Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Người Tỉnh thức

   

Đức Phật đã có và có nhiều hơn bất kỳ người nào trên thế gian này ...



NGƯỜI TỈNH THỨC

Đức Phật đã có và có nhiều hơn bất kỳ người nào trên thế gian này ... Ngài được nhiều cung nữ xinh đẹp vây quanh, ngày ngày được hưởng sơn hào hải vị, có hàng trăm nô lệ và ngự giữa những vườn thượng uyển lộng lẫy.

Đức Phật nói: “Ta đã từ bỏ tất cả. Ta không tìm kiếm hạnh phúc nào ở thế gian. Ta sẽ tìm kiếm, theo đuổi, làm mọi thứ để có thể tìm thấy hạnh phúc thực sự”.

Tên của Ngài là Siddhartha Gautama. “ Phật “ không phải là tên, từ đó chỉ trạng thái tỉnh thức của Ngài. “ Phật “ đơn giản nghĩa là “người tỉnh thức”. Đức Phật là người tỉnh thức nổi tiếng nhất nhưng không phải là người tỉnh thức duy nhất. Có nhiều vị Phật trước Ngài... và bởi mỗi người đều có thể trở thành một vị Phật nên những vị Phật mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Hạt giống bồ đề đều có trong mọi chúng sinh. Tất cả mọi người đều có tiềm năng này... vấn đề chỉ là thời gian. 

Nếu nhìn vào người thế gian, có thể bạn sẽ không thấy như vậy. Bởi vì nếu đúng như thế, tất sẽ có rất nhiều Phật – nhưng chẳng mấy khi một Vị xuất hiện. 

...

 

 Chúng ta chỉ biết rằng cách đây hai mươi lăm thế kỷ, một vị tên là Cồ Đàm Tất Đạt Đa đã trở thành Phật.

Từ “ buddha “ (Phật) có nghĩa là “trí tuệ được đánh thức”. Từ “ buddhi “ (trí tuệ) cũng có chung một gốc với từ này. Gốc từ “ budh “ có nhiều tầng nghĩa, nhiều ngụ ý, nó linh động và có tính thi ca. Không ngôn ngữ nào ngoài tiếng Phạn có một từ giống như “ budh “. Nó có ít nhất năm nghĩa khác nhau.
Nghĩa đầu tiên là thức dậy và đánh thức. Nói cách khác, nó đối nghịch với việc ngủ, với tình trạng lơ mơ trong ảo mộng mà từ đó ta thức tỉnh như thể bước ra khỏi một giấc mơ. Đó là nghĩa thứ nhất của trí tuệ, “ budh “: tạo ra một sự thức tỉnh bên trong bạn. Trí tuệ chính là khả năng sống trong hiện tại. Càng sống trong quá khứ hoặc tương lai thì bạn càng ít trí tuệ. Trí tuệ là khả năng ở đây, bây giờ, tại chính khoảnh khắc này và không đâu khác. Như vậy là bạn tỉnh thức

Nghĩa thứ hai của “ budh “ là nhận ra và chú ý. Một vị “ Phật “ là người nhận ra cái giả là cái giả, và đã mở mắt ra để thấy cái thật là cái thật. Nhận chân cái giả là khởi đầu để hiểu chân lý. Chỉ khi bạn thấy cái giả là giả, bạn mới có thể nhận rõ chân lý là gì. Bạn không thể tiếp tục sống trong ảo giác, bạn không thể tiếp tục sống trong những đức tin của mình, bạn không thể tiếp tục sống trong những định kiến nếu bạn muốn biết chân lý. Cái giả phải được nhận ra là giả. Đó là nghĩa thứ hai của “ budh “ , nhận ra cái giả là giả, cái không thật là không thật.

Nghĩa thứ ba của gốc từ “ budh “, trí tuệ, là “biết”, là “hiểu”. Đức Phật biết cái đang diễn ra, Ngài hiểu cái đang diễn ra, và trong chính sự thấu hiểu đó Ngài tự do khỏi mọi sự bó buộc. “ Budh “ nghĩa là biết theo nghĩa thấu hiểu chứ không theo nghĩa tích lũy kiến thức. “ Phật “ không tích lũy kiến thức. Người trí tuệ không quan tâm nhiều đến thông tin hay kiến thức. Người trí tuệ quan tâm nhiều đến khả năng biết. Điều người ấy quan tâm là việc biết chứ không phải kiến thức.

Nghĩa thứ tư là khai sáng và được khai sáng. Đức Phật là ánh sáng, Ngài đã trở thành ánh sáng. Do là ánh sáng, một cách tự nhiên và hiển nhiên, “ Phật “ chiếu ánh sáng cho những người khác. “ Phật “ là sự soi sáng. Bóng tối của Ngài đã biến mất, ngọn lửa bên trong Phật cháy lên rạng ngời. Ngọn lửa không khói. Nó đối lập với bóng tối và sự dốt nát, mù quáng. Đây là nghĩa thứ tư: trở thành ánh sáng, được khai sáng.

Nghĩa thứ năm của “ budh “ là thăm dò. Có một độ sâu bên trong bạn, một độ sâu không đáy, và nó phải được thăm dò. Nghĩa thứ năm cũng có thể là thâm nhập, bỏ lại mọi ngăn trở và thâm nhập vào cốt lõi bản thể của bạn.

Con đường của Đức Phật là con đường của “ budh “. Nhớ rằng “Phật” không phải tên của Đức Phật, “ Phật “ là trạng thái Ngài đạt được. Tên của Ngài là Siddhartha Gautama. Thế rồi một ngày Ngài trở thành Đức Phật, một ngày “ bodhi “ của Ngài, trí tuệ của Ngài trổ hoa, đó là sự nở hoa tối thượng đã xảy ra với Đức Phật. Có rất nhiều vị Phật khác ngoài Đức Phật. Mọi người đều có khả năng đạt được “ budh “. Nhưng “ budh “ chỉ giống như hạt giống bên trong bạn. Nếu nó nảy mầm, trở thành một cây lớn, nở hoa, bắt đầu nhảy múa trên bầu trời, bắt đầu thì thầm với các vì sao, thì bạn là một vị Phật. Con đường của Đức Phật là con đường của trí tuệ. Nó không phải con đường của cảm xúc. Con đường của Đức Phật là thuần khiết, là con đường của biết ... con đường của thiền, không phải của tình yêu.


- Osho -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét