Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024

Khoảng Trống Quyền Lực

 " Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế "
- Ngô Thì Nhậm -
 

 
 

KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC

KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC

Hơn 70 năm sau Cách Mạng Tháng Tám, bản chất của một trong những biến cố chính trị quan trọng nhất lịch sử đương đại Việt Nam vẫn tiếp tục còn trong vòng tranh cãi giữa giới sử gia, học giả cũng như những nhà quan sát. Một trong số đó là quan điểm về cái gọi là " khoảng trống quyền lực " xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp (9-3-1945) cho tới trước khi Việt Minh giành được chính quyền vào nửa sau tháng 8 năm 1945. Sử gia nổi tiếng người Na Uy S.Tonnesson đưa ra khái niệm “ khoảng trống quyền lực ”, xuất hiện từ lúc Nhật thế chân Pháp tại Đông Dương nhưng lại bại trận phải đầu hàng Đồng minh. Ông nhận định trong cuốn sách được đánh giá rất cao ở phương Tây " The Vietnamese Revolution of 1945 – Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War ":

“ Bằng việc tạo ra khoảng trống quyền lực, các cường quốc đã làm đảo lộn toàn bộ tình hình và do đó đã mời Việt Minh giành chính quyền ”.

Gần tương đồng với quan điểm này của S.Tonesson, ký giả Pháp Phillip Devillers - tác giả cuốn " Histoire du Việt Nam de 1940-1952  " cho rằng : “ cuộc cách mạng không phải là sự bùng nổ… Chỉ có một sự hội tụ kỳ lạ các điều kiện mới khiến cho cách mạng thực hiện được ”. 

Các điều kiện ấy là Nhật đảo chính Pháp, nạn đói năm Ất Dậu, tình trạng (gần như) vô chính phủ ở Việt Nam. Theo Devillers, nếu không có “ sự hội tụ kỳ lạ " những việc này, Việt Minh “ khó có cơ may… để thắng được cấu trúc mạnh mẽ của Pháp…”.

Sử gia người Mỹ William Duiker lại trình bày các nguyên nhân dẫn đến Cách Mạng Tháng Tám một cách hết sức thực tế trong tác phẩm " Ho Chi Minh: A Life ":

 “Rõ ràng là nạn đói ở miền Bắc và Trung Việt Nam, kéo dài dai dẳng từ mùa đông trước, đã tạo ra một tình thế thuận lợi cho các lực lượng cách mạng …

Đói kém tràn lan đã tạo ra cơ hội ngàn vàng cho Việt Minh. Họ tiếp tục khuyến khích nông dân đang bị đói, ở những khu vực mà họ đã giải phóng, phá các kho thóc công để chia cho dân nghèo ... ".

   

Không thể phủ nhận những thành công của Việt Minh trong việc chuẩn bị, vận động và lan tỏa danh tiếng của mình kể từ thời điểm Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, từ đó dẫn đến vai trò đầu tàu của họ trong Cách Mạng Tháng Tám. Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng quát và trọn vẹn hơn về lịch sử thời kỳ này, cần tiếp cận những sự thật lịch sử từ các góc nhìn khác biệt, góp nhặt từ những nguồn khả tín khác nhau mà báo chí và tài liệu Cách Mạng Việt Nam thường hạn chế nhắc đến trong các tư liệu của họ. Chúng ta hãy thử nhìn lại lịch sử giai đoạn trước và trong những ngày tháng 8 của năm 1945:

 

1. Hoạt động của Việt Minh trước tháng 3 năm 1945 :

Dù tự nhận là lực lượng duy nhất có năng lực lãnh đạo từ năm 1930 cho đến khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, thật ra thành tích đấu tranh của Việt Minh và Đông Dương Cộng Sản Đảng rất kém trong giai đoạn từ những năm 1941 đến tận tháng 3 năm 1945. Hiện tượng này có thể được lý giải bởi nhiều yếu tố từ khách quan cho đến chủ quan.

Về mặt khách quan, hầu hết hệ thống chính trị cơ sở của Đông Dương Cộng Sản Đảng gần như đã bị tận diệt từ hai cuộc đàn áp trước đó: lần thứ nhất là giai đoạn 1925 – 1931, sau khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh thất bại; và tiếp đó là giai đoạn 1934 – 1936, sau khi chính phủ có xu hướng xã hội chủ nghĩa Mặt trận Bình Dân (Popular Front) ở Pháp sụp đổ và các hoạt động đàn áp chính trị ở thuộc địa được cho phép tiếp tục thực hiện.

Về mặt chủ quan, thành viên chính thức của Việt Minh tại thời điểm chiến tranh kết thúc chỉ khoảng trên dưới 5.000 người trên toàn Việt Nam, và hoạt động mạnh mẽ có tổ chức nhất chỉ trong phạm vi vùng rừng núi phía Bắc, gần biên giới Trung Quốc. Điều này khiến cho ảnh hưởng thực tế của Việt Minh lên đời sống chính trị của đa số người dân Việt Nam gần như là kiến và voi nếu so với tương quan của nhiều chính đảng và tổ chức tôn giáo – chính trị có tiếng nói khác như Cao Đài, Hòa Hảo hay Quốc Dân Đảng.

 

2. Hoạt động của Việt Minh sau tháng 3 năm 1945 : 

Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận là kể từ khi Nhật đảo chính Pháp và nhu cầu hỗ trợ hậu cần của quân Nhật được tăng cường khiến nạn đói ở miền Bắc trở nên khốc liệt hơn, Việt Minh với các hoạt động kêu gọi đánh phá kho thóc, phản kháng vũ trang và xây dựng chính quyền tự quản địa phương dần trở thành một cái tên quen thuộc đối với nông thôn miền Bắc Việt Nam. Những khu vực mà nạn đói giết chết nhiều nông dân nhất như Nam Định, Thái Bình cũng là nơi mà sự ủng hộ dành cho Việt Minh lên cao nhất.

Việt Minh cũng nhận được điều kiện chính trị thuận lợi gián tiếp bởi sự thụ động của nhiều đảng phái chính trị ở miền Bắc trong giai đoạn này.

Sau khi quân Nhật triệt hạ quân Pháp tại Việt Nam và muốn Việt Nam trở thành đồng minh sau chiến tranh, Nhật tuyên bố trả độc lập cho Việt Nam, và Việt Nam đã thành lập chính phủ quân chủ lập hiến do ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Thể chế quân chủ lập hiến này tương tự thể chế của Nhật hiện tại. Ngày 11-3, vua Bảo Đại ra “ Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập ”, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre 1884 ký với Pháp, khôi phục chủ quyền đất nước. Như vậy vào thời điểm này, chế độ phong kiến quân chủ đã bị xóa bỏ trên đất nước Việt Nam, và sự đô hộ của Pháp cũng không còn.

Ngày 17- 8, chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh chào mừng độc lập, ngày 19/8, hưởng ứng lời kêu gọi mừng độc lập, hàng chục vạn đồng bào nô nức kéo về Hà Nội đứng đầy quảng trường. Lực lượng Việt Minh đã trà trộn vào và phát cờ đỏ sao vàng cho người dân, đồng thời dùng vũ lực cướp diễn đàn, hạ hoàng kỳ và treo cờ đỏ sao vàng lên, kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh. 

Trước tình thế này, Nhật đề nghị giúp đỡ chính quyền vua Bảo Đại vãn hồi trật tự và ổn định tình hình, nhưng vua Bảo Đại đã từ chối, ông đã nói một câu nổi tiếng: " Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta ".

Vì vậy, phải nói rằng vua Bảo Đại và chính phủ của ông đã rất tỉnh táo khi từ chối sự giúp đỡ của quân Nhật để bảo vệ Vương quyền, tránh gây đổ máu cho người Việt và do vậy, đã nhường lợi thế lại cho Việt Minh khi tạo ra một " khoảng trống quyền lực " -  Không còn một lực lượng chính trị hay quân sự nào đủ mạnh lúc đó để có thể ngăn trở Việt Minh giành chính quyền. Quả là " gặp thời một tốt cũng thành công ". 

Sau khi giành được chính quyền, để củng cố tính chính danh của mình, Việt Minh đã mời vua Bảo Đại tham gia làm cố vấn tối cao.

 

3. Vai trò của tình báo Mỹ (OSS) trong sự “thành danh” của Việt Minh : 

Khi nhắc đến Việt Minh, một hội nhóm chính trị hoạt động để che giấu danh nghĩa của Đông Dương Cộng Sản Đảng trước sự thù địch của nhiều chí sĩ và người dân tại Việt Nam, có lẽ ai cũng sẽ nghĩ đến thế lực hậu thuẫn đằng sau của tổ chức này là Liên Xô hùng mạnh. Tuy nhiên, thực tế là sự hỗ trợ của Liên Xô trước Cách Mạng Tháng Tám dành cho Việt Minh cực kỳ hạn chế. Trong thập niên 1930 – 1940, hầu hết những học trò ưu tú và cánh tay đắc lực nhất được Moscow đào tạo bài bản như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu… đều đã bị chính quyền thực dân Pháp xử tử. Dây nối cảm tình chính trị giữa Stalin với nhóm Marxist còn thoi thóp hoạt động tại Việt Nam không được như trước. Không chỉ vậy, vào năm 1943, vì yêu cầu hợp lực với các quốc gia tư bản trong chiến tranh Thế giới thứ Hai, Stalin quyết định giải tán và ngừng tài trợ vô thời hạn cho các tổ chức thuộc Quốc Tế Cộng Sản như một động thái thiện chí ngoại giao, triệt tiêu những phản đối trong nội bộ Cộng Sản thế giới về việc hợp tác với hai quốc gia tư bản mà họ dốc sức phản diện hóa trước đây. Một cái giá quá rẻ đối với Stalin để nhận được sự hỗ trợ tài chính và quân sự thiết yếu từ phía Đồng Minh. Điều này khiến cho việc hợp tác với lực lượng có thiên hướng cộng sản tại Việt Nam không còn là vấn đề với chính quyền của Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Ở chiều ngược lại, Việt Minh lại là số ít những tổ chức chính trị “ thực chiến ” tại Việt Nam tỏ ra rất thiện chí và muốn thân Mỹ. Việt Minh không chỉ giúp đỡ quân đội Đồng Minh bằng cách báo tin và gây rối với quân Nhật, họ còn giúp giải cứu và hỗ trợ một số phi công Hoa Kỳ có máy bay bị bắn rơi khi giao chiến với quân Nhật trong khu vực Đông Dương.

Ngày 2-11-1944, Trung úy phi công William Shaw thuộc Phi đội 51, Không đoàn " Phi hổ "(Flying Tiger), căn cứ đặt tại vùng Hoa Nam, Trung Quốc, lái máy bay B-25 bị quân Nhật bắn trúng, phải nhảy dù xuống Bản Ngần, xã Đề Thám, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và được Việt Minh cứu thoát khỏi sự lùng sục gắt gao của quân Nhật. W.Shaw được đưa về Pác Bó gặp Lãnh Tụ của Việt Minh là ông Hồ Chí Minh. Sau đó đích thân ông Hồ Chí Minh đã trèo đèo lội suối, vượt hàng trăm cây số, đưa W.Shaw về Côn Minh, trao lại cho Trung tướng Claire Chenault, Tư lệnh Không đoàn 14 Mỹ, đồng thời là người đại diện cao nhất của quân Đồng Minh tại khu vực. Trong dịp này, ông Hồ Chí Minh đã đề nghị Trung tướng C. Chenault công nhận Mặt Trận Việt Minh là một lực lượng của phe Đồng minh.

Giữa tháng 4 năm 1945, Cấp phó mới của OSS tại Trung Hoa là Đại úy Archimedes Patti đã kịp gặp Hồ Chí Minh gần Chinghsi để lên kế hoạch thành lập một mạng lưới tình báo dựa vào Việt Minh trước khi Hồ Chủ Tịch bắt đầu chuyến đi bộ khó khăn trở về Pắc Bó.

Đến tháng Bảy năm 1945, một nhóm đặc vụ của Văn phòng Chiến lược vụ Hoa Kỳ (American Office of Strategic Services – OSS), tiền thân của Cục Tình báo Trung ương CIA mang biệt danh "Con Nai" (The Deer Team) nhảy dù xuống Tân Trào để tổ chức huấn luyện, đào tạo và trang bị cho lực lượng quân đội non trẻ của Việt Minh. Biệt đội Con Nai có 7 người, gồm Thiếu tá Allison K.Thomas, trưởng nhóm; phiên dịch Henry Albert Prunier; Trung úy Rene Defoumeaux; bác sỹ quân y Paul Hoaglant; Thượng sỹ Lawrence Vogt; Trung sỹ kiêm nhiếp ảnh gia Aaron Squires và Thượng sỹ điện đài William Zielski. 

Người Mỹ đã thả dù tiếp tế vũ khí, lương thực cho Biệt đội Con Nai và Việt Minh, trong đó có nguyên văn bản " Tuyên Ngôn Độc Lập độc " của nước Mỹ theo yêu cầu của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thông tin còn ghi nhận rằng Hồ Chủ Tịch thời điểm đó đang ốm rất nặng do bệnh kiết lỵ và sốt rét hành hạ; và ông được cứu chữa nhờ viên bác sỹ của Biệt đội Con Nai.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, khi các đơn vị quân đội và lực lượng chính trị của Việt Minh tiến về Hà Nội, hộ tống họ không phải là các đại diện của Liên Xô, mà là các sĩ quan và đặc vụ OSS. 

Ngày 16 tháng 8, Đại đội Việt - Mỹ do Đàm Quang Trung (sau này là Thượng tướng) làm Đại đội trưởng, A.Thomas làm Tham mưu trưởng đã được thành lập, làm lễ xuất phát tiến về giành chính quyền ở Hà Nội.

Điều này khiến cho Việt Minh trở thành lực lượng chính trị Việt Nam duy nhất được một thành viên Đồng Minh trung lập (Hoa Kỳ, mà không phải là Pháp hay Trung Hoa Dân Quốc) hậu thuẫn; nhờ vậy, họ càng trở thành một lực lượng chính trị có sức hút và dễ dàng được chấp nhận.

Sau đó, đặc vụ Archimedes Patti được Hồ Chủ Tịch mời tư vấn và hỗ trợ soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập. Ông này vô cùng bất ngờ trước việc Hồ Chủ Tịch không hề có ý định nhắc đến xung đột xã hội hay đấu tranh giai cấp – những dấu hiệu cơ bản của một bản tuyên ngôn cộng sản khi đọc cho nghe nội dung bản dự thảo. A.Patti đã giật mình khi nghe câu mở đầu : " Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ". 

Ngay tối đó, A. Patty đã điện về Mỹ : " Ngày 2-9-1945, Việt Nam sẽ tổ chức lễ Tuyên ngôn độc lập. Câu mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Hồ Chí Minh đọc là câu mở đầu bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ ".

Trong thời điểm chuyển giao trật tự chính trị thế giới mà Hoa Kỳ tiếp quản vị trí thống lĩnh phương Tây của Vương Quốc Anh, sự ủng hộ của OSS càng khiến cho các tiếng nói phản đối Việt Minh trở nên rất ít giá trị và tính chính danh của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà càng được tăng cường.

Theo lệnh của Chính phủ Mỹ, Biệt đội Con Nai đã phải rời khỏi Việt Nam ngay trong tháng 9-1945. Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhờ họ chuyển một bức thư cho Tổng thống Hoa Kỳ, đề nghị công nhận nền độc lập của Việt Nam và thiết lập mối bang giao tốt đẹp. Rất tiếc là bức thư Hồ Chí Minh gửi đã không được Tổng thống Hoa Kỳ trả lời.

....


Lịch sử đã diễn ra như vậy. Và Việt Minh là lực lượng đã được lịch sử lựa chọn để giành lấy chính quyền vào những ngày tháng Tám này. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận.

 

19.8.2019

Nguồn Tổng Hợp

*Ảnh: Đội Con Nai OSS cùng với Hồ Chủ Tịch và các chỉ huy Việt Minh tại Hà Nội vào tháng 9 năm 1945, ngay trước khi nhóm OSS trở về Trung Hoa. Đứng từ trái qua: Phan Dinh Huy (Hong Viet), René Defourneaux, Hồ Chí Minh, Allison Thomas, Võ Nguyên Giáp, Henry Prunier, Đàm Quang Trung, Nguyen Quy, and Paul Hoagland. Quỳ từ trái qua: Lawrence Vogt, Allan Squires và Thai Bach (Thai Ba Chi).


Hơn 70 Ất Dậu, tình trạng (gần như) vô chính phủ ở Việt Nam. 

 “Việt Nam đã thành lập chính phủ quân chủ lập hiến do ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Thể chế quân chủ lập hiến này tương tự thể chế của Nhật hiện tại. Ngày 11-3, vua Bảo Đại ra “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre 1884 ký với Pháp, khôi phục chủ quyền đất nước. Như vậy vào thời điểm này, chế độ phong kiến quân chủ đã bị xóa bỏ trên đất nước Việt Nam, và sự đô hộ của Pháp cũng không còn.

Ngày 17-8, chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh chào mừng độc lập, ngày 19/8, hưởng ứng lời kêu gọi mừng độc lập, nhân dân hàng chục vạn người nô nức kéo về Hà Nội đứng đầy quảng trường. Lực lượng Việt Minh đã cho người trà trộn, phát cờ đỏ sao vàng cho người dân, đồng thời dùng vũ lực cướp diễn đàn, hạ hoàng kỳ và treo cờ đỏ sao vàng lên, kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh. 

Trước tình thế này, Nhật đề nghị giúp đỡ chính quyền vua Bảo Đại vãn hồi trật tự và ổn định tình hình, nhưng vua Bảo Đại đã từ chối, ông đã nói một câu nổi tiếng: "Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta". 

Vì vậy, phải nói rằng vua Bảo Đại và chính phủ của ông đã rất tỉnh táo khi từ chối sự giúp đỡ của quân Nhật để bảo vệ Vương quyền, tránh gây đổ máu cho người Việt và do vậy, đã nhường lợi thế lại cho Việt Minh khi tạo ra một "khoảng trống quyền lực" -  không còn một lực lượng chính trị hay quân sự nào đủ mạnh lúc đó để có thể ngăn trở Việt Minh giành chính quyền. Quả là "gặp thời một tốt cũng thành công". 

 

Sau khi giành được chính quyền, để củng cố tính chính danh của mình, Việt Minh đã mời vua Bảo Đại tham gia làm cố vấn tối cao.

 

3. Vai trò của tình báo Mỹ (OSS) trong sự “thành danh” của Việt Minh

Khi nhắc đến Việt Minh, một hội nhóm chính trị hoạt động để che giấu danh nghĩa của Đông Dương Cộng sản Đảng trước sự thù địch của nhiều chí sĩ và người dân tại Việt Nam, có lẽ ai cũng sẽ nghĩ đến thế lực hậu thuẫn đằng sau của tổ chức này là Liên Xô hùng mạnh. Tuy nhiên, thực tế là sự hỗ trợ của Liên Xô trước Cách mạng tháng Tám dành cho Việt Minh cực kỳ hạn chế. Trong thập niên 1930 – 1940, hầu hết những học trò ưu tú và cánh tay đắc lực nhất được Moscow đào tạo bài bản như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu… đều đã bị chính quyền thực dân Pháp xử tử. Dây nối cảm tình chính trị giữa Stalin với nhóm Marxist còn thoi thóp hoạt động tại Việt Nam không được như trước.

Không chỉ vậy, vào năm 1943, vì yêu cầu hợp lực với các quốc gia tư bản trong chiến tranh Thế giới thứ Hai, Stalin quyết định giải tán và ngừng tài trợ vô thời hạn cho các tổ chức thuộc Quốc tế Cộng sản như một động thái thiện chí ngoại giao, triệt tiêu những phản đối trong nội bộ cộng sản thế giới về việc hợp tác với hai quốc gia tư bản mà họ dốc sức phản diện hóa trước đây. Một cái giá quá rẻ đối với Stalin để nhận được sự hỗ trợ tài chính và quân sự thiết yếu từ phía Đồng minh. Điều này khiến cho việc hợp tác với lực lượng có thiên hướng cộng sản tại Việt Nam không còn là vấn đề với chính quyền của Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Ở chiều ngược lại, Việt Minh lại là số ít những tổ chức chính trị “thực chiến” tại Việt Nam tỏ ra rất thiện chí và muốn thân Mỹ. Việt Minh không chỉ giúp đỡ quân đội Đồng minh bằng cách báo tin và gây rối với quân Nhật, họ còn giúp giải cứu và hỗ trợ một số phi công Hoa Kỳ có máy bay bị bắn rơi khi giao chiến với quân Nhật trong khu vực Đông Dương.

Ngày 2-11-1944, Trung úy phi công William Shaw thuộc Phi đội 51, Không đoàn "Phi hổ" (Flying Tiger), căn cứ đặt tại vùng Hoa Nam, Trung Quốc, lái máy bay B-25 bị quân Nhật bắn trúng, phải nhảy dù xuống Bản Ngần, xã Đề Thám, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và được Việt Minh cứu thoát khỏi sự lùng sục gắt gao của quân Nhật. W.Shaw được đưa về Pác Bó gặp Lãnh Tụ của Việt Minh là ông Hồ Chí Minh. Sau đó đích thân ông Hồ Chí Minh đã trèo đèo lội suối, vượt hàng trăm cây số, đưa W.Shaw về Côn Minh, trao lại cho Trung tướng Claire Chenault, Tư lệnh Không đoàn 14 Mỹ, đồng thời là người đại diện cao nhất của quân Đồng minh tại khu vực. Trong dịp này, ông Hồ Chí Minh đã đề nghị Trung tướng C. Chenault công nhận Mặt trận Việt Minh là một lực lượng của phe Đồng minh.

Giữa tháng 4 năm 1945, Cấp phó mới của OSS tại Trung Hoa là Đại úy Archimedes Patti đã kịp gặp Hồ Chí Minh gần Chinghsi để lên kế hoạch thành lập một mạng lưới tình báo dựa vào Việt Minh trước khi Hồ Chủ Tịch bắt đầu chuyến đi bộ khó khăn trở về Pắc Bó.

Đến tháng Bảy năm 1945, một nhóm đặc vụ của Văn phòng Chiến lược vụ Hoa Kỳ (American Office of Strategic Services – OSS), tiền thân của Cục Tình báo Trung ương CIA mang biệt danh "Con Nai" (The Deer Team) nhảy dù xuống Tân Trào để tổ chức huấn luyện, đào tạo và trang bị cho lực lượng quân đội non trẻ của Việt Minh. Biệt đội Con Nai có 7 người, gồm Thiếu tá Allison K.Thomas, trưởng nhóm; phiên dịch Henry Albert Prunier; Trung úy Rene Defoumeaux; bác sỹ quân y Paul Hoaglant; Thượng sỹ Lawrence Vogt; Trung sỹ kiêm nhiếp ảnh gia Aaron Squires và Thượng sỹ điện đài William Zielski. 

Người Mỹ đã thả dù tiếp tế vũ khí, lương thực cho Biệt đội Con Nai và Việt Minh, trong đó có nguyên văn bản "Tuyên ngôn độc lập" của nước Mỹ theo yêu cầu của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thông tin còn ghi nhận rằng Hồ Chủ Tịch thời điểm đó đang ốm rất nặng do bệnh kiết lỵ và sốt rét hành hạ; và ông được cứu chữa nhờ viên bác sỹ của Biệt đội Con Nai.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, khi các đơn vị quân đội và lực lượng chính trị của Việt Minh tiến về Hà Nội, hộ tống họ không phải là các đại diện của Liên Xô, mà là các sĩ quan và đặc vụ OSS. 

Ngày 16 tháng 8, Đại đội Việt - Mỹ do Đàm Quang Trung (sau này là Thượng tướng) làm Đại đội trưởng, A.Thomas làm Tham mưu trưởng đã được thành lập, làm lễ xuất phát tiến về giành chính quyền ở Hà Nội.

Điều này khiến cho Việt Minh trở thành lực lượng chính trị Việt Nam duy nhất được một thành viên Đồng minh trung lập (Hoa Kỳ, mà không phải là Pháp hay Trung Hoa Dân Quốc) hậu thuẫn; nhờ vậy, họ càng trở thành một lực lượng chính trị có sức hút và dễ dàng được chấp nhận.

Sau đó, đặc vụ Archimedes Patti được Hồ Chủ Tịch mời tư vấn và hỗ trợ soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ông này vô cùng bất ngờ trước việc Hồ Chủ Tịch không hề có ý định nhắc đến xung đột xã hội hay đấu tranh giai cấp – những dấu hiệu cơ bản của một bản tuyên ngôn cộng sản khi đọc cho nghe nội dung bản dự thảo. A.Patti đã giật mình khi nghe câu mở đầu: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Ngay tối đó, A. Patty đã điện về Mỹ: "Ngày 2-9-1945, Việt Nam sẽ tổ chức lễ Tuyên ngôn độc lập. Câu mở đầu của Bản Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh đọc là câu mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ".

Trong thời điểm chuyển giao trật tự chính trị thế giới mà Hoa Kỳ tiếp quản vị trí thống lĩnh phương Tây của Vương Quốc Anh, sự ủng hộ của OSS càng khiến cho các tiếng nói phản đối Việt Minh trở nên rất ít giá trị và tính chính danh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa càng được tăng cường.

Theo lệnh của Chính phủ Mỹ, Biệt đội Con Nai đã phải rời khỏi Việt Nam ngay trong tháng 9-1945. Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhờ họ chuyển một bức thư cho Tổng thống Hoa Kỳ, đề nghị công nhận nền độc lập của Việt Nam và thiết lập mối bang giao tốt đẹp. Rất tiếc là bức thư Hồ Chí Minh gửi đã không được Tổng thống Hoa Kỳ trả lời.

....

Lịch sử đã diễn ra như vậy. Và Việt Minh là lực lượng đã được lịch sử lựa chọn để giành lấy chính quyền vào những ngày tháng Tám này. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận.

 

19.8.2019

VN Tổng hợp

*Ảnh: Đội Con Nai OSS cùng với Hồ Chủ Tịch và các chỉ huy Việt Minh tại Hà Nội vào tháng 9 năm 1945, ngay trước khi nhóm OSS trở về Trung Hoa. Đứng từ trái qua: Phan Dinh Huy (Hong Viet), René Defourneaux, Hồ Chí Minh, Allison Thomas, Võ Nguyên Giáp, Henry Prunier, Đàm Quang Trung, Nguyen Quy, and Paul Hoagland. Quỳ từ trái qua: Lawrence Vogt, Allan Squires và Thai Bach (Thai Ba Chi). 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét