Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Suối nguồn tươi trẻ

SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ
Bài tập Suối nguồn tươi trẻ được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách “Con mắt khải huyền” (The Eye of Revelation) của Peter Kelder. Trong cuốn sách này, nó được coi như một bí quyết màu nhiệm đơn giản, chỉ gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.
5 thức tập này có khả năng đánh thức các hoạt động của 7 trung tâm năng lượng, hay còn gọi là luân xa trong cơ thể. Khi chúng được đánh thức thì sự trao đổi năng lượng bên trong và ngoài cơ thể sẽ xảy ra, khiến cho ta cảm thấy có nhiều năng lượng hơn.
Vì lý do này các bạn nên tập Suối nguồn tươi trẻ vào lúc sáng mới thức dậy.  Nếu có điều kiện, tập ngoài thiên nhiên là tốt hơn cả, vì năng lượng ở ngoài kia dồi dào hơn trong nhà 

I - Công dụng của Suối nguồn tươi trẻ
Người ta cũng bảo là Suối nguồn tươi trẻ có thể làm cho sinh lực dồi dào; tinh thần minh mẫn, an nhiên, thư thái; cơ bắp săn chắc; ngủ tốt; thở sâu; sức khỏe toàn diện nâng cao, ít ốm vặt; vóc dáng trẻ trung, linh hoạt; giảm cân; cải thiện sinh hoạt vợ chồng. 

II - 5 thức của Suối nguồn tươi trẻ
Thức thứ nhất: Con quay 


Thức 1: Xoay theo chiều kim đồng hồ
– Mục đích cấp kỳ của nó là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại.
– Tất cả những gì mà bạn cần phải làm là giương thẳng 2 tay ra theo chiều ngang. Sau đó bạn xoay tròn từ TRÁI qua PHẢI (tức là theo chiều kim đồng hồ) cho đến khi hơi chóng mặt.
– Ban đầu chưa quen bạn sẽ không quay nhanh được. Cứ quay chầm chậm và chú ý vào 1 điểm nào đó trước mặt để đỡ bị mất cân bằng.

Thức thứ hai: Nâng chân


Thức thứ 2: Nâng chân tạo góc 90 độ
– Xong thức thứ nhất, ta nằm dài trên thảm/giường/sàn, mặt ngửng lên. Chú ý nằm duỗi lưng, thẳng người. Lấy lại nhịp thở và cân bằng trong 5-10 giây rồi bắt đầu thức tập 2.
– Buông hai cánh tay dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau.
– Tiếp đó bạn nhấc đầu lên, thu cằm vào ngực. Trong khi làm như thế, nhấc hai cẳng chân lên, đầu gối thẳng, trong thư thế thẳng đứng. Nếu có thể bạn hãy để hai chân vươn ngược lên trên thân về phía đầu, nhưng phải giữ cho 2 đầu gối thật thẳng.
– Giữ hơi thở trong 5-10 giây rồi thở dài ra. Từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn nhà trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Hãy thư giãn toàn bộ các cơ bắp sau đó, lặp lại đủ 21 lần (hoặc số lần mà bạn đang tập).

Thức thứ 3: Tập cổ và giãn lưng

Thức thứ 3: Rất tốt cho dân văn phòng hay ngồi máy tính
– Qùy gối trên sàn nhà và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi.
– Sau đó nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp đến ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt, đồng thời ngã người ra sau, cong hẳn cột sống.
– Hít vào và giữ hơi thở trong 5-10 giây.
– Khi cong mình như thế bạn hãy bám cánh tay và bàn tay lên đùi để làm điểm tựa. Cong người xong, hãy trở về với tư thế cũ và lặp lại 21 lần.

Thức thứ tư: Cái bàn

Thức thứ 4: Nhớ lấy lực đẩy người lên từ gót chân 
– Trước tiên bạn hãy ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn chân đặt cách nhau khoảng 20 cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông.
– Sau đó thu cằm về phía trước ngực. Tiếp đến, bạn hãy ngả đầu ra phía sau, càng xa càng tốt đồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng.
Với tư thế này, thân hình trở thành song song với sàn nhà, và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân (như cái bàn).
– Rồi bạn hãy gồng căng mọi cơ bắp của cơ thể. Giữ hơi thở trong 5-10 giây rồi thở ra và trở về vị trí ban đầu.
– Bạn hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lặp lại các động tác của thức tập.

Thức thứ năm: Chữ V ngược


Thức thứ 5: Tập tới đây là bắt đầu đuối đó. Cố tới lúc nào được thì cố 
– Để bắt đầu bạn hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn nhà và cong cột xương sống sao cho thân mình ở trong tư thế lún xuống.
– Tiếp đó ngả đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành chữ V ngược (tức là chổng mông lên trời).
– Đồng thời bạn hãy đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực.
– Hít vào và giữ hơi thở trong 5-10 giây rồi thở dài ra, đồng thời trở về vị trí ban đầu và lặp lại thức lập 21 lần.


* Lưu ý :
– Trong một ngày, bạn tập tối đa là 21 lần/mỗi thức. Có thể tập ít hơn thế, lúc đầu tập khoảng 5-7 lần gì đó, sau đó dần dần tăng số lần lên tùy theo sức mình.
– Nếu thấy mệt trong quá trình tập thì bạn hoàn toàn có thể nằm xuống nghỉ 1 chút. Sau đó lại tiếp tục bài tập ở chỗ bị bỏ dở.
– Tất cả các thức (trừ thức 1), khi bắt đầu động tác thì hít vào, kết thúc động tác thì thở ra và lặp lại như vậy.
– Tập buổi sáng là tốt nhất, tuy nhiên mình tập lúc nào cũng được, không bắt buộc là buổi sáng. Rảnh lúc nào tập lúc đó, chia ra làm 2 phần tập trong ngày cũng được (VD: Sáng 10  lần, chiều 11 lần).

- st -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét