“Có những thứ
còn giá trị hơn tiền bạc. Đó là sự hài lòng và mãn nguyện mà bạn có được khi
làm điều có ích cho người khác”
- Feeney -
TỶ PHÚ DÀNH 8 TỶ USD LÀM TỪ THIỆN - Ở NHÀ THUÊ, ĐI
MÁY BAY SIÊU RẺ
“Tôi không ở đây để nói với các bạn phải làm gì với tiền bạc. Bạn kiếm được tiền, bạn có thể làm bất cứ điều gì mà bạn muốn. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta đều phải có nghĩa vụ cho đi khi có thể”, tỷ phú 80 tuổi chia sẻ.
Sinh ra ở New Jersey trong một gia đình viên chức người Mỹ gốc Ireland, Chuck Feeney là nhà đồng sáng lập ra chuỗi cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS). Đây cũng là chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới. Ông thích kiếm tiền nhưng lại không muốn sở hữu chúng, nên nhiều năm liền đã bí mật làm từ thiện phần lớn khối tài sản khổng lồ trị giá hàng tỷ USD.
Trong
suốt cuộc đời mình, Feeney đã đi khắp thế giới để trao tặng số tài sản 8 tỉ USD
thông qua Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập. Atlantic
Philanthropies là một tập hợp các quỹ tư nhân đã trải qua hơn 3 thập kỷ và vẫn đang
tiếp tục tài trợ cho sự phát triển thông qua đầu tư vào công nghệ trong các
công ty lớn như Facebook hay Alibaba. Thế
nhưng trong 1.000 tòa nhà do quỹ Atlantic Philanthropies của tỷ phú Feeney xây
dựng, không có một tòa nhà nào mang tên ông. Vị tỷ phú gọi đó là “cho đi khi
bạn đang sống”.
“Có
những thứ còn giá trị hơn tiền bạc. Đó là sự hài lòng và mãn nguyện mà bạn có
được khi làm điều có ích cho người khác”, tỷ phú Feeney chia sẻ về triết lý
sống của mình.
Hiện
nay ở tuổi 80, tỷ phú Feeney chỉ giữ lại bên mình 2 triệu USD tài sản để sống
suốt phần đời còn lại – ít hơn 0.001% tổng tài sản 8 tỷ USD mà ông đã cho đi.
Với phương châm “Sống để làm việc, chứ không phải để làm giàu”, vị tỷ phú này có một cuộc sống giản dị đến “tầm thường”. Ông ở nhà thuê trong một căn hộ tại San Francisco và luôn đi vé máy bay hạng bét cho đến khi 75 tuổi. Ông cũng thường mang theo sách báo và tài liệu đựng trong một chiếc túi nhựa cũ kĩ. Không những thế, ông còn từ chối bữa trưa sang trọng tại thành phố New York để dùng món bánh mì kẹp thịt tại một quán rượu bình thường. Có lẽ ghế ngồi tồi tàn và chật hẹp trên những chuyến bay hạng bét cùng với những chiếc burger kẹp thịt rẻ tiền trở thành một phần rất đỗi bình thường trong cuộc sống của vị tỷ phú đến từ New Jersey này. Giống như Feeney, tỷ phú kiêm nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng có cuộc sống hết sức giản dị khi ông sống trong căn nhà 3 phòng ngủ mua với giá 31.000 USD từ năm 1958 tại Omaha và cam kết dành hết tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện.Trong khi các tỷ phú khác lo tích góp tài sản thì Chuck Feeney lại cố gắng hết sức làm cho mình… rỗng túi. Ông bắt đầu sứ mệnh “làm rỗng túi” vào năm 1984 khi ông chuyển toàn bộ 38,75% cổ phần sở hữu trong Duty Free Shoppers cho Quỹ Atlantic Philanthropies. Một điều đặc biệt ở Feeney là ông cho đi một cách rất lặng lẽ. Trong 15 năm đầu tiên làm từ thiện, Feeney luôn giấu tên. “Tôi đã phải thuyết phục ban ủy thác rằng tiền Feeney quyên tặng là trong sạch”, Frank Rhodes - Nguyên Chủ tịch Đại học Cornell nhớ lại kỷ niệm khi nhận quyên góp từ tỷ phú Feeney. Hai người đàn ông giàu nhất thế giới, Bill Gates và Warren Buffett, cũng gọi ông là “nguồn cảm hứng” cho cả Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation lẫn Quỹ Giving Pledge.
Với phương châm “Sống để làm việc, chứ không phải để làm giàu”, vị tỷ phú này có một cuộc sống giản dị đến “tầm thường”. Ông ở nhà thuê trong một căn hộ tại San Francisco và luôn đi vé máy bay hạng bét cho đến khi 75 tuổi. Ông cũng thường mang theo sách báo và tài liệu đựng trong một chiếc túi nhựa cũ kĩ. Không những thế, ông còn từ chối bữa trưa sang trọng tại thành phố New York để dùng món bánh mì kẹp thịt tại một quán rượu bình thường. Có lẽ ghế ngồi tồi tàn và chật hẹp trên những chuyến bay hạng bét cùng với những chiếc burger kẹp thịt rẻ tiền trở thành một phần rất đỗi bình thường trong cuộc sống của vị tỷ phú đến từ New Jersey này. Giống như Feeney, tỷ phú kiêm nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng có cuộc sống hết sức giản dị khi ông sống trong căn nhà 3 phòng ngủ mua với giá 31.000 USD từ năm 1958 tại Omaha và cam kết dành hết tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện.Trong khi các tỷ phú khác lo tích góp tài sản thì Chuck Feeney lại cố gắng hết sức làm cho mình… rỗng túi. Ông bắt đầu sứ mệnh “làm rỗng túi” vào năm 1984 khi ông chuyển toàn bộ 38,75% cổ phần sở hữu trong Duty Free Shoppers cho Quỹ Atlantic Philanthropies. Một điều đặc biệt ở Feeney là ông cho đi một cách rất lặng lẽ. Trong 15 năm đầu tiên làm từ thiện, Feeney luôn giấu tên. “Tôi đã phải thuyết phục ban ủy thác rằng tiền Feeney quyên tặng là trong sạch”, Frank Rhodes - Nguyên Chủ tịch Đại học Cornell nhớ lại kỷ niệm khi nhận quyên góp từ tỷ phú Feeney. Hai người đàn ông giàu nhất thế giới, Bill Gates và Warren Buffett, cũng gọi ông là “nguồn cảm hứng” cho cả Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation lẫn Quỹ Giving Pledge.
“Có những thứ còn giá trị hơn tiền
bạc. Đó là sự hài lòng và mãn nguyện mà bạn có được khi làm điều có ích cho
người khác”
Để
nói về những điều tâm huyết trong suốt cuộc đời mình, tỷ phú Feeney luôn tâm
đắc câu tục ngữ của người Xentơ: “Không có túi đựng tiền trong tấm vải liệm”.
Theo Nhịp
sống kinh tế/B.I
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét