Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
Mà cho đấy rửa lông mày
Nông nổi heo may từ đó
Mưa đêm tuổi nổi ao đầy
Đồi cốm đường thon ngõ cỏ
Bướm lượn bay hoa ngày
Tin phấn vàng hay thuở gió
Tóc hong mùi ca dao
Thu rất em
và xanh rất cao
Lê Đạt
...
Âm điệu bay nhẹ trên
những cánh thơ sáu chữ nhiều âm bằng, nhiều chữ em và vần m. Một câu thơ cô đúc
:
Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
Chữ “ lăm
răm ” không có trong từ điển, có lẽ do Tản Đà sáng tạo trong bài Gửi
Chị Hàng Cau (1916) :
Ai đang độ ấy lăm răm mắt
Tản Đà tạo ra từ “ lăm
răm ” trên nhiều cơ sở : tiếng Việt đã có những chữ na ná : “ lăm
tăm ” và “ lâm
râm ” : mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ trong ca
dao. Lại có :
– Cô nào con mắt lá răm
Đôi mày lá liễu đáng
trăm quan tiền
– Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em liếc như là
dao cau
Bài thơ Tản Đà gửi cô
hàng cau, và gợi hình ảnh đôi mắt tình tứ. Trong câu thơ Lê Đạt, chữ lăm
răm tả ánh nắng lăm tăm, lăn tăn trên vũng nước, mà đồng thời gợi tác
dụng của đôi mắt : hình ảnh toàn bài thơ phản ánh ca dao :
Trên trời có đám mây xanh
(...)
Đừng rửa lông mày chết
cá ao anh
Trong thơ Lê Đạt “ vũng
nhỏ ” nhắc lại đôi mắt, vào một ngày thu biêng biếc : nước phải thật
trong và trời phải thật xanh, như trong thơ Nguyễn Khuyến, lại có thêm nắng cúc
vàng hanh ấm áp.
Bình thường không ai nói
“ nắng cúc ” mà chỉ nói trà cúc, rượu cúc : do đó màu nắng dậy lên chất men
ngây ngất. Cảm giác ấy, ta có gặp trong văn xuôi : “ Buổi
sáng mùa đông ngây ngất vào lối 10 giờ ” (Thanh Tâm Tuyền, Bếp
Lửa, tr.11) hay thơ Huy Cận : Chỉ
biết trời xanh là ta say. Người xưa nói : thu
ẩm hoàng hoa tửu là ám chỉ rượu cúc. Lê Đạt không nói gì về rượu,
người đọc vẫn ngất ngây, cho đến câu cuối :
Tóc hong mùi ca dao
Thu rất em
và xanh rất cao
Câu thơ trước chỉ vỏn
vẹn năm chữ mà nói lên được năm cảm giác của ngũ quan. Câu dưới biến từ loại (nature
grammaticale) thành từ tính (qualificatif).
Chữ “ rất ” biến “ em ”
thành tính từ, trong khi chữ “ xanh ”
trở thành thể từ. Không gian từ hữu thể như tan biến, như thăng hoa thành vô
thể, trong “ quãng trời hình như không có màu nữa, cao
lên và rộng mông mênh ” (Nhất Linh, trong Đôi
Bạn, tr. 211).
Thu Nhà Em là một bài thơ hay
và hàm súc. Bình luận sẽ không cùng khi đã biết rằng :
Nông nỗi heo may từ đó...
Đặng
Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét