa đáng, thường hay nảy sinh
những phiền muộn khổ đau, cho nên Phật giáo khuyên
dạy con người nên lấy trí hóa giải tình yêu, lấy từ làm nên tình yêu,
có thể thăng hoa tình yêu thành từ bi, như thế mới có thể
không tự làm khổ mình, cũng không làm phiền lòng người khác.
4.Thứ tư, quyền lực:
Sự chi phối của quyền lực là do quá cưng
chiều ngã chấp (5) và ngã mạn (6), khiến cho con
người dưỡng thành ý thức giai cấp tôn ti, quý hèn. Có
người tự ti quá độ, cam tâm chịu khuất phục quyền lực, không cầu
tự chủ, một đời thấp hèn, ti tiện; có người thì danh
lợi lòng dạ hiểm độc, cầu mong quyền lực, không từ một thủ
đoạn nào, đánh mất lý tính. Mà Phật giáo thì cho
rằng chúng sinh bình đẳng, mọi người đều có Phật tính,
bần phú quý tiện thật sự là ở chỗ hữu - vô của đạo
đức; chúng ta nên có sự nhận biết và đảm
đương trách nhiệm “Ta là Phật” (7), tin tưởng sự kiến
lập nắm bắt vận mệnh ngay chính bản
thân lực: Phật giáo cho rằng nghiệp lực (8)
là sức mạnh lớn nhất có khả năng khống chế vận mệnh. Nghiệp
lực là các hành động thân, khẩu và ý của mỗi một người, nó có sức ảnh
hưởng đến đời sống vị lai. Nhiều người than thở thời
vận của mình không tốt, hoặc oán trách việc người không có lợi
cho bản thân, không nghĩ rằng phàm bất cứ việc gì cũng đều do nghiệp
lực tạo thành, thành công cố nhiên là ở mình, nhưng
việc phối hợp hoàn cảnh bên ngoài, càng không thể xem nhẹ; những
thất bại, sai trái tuy đã qua, nhưng cũng nên nhìn lại để
phản quan tự tỉnh: Phước ít đức bạc, sao có thể đạt được
việc tốt được? Phật giáo chủ trương “Thiện hữu thiện báo, ác
hữu ác báo”, lúc bình thường nếu có thể quảng kết thiện
duyên, sám hối nghiệp chướng, thì chắc chắn có thể hóa
giải ác duyên túc thế, khai sáng tiền đồ tốt đẹp trong
tương lai.
Tập quán, mê tín, tình ái, quyền
lực và nghiệp lực, làm việc thiện làm việc ác
đều quyết định ở ý niệm của chúng ta, sửa
đổi vận mệnh cũng cần bắt đầu tịnh hóa từ tâm niệm
của chúng ta. Nay dùng các phương pháp cụ thể thay đổi vận
mệnh được quy nạp như sau:
1 - Thứ nhất, thay đổi quan niệm:
Quan niệm ảnh hưởng đến phán đoán giá
trị của một con người, quyết định thú hướng thiện
ác của hành vi. Phật giáo chú trọng sự dưỡng thành chính
tri chính kiến. Gọi là “Chính tri chính kiến” chính là những kiến
giải và quan niệm chính xác. Phật giáo cho
rằng chính kiến cơ bản của đời người (nhân sinh) có
bốn: Chính kiến có nhân có quả, chính kiến có nghiệp có
báo, chính kiến có thánh có phàm, chính kiến có thiện có
ác. Đã có nhân sinh quan chính xác, có niềm tin sâu
sắc vào nhân quả, rõ biết duyên khởi, thì tự nhiên sẽ không
khởi ác tạo nghiệp, oán trời trách người.
2 - Thứ hai, thay đổi hành vi:
Tục ngữ nói: “Muốn thu hoạch như thế nào, thì trước gieo
trồng xuống những hạt giống như thế đó”. Nghiệp nhân mà
từ hành vi của mỗi một người tạo tác, một khi nhân duyên tế
hội gặp gỡ thì tự nhiên sẽ sản sinh quả báo, cho nên chúng
ta hy vọng tiền đồ tương lai tốt đẹp, cuộc sống phú lạc
(giàu sang và vui vẻ), thì cần phải bắt đầu từ hành
vi của chính mình, để mong chuyển họa thành phước, bởi vì tất cả hạnh
và bất hạnh, đều có thể thao túng, khống chế trong tầm tay của mình.
3 - Thứ ba, quảng kết thiện duyên:
Vũ trụ vạn pháp, từ nhân đến quả, trung gian còn
phải cần có lực lượng hữu duyên, thì quả mới có thể sinh
thành. Một đời của con người, có người thì thông
minh trí tuệ, năng lực rất tốt, nhưng trái lại người
đó không nhất định sẽ được gặt hái nhiều thành quả mỹ mãn;
có người tư chất bình thường, không có gì nổi bật,
nhưng trái lại phàm gặp việc gì cũng suông sẽ thuận
lợi, đâu đâu cũng được sự tương trợ của người hữu duyên. Vì
vậy, chúng ta cần chú trọng đến “Quảng kết thiện duyên”. Kết
duyên là một việc làm tốt đẹp nhất trên thế
gian này, đặc biệt sinh mệnh không chỉ một đời, người
có khả năng lấy Phật pháp kết duyên, thì đời đời kiếp
kiếp đều có thể đi theo các bậc thiện trí thức học
tập, tự nhiên vận mệnh thông đạt, ứng nhân xử
thế vô ngại.
4 - Thứ tư, trì giới thủ pháp:
Giới (9) là căn bản của tất cả thiện pháp, giới có
thể phòng phi chỉ ác, gọi là “Họa phước vô môn, duy nhân
tự chiêu”, hành thiện tất được thiện báo, hành ác tất
gặp ác quả, người trì giới thì tuân theo giới
luật (thủ pháp), trong hành vi sẽ không phạm vào nghiệp
nhân bất hảo, tự nhiên sẽ không gây nên quả
báo xấu. Vì vậy, kinh điển tỉ dụ: “Giới như lương sư, giới
như quỹ đạo, giới như thành lũy, giới như túi nước, giới như ngọn
đèn sáng, giới như bảo kiếm, giới như chuỗi ngọc, giới như
thuyền bè”. Trì giới thủ pháp có thể ngăn chặn ác
duyên, tự nhiên sẽ có tiền đồ sáng lạn, nhân
sinh mỹ mãn.
Phật giáo đối với vận mệnh của một
đời con người có cách nhìn tích cực lạc quan, chủ trương
các pháp vô thường, duyên khởi tính không (10), vận
mệnh xấu có thể dựa vào thiện duyên bồi dưỡng tiến
hành thay đổi, dù cho nghiệp chướng nặng nề, cũng có thể giảm nhẹ,
gọi là trọng nghiệp khinh báo (11). Con người không
nên buồn rầu với số mệnh không tốt của mình, mà cần cố
gắng vượt lên, thay đổi vận rủi ấy; cho nên con
người không thể phó thác cho trời đất hay mặc cho số mệnh, ủ
rũ chán chường, để năm tháng luống qua một cách vô ích, cần có quyết
đoán, dứt khoát thay đổi triệt để, tạo dựng nên vận
mệnh của chính mình. Vì vậy, cho dù sống trong giàu
sang thuận đạt, hoặc là nghèo nàn khổ ách, đều nên chính
quán duyên khởi, hiểu rõ vận mệnh, thay đổi vận mệnh, từ đó
lập nên vận mệnh mới, tốt đẹp hơn.
Đại Sư Tinh Vân
Trích dịch từ sách “Phật giáo & Thế tục”
* Chú thích :
(1) Tập khí chỉ tư tưởng hoặc hành
vi thường sinh khởi của chúng ta, huân tập lâu
ngày thành chủng tử, tồn tại trong thức A-lại-da, tùy sinh
tử luân hồi mà trình hiện trong thể sinh mệnh mới như hình theo
bóng.
(2) Kinh là chỉ cho giáo pháp mà Phật-đà trình bày, kinh
nói: “Nếu chỗ nào có kinh điển, tức chỗ đó có Phật”. Vì vậy bái
kinh, tụng kinh, chép kinh, đọc kinh đều có công
đức mở mang trí tuệ. Phật giáo coi trọng văn- tư-
tu, nghĩa lý kinh Phật thâm áo, cần nghe nhiều huân
tập, tư duy pháp nghĩa, đã có sở đắc, càng nên y lý thực
hành trong đời sống, mới có thể được nhiều lợi ích chân
chính.
(3) Thông thường mà nói, việc quyết định thú
hướng vãng sinh có ba loại: Một, tùy trọng nghiệp đã tạo
mà thọ báo; hai, tùy tập khí bình thường thọ báo; ba,
tùy nhất niệm lúc lâm chung thọ báo. Kinh A-di-đà nói: “Nếu
có người nghe nói đến Phật A-di-đà, chấp trì danh hiệu, ví
như một ngày hoặc đến bảy ngày nhất tâm bất loạn, thì người đó lúc
sắp lâm chung, Phật A-di-đà cùng chư thánh chúng hiện
ngay trước mặt người ấy người lúc lâm chung tâm
không điên đảo, tức được vãng sinh quốc độ Cực lạc Phật
A-di-đà”. Người niệm Phật thuần thục, tùy thời có thể lấy
Phật niệm thay cho tạp niệm, bất luận là tùy tập hay tùy niệm, đều có
thể quyết định vãng sinh Tịnh độ.
(4) Bát tự = Tám chữ (giờ ngày tháng năm sinh viết theo Thiên can
và Địa chi) là cách xem số mệnh của Trung Quốc. Người mê
tín cho rằng giờ, ngày, tháng, năm con người được sinh ra đều bị
Thiên can Địa chi chi phối; mỗi hạng có hai chữ thay thế, bốn hạng thì có
tám chữ, căn cứ tám chữ này, tức có thể suy đoán vận mệnh/sinh mệnh
của một con người. Tục xưa lúc đính hôn, trước phải trao
đổi Thiếp tám chữ, cũng gọi “Canh thiếp”, hoặc gọi đơn giản là
“Bát tự”.
(5) Chính là chấp trước tự ngã tồn tại chân
thật, rồi sinh khởi tâm luyến ái, tham thủ. Thể nguyên
của chúng sinh là giả hợp của ngũ ấm. Nếu vọng
chấp có sự tồn tại của cái tôi thực thể chi
phối ảnh hưởng, mà nảy sinh phân biệt vọng tưởng như “ngã”
(tôi) và “ngã sở” (những cái của tôi), tức gọi là ngã chấp. Thành duy
thức luận thuật ký ghi, phẩm loại phiền não chướng có rất
nhiều, lấy ngã chấp làm gốc, sinh khởi các phiền
não; nếu không chấp vào cái tôi, thì phiền não tự dưng biến
mất.
(6) Chính là tâm kiêu mạn, tự cho mình tài giỏi hơn người
khác, rồi sinh khởi tâm lý khinh thường người khác.
(7) Lời này có nguồn gốc từ công án Thiền
tông. Thiền sư Linh Huấn hỏi Thiền sư Quy Tông: “Cái gì là
Phật?” Quy Tông: “Nói với ông, ông cũng không tin”. “Ông chính là Phật”. Ý là
bất kỳ người nào cũng đều có Phật tính, chỉ cần khẳng khái đảm nhận,
thì đều có thể thành Phật làm Tổ. Xem Tinh VânThiền ngữ tứ: Bạn
chính là Phật.
(8) Các hoạt động thân tâm như hành vi, ý
chí, gọi là “Nghiệp”. Sức ảnh hưởng tiếp nối những việc
làm sau đó của chúng ta gọi là “Nghiệp lực”. Phật
giáo lấy tư tưởng của nghiệp dùng để biểu đạt thiện
ác của hành vi và mối quan hệ qua lại của khổ lạc
nhân quả báo ứng, cho đến các nguyên lý luân hồi như kiếp
trước, kiếp này và kiếp sau. Thông thường mà nói, nghiệp được chia
làm ba nghiệp là thân, ngữ và ý, nếu tạo nghiệp thiện ác, thì
sau đó chiêu cảm quả báo (dị thục) khổ lạc tương ứng. Do có nghiệp
nhân, nên chiêu cảm nghiệp quả; nghiệp vô ký phi thiện phi
ác thì không có năng lực chiêu quả. Nghiệp có nhiều chủng loại,
y một đời chúng sinh thọ báo có thể phân làm Dẫn
nghiệp (lại gọi là tổng báo, chi phối nghiệp
lực của chúng ta sinh ở nhân giới, súc sinh
giới hoặc các giới khác) và Mãn nghiệp (còn gọi là biệt
báo, nghiệp lực viên mãn của các căn chúng sinh, hình
lượng, sắc lực, v.v…) Theo sự dị đồng thọ báo giữa chúng
sinh với chúng sinh, có thể chia ra cộng nghiệp (khiến chúng
sinh cảm được nghiệp quả báo chung, như sơn hà đại địa, bối
cảnh gia đình,…tức sự tương đồng của hoàn cảnh bên ngoài)
và bất cộng nghiệp (nghiệp báo bất đồng của chúng
sinh ở trong hoàn cảnh giống nhau, như cùng sinh ra từ trong
một gia đình, nhưng họa phước không giống nhau). Tùy sự nhanh
chậm của thời gian thọ báo, nghiệp còn phân làm Thuận hiện
nghiệp (tức hiện tại làm việc thì ngay hiện tại phải
nhận quả báo), Thuận sinh nghiệp (tức đời này làm việc, đời
sau nhận quả báo), và Thuận hậu nghiệp (đến sau đời thứ ba
mới bắt đầu thọ báo)…
(9) Giới pháp Phật giáo bao hàm tất cả hành
vi quy phạm thế gian, có các loại sau: Thông
giới (các việc ác chớ làm, các việc thiện cần thực hành) và
Biệt giới (giới luật được phân biệt chế định trong Tăng
đoàn thất chúng, còn có thể chia làm tại gia giới và xuất
gia giới); Chỉ trì giới (ngăn cấm điều ác) và Tác trì
giới (hành thiện); Tính giới (các giới đối với những hành
vi tội ác mà lập nên, như không giết mổ, không trộm cắp…)
và Già giới (dù hành vi phi thiện phi ác, nhưng trái
lại dễ dàng nảy sinh cơ hiềm/hiềm khích hoặc gợi ra giới
pháp hành vi tội ác); Thanh văn giới (lấy tự luật-
tự ràng buộc hạn chế làm giới pháp chính, như “Ngũ
phần luật”) và Bồ-tát giới (lấy lợi tha làm giới
pháp chính, nội dung hàm nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp
giới, nhiêu ích hữu tình giới); Giới tại gia (như ngũ
giới, bát quan trai giới…) và xuất gia giới (như Tỳ-kheo
giới, Sa-di giới…).
(10) Phật giáo chủ trương các pháp do nhân
duyên sinh, các pháp cũng do nhân duyên mà diệt, vạn
sự vạn vật đều là duyên sinh mà tụ, duyên diệt thì
tan, vì vậy không có tự tính, bản chất là không, cho
nên nói duyên khởi tính không.
(11) Phật giáo cho rằng tội
lỗi hay nghiệp chướng có sâu nặng, cũng có thể thông
qua sám hối sửa đổi, nuôi trồng phước đức để giảm nhẹ. Tỉ
như một nắm muối, mặn chát không thể nào nuốt được, nếu như dùng nước
pha loãng đi, thì vị mặn chát ấy tự nhiên đổi sẽ thành nhạt loãng.