" Không phải vẻ bề ngoài hay một ấn tượng tốt
đẹp thoáng qua, thể hiện hình ảnh thực sự của một con người "
*
*
Quan điểm của Đức Phật về các mối quan hệ
Sự chọn lựa kỹ
càng người để chúng ta giao tiếp thân mật, gần gũi là điều cực kỳ quan trọng
trong giáo lý của Đức Phật đối với người cư sĩ. Thật ra, Ngài đã có lần
khuyên các đệ tử của mình hãy chọn một cuộc sống độc cư, giống như cuộc sống
của một ‘con độc giác cô đơn", nếu họ không thể tìm được những người thích
hợp để làm bạn.
Đức Phật đã nhấn mạnh rằng
việc khéo chọn lựa các mối liên hệ mật thiết là quan trọng vì nó đóng góp vào
việc thiết lập những mối liên hệ thân ái và bền vững. Để chọn người thích
hợp, Đức Phật đã đề ra một quy trình bao gồm một số giai đoạn. Các giai
đoạn này đã được nhắc đến xuyên suốt trong các kinh tạng. Chúng được tổng
hợp ở đây để giúp chúng ta có một sự hiểu biết thấu đáo về lời Đức Phật dạy
trong việc chọn lựa bạn hay các mối tương giao như thế nào.
Những lời hướng
dẫn này không có ý khuyên ta nên xa lánh những người “không thích hợp”.
Đức Phật chẳng bao giờ cho phép đệ tử của Ngài được trách cứ người thô
lỗ, khó chịu, hoặc không tương xứng. Trái lại, Đức Phật khuyên họ phải
hiểu bản tính của người đó, để thể hiện lòng bi mẫn, và để dành cho người đó
một cơ hội để sửa đổi. Tuy nhiên, khả năng tương thích là một điều kiện
quan trọng trong việc chọn người để kết thâm giao. Giáo lý của Đức Phật
nhằm làm cho nỗ lực này được dễ dàng.
Bước 1: Hãy
để qua một bên các tiêu chuẩn cỗ hủ vô căn cứ
Các quan điểm cổ
xưa trong thời Đức Phật cho rằng giống nòi và giai cấp phải là yếu tố chính
trong việc chọn người để thắt chặt thâm giao, kể cả việc hôn nhân. Thí
dụ, người thuộc giai cấp Shudra chỉ có thể liên hệ thân thiết với những người
Shudra khác. Nhất là trong vấn đề hôn nhân, họ chỉ có thể chọn lựa người
thuộc giai cấp của mình. Đức Phật đã khởi xướng một phong trào dài hơi,
hiệu quả, chống lại những niềm tin vô lý này. Có lần Đức Phật đã nói
rằng: Ta không nên hỏi người khác về giai cấp hay nòi giống của họ để làm tiêu
chuẩn chấp nhận hay xa lánh người đó.[3] Và Ngài khuyến khích các đệ tử
của Ngài hãy để qua một bên vấn đề nòi giống, giai cấp, giới tính, và vẻ bề
ngoài khi chọn lựa người để kết thâm giao.
Thái độ minh bạch
này rất quan trọng không chỉ trong việc kết bạn thâm giao mà còn được dùng
trong việc chọn lựa người phối ngẫu. Giai cấp, nòi giống, và những khác
biệt xã hội khác không bao giờ nên là rào cản trong hôn nhân hay những liên hệ
mật thiết khác. Và khi thảo luận về những yếu tố để có được một cuộc hôn
nhân tốt đẹp, Đức Phật chẳng bao giờ khuyên người đệ tử tại gia chọn lựa người
phối ngẫu chỉ dựa trên giai cấp, nòi giống, hay thành phần xã hội của họ. Thay
vào đó, sự tương đồng về cách cư xử, giao tế là một trong những yếu tố chính mà
Đức Phật nhấn mạnh đến trong việc thiết lập một quan hệ hôn nhân tốt đẹp.
Đức Phật, xuyên
qua giáo lý của mình, đã nhấn mạnh đến sự nguy hiểm của việc thiết lập liên hệ
mật thiết với mộtbala, hay là một người chưa trưởng thành và không tương
đồng.[4] Trái lại, một pandita, là người đã hoàn toàn trưởng thành và
tương đồng. Đức Phật khuyên nên chọn một người như thế cho những mối liên
hệ gần gủi và có thể lựa chọn một cách không phân biệt từ bất cứ giai cấp, nòi
giống hay thành phần xã hội nào. Đức Phật luôn khẳng định rằng không phải
việc ta sinh ra ở đâu, thuộc giai cấp nào, mà cách hành xử đúng và sự tiến bộ
tâm linh mới là những yếu tố quyết định giá trị của một con người.[5]
Tương tự, theo
Phật giáo, giới tính cũng không phải là rào cản để người nam và người nữ không
thể duy trì bất cứ mối liên hệ thân thiết nào vì mục đích chung. Thí dụ,
các vị đệ tử xuất gia của Phật, tăng và ni, vẫn duy trì sự liên hệ thân thiết
vì mục đích chung là đạt được sự tự thanh tịnh và truyền bá lời Phật dạy trong
xã hội.
Hơn thế nữa, Đức
Phật khuyên rằng các vị ni cần sống gần các vị tăng vì vấn đề an toàn và để
được tư vấn, và các vị tăng cần thường xuyên thăm viếng và trao đổi với các vị
ni.[6] Sự liên hệ này được dựa trên sự hiểu biết về các mục tiêu của mỗi
người hơn là sự bám víu lẫn nhau. Cả hai phái được khuyên cần phải chánh
niệm về tình cảm của mình và luôn kiểm soát chúng.
Tóm lại, bước đầu
tiên trong việc chọn lựa những mối tương giao gần gủi thích hợp và thiết lập
các mối liên hệ mật thiết là không được kể đến giai cấp, thứ bậc, nòi giống, thân
phận và những yếu tố tương tự để làm tiêu chuẩn. Theo quan niệm của Đức
Phật, những yếu tố này không có căn cứ để biện hộ cho sự chọn lựa của họ.
Bước 2: Hãy
cẩn thận với ấn tượng ban đầu về người khác
Trong khi Đức
Phật bác bỏ các tiêu chuẩn dựa trên quan niệm cổ hũ để chọn lựa người giao
tiếp, Ngài cũng không tán đồng sự lựa chọn dựa trên những ấn tượng ban đầu và
tình cảm ban sơ. Thí dụ, một số người có thể rất khéo léo trong việc tỏ
ra họ là người hoàn toàn thích hợp cho một mối liên hệ hoàn hảo. Nhưng chúng
ta cần kiềm chế việc vội vàng kết luận rằng sự tự phác họa đó của họ là phản
ánh chân thực về bản chất thực sự của họ. Đức Phật đã nói hai câu kệ sau
đây để tóm tắt nhận định này:
Không thể biết rõ
tha nhân bằng vẻ bề ngoài của họ,
Mà cũng khó tin tưởng
họ sau ấn tượng ban đầu.
Đúng vậy, kẻ vô
đạo đức có thể rong chơi khắp nơi
Trong bộ áo của
người đạo đức.
Có người điểm
trang thói xấu của mình
Bằng hành động
thanh cao giả dối
Giống như đôi
bông tai bằng đồng, bằng đất
Được tô vàng sáng
chói.[7]
Thêm nữa, vẻ bề
ngoài của ai đó cũng không phải là một tiêu chuẩn đáng tin cậy để dựng nên một
chân dung thực sự của họ. Để nói đến vẻ bề ngoài, Đức Phật dùng thuật ngữ
vannarupa, có cả hai nghĩa là “vẻ bề ngoài”, và “hành vi”. Kể cả vẻ bề
ngoài đứng đắn và hành động có văn hóa cũng không đủ để đánh giá một con người.
Ngoài ra, sự quen
biết ngắn ngủi cũng không thể giúp ta hiểu biết rõ ràng về ai đó. Đức
Phật dùng thuật ngữittaradassana, có nghĩa đen là “thấy ít”, để ám chỉ một cuộc
tiếp xúc, gặp gở ngắn ngủi. Thật vậy, một cuộc tiếp xúc ngắn ngủi không
thể phản ánh hành vi, tư duy thực sự của một người, vì trong một thời gian
ngắn, người ta có thể che dấu bản chất thực sự của họ một cách khéo léo.
Tuy nhiên, hãy
nhớ rằng lời khuyên này không có nghĩa rằng những người dễ thương, lịch sự lúc
mới quen biết rất đáng nghi ngờ –vì những người bản tính hòa nhã có thể ngay
lập tức biểu lộ bản chất của mình như thế.
Bước 3: Hãy
tuân thủ quy trình của việc kết giao, quán sát và đánh giá
Trong khi bác bỏ
các tiêu chuẩn không đầy đủ chứng cứ như đã trình bày trên đây, Đức Phật hướng
dẫn cho đệ tử của Ngài một quy trình đơn giản để có thể hiểu người khác tốt hơn
–và từ đó chọn lựa những người tương hợp để kết thâm giao. Điều này,
ngược lại sẽ đóng góp vào việc thiết lập những mối liên hệ bền chặt và lành
mạnh. Quy trình đơn giản này như sau:
Kết giao với
người trong một thời gian.
Quan sát và đánh
giá lời nói và hành động của người đó.[8]
Đức Phật đã giải
thích quy trình này cho vua Kosala khi đức vua, có thể muốn trêu cợt, đã giới
thiệu với Đức Phật một nhóm cận vệ bí mật của ông là các vị chân tu đạo hạnh.
Vua Kosala trước hết chào hỏi những người gián điệp này một cách kính
trọng trước Đức Phật. Rồi sau khi họ đi khuất, nhà vua nói với Đức Phật:
“Các vị tu sĩ đó đã chọn con đường tiến bộ tâm linh”. Đức Phật trả lời
rằng sự phán đoán của nhà vua có thể sai vì nhà vua không có đủ chứng cớ hỗ trợ
cho nhận xét của mình.
Sau đó Đức Phật
giải thích: “Với mối liên hệ thân thiết, ngài có thể [bắt đầu để] hiểu
việc giữ giới luật, sự trong sạch và trí tuệ của người khác. Tuy nhiên,
sự liên hệ đó cần phải trải qua một khoảng thời gian không ngắn ngủi”[9].
Đức Phật nhấn mạnh rằng những sự giao tiếp ngắn ngủi không đủ để
giúp ta biết được người khác.
Với thời gian, con
người sẽ tự biểu lộ; và chúng ta cần phải giao tiếp, quán sát hành vi của họ
chặt chẻ để hiểu rõ hơn về bản chất thực sự của họ. Sau đó, chúng ta có
thể suy nghĩ, so sánh và đối chiếu với hành vi đã được quán sát. Để làm
rõ hơn quy trình này, Đức Phật dùng thuật ngữ manasikaroti, có nghĩa là “suy
nghĩ”, “giữ trong tâm”, và “nghĩ lại” –nói chung, có nghĩa là “sự đánh giá hành
động”.
Theo Đức Phật,
một yếu tố quan trọng cho bất cứ sự đánh giá đúng đắn nào là trí tuệ. Từ
Pali được dùng trong ý nghĩa này là pannavata, có nghĩa “bởi người sử dụng cái trí,
kỹ năng và trí tuệ”. Sự đánh giá cần phải có một căn bản hợp lý. Chúng
ta có thể so sánh, đối chiếu và giải mã nhiều hình thức khác nhau của hành vi
mà chúng ta đã quán sát; điều này cho phép chúng ta có được một bức tranh rõ
nét về người mà ta đã biết trong một khoảng thời gian.
Điều quan trọng
của sự đánh giá này nằm trong kết luận rằng chúng ta cần phải tìm người có nhân
cách hoàn chỉnh để thiết lập mối liên hệ mật thiết. Như đã nói trong
chương trước, Đức Phật dạy rằng tất cả những sự sợ hãi và lo âu phát xuất từ
những người chưa đủ trưởng thành, chưa phát triển đầy đủ, chứ không phải từ
những người có trí tuệ.[10] Việc đánh giá đúng hành động của tha nhân sẽ
giúp chúng ta tìm ra những người có trí tuệ khiến ta không phải lo âu hay sợ
hãi.
Bước 4:
Quan tâm đến sự tương đồng
Mục đích của quy
trình kết bạn, quán sát, đánh giá, là để quyết định xem đối tượng có thích hợp
để chúng ta thiết lập mối quan hệ. Vấn đề ở đây là sự tương đồng.
Để duy trì những mối liên hệ lành mạnh, Đức Phật bảo rằng các đối tượng
liên quan cần phải tương đồng.
Theo Đức Phật,
“tương đồng” không có nghĩa là hai người phải thuộc cùng một giai cấp xã hội,
hay nòi giống như đã nói ở trên, Ngài không chấp nhận những quan điểm xã hội này,
coi chúng là vô căn cứ, nông cạn. Theo quan điểm của Đức Phật, tương
đồng, tương xứng có nghĩa là hai người có những hành động và cư xử giống nhau.
Tìm ra những điểm tương đồng này là mục đích của cả quy trình kết bạn,
quán sát và đánh giá. Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất quan
trọng của sự tương đồng trong mối quan hệ hôn nhân hạnh phúc.
* Bốn khía cạnh
của sự tương đồng
Đức Phật dạy rằng
hai thành viên có thể phù hợp với nhau, khi họ có bốn điều giống nhau sau đây:
- Cùng có lòng
tin vào việc phát triển tâm linh
- Cùng có lòng
tôn trọng giới luật
- Cùng có lòng
hâm mộ các hoạt động nhân đạo
- Cùng có trình
độ hiểu biết tương tự.[11]
Những sự giống
nhau này rất quan trọng để có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc đến nỗi chúng ta
cần xem xét chúng kỹ lưỡng.
- Cùng có lòng
tin vào việc phát triển tâm linh
Để thiết lập và
duy trì một mối liên hệ lành mạnh, cả hai đối tác cần phải có niềm tin tương tự
về sự phát triển tâm linh (ubho janapatiyo samasaddha). Điều này không có
nghĩa là cả hai cần phải ráo riết theo đuổi con đường tâm linh. Tuy
nhiên, nó ngụ ý rằng nếu một thành viên có sự kính trọng sâu sắc đối với niềm
tin và sự thực hành tâm linh, mà người kia hoàn toàn không màng đến chúng, thì
hai người này không thể tương đồng.
- Cùng có lòng
tôn trọng giới luật
Theo sự quán sát
của Đức Phật thì sự tương đồng kế tiếp là cả hai đối tác cần phải có cái nhìn
tương tự đối với việc tự kiềm chế, tự kỷ luật (samasila). Khi một thành
viên rất có đạo đức mà người kia không có đạo đức, thì sự không tương xứng của
họ trở nên tương phản và sẽ tạo ra nhiều vấn đề trong mối liên hệ của họ.
Khi có dịp, chúng
ta sẽ thảo luận kỹ hơn về những gì mà Đức Phật muốn ám chỉ khi nói về “sự tự kiềm
chế” của người cư sĩ. Nói ngắn gọn là sự tôn trọng đối với việc gìn giữ
giới luật như là không sát hại và không trộm cắp là thí dụ của việc tự kiềm
chế. Nếu một thành viên quan tâm và gìn giữ giới luật rất nghiêm chỉnh,
thì người phối ngẫu của họ cũng cần phải như thế. Sự tương đồng này sẽ
khiến cho mối liên hệ của họ được dễ chịu và êm thắm.
- Cùng có lòng
hâm mộ các hoạt động nhân đạo
Một dấu hiệu khác
của sự tương đồng được Đức Phật nhắc đến là lòng hâm mộ các hoạt động nhân đạo.
Nhiều người có bản tánh ích kỷ, trong khi người khác thì có lòng nghĩ đến
tha nhân. Một cuộc hôn nhân trong đó hai người phối ngẫu thuộc về hai bản
tánh khác nhau như thế thì đó có thể là một sự phối hợp lầm lẫn, vì sự hành xử
và thái độ của họ sẽ không tương đồng.
Theo Đức Phật,
các hoạt động nhân đạo hay dana, còn được biết đến như là caga (hành động rộng
lượng, nhân từ), là những hành động tự nguyện của người cư sĩ đối với xã hội.
Dana (hạnh bố thí) có ba cách: bố thí tiền bạc, của cải vật chất; giúp
bảo vệ sinh mạng; dạy dổ và hỗ trợ tinh thần, hướng dẫn, dìu dắt. Khi
người chồng hay vợ sẵn sàng còn người kia thì miễn cưỡng khi thực hành dana cho
ta thấy sự không tương xứng rõ rệt giữa hai người.
- Cùng có trình
độ hiểu biết tương tự
“Trí tuệ” trong
Phật giáo có rất nhiều nghĩa, bao gồm, tri thức, khả năng, sức mạnh tinh thần,
sự trưởng thành về tình cảm, thái độ tiến bộ và khả năng lý luận. Sự
giống nhau trong các lãnh vực này (samapanna) thể hiện sự tương đồng giữa hai
thành viên. Điều này không có nghĩa là cả hai phải có cùng trình độ học
vấn, khả năng tư duy, vân vân; nó chỉ có nghĩa là sự khác biệt quá rộng trong
những lãnh vực này sẽ khiến họ không tương xứng và sẽ dẫn đến những xung đột
trong mối liên hệ của họ. Đức Phật nhắc nhở các đệ tử tại gia của Ngài
cần phải lưu tâm đến yếu tố này khi chọn lựa người phối ngẫu.
Tóm tắt
Đức Phật đã ban
cho cộng đồng cư sĩ những lời hướng dẫn rất hữu ích trong việc chọn lựa các mối
quan hệ bằng hữu và hôn nhân. Ngài khẳng định rằng các quan niệm cổ hũ,
khuôn sáo về con người không giúp ta trong việc chọn hay xa lánh người khác khi
kết thân. Tương tự, cảm tính và những ấn tượng ban đầu cũng không phải là
những tiêu chuẩn đáng tin cậy để phán đoán sự tương xứng của con người.
Thay vào đó, Đức Phật khuyên, hãy kết bạn, quán sát, và phán đoán hành
động của tha nhân sẽ giúp ta quyết định xem họ có thích hợp để kết mối thâm
giao không. Nhất là trong việc chọn lựa đối tượng để kết hôn, cần được
dựa trên sự tương xứng lẫn nhau. Cùng có lòng tin vào sự phát triển tâm
linh, giới luật và các hoạt động nhân đạo, cũng như một trình độ hiểu biết
tương xứng, sẽ xác định được sự tương đồng của hai người phối ngẫu.
Tỳ kheo Tiến sĩ
Basnagoda Rahula
Diệu Liên Lý Thu Linh Chuyển ngữ
" Lời dạy của Đức Phật về sự thành tựu trong
gia đình, nơi công sở, ngoài xã hội "
* Tăng Chi Bộ Kinh
* Chùa Linh Ẩn,Hàng Châu ,Trung Quốc - nơi tu tập của Tế Điên Hòa Thượng
*Chú thích:
[1] Câu trích từ Samyutta Nikaya I (Tương Ưng Bộ Kinh): Kosala
Samyutta: Kinh Sattajatila, 173-174
[2] Sutta Nipata (Kinh Tập): Phẩm Uraga: Kinh
Khaggavisana
[3] Samyutta Nikaya I
(Tương Ưng Bộ Kinh I): Brahmana Samyutta: Kinh Sundanka, 262-263
[4] Anguttara Nikaya I (Tăng Chi Bộ Kinh I): Phẩm
Bala
[5] Sutta Nipata (Kinh Tập): Uraga : Kinh Vasala
[6] Tăng Chi Bộ Kinh VIII: Phẩm Gotami: Kinh
Gotami
[7]Tương Ưng Bộ Kinh I: Kosala Samyutta: Kinh
Sattajatila 173-174
[8] Như trên
[9] Như trên
[10] Tăng Chi Bộ Kinh VIII: Phẩm Bala, Kinh
Bhaya
[11] Anguttara Nikaya IV (Tăng Chi Bộ Kinh IV): Phẩm
Punnabhisanda: Kinh Pathama Samajiva
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét