Rồi những đêm thế trần đón ... Noel
Rồi những đêm thế trần đón ... Noel
Buồn chất lên đầy bước chân ... giang hồ
Em biết không, cái gì em cũng hơn nó hết ... í !
- Đây ... nhà to em ở với anh cả đời, nó chỉ ở với anh có mấy tiếng buổi trưa ... phòng khách sạn có mấy chục mét thôi, chấp nó làm gì?
- Tiền lương anh đưa em hết, chỉ đưa nó vài trăm thôi, chấp nó làm gì ?
- Em hàng trăm bộ quần áo, nó nghèo lắm ... quần áo không đủ mặc đâu, có vài mảnh che thân, chấp nó làm gì?
- Còn.... còn về nhan sắc hả, nó phải kêu em bằng... Cụ, chấp nó làm gì !!!
- st -
THƯƠNG NGƯỜI
Chàng trai hỏi cô gái:
"Tại sao phụ nữ các em chỉ thích lấy chồng giàu, có nhà lầu, xe hơi, tiền bạc, trang trại ... mà không muốn lấy người chẳng có cái gì cả?".
- Phụ nữ tính vốn hay thương người, họ chẳng muốn làm khổ người nghèo thêm nữa để làm gì!
- ! ! !
- st -
Có người phàn nàn với vị lão hòa thượng:
- Thưa thầy! Vì sao mà con cố gắng thế nào cũng không thành công? Cũng niệm kinh, làm việc thiện rồi mà số mệnh vẫn không thấy cải biến gì cả ?
Lão hòa thượng: Vậy, ta đưa ngươi 500 nghìn có được không?
Người khách:
- Tiền của hòa thượng con không dám lấy ạ!
Lão hòa thượng: Ta là muốn ngươi làm giúp ta một việc.
Người khách:
- Thưa thầy, thầy nói làm việc gì con cũng tuyệt đối làm tốt giúp thầy.
Lão hòa thượng: Ngươi hãy giúp ta mua một chiếc xe ô tô.
Người khách (giật mình hoảng hốt): - Thưa thầy, 500 nghìn sao có thể mua xe ô tô được cơ chứ!
Lão hòa thượng: Ngươi biết 500 nghìn không mua được xe ô tô? Thế nhưng mà trên đời này có rất nhiều người vắt hết óc để suy nghĩ làm sao chỉ phải trả một chút thôi mà lại muốn đạt được rất nhiều thứ đấy!
- st -
- Thưa Thầy, nhờ Thầy cõng giúp giùm em qua sông. Em rất sợ nước, không biết
lội nên không thể tự qua sông được. Trời cũng đã quá trưa rồi mà nhà em vẫn còn
xa.
Người sư đệ nhận lời giúp ..và cõng cô gái qua sông sang bờ bên kia...rồi lại
cùng sư huynh tiếp tục lên đường.
Trên đường trở về chùa, người sư huynh bắt đầu trách móc sư đệ.
- " nam nữ thọ thọ bất thân " Tại sao sư đệ đã là người xuất gia mà
còn vấn vương lòng phàm ... lại đi cõng cô gái kia?
Vị Sư đệ lặng im không nói câu nào.
Về đến tận chùa, người sư huynh vẫn còn tiếp tục trách móc.
Cuối cùng,người sư đệ mới trả lời:
- đệ đã để cô ấy ở lại bờ sông... sư huynh còn cõng cô ấy về chùa làm gì!
-st-
Chỉ còn Anh và Em
Là của mùa Thu cũ
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
Xuân Quỳnh
Thỏ ta tình cờ nhặt được một khẩu súng. Nó hí hửng vác súng đi tìm các loài thú khác để đe dọa. Gặp Gấu đang ngồi ngủ trên cây, Thỏ chĩa súng và quát:
– Leo xuống ngay ! Đi bộ là…yêu Rừng, mà mày nằm ngủ đấy à? Không xuống, tao bắn !
Gấu sợ hãi ... đành loay hoay tụt xuống. Thỏ được thể quát:
– Ngồi vào gốc cây ! Không ngồi tao bắn.
Gấu miễn cưỡng ngồi vào gốc cây. Thỏ thích chí quát tiếp:
– Gấu, mày ị đi ! Không là tao bắn.
Điên tiết lắm, nhưng không có cách nào thoát, Gấu đành cố rặn ra được mấy cục. Thỏ được nước lấn tới:
– Khu rừng này đẹp nhất hành tinh mà mày ị bừa, ị bãi ra đó à !? bốc hết mà ăn đi !
Đến thế này thì nhục quá. Gấu điên tiết nói liều:
– Thì mày bắn đi ! Tao thà chết chứ không ăn !
Thỏ bóp cò, nhưng ... cạch ... súng ... hết đạn. Thỏ đứng chết lặng, ...nó lắp ba, lắp bắp:
– Đồng chí … ông Gấu ơi
– Gì ... ?
– Để .. để đấy con … con ăn cho. Hu hu…!!!
...
*
Hothom1
Theo Hiệu Minh blog
* “Chính quyền được sinh ra từ nòng súng thì khi súng hết đạn, chính quyền phải chết một cách nhục nhã!"
Mexico 86, thời khắc chói sáng của Diego Maradona - “ cậu bé Vàng, Hoàng Tử của Túc Cầu Môn “... một mùa hè không thể nào quên được. Đêm xếp hàng chờ lấy nước vui như tết, bà con rôm rả chuyện bóng bánh ở tận ... Mễ Tây Cơ. Sáng chơi bóng thổi trên giấy, giành nhau từng tờ bản tin. Chiều lại lôi bóng nhựa ra sân, đội hình toàn các danh thủ Thế Giới. Đến giờ bóng lăn là lục tục kéo nhau sang bên ... Bộ Đội để xem nhờ.
Một mùa Hè khốn khó nhưng cũng ... khoái ra phết !
Có người ngoại đạo tên Sivaka đến hỏi Phật:
- "Con nghe nói giáo pháp của Ngài là rõ ràng ngay trước mắt, thưa Ngài thế nào là rõ ràng ngay trước mắt?"
Đức Phật đáp:
- “Nếu nội tâm có tham, ông có biết ‘nội tâm ta có tham’; nội tâm không có tham, ông có biết ‘nội tâm ta không có tham’ chăng?”
- “Thưa có ”, Sivaka trả lời
Phật bảo:
- “Này Sivaka, nội tâm có tham, ông có biết ‘nội tâm ta có tham’, nội tâm không có tham, ông có biết ‘nội tâm ta không có tham’. Như vậy này Sivaka ‘pháp ấy là rõ ràng ngay trước mắt ‘ ”
Theo Tăng Chi Bộ Kinh
Có người hỏi Đức Dalai Lama:
" Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất ở thế giới này? "
Ngài trả lời:
" Con người … bởi vì con người phung phí sức khỏe để tích tiền, tích của, rồi lại bỏ tiền ra để đi tìm mua ... sức khỏe.
Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống với hiện tại lẫn cả ... tương lai.
Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết … Nhưng rồi sẽ chết như chưa từng sống bao giờ ".
-st-
TẠM NGHỈ NÚI THÔN NAM
Thân nhàn Nam Bắc áng Mây trôi,
Bên gối Gió qua, nhẹ việc đời.
Cõi Phật thanh u, xa cõi tục
Trước sân Hoa đỏ. Tiếng Oanh vui.
Chu Văn An
Tâm Minh dịch
Thôn nam sơn tiểu khế
Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh,
Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình.
Phật giới thanh u, trần giới viễn,
Đình tiền phún huyết nhất oanh minh.
*Dịch nghĩa:
Thân nhàn như đám mây nhẹ bay khắp Nam, Bắc.
Gió mát thổi bên gối, tâm tình để ngoài cuộc đời.
Cõi Phật thanh u, cõi trần xa vời.
Trước sân, hoa đỏ như máu, một chiếc oanh kêu.
* Chu Văn An (1292-1370): Ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông, có nhiều người thành đạt, làm quan to trong triều. Năm Khai Thái đời vua Trần Minh Tông (1314-1329) cụ mới nhận chức Quốc tử giám tư nghiệp, dạy học cho thái tử.
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng : “An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông là Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học “.
Như vậy, vua Trần Dụ Tông (1341-1369) chính là học trò nổi tiếng nhất của Chu Văn An và cũng là người học trò khiến cụ thất vọng nhất. Nhà vua mải mê chơi bời, tình cảnh xã hội nhiễu nhương, chính sự thối nát, dân tình đói khổ, cụ đã dũng cảm dâng “Thất trảm sớ” xin chém bảy tên nịnh thần nhưng vua không nghe. Cụ bèn treo mũ, cởi áo từ quan lui về ở ẩn. Cụ tính ưa đọc sách nên dựng một ngôi nhà ở sườn đồi, cạnh bờ đầm tại núi Phượng Hoàng (Chí Linh), vừa làm thư viện, vừa làm trường và là nơi soạn sách. Cụ lấy hiệu là Tiều Ẩn (có nghĩa là người đi hái củi ẩn dật). Cụ dạy học và viết sách cho tới khi qua đời tại đây. Khi cụ mất, vua Trần đã dành cho cụ một vinh dự lớn bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của cụ được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cụ được tôn kính là người Thầy vĩ đại, được coi là “Vạn thế sư biểu”. Các tác phẩm của cụ phần lớn đã bị giặc Minh thâu góp và tiêu hủy. Hiện chỉ còn lưu truyền lại mười hai bài thơ.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
MẬT KẾ ... LINH NGHIỆM
Trong Tam Quốc có truyện Lưu Bị nhờ mật kế của Khổng Minh mà thoát được nạn ... ở rể.
Khi đó, Triệu tướng quân phò Lưu Huyền Đức sang Đông Ngô ở rể, mang theo túi gấm đựng 3 diệu kế, theo lời Ngoạ Long tiên sinh rằng hễ gặp chuyện nguy nan thì mở ra dùng. Hai kế đầu hữu nghiệm, lấy được vợ lại giữ được thân. Đến lúc người Đông Ngô lật bài chơi lớn, phải dở tuyệt chiêu cuối. Triệu tướng quân mở túi thơm, tá hoả: “ Chết mẹ! Là sách Cánh Diều! “
Lưu Bị giẫy nẩy:
-Cớ sao lại thế? Ta với Ngoạ Long tiên sinh uống rượu chan nước mắt mà thề chung đại nghiệp, nỡ nào hắn hại ta sao?
- Minh chủ xin chớ vội vàng, việc này ắt có ẩn tình. Hôm đó tiên sinh bận, có giao việc chuyển thư cho một trẩu tre, chắc thư bị đánh tráo
-Tướng mạo đứa trẻ đó thế nào?
- Bẩm! Mặc dép rọ, quần xắn móng heo, gặp ai cũng cười
-Thôi chết mẹ rồi Triệu tướng quân ơi. Gặp ngay bọn phe vé chuyên nghiệp ... rồi.
- Thưa, bây giờ phải nàm thao?
-Còn nàm thao nữa! Kệ mẹ đi, Cánh Diều thì Cánh Diều, vã rồi dùng luôn!
Triệu Tử Long mân mê mật thư dở ra đọc, bạc mặt nói:
- “Bẩm minh chủ. Chết mẹ again”!
-Goát đờ heo gì nữa?, Lưu Bị gắt
- Thưa, thư Cánh Diều có đề: “Kế muốn linh nghiệm phải còn chờ đính chính. Quà quà”!
Lưu Bị nghe đoạn, cười như ma làm mà lòng đầy cay đắng:
-Douma! Thằng trẩu tre nó hại ta rồi!
Dứt nời, hộc máu ngất nịm đi nuôn...
Nguyễn Tiến Tường