Nguời ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa ?
...
HƯƠNG XƯA
Người ơi, môt chiều nắng tơ vàng
hiền hòa hồn có mơ xa?
Ngươi ơi, đường xa lắm
con đường về làng dìu mấy thuyền đò.
Còn đó tiếng tre êm ru,
Còn đó bóng đa hẹn hò,
Còn đó những đêm sao mờ
hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu
Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào
thời nào vàng bướm bên ao
Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru
êm êm buồn trong ca dao
Còn đó tiếng khung quay tơ,
Còn đó con diều vật vờ
Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu
đến kiếp nào cho vừa
Ôi, những đêm dài
hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi
Buồn sớm đưa chân cuộc đời
Lời Đường thi nghe vẫn rền trong sương mưa
Dù có bao giờ lắng men đợi chờ
Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô
Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ
tiếng đàn đợi chờ mơ hồ.
Vẫn thương muôn đời
nàng Quỳnh Như thuở đó
Ôi, những đêm dài
hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ
Dù đã quên lời hẹn hò
Thời Hoàng Kim xa quá chìm trong phôi pha
Chờ đến bao giờ tái sinh cho người
Đời lập từ những đêm hoang sơ
Thanh bình như bóng trưa đơn sơ
Nay đời tan biến trong hư vô,
chết đầy từng mồ oán thù.
máu xương tơi bời nhiều mùa thu
Người ơi, chiều nào có nắng vàng
hiền hòa sưởi ấm nơi nơi?
Người ơi, chiều nào có thu về
cho tôi nhặt lá thu rơi?
Tình có ghi lên đôi môi
Sầu có phai nhòa cuộc đời
Người vẫn thương yêu loài người
và yên vui cuộc sống vui.
Đời êm như tiếng hát của lứa đôi,
Đời êm như tiếng hát của lứa đôi
Cung Tiến
“ Hương Xưa” là sự kết hợp hoàn hảo giữa nét nhạc phương Tây và lời nhạc mang đậm chất Á Đông, ca khúc nhắc đến những điển tích Đường thi mà không phải ai cũng có thể dễ dàng cảm thụ được một cách thấu đáo. “Hương Xưa” ra đời năm 1957, đề tặng người bạn thân của Cung Tiến là Khuất Duy Trác (danh ca Duy Trác), nhạc sĩ Cung chia sẻ:
“Hồi đó tôi học đệ nhất, bắt đầu mê nhạc cổ điển Tây phương lắm. Tôi nhớ thời hoàng kim, thời xưa của Việt Nam hãy còn hòa bình, nhớ lại cảnh hòa bình xưa của Việt Nam đẹp như thế nào, so với cảnh cнιếɴ тʀᴀɴн, lúc đó vào khoảng năm 1957-1958, so sánh hai trường hợp cảnh chιến tranh hiện tại và cảnh thanh bình нồi xưa của Việt Nam mà thành lời ca của bản Hương Xưa”.
Cung Tiến là một nhạc sĩ иổi tiếng với những tình ca tiêu biểu của dòng nhạc miền Nam sau thập niên 1950. Những nhạc phẩm của ông đều viết sau năm 1953 thế nhưng lại thường được xếp vào dòng nhạc tiền cнιếɴ bởi phong cách trữ tình lãng mạn cùng âm hưởng bán cổ điển, trang trọng và cầu kỳ trong từng ca khúc. Tuy số lượng sáng tác không nhiều nhưng nhạc sĩ Cung Tiến đã để lại nhiều nhạc phẩm rất giá trị như: Hoài Cảm, Thu Vàng, Hương Xưa,…
Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Cha ông là một nhà thơ, một nhà cách мạиɢ của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Gia đình Cung Tiến không có ai theo con đường âm nhạc, nhưng bản thân ông lại đam mê âm nhạc từ nhỏ. Cung Tiến bắt đầu sinh hoạt văи nghệ từ thời còn là học sinh tiểu học. Ông được học nhạc tại trường trung học Nguyễn Trãi, Hà Nội rồi đi học hát trong nhà thờ, hát trong các ca đoàn Công giáo và được giao điều khiển ban hợp ca của các trường khi lên tới trung học. Năm 1952, ông cùng gia đình ᴅι cư vào Sài Gòn và học các lớp ký âm, xướng âm do hai nhạc sư иổi tiếng Thẩm Oánh và Chung Quân hướng dẫn.
Năm 1953, Cung Tiến cho ra đời ca khúc đầu tay mang tên “Thu Vàng”, sau đó là “Hoài Cảm” sáng tác cùng năm. Cả hai ca khúc đều được ông sáng tác khi mới chỉ 14,15 tuổi. Riêng ca khúc “Hoài Cảm” được Cung Tiến cho biết lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam нồi đó. Với những ca từ sâu lắng, lãng mạn và dễ đi vào lòng người, hai nhạc phẩm đầu tay của Cung Tiến nhanh chóng được mọi người yêu thích và cũng kể từ đó Cung Tiến được mệnh danh là thần đồng âm nhạc. Đến năm 1957, Cung Tiến tiếp tục sáng tác thêm một ca khúc để đời khác mang tên “Hương Xưa” đề tặng bạn thân của ông là danh ca Duy Trác.
Những ca khúc do Cung Tiến sáng tác thường mang tính nhạc thuật cao, ca từ trau chuốt, lãng mạn và đẹp như thơ. Mặc dù chính nhạc sĩ tự nhận rằng mình chỉ “dạo chơi trong âm nhạc”, thế nhưng những nhạc khúc của ông đều là điển hình cho sự điêu luyện và chuyên nghiệp bậc nhất.
Sau những nhạc phẩm như Thu Vàng, Hoài Cảm, Hương Xưa là Nguyệt Cầm, Lệ Đá Xanh và Mắt Biết, tất cả những ca khúc ấy đều tương đối “kén” người nghe nên không phải ai cũng dễ dàng thưởng thức những ca từ ấy, nhưng một khi đã thưởng thức thì khó mà dứt ra được.
Ngoài sáng tác âm nhạc, Cung Tiến còn đóng góp nhiều khảo luận và nhận định về nhạc dân gian Việt Nam cũng như nhạc Hiện đại Tây phương. Trong lĩnh vực văи học, Ông cũng đã từng đóng góp những sáng tác, nhận định và phê bình văи học, cũng như dịch thuật với bút hiệu Thạch Chương.Trong đó có “Hồi ký viết dưới hầm” của Dostoievsky và “Một ngày trong đời Ivan Denisovitch” của Solzhenitsyn là hai trong số các truyện ngắn mà ông dịch và xuất bản ở Việt Nam. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông viết cho một số báo với bút danh Đăиg Hoàng.
- st -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét