‘’TOÀN TRỊ’’ HAY ‘’DÂN CHỦ’’ TRONG ĐẠI DỊCH
Trong nhiều tuần, có một câu hỏi được nhắc đi nhắc lại: ‘’ Chính phủ nào có khả năng đối phó tốt hơn với cuộc khủng hoảng corona, các quốc gia chuyên chế hay các nền dân chủ?’’.
Sau gần 3 tháng của cuộc chiến, một đánh giá tạm thời có thể rút ra rằng: Thành công hay thất bại khó có thể được quy cho loại mô hình chính phủ. Điều quan trọng hơn phụ thuộc vào 3 yếu tố :
- Thái độ, sách lược của nhà lãnh đạo
- Sự tin tưởng và ủng hộ của quần chúng
- Hiệu suất của hệ thống y tế.
Một cái nhìn sơ qua trên toàn cầu cho thấy một số chế độ chuyên chế có hiệu quả trong việc chống dịch, nhưng một số khác lại không thành công. Trung Quốc, sau khi phủ nhận và che đậy sự bùng phát của virus ở Vũ Hán, đã giải quyết vấn đề một cách quyết liệt để ngăn chặn virus lây lan. Singapore cũng có khả năng giải quyết tương tự.
Ở chiều hướng khác, chế độ độc tài giáo sĩ ở Iran, đã thất bại. Chế độ này thừa nhận vấn đề về dịch bệnh quá muộn. Phải mất nhiều tuần, các thầy đạo mới cho đóng cửa các thành phố hành hương lớn (nơi thường đón hàng chục triệu người mỗi mùa hành hương). Với 68.000 ca nhiễm chính thức và 4.000 ca tử vong, Iran trở thành tâm dịch tại Trung Đông; số người bệnh và người chết trên thực tế có thể cao gấp 5 lần.
Alexander Lukashenko, Tổng thống Belarus trong hơn một phần tư thế kỷ(một chế độ độc tài khác), nơi dịch bệnh đang tiến triển nhanh, đã phải khuyến nghị về việc sử dụng rượu vodka và phòng tắm hơi cũng như lái máy kéo để chữa trị . Ông nói:’’Hãy ra đồng, những cánh đồng sẽ chữa lành mọi người – thà chết đứng còn hơn sống trên đầu gối của bạn’’
Thành công và thất bại cũng tồn tại lẫn lộn giữa các nền dân chủ. Donald Trump đã cười nhạo vào những mối đe dọa của căn bệnh chỉ sáu tuần trước khi nó bùng phát ở Mỹ, ông mất nhiều thời gian hơn Tập Cận Bình để bước vào thực tế. Ý và Tây Ban Nha, cả hai nền dân chủ phương Tây đã chịu sự hoành hành của virus còn tồi tệ hơn Trung Quốc. Trong khi đó, các nền dân chủ ở Hàn Quốc và Đài Loan, Israel, New Zealand ... đã đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ.
Thành quả của Đức trong 3 tuần qua cũng rất ấn tượng, nước này đã thực hiện đến gần 2 triệu xét nghiệm, có thể nói là số xét nghiệm cao thứ 2 TG. Cùng với đó, việc sở hữu một hệ thống y tế mạnh toàn diện đã giúp họ khống chế tỷ lệ tử vong ở một mức dễ chấp nhận mặc dù số lượng các ca nhiễm ở Đức không hề thấp.
Thành quả của Đức trong 3 tuần qua cũng rất ấn tượng, nước này đã thực hiện đến gần 2 triệu xét nghiệm, có thể nói là số xét nghiệm cao thứ 2 TG. Cùng với đó, việc sở hữu một hệ thống y tế mạnh toàn diện đã giúp họ khống chế tỷ lệ tử vong ở một mức dễ chấp nhận mặc dù số lượng các ca nhiễm ở Đức không hề thấp.
Vì vậy, chúng ta đừng cố gắng bám vào những niềm tin về chế độ xã hội cũng như tạo ra quá nhiều xung đột trong các mô hình chính phủ. Và hãy ngừng phán xét hành động của các quốc gia khác nhau về hệ tư tưởng. Trong đại dịch này không có chỗ cho sự thắng thua và tư dưởng dân tộc hẹp hòi. Chúng ta chỉ có thể an toàn khi tất cả đều đã an toàn.
Theo Sommer
Lê Quang dịch
( Bài đăng trên mục chính luận của Die Zeit. )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét