Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Thương lắm ... Huê Kỳ ơi !

THƯƠNG LẮM ... HUÊ KỲ ƠI !
( Chủ nghĩa Tư Bản đang ... giãy dụa, qua góc nhìn của báo chí cách mạng )

Cường quốc hùng mạnh số một thế giới - Nước Mỹ hiện lên qua các tít bài sao mà đói kém và khốn khổ đến như thế ! ... tiền cứu trợ vừa bơm khắp thế giới cất đâu rồi ? hay lại vừa dấm dúi đưa hết cho thằng em WHO ?
Tất nhiên đấy chỉ là hiệu ứng giật ...TÍT. Sự thật được nhét ... ở ruột bài cơ. Nếu chỉ lướt TÍT mà ko đọc kỹ nội dung, chúng ta sẽ ko thể có cái nhìn chân thực, logic và đúng với bản chất của sự việc. Và ... trên tinh thần tương thân tưởng ái của giai cấp vô sản ... không ít bà con  phải rơi nước mắt trước sự ra đi muộn màng của ... chủ nghĩa tư bản







Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Máy Tầu thôi ...


1,5 Tỏi thì chắc chỉ là máy của Tầu thôi 
Hàng XỊN nó phải khác chứ...  nhể

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Nào ai biết ...

Nào Ai biết ... Mật ngon hay Trái đắng
Gió Thiên Đường ...  hay Cát Bụi chờ Ta
...


Bài học từ nước Đức


BÀI HỌC TỪ NƯỚC ĐỨC 
Do đâu mà Đức lại có thể chống được dịch bệnh Covid-19 tốt hơn Pháp như vậy? Đây là một câu hỏi mà nhật báo Pháp Les Echos ngày 23/04 đã thử tìm cách trả lời và cho rằng kinh nghiệm thành công của Đức là một “bài học” mà Paris cần suy ngẫm.

1. Gần nhau về số ca nhiễm nhưng khác xa nhau về số ca tử vong
Khác biệt Pháp-Đức trong vấn đề chống dịch Covid-19 được thấy rõ qua những con số. Theo thống kê của trường Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tính đến hết ngày 23/04, Pháp và Đức là hai nước thuộc diện bị virus tác hại nặng nề nhất, đứng thứ ba và thứ tư châu Âu (sau Tây Ban Nha và Ý). Về số lượng ca nhiễm, Pháp có gần 160.000 trường hợp cao hơn một chút so với Đức, có hơn 153.000 ca nhiễm.
Thế nhưng khi xét về số ca tử vong vì virus corona, tình hình ở Pháp tồi tệ hơn rất nhiều so với Đức. Tính đến ngày 23/04, Pháp đã ghi nhận 21.856 người chết, còn ở Đức “chỉ” có 5.575 trường hợp.
Trong lúc hệ thống bệnh viện Pháp lâm vào tình trạng gần như là quá tải, với số giường hồi sức không đủ đáp ứng nhu cầu, thì sức chứa của các bệnh viện Đức cao hơn hẳn, và Berlin đã mở cửa đón nhận khoảng 200 bệnh nhân các nước láng giềng đang gặp khó khăn, trong đó có đến 130 bệnh nhân Pháp.

2. Ba yếu tố dẫn đến thành công 
Các số liệu trên đây cho thấy rõ thực tế theo đó Đức đã thành công hơn Pháp trong việc khống chế dịch bệnh. Theo Les Echos, có ba yếu tố chủ chốt giải thích thành công của Đức:
1/ Dự đoán tốt hơn về nguy cơ đại dịch để sẵn sàng đối phó. Ngay khi những trường hợp tử vong đầu tiên xuất hiện tại Đức, chính quyền nước này đã triển khai ngay lập tức một chiến lược truy tìm người nhiễm virus có hiệu quả, kềm hãm được đà lây lan trong dân chúng.
Một ví dụ cụ thể: Hiện nay, Đức đang thực hiện từ 300.000 đến 500.000 xét nghiệm mỗi tuần, so với không đầy 100.000 xét nghiệm  tại Pháp tính đến cuối tháng 3.

2/ Chuyển ngay trọng tâm vào việc chế tạo trang thiết bị y tế. Tính linh hoạt cao của guồng máy sản xuất Đức, được các liên đoàn chuyên nghiệp điều phối kịp thời, đã cho phép nước Đức chuyển hướng nhanh chóng qua việc sản xuất với số lượng lớn các phương tiện xét nghiệm và các thiết bị hô hấp nhân tạo cần thiết cho việc chống Covid-19.

3/ Có một hệ thống y tế vững chắc. Theo số liệu của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE, vào lúc dịch bệnh mới bùng lên, hệ thống bệnh viện ở Đức có đến 28.000 giường “hồi sức” (hay chăm sóc đặc biệt), trong lúc ở Pháp chỉ có khoảng 5.500 giường loại này. Chi phí bình quân theo đầu người về y tế tại Đức lên đến 6.000 đô la, trong lúc tại Pháp, con số này chỉ khoảng 5.000.

Sự kết hợp của ba yếu tố kể trên là chìa khóa thành công của Đức, và đây không phải là lần đầu tiên mà Berlin chống chọi với khủng hoảng tốt hơn Pháp

3. Đức có truyền thống đối phó với khủng hoảng tốt hơn Pháp
Trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro 2009-2012 chẳng hạn, Đức đã phục hồi nhanh hơn Pháp, nhanh chóng khống chế được tỉ lệ thất nghiệp, có được thặng dư thương mại và duy trì được nợ công ở mức vừa phải. Ngược lại thì ở Pháp, cả nợ công lẫn thất nghiệp đều bùng nổ !

Tuy chưa thể đưa ra tổng kết cuối cùng về các tác hại y tế và xã hội mà con virus corona chủng mới gây ra cho châu Âu, nhưng có thể cho rằng Đức sẽ vượt qua khủng hoảng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn tất cả các láng giềng khác.


Nhật báo Les Echo

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Mang tội


MANG TỘI
Có vị cư sĩ tìm đến Thiền sư Vô Đức để thỉnh Pháp:
- Bạch Hòa Thượng, sáng nay con ra bờ biển thấy một chiếc thuyền, trên đó có nhiều người, ông chủ thuyền đẩy thuyền từ bờ xuống biển và chiếc thuyền đã nghiền chết nhiều ốc, sò ... Như vậy ông chủ thuyền hay người ngồi trên thuyền mang tội sát sanh?
- “ Không ai có tội “
- Thầy nói không đúng, ốc , sò .. chết rất nhiều mà sao nói không mang tội.
Thiền sư chỉ thẳng vào vị cư sĩ nói:
- “ Ông mang tội. .. bởi vì khi đó người ta vô tâm, còn ông suy nghĩ đủ thứ chuyện là vọng thức của ông dính mắc rồi “
- !!!


- st -

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Ý Trời

                      ... Ý Trời !

Vote cái nữa ...

Vote cái nữa cho đồng chí Chung !
 ... chưa thấy tổ thơ ca hò vè ra bài nào ca ngợi đồng chí
giống như đã từng ca ngợi đồng chí Đam nhể ?

Toàn Trị hay Dân Chủ ...


’TOÀN TRỊ’’ HAY’DÂN CHỦ’’ TRONG ĐẠI DỊCH

Trong nhiều tuần, có một câu hỏi được nhắc đi nhắc lại: ‘’ Chính phủ nào có khả năng đối phó tốt hơn với cuộc khủng hoảng corona, các quốc gia chuyên chế hay các nền dân chủ?’’. 
Sau gần 3 tháng của cuộc chiến, một đánh giá tạm thời có thể rút ra rằng: Thành công hay thất bại khó có thể được quy cho loại mô hình chính phủ. Điều quan trọng hơn phụ thuộc vào 3 yếu tố : 
- Thái độ, sách lược của nhà lãnh đạo
- Sự tin tưởng và ủng hộ của quần chúng 
- Hiệu suất của hệ thống y tế. 
Một cái nhìn sơ qua trên toàn cầu cho thấy một số chế độ chuyên chế có hiệu quả trong việc chống dịch, nhưng một số khác lại không thành công. Trung Quốc, sau khi phủ nhận và che đậy sự bùng phát của virus ở Vũ Hán, đã giải quyết vấn đề một cách quyết liệt để ngăn chặn virus lây lan. Singapore cũng có khả năng giải quyết tương tự. 
Ở chiều hướng khác, chế độ độc tài giáo sĩ ở Iran, đã thất bại. Chế độ này thừa nhận vấn đề về dịch bệnh quá muộn. Phải mất nhiều tuần,  các thầy đạo mới cho đóng cửa các thành phố hành hương lớn (nơi thường đón hàng chục triệu người mỗi mùa hành hương). Với 68.000 ca nhiễm chính thức và 4.000 ca tử vong, Iran trở thành tâm dịch tại Trung Đông; số người bệnh và người chết trên thực tế có thể cao gấp 5 lần. 
Alexander Lukashenko, Tổng thống Belarus trong hơn một phần tư thế kỷ(một chế độ độc tài khác), nơi dịch bệnh đang tiến triển nhanh, đã phải khuyến nghị về việc sử dụng rượu vodka và phòng tắm hơi cũng như lái máy kéo để chữa trị . Ông nói:’’Hãy ra đồng, những cánh đồng sẽ chữa lành mọi người – thà chết đứng còn hơn sống trên đầu gối của bạn’’
Thành công và thất bại cũng tồn tại lẫn lộn giữa các nền dân chủ. Donald Trump đã cười nhạo vào những mối đe dọa của căn bệnh chỉ sáu tuần trước khi nó bùng phát ở Mỹ, ông mất nhiều thời gian hơn Tập Cận Bình để bước vào thực tế. Ý và Tây Ban Nha, cả hai nền dân chủ phương Tây đã chịu sự hoành hành của virus còn tồi tệ hơn Trung Quốc. Trong khi đó, các nền dân chủ ở Hàn Quốc và Đài Loan, Israel, New Zealand ... đã đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ. 
Thành quả của Đức trong 3 tuần qua cũng rất ấn tượng, nước này đã thực hiện đến gần 2 triệu xét nghiệm, có thể nói là số xét nghiệm cao thứ 2 TG. Cùng với đó, việc sở hữu một hệ thống y tế mạnh toàn diện đã giúp họ khống chế tỷ lệ tử vong ở một mức dễ chấp nhận mặc dù số lượng các ca nhiễm ở Đức không hề thấp. 

Vì vậy, chúng ta đừng cố gắng bám vào những niềm tin về chế độ xã hội cũng như tạo ra quá nhiều xung đột trong các mô hình chính phủ. Và hãy ngừng phán xét hành động của các quốc gia khác nhau về hệ tư tưởng. Trong đại dịch này không có chỗ cho sự thắng thua và tư dưởng dân tộc hẹp hòi. Chúng ta chỉ có thể an toàn khi tất cả đều đã an toàn. 

Theo Sommer 
Quang dịch
( Bài đăng trên mục chính luận của Die Zeit. )

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Hàng quý hiếm ...

Hàng quý hiếm mới tậu – nhân ngày “ Sách ”… bằng hữu nào cùng chung chí hướng có nhu cầu ngâm cứu, học hỏi, hội thảo xin hãy liên hệ ngay… mình xin rất sẵn lòng hỗ trợ trên tinh thần tương thân tương ái… lá bươm đùm lá rách, quả bí cũng muốn giúp quả bầu...

Ngày Sách Năm 2015

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Những anh hùng trong chốn quần thoa

NHỮNG ANH HÙNG TRONG CHỐN QUẦN THOA
Đài Loan, Đức và New Zealand, ba nơi được ca ngợi về cách ứng phó chủ động với đại dịch, có một điểm chung là đều do phụ nữ lãnh đạo.Tại Đài Loan, những biện pháp can thiệp sớm đã giúp hòn đảo kiểm soát thành công Covid-19, đến mức Đài Loan hiện đã chuyển sang xuất khẩu hàng triệu khẩu trang hỗ trợ cho Liên minh châu Âu và các nước khác. Đức đang thực hiện chương trình xét nghiệm nCoV lớn nhất châu Âu với 350.000 xét nghiệm mỗi tuần, giúp phát hiện virus sớm để cách ly và điều trị bệnh nhân hiệu quả. Tại New Zealand, nước này cũng sớm đóng cửa ngành du lịch và áp đặt lệnh phong toả toàn quốc kéo dài một tháng, giúp hạn chế tối đa thiệt hại về người. Các quốc gia, vùng lãnh thổ này đều được ca ngợi về cách ứng phó ấn tượng với đại dịch. Họ nằm ở châu Âu, châu Á và Nam Thái Bình Dương nhưng có một điểm chung: đều do phụ nữ lãnh đạo. Thành công của những chính quyền trên trong đại dịch toàn cầu càng đáng ghi nhận khi phụ nữ chỉ chiếm chưa đầy 7% lãnh đạo thế giới. 
Đảo Đài Loan có khoảng 24 triệu người, tương đương dân số Australia. Hòn đảo được Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ chưa thống nhất và không được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận nên rất dễ gặp nguy cơ trước dịch bệnh bắt nguồn từ đại lục. Tuy nhiên, khi lãnh đạo Thái Anh Văn nghe tin về một loại virus bí ẩn đang lây truyền giữa các cư dân Vũ Hán tháng 12 năm ngoái, bà đã ngay lập tức ra lệnh kiểm tra tất cả chuyến bay từ thành phố này. Bà Thái sau đó thành lập một trung tâm chỉ huy về dịch bệnh, thúc đẩy sản xuất các thiết bị bảo hộ như khẩu trang và cấm tất cả chuyến bay từ đại lục, Hong Kong và Macau. Những biện pháp sớm và quyết liệt trên đã giúp Đài Loan đến nay chỉ ghi nhận gần 400 ca nhiễm nCoV, trong đó 6 ca tử vong. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng với thành công của Đài Loan trong cuộc chiến chống Covid-19, hòn đảo nên được cấp quyền quan sát viên tại Hội đồng Y tế Thế giới của WHO. Trong khi đó, Đức, với 83 triệu dân, ghi nhận hơn 132.000 ca nhiễm nhưng có tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với các nước châu Âu khác. Tỷ lệ ủng hộ đối với Thủ tướng Angela Merkel, người có bằng tiến sĩ hóa học lượng tử, đã tăng vọt nhờ cách xử lý của bà trong đại dịch. Đức có lượng giường chăm sóc tích cực lớn nhất và chương trình xét nghiệm nCoV quy mô nhất ở châu Âu.   
"Có lẽ sức mạnh lớn nhất của chúng tôi ở Đức là cấp cao nhất của chính phủ đưa ra quyết định hợp lý kết hợp với niềm tin với chính phủ trong người dân", Hans-Georg Kräusslich, chủ nhiệm khoa virus học Bệnh viện Đại học ở Heidelberg, nói với NYTimes.
New Zealand là một quốc đảo với gần 5 triệu dân, có nền kinh tế chủ yếu dựa vào ngành du lịch. Tuy nhiên, Thủ tướng Jacinda Ardern đã cấm du khách nước ngoài từ ngày 19/3 và tuyên bố phong toả toàn quốc 4 tuần từ hôm 23/3, yêu cầu tất cả người lao động không thiết yếu ở nhà, ngoại trừ ra ngoài mua nhu yếu phẩm hay tập thể dục gần nhà. Nước này cũng tiến hành xét nghiệm trên diện rộng và phát hiện hơn 1.300 ca nhiễm nCoV, trong đó chỉ 9 ca tử vong. New Zealand mới đi được nửa chặng đường phong toả và bà Ardern tuyên bố sẽ không kết thúc sớm các biện pháp hạn chế. 
"Đối mặt với mối đe doạ lớn nhất về sức khoẻ con người mà chúng ta từng thấy trong hơn một thế kỷ qua, người New Zealand đã lặng lẽ và đoàn kết thực hiện một bức tường phòng thủ toàn quốc", nữ Thủ tướng nói trong bài phát biểu tới người dân tuần trước. 4 trong 5 quốc gia Bắc Âu do phụ nữ lãnh đạo. Các nước này đều có tỷ lệ tử vong do nCoV thấp hơn so với phần còn lại của châu Âu. Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, 34 tuổi, là lãnh đạo trẻ nhất thế giới nhưng được 85% người dân ủng hộ nhờ sự chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Nước này chỉ ghi nhận 59 ca tử vong trên 5,5 triệu dân.Thủ tướng Iceland Katrín Jakobsdóttir lãnh đạo một quốc đảo nhỏ chỉ 360.000 dân, tuy nhiên việc xét nghiệm ngẫu nhiên trên quy mô lớn của nước này đáng được phần còn lại của thế giới học hỏi khi phát hiện một nửa trong số những người dương tính với nCoV không có triệu chứng. Iceland cũng can thiệp sớm, ráo riết điều tra dịch tễ bệnh nhân và cách ly các trường hợp nghi nhiễm.
 Cách tiếp cận trên trái với Thuỵ Điển, quốc gia Bắc Âu duy nhất không do phụ nữ lãnh đạo. Thủ tướng Thuỵ Điển Stefan Löfven từ chối áp lệnh phong toả và vẫn để trường học, cửa hàng hoạt động. Tỷ lệ tử vong ở nước này cao hơn nhiều so với hầu hết các nước châu Âu khác. Những nữ nguyên thủ khác gây chú ý bằng cách ứng phó mạnh mẽ với Covid-19 là Thủ tướng Silveria Jacobs của đảo quốc nhỏ bé Sint Maarten ở vùng Caribbean, với 41.000 dân. Video bà yêu cầu người dân "ngừng đi lại" trong hai tuần đã lan truyền khắp thế giới. 
"Nếu các bạn không có loại bánh mỳ mình thích trong nhà, hãy ăn bánh quy. Nếu các bạn không có bánh mỳ, hãy ăn ngũ cốc, ăn yến mạch", bà nhấn mạnh. 
Dĩ nhiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng xứng đáng được ca ngợi vì đã làm phẳng đường cong của dịch bằng chiến lược xét nghiệm trên diện rộng. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác do nam giới lãnh đạo đã dẫn tới thảm hoạ dịch bệnh.Tâm dịch thế giới hiện nay là Mỹ. Tổng thống Donald Trump ban đầu cáo buộc đảng Dân chủ chính trị hoá nCoV, xem đây là một "trò bịp bợm" và suốt nhiều tháng phớt lờ cảnh báo từ các nhà khoa học. Kết quả là Mỹ hiện rơi vào tình trạng khẩn cấp với hơn nửa triệu ca nhiễm, hơn 26.000 ca tử vong và con số vẫn tiếp tục tăng lên mỗi ngày.Tương tự, Thủ tướng Anh Boris Johnson bác bỏ mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng và từ chối áp đặt lệnh cấm tụ tập đông người rất lâu sau khi các quốc gia châu Âu khác đã ban bố phong toả. Trước khi nhập viện vì nhiễm nCoV, ông còn tuyên bố trước các phóng viên rằng virus này sẽ không thể ngăn cản ông bắt tay với các bệnh nhân. Covid-19 cũng có thể sẽ không lan rộng khắp thế giới nhanh như thế nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm ngăn chặn 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán trước khi áp lệnh phong tỏa hôm 23/1.Vẫn còn quá sớm để khẳng định lãnh đạo nào thực hiện đủ các bước đi đúng đắn để kiểm soát nCoV và cứu sống người dân. Tuy nhiên, những ví dụ ở trên cho thấy phần lớn những lãnh đạo hành động sớm và quyết liệt là phụ nữ.Tính đến ngày 1/1, chỉ 10 trong số 152 nguyên thủ đắc cử trên thế giới là phụ nữ, theo Hội đồng Liên minh Nghị viện và Liên Hợp Quốc, và nam giới chiếm 75% thành viên quốc hội, 73% người ra quyết sách và 76% nhân lực trong truyền thông chính thống.
"Chúng ta đã tạo ra một thế giới mà phụ nữ bị thu hẹp chỉ còn 25% không gian, cả trong các phòng ra quyết sách lẫn trong những câu chuyện mà chúng ta trao đổi về cuộc sống của mình", bà Phumzile Mlambo-Ngcuka, giám đốc điều hành của Tổ chức Phụ nữ Liên Hiệp Quốc, nói.
"Đã lâu rồi chúng ta mới nhận ra rằng thế giới đang rất cần nhiều nữ lãnh đạo và phụ nữ phải được hiện diện bình đẳng ở tất cả các cấp chính trị", bình luận viên Leta Hong Fincher của CNN viết. "Ít nhất, số lượng nữ lãnh đạo thành công trong việc kiểm soát đại dịch đến nay cũng cho chúng ta thấy rằng bình đẳng giới rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu và an ninh quốc tế".
Anh Ngọc 
Theo CNN

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Anh Hùng đâu cứ phải mày râu

   Anh Hùng đâu cứ phải Mày Râu


SAN FRANCISCO ĐI TRƯỚC VIRUTS

Những hành động sớm và quyết liệt của nữ Thị trưởng London Breed đã giúp kiểm soát dịch COVID-19, đưa San Francisco trở thành hình mẫu quốc gia trong “làm phẳng đường cong” dịch bệnh.

Phản ứng kiểu "đánh chặn"
Nữ Thị trưởng London Breed đã không ngồi chờ dịch COVID-19 tới rồi mới "ra tay". Khi bà tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại San Francisco vào cuối tháng 2, thành phố này vẫn chưa xác nhận một trường hợp nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) nào. Hai tuần sau, quyết định cấm tụ tập trên 1.000 người của bà Breed đã “bó tay” các “Chiến binh cầu Cổng vàng” (đội bóng rổ nhà nghề) của vùng Vịnh Area. Quyết định của bà, cùng với việc phát hiện ca dương tính đầu tiên của cầu thủ Giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA) đã dẫn tới ngừng toàn bộ các giải đấu thể thao lớn tại Mỹ. Vào thời điểm đó, Thị trưởng Breed hứng nhiều chỉ trích rằng bà đã thực thi các biện pháp quá nóng vội. Nhưng gần một tháng sau khi các lệnh bắt buộc giãn cách xã hội này được thực hiện, San Francicos và khu vực Vịnh Area đang nổi lên như một hình mẫu quốc gia về việc phản ứng sớm và quyết liệt có thể ngăn chặn bùng nổ các ca lây nhiễm, giống như tình trạng đang áp đảo hệ thống y tế hiện nay tại New York, nơi các nhà lãnh đạo đã phản ứng chậm hơn.Tính đến ngày 10/4, số ca mắc COVID-19 tại San Francisco là 857 người, với chỉ 13 ca tử vong, thấp hơn nhiều so với các đô thị có quy mô tương đương như New Orleans, Detroit, Boston và Washington, DC. “Đường cong dịch”của thành phố thấp và phẳng, đồng nghĩa không có tình trạng bệnh nhân tràn vào các phòng cấp cứu.Tất cả các bằng chứng cho thấy họ đang làm tốt hơn nhiều, và lời giải thích đơn giản nhất là họ đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội rất nghiêm túc và rất sớm”, bà Emily Gurley, một nhà dịch tễ học tại Đại học Johns Hopkins, nhận xét. San Francisco và California nói chung đã phải vật lộn nhiều hơn New York để tăng cường năng lực xét nghiệm, gây lo ngại rằng số lượng ca nhiễm được xác nhận tương đối thấp có thể vẽ lên một bức tranh "màu hồng" về cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học và quan chức y tế cộng đồng cho rằng, cho dù các ca dương tính chắc chắn chưa được thống kê đủ nhưng hệ thống y tế công cộng ổn định, cộng với tỉ lệ tử vong thấp đã cho thấy thành công của San Francisco đến thời điểm này. Chúng ta đang chứng kiến giường bệnh không thiếu, cũng không thấy tình trạng tăng đột biến bệnh nhân ở đó”, nhà dịch tễ học Yvonne Maldonado tại Trường Y Stanford, nói. 

Nữ thị trưởng quyết đoán
Thị trưởng Breed đã yêu cầu đóng cửa các doanh nghiệp và ban hành chỉ thị “trú ẩn tại chỗ”, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, trên toàn thành phố từ ngày 17/3, thời điểm San Francisco mới ghi nhận chưa tới 50 ca mắc COVID-19. Cũng vào ngày đó, thành phố New York đã có hơn 2.000 trường hợp dương tính. Nhưng Thống đốc bang New York Andrew Cuomo và Thị trưởng New York City Bill de Blasio không có những hành động tương tự cho tới vài ngày sau đó. Vào thời điểm New York City đóng cửa hoàn toàn ngày 22/3, có tới hơn 10.000 ca dương tính đã được báo cáo tại đây. Phản ứng quyết liệt ngay từ sớm của bà Breed cũng không thấy ở nhiều thành phố khác tại Mỹ. Khi bà thực thi giãn cách xã hội, nhiều người nổi tiếng ở San Francisco bắt đầu gọi cho các vấn chính trị của Thị trưởng Breed – trong đó có Thượng nghị sĩ Kamala Harris - kêu ca về quyết định của bà. “Bà London Breed đang chuẩn bị đóng cửa thành phố đó”, họ phàn nàn. Nhưng Nghị sĩ Harris khuyên họ nên tin tưởng ở Thị trưởng. “Bà Breed đã chịu những chỉ trích và sức ép chính trị kinh ngạc”, nghị sĩ Harris nói, nhưng “bà đã can đảm đưa ra quyết định theo linh cảm của mình, dựa trên những nghiên cứu khoa học mách bảo rằng đó là điều đúng đắn nên làm cho người dân, kể cả khi họ chưa nhận ra nó”
Những khó khăn kinh tế do lệnh đóng cửa thành phố không phải là mất mất lớn duy nhất với Breed. Bà lớn lên cùng bà ngoại trong một dự án nhà ở công cộng. Chị gái bà chết vì quá liều ma tuý, còn anh trai hiện vẫn đang thụ án 44 năm tù vì tội ngộ sát. Vì vậy “bà ấy là một người thực tế, thực tế đến tận cốt lõi”, nghị sĩ Harris nhận xét. “Bà ấy làm đúng việc vào đúng thời điểm, dù đó không phải là điều mà mọi người muốn nghe”.
Ở một mức độ nào đó, hai thành phố San Francisco và New York thực hiện những con đường khác nhau. Hai thành phố này chỉ giống nhau ở việc thiếu nhà ở giá rẻ và khoảng cách giàu nghèo quá lớn, nhưng nằm cách xa giữa hai bờ Đông – Tây của đất nước. Các nhà dịch tễ học nói rằng San Francisco và các thành phố khác ở Bờ Tây có thể được hưởng lợi từ những hạn chế vào cuối tháng 1 của chính quyền Tổng thống Trump đối với việc đi lại từ Trung Quốc, trong khi sự chậm trễ của Tổng thống trong việc cấm các chuyến bay từ châu Âu, (mà ông đã không làm cho đến giữa tháng 3), đã khiến New York thêm khó khăn. “New York giống như Italy, còn San Francisco và bang Washington giống Hàn Quốc hơn”, ông Shah Shahpar, cựu lãnh đạo phản ứng nhanh toàn cầu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) nói. Theo ông khác biệt nằm ở chỗ “phản ứng trước, thay vì phản ứng” – hành động đó sẽ tạo nên sự khác biệt ở các cấp chính quyền trong cuộc khủng hoảng này.

"Đi trước virus" hay "virus đi trước"
"Virus này đã đi trước chúng ta từ ngày đầu tiên", đó là những lời than thở của Thống đốc New York Cuomo hôm 9/4, khi tiểu bang này lại chứng kiến thêm một kỷ lục về số ca lây nhiễm và tử vong.Điều đó có thể đúng với Thống đốc Cuomo và Thị trưởng de Blasio, nhưng nó không đúng với London Breed. Các quan chức y tế cộng đồng ở San francisco bắt đầu theo dõi sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 từ dịp nghỉ lễ tháng 12/2019 - theo bà Mary Ellen Carroll, người điều hành Phòng Quản lý Khẩn cấp của thành phố. Đến cuối tháng 1, Thị trưởng Breed đã kích hoạt trung tâm hành động khẩn cấp tại San Francisco, để chuẩn bị cho một đợt bùng phát dịch. Đây là động thái đầu tiên như vậy ở bất kỳ thành phố lớn nào trong cả nước Mỹ. Kể từ khi chuyển tổng hành dinh chỉ huy đến Trung tâm Moscone, một khu phức hợp rộng lớn nơi các quan chức hàng đầu thành phố có thể làm việc trực tiếp, thì mọi người, kể cả bà Breed, đều đeo khẩu trang khi gặp mặt. Thị trưởng Breed nói rằng điều khiến bà chú ý từ sớm là những bức ảnh và cảnh quay khủng khiếp từ Vũ Hán, Trung Quốc, cho thấy các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân COVID-19. Một bức ảnh đáng giá ngàn lời nói. Ngay sau đó, tại một cuộc họp nhanh, các cố vấn của bà đã trình bày chi tiết một kịch bản tương tự xảy ra tại thành phố. Và liền sau đó, những hành động đi trước phòng ngừa dịch đã được gấp rút tiến hành. 

Trước ngày ... G

Trước ngày ... G

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Có tiếp tục cách ly ...

TIẾP TỤC CÁCH LY TOÀN QUỐC HAY KHÔNG?

Hết 15/4/2020 là hết thời hạn cách ly toàn quốc. Cả nước đang đối mặt với câu hỏi quan trọng: Có tiếp tục cách ly toàn quốc sau 15/4/2020 hay không?

I. CÁC CÂU HỎI GỢI MỞ

Khi muốn quyết định một vấn đề quan trọng, thường phải đặt ra nhiều câu hỏi để trả lời. Nhưng như một rừng cây, chọn câu hỏi nào đây?

Câu hỏi đặt ra phải phản ánh được cốt lõi vấn đề. Nếu không, sẽ không tìm được lời giải đúng. Và câu trả lời phải ở dạng alternative (loại trừ): Có hoặc không. Để gạt bỏ tính do dự.

Người giỏi luôn chọn đúng những câu hỏi cột sống. Có những câu hỏi mang tính tiên đề, mà vi phạm nó là ngoài vòng xem xét. Người kém luôn luẩn quẩn trong những câu hỏi râu ria vụn vặt, nên không tìm ra giải pháp đúng.

1. Tiếp tục cách ly toàn quốc có hạn chế khả năng lây nhiễm covid 19 không? Có.

Đó là câu hỏi đơn giản vì tìm ngay ra câu trả lời đơn giản. Từ đó suy ra, tiếp tục cách ly toàn quốc là một quyết định đơn giản.

Nhưng đó không phải là quyết định của Thủ tướng. Vì quyết định của Thủ tướng phải rất khó khăn. Điều đó có nghĩa là câu hỏi trên chưa phản ánh đúng vấn đề.

2. Mỗi ngày cách ly toàn quốc thiệt hại bao nhiêu? 1 tỷ USD.

GDP danh nghĩa của Việt Nam năm 2019 theo Quỹ tiền tệ thế giới là 375,6 tỷ USD. Như vậy mỗi ngày cách ly cả nước mất chừng 1 tỷ USD.

3. Có bao nhiêu doanh nghiệp bị vỡ nợ? Có bao nhiêu con người bị khó khăn nếu tiếp tục cách ly toàn quốc?

Không chỉ là 1 tỷ USD. Hàng chục triệu nông dân đang có hoa màu và hoa quả bị thối rục. Hàng chục vạn doanh nghiệp đang trên bờ phá sản. Hàng triệu người đang đối mặt với không có cái ăn vì không có việc làm.

Đến đây thì mới thấy cái khó của quyết định Thủ tướng. Không chỉ tổn thất to lớn về kinh tế, mà sự sống, sạt nghiệp hay tù đày của hàng vạn gia đình đang phụ thuộc vào mỗi ngày toàn quốc cách ly.

Hãy ngồi vào hoàn cảnh nông dân phải vay tiền ngân hàng mà rau quả bị bỏ thối; Hãy ngồi vào ghế các doanh nghiệp, sản xuất bị đóng băng, hàng hóa vật tư tồn đọng, mà vẫn phải trả lương, trả chi phí mặt bằng, trả lãi vay ngân hàng; Hãy ở vào địa vị các hãng hàng không khi cả trăm chiếc máy bay không cất cánh, hàng chục ngàn nhân viên không việc làm... thì mới thấy sự cồn cào lửa đốt của mỗi giờ cách ly!

Cho nên muốn quyết định có tiếp tục cách ly toàn quốc hay không cần trả lời nhiều câu hỏi nữa. Trong trường hợp còn phân vân, thì phải nhìn ra các nước khác như thế nào để mà tham khảo.

4. Có nước nào bị dịch mức độ như Việt Nam mà tiếp tục cách ly toàn quốc không? Hãy lấy một số nước điển hình để tham chiếu?

- Dịch covid 19 ở Nhật Bản trầm trọng hơn Việt Nam. Hiện thời (03 giờ GMT ngày 14/4/2020) Nhật có 7 645 ca nhiễm và 143 ca tử vong. Nhưng cả nước Nhật không cách ly như Việt Nam. Nền kinh tế nội địa Nhật Bản hoạt động hầu như bình thường. Thủ tướng Nhật chỉ quyết định dừng học trong 2 tuần và đã cho học lại. Giao thông nội địa không hạn chế.

- Trung Quốc đã từng là trung tâm dịch của thế giới. Tình trạng dịch của Trung Quốc hiện nay vẫn nguy hiểm hơn Việt Nam rất nhiều. Nhưng hoạt động kinh tế nội địa của Trung Quốc không bị đóng băng như Việt Nam.

- Các nền kinh tế khác ở châu Á, như Hàn Quốc, Hongkong đều có dịch nặng hơn Việt Nam nhưng không đóng băng như Việt Nam.

- Nặng như Tây Ban Nha, tại thời điểm 03 giờ GMT ngày 14/4/2020 với 170 099 người nhiễm và 17 756 người chết, nhưng từ hôm qua khi số người nhiễm (+2665) và người chết (+280) thuyên giảm, thì Tây Ban Nha bắt đầu giảm cách ly để hồi sinh kinh tế.

- Nặng nhất như Mỹ bây giờ (587 155 ca nhiễm và 23 644 ca tử vong), chưa qua đỉnh điểm dịch, nhưng Tổng thống Donald Trump đang dự định “mở cửa” trở lại từ đầu tháng 5/2020 để nền kinh tế hồi phục.

Cái khó của Tổng thống Mỹ là không để dịch trầm trọng, nhưng đồng thời cũng không được để kinh tế đi xuống. Thất bại một trong hai điều đó, ông Donald Trump đều phải đối mặt với mất chức tổng thống trong kỳ bỏ phiếu cuối năm nay. Đó là sự khác biệt sống còn so với quyết định của Thủ tướng Việt Nam.

Quyết định kéo dài cách ly toàn quốc của Thủ tướng Việt Nam dứt khoát là quyết định an toàn về mặt chống dịch covid 19. Nhưng đó là quyết định bất lợi to lớn về kinh tế. Nhưng bất lợi về kinh tế, dẫu lớn đến đâu, cũng không kéo theo hệ quả mất chức. Đó là sự sống sót khác biệt so với quyết định dẫn đến đe dọa mất chức. Nếu quyết định kéo dài cách ly làm tổn thất kinh tế, dẫn đến mất chức, thì chắc chắn kết cục sẽ khác.

5. Việt Nam có hết nguy cơ dịch khi thế giới vẫn còn có dịch không? Không.

Việt Nam vẫn tiềm ẩn lây dịch khi cả thế giới bên ngoài Việt Nam còn có dịch. Từ đó suy ra, không thể tiếp tục cách ly toàn quốc để chống lây nhiễm dịch cho mãi đến khi thế giới hết dịch.
Nói cách khác, là Việt Nam phải khởi động nền kinh tế nội địa, trước khi mở cửa với nước ngoài sau khi thế giới hết dịch.

6. Đóng chặt cửa biên giới, ngăn chặn không cho dịch từ ngoài lọt vào, có hoạt động quốc nội được không? Có.

Đóng chặt cửa biên giới, không có nghĩa là không thông quan hàng hóa. Vẫn có cách để hàng hóa vẫn xuất nhập được, mà không cho người nhập cảnh, và hạn chế được gần tuyệt đối về sự lây dịch bệnh từ ngoài vào.

Và như vậy, có thể mở lại hoạt động quốc nội bình thường. Nhiều nước (Nhật, Hàn, Trung Quốc, Singapore…) vẫn đang tiến hành như vậy.

7. Có hoạt động cục bộ tại các tỉnh được không? Có.

Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Trên toàn quốc có gần 60 tỉnh thành trong cả nước không bị nhiễm dịch. Tại sao các tỉnh này lại phải đóng băng? Tại sao doanh nghiệp các tỉnh này không hoạt động bình thường trong nội bộ tỉnh? Tại sao hàng hóa, nông sản trong tỉnh lại không được lưu thông bình thường nội tỉnh và liên tỉnh?

Lãnh đạo các tỉnh thành của nước ta chưa bao giờ tự có trách nhiệm như các thống đốc bang ở Mỹ.

Họ sợ trách nhiệm đến nỗi không dám tự quyết định đã đành, còn đẩy trách nhiệm lên cấp trên và xuống cấp dưới. Họ thờ ơ với số phận của người dân trong tỉnh đến mức không đòi hỏi quyền tự quyết để nền kinh tế trong tỉnh phải được hoạt động bình thường. Nếu không hoạt động bình thường thì nhân dân trong tỉnh chết đói, nông dân bị mất nông sản, các doanh nghiệp vỡ nợ, phá sản.

Không một ai trong lãnh đạo của gần 60 tỉnh thành không bị nhiễm covid 19 dám đứng ra đòi hỏi quyền cát cứ - được lưu thông nội bộ cho tỉnh mình! Dịch bệnh là phải cát cứ. Cớ sao không bị dịch mà phải đóng băng theo các tỉnh bị dịch? Không dám đòi hỏi cát cứ khi tình hình bắt buộc cát cứ nói lên tính nhu nhược của người lãnh đạo.

Các tỉnh không bị nhiễm dịch hoàn toàn có thể để toàn tỉnh hoạt động bình thường trong nội bộ tỉnh. Giữa các tỉnh, ra vào có sự kiểm soát chặt chẽ, thì dịch vẫn không thể xâm nhập. Hơn thế nữa, hàng hóa và nông sản vẫn có thể lưu thông liên tỉnh bình thường với các tỉnh khác.

II. GIẢI PHÁP

Từ các phân tích trên cũng đủ để đưa ra các quyết định.

1. Khóa chặt biên giới về hành khách. Để lưu thông hàng hóa. Đây là nhiệm vụ tối quan trọng của Chính phủ.

2. Tình hình dịch Việt Nam đang hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Cần phải tiếp tục thực thi các biện pháp đã đề ra về phòng và kiểm soát dịch.

3. Không tiếp tục cách ly cùng một lúc trên toàn quốc.

4. Các tỉnh không có dịch, sau 15/4/2020 phải thiết lập cơ chế để nội bộ trong tỉnh lưu thông hoàn toàn bình thường.

5. Giữa các tỉnh đặt hệ thống kiểm soát để duy trì sự lưu thông liên tỉnh. Hạn chế sự di chuyển không cần thiết, kiểm soát được nguồn lây bệnh, nhưng không gián đoạn lưu thông, không cản trở lưu thông.

6. Với Hà Nội và TP HCM phải kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Đây là điều rất quan trọng, phụ thuộc vào tài năng của lãnh đạo hai thành phố.

Có thể cách ly có điều kiện trong 1 đến 2 tuần nữa là cùng. Đầu tháng 5 phải trở lại hoạt động nội đô bình thường.

Với những người lãnh đạo giỏi và đầy tính quyết đoán, thì cả 2 thành phố Hà Nội và HCM đã có thể trở lại hoạt động bình thường sau 15/4/2020.

Nhưng điều đó sẽ không xảy ra với lãnh đạo hiện thời ở cả 2 thành phố.

III. NHẮN GỬI

1. Cùng một chính sách đưa ra, nhưng sự thành công phụ thuộc vào người thực thi.

Mức độ dịch ở Nhật nguy hiểm hơn so với Việt Nam, nhưng lãnh đạo Nhật để nước Nhật hoạt động bình thường, mà kiểm soát được lây nhiễm dịch, và không rơi vào tình thế náo loạn.

Từ đó để thấy, quyết định thôi cách ly toàn quốc ở Việt Nam thắng lợi hay bị đổ lỗi cho không đúng, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát dịch ở hai thành phố quan trọng nhất là Hà Nội và HCM. Chính phủ vì thế mà phải rất coi trọng ở hai mặt trận này, sau mặt trận cửa khẩu biên giới.

2. Thành phố Hải Phòng đã đúng khi đóng cửa kiểm soát dòng lưu thông vào ra Hải Phòng ngay khi bắt đầu có lệnh cách ly toàn quốc. Đây là cách các tỉnh có thể học để vận dụng khi cho nội tỉnh hoạt động bình thường.

3. Tính cách con người quyết định các biện pháp mà họ sử dụng. Người có tính cách mạnh mẽ hành động rất quyết liệt. Trong những hoàn cảnh khó khăn, cần những người mạnh mẽ. Người mạnh mẽ biết dựa vào năng lực mạnh mẽ của mình mà hành động không do dự. Người yếu đuối vì do dự mà không sáng suốt, rồi sinh ra sợ sệt.

Hệ quả là, để quốc gia còn tiếp tục cách ly toàn quốc hay không – phần nhiều phụ thuộc vào tính mạnh mẽ của lãnh đạo.

4. Bởi thế, quyết định như thế nào, thắng lợi hay thất bại – phụ thuộc hoàn toàn vào ai là lãnh đạo!


Nguyễn Ngọc Chu