Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016
Đồng bệnh tương lân
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016
Bài ca phiêu lưu
BÀI CA PHIÊU LƯU
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016
Giành chính quyền & những truyện bên lề
I. Chính quyền Bảo Đại và Trần Trọng Kim
Chính phủ Trần Trọng Kim được Hoàng Đế Bảo Đại thành lập sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày Nhật đảo chính Pháp và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, rất ngắn, từ ngày 17 tháng 4 năm 1945 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945 kể cả thời gian xử lý thường vụ.Tổng cộng hơn bốn tháng, nói gì thì nói, về mặt lịch sử, vẫn phải công nhận Nội các vừa thành lập ngày 17.4.1945 là chính phủ đầu tiên của Việt Nam theo nghĩa hiện đại, và Trần Trọng Kim đã trở thành vị Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, dù chỉ mới độc lập trên danh nghĩa. Tham gia Nội các của ông đều là các nhà trí thức tên tuổi, có trình độ học vấn cao, nhiệt tâm, trong sạch và yêu nước, nhưng tất cả đều thiếu hẳn kinh nghiệm quản lý và nhất là sự lọc lõi chính trị trong thời loạn.
...
" Tai nạn lịch sử " là chữ của Vũ Ngự Chiêu dùng để gọi chính phủ Trần Trọng Kim vì theo ông nó “được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật”. Nhận định này không chỉ đúng với hoàn cảnh đương thời mà đúng luôn cả cho hoàn cảnh, tâm tư của chính Trần Trọng Kim và luôn cả vị hoàng đế đương thời là vua Bảo Đại. Cả hai đều bị đặt vào thế “chẳng đặng đừng”, nói theo lối của người Miền Nam. Cả hai đều không trông đợi, nói theo ngôn ngữ bình thường. Riêng Trần Trọng Kim, với bản chất là một nhà giáo ( tác giả bộ sách Giáo Khoa Thư mà đến hiện tại người ta vẫn còn in lại và vẫn còn ưa đọc và viết nhiều về nó ) một nhà nghiên cứu về lịch sử, triết học, một dịch giả của thơ Đường, tác giả cuốn “ Việt Nam Sử Lược “ - một tác phẩm vừa là giáo khoa, vừa là nghiên cứu phổ thông cho đến nay vẫn còn được nhiều người tin cậy và cẩn trọng giữ gìn, đã tỏ ra chẳng bao giờ mong đợi, với tuổi ngoài sáu mươi của thời đó, ít nhất đã hai lần từ chối để nhường chỗ cho Ngô Đình Diệm và một lần từ chức nhưng luôn luôn ở vào thế “chẵng đặng đừng” phải chấp nhận đứng ra lập chính phủ hay ở lại để xử lý thường vụ trong tất cả mọi giới hạn của nó. Bảo Đại cũng vậy, trong hồi ký của vị thủ tướng bất đắc dĩ có kể lại rằng: sau gần mười ngày chờ đợi và cứ cách ba bốn hôm ông lại đến gặp cố vấn tối cao Nhật để hỏi tin tức ông Diệm để được trả lời là “chưa biết ông Diệm ở đâu” sau là “ông Diệm đau chưa về được”, rồi vì Bảo Đại “sốt ruột, triệu tôi vào bảo chịu khó lập chính phủ mới”. Tâm sự của hai người đã được giãi bầy qua lời kể lại sau đây:
“Ngài nói :- Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.Tôi thấy vua Bảo Đại thông minh và am hiểu tình thế, liền tâu rằng: - Nếu vì quyền lợi riêng tôi không dám nhận chức gì cả, xong Ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì dù sao tôi cũng cố hết sức. Vậy xin Ngài cho tôi vài ngày để tôi tìm người, hễ có thể được tôi xin tâu lại.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tr. 51.)
Và Trần Trọng Kim đã thành lập được một chính phủ với danh sách các bộ trưởng được đệ trình lên nhà vua vào sáng ngày 17 tháng 4 năm 1945.
...
( Trích : “ 70 năm nhìn lại " của Phạm Cao Dương )
II. Lựa chọn đúng đắn của chính phủ Trần Trọng Kim
Nội các Trần Trọng Kim, dù không phải là những chính trị gia có thành tích và kinh nghiệm, song đều là những nhà trí thức nhiệt tình với đất nước, hết lòng phục vụ cho quyền lợi chung của dân tộc, không tham nhũng, không chia rẽ bè phái, không tham quyền cố vị. Trước tình thế rối ren của Cách mạng Tháng Tám, Thủ tướng Kim được quân đội Nhật cho biết họ "còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân đội đồng minh đến thay," nhưng ông đã từ chối yêu cầu Nhật bảo vệ chính phủ và muốn duy trì trật tự vì muốn tránh đổ máu và rối loạn. Trước đó, trong chuyến đi ra Hà Nội để điều đình với Tổng tư lệnh Nhật Tsuchihashi Yuitsu để lấy lại Nam Kỳ và các cơ sở chủ quyền còn lại, Trần Trọng Kim đã tìm hiểu kỹ lưỡng về Mặt trận Việt Minh đang gây thanh thế ở miền Bắc. Ông nhận định rằng "Đảng Việt Minh cộng sản có tổ chức rất chu mật và theo đúng phương pháp khoa học. Trong khi ông Hồ Chí Minh ở bên Tàu để chờ đợi thời cơ, ở trong nước đâu đâu cũng có cán bộ ngấm ngầm hành động và tuyên truyền rất khôn khéo. Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt Minh không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái có chung mục tiêu giành lại độc lập cho nước nhà, vậy nên từ Bắc chí Nam ở đâu cũng có người theo… Đảng viên cộng sản lại biết giữ kỉ luật rất nghiêm và rất chịu khó làm việc. Xem như hội truyền bá quốc ngữ khi mới lập thành ở Hà Nội là có ngay những người cộng sản vào hội rồi, và những người nhận việc đi dạy học rất chăm, không quản công lao gì cả. Một tổ chức có kỉ luật và chịu khó làm việc như thế, làm gì mà không mạnh". Chính vị Khâm sai miền Bắc Phan Kế Toại và một số Bộ trưởng trong chính phủ Kim cũng bắt đầu có thiện cảm với Việt Minh.
So sánh một lực lượng cách mạng đã hoạt động lâu năm có ảnh hưởng trong quần chúng và đang có thời cơ với một chính phủ trí thức yêu nước nhưng mới ra đời được bốn tháng, chưa có đủ quyền hành, chưa kịp có quân đội, Trần Trọng Kim đã quyết định đúng khi ông không nhờ quân đội Nhật can thiệp, một quân đội lúc đó đã mất hết tinh thần đang chờ bị tước khí giới và giam giữ. Ông đã thực hiện phương châm "khả hành khả chỉ" trong chính trị học Khổng giáo để biết "lúc nào nên làm, lúc nào nên thôi". Bởi vậy, sau khi giành được chính quyền, Mặt trận Việt Minh đã không những không bắt bớ hay trả thù một người nào trong chính phủ Kim mà còn lôi cuốn được một số Bộ trưởng gia nhập mặt trận kháng chiến chống Pháp, mặc dù trước đó đã lên án chính phủ này là "bù nhìn" và "Việt gian". Chính phủ Kim mang tiếng là thân Nhật, nhưng thật ra chỉ là lợi dụng cơ hội Nhật đảo chính Pháp để nắm lấy quyền cai trị nhằm dần dần phục hồi độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Đó là phương cách thực tế và khôn ngoan nhất mà bất cứ một chính trị gia sáng suốt nào, kể cả Hồ Chí Minh, cũng sẽ chọn lựa vào lúc đó. Khoảng tháng 6 - 1945, khi Thủ tướng Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật dứt khoát trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam Kỳ cho Việt Nam, ông đã nói: "Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn lòng xin lui". Chỉ tiếc rằng vài tháng sau, lúc gần đạt được mục tiêu thì Chính phủ Kim phải ra đi.
Nhiều người trách chính phủ Trần Trọng Kim là nhu nhược, không dám đối phó với Việt Minh sau ngày 19 - 8 - 1945 mặc dù nhà cầm quyền Nhật đã báo cho Thủ tướng Kim biết là "quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng minh đến thay". Thật ra, quyết định của Bảo Đại và Trần Trọng Kim không nhờ Nhật can thiệp là đúng vì ba lý do chính:
1. Quân đội Nhật đã đầu hàng. Không có một lý do hay động lực nào khiến họ thấy cần phải chiến đấu để bảo vệ một chính phủ địa phương đang thất thế. Trách nhiệm "giữ trật tự" của quân đội Nhật sẽ chỉ có hiệu lực lúc đầu và họ sẽ phải nhượng bộ hoặc xung đột với cao trào đòi độc lập của những đoàn thể thanh niên, sinh viên và dân chúng do Việt Minh tổ chức. Thời gian "giữ trật tự" để chờ quân đội đồng minh lại rất ngắn (khoảng hai tuần lễ) và chính phủ Trần Trọng Kim sẽ không thể chối bỏ được trách nhiệm về những cuộc đổ máu của dân Việt Nam do quân Nhật gây ra.
2. Việt Minh đã thành công lớn trong chiến dịch tuyên truyền là được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Những lời tuyên bố của Tổng thống Roosevelt chỉ trích chế độ thực dân của Pháp, sự thành lập "bộ đội Việt - Mỹ" từ chiến khu Tân Trào với sự hiện diện của các sĩ quan OSS, và tấm hình tướng "Cọp Bay" Chennault ký tặng Hồ Chí Minh ở Côn Minh đã được Việt Minh sử dụng và thuyết phục được đại đa số nhân dân ủng hộ. Luật sư Trịnh Đình Thảo, Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Kim, còn được tin là "đại uý Landsdale, phụ tá của thiếu tá Archimedes Patti, trưởng đoàn OSS ở vùng Đông Nam á… thay vì tiếp tế cho những nhóm quân của Pháp còn đang chiến đấu (chống Nhật) trong rừng miền biên giới, lại thả dù vũ khí và đạn dược xuống cho Việt Minh để trang bị cho một tiểu đoàn đầu tiên, và phái Aaron Bank tới huấn luyện cho bộ đội của Hồ Chí Minh".
3. Việt Minh đã chiếm được các cơ sở chính quyền, Hồ Chí Minh đã thành lập Chính phủ lâm thời, Khâm sai Bắc Bộ là Phan Kế Toại đã từ chức, đoàn Thanh niên Tiền tuyến và lính bảo an nhiều người đã đi theo Việt Minh. Thư của Bảo Đại gửi cho Truman và De Gaulle kêu gọi ủng hộ chính nghĩa quốc gia đều không được trả lời. Trong tình trạng thất thế và cô đơn trước khí thế sôi sục của "cách mạng", Bảo Đại cùng Hoàng gia có thể bị lâm vào số phận của Louis XVI sau Cách mạng Pháp 1789 hay Nicholas II hồi Cách mạng Nga 1917. Quyết định thoái vị của Bảo Đại là một quyết định sáng suốt, thức thời, tránh được đổ máu vô ích của nhân dân nếu ông nhờ Nhật dẹp Việt Minh.
Trong thời gian quá ngắn phục vụ đất nước, chính phủ Trần Trọng Kim không mắc phải sai lầm nào đáng bị chỉ trích, trái lại, đã thực hiện được nhiều thành tích đáng kể nhất là việc lấy lại được miền Nam và ba nhượng địa quan trọng ở miền Bắc, hoàn thành được việc thống nhất đất nước . Tất cả những điều đó cho thấy Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim không phải là "bù nhìn" của Nhật và nền độc lập của Việt Nam, dù chưa hoàn toàn, vẫn là một thực tại chứ không phải "bánh vẽ", nhất là so với những điều kiện của một "quốc gia tự do" và viễn tưởng thống nhất mơ hồ như trong Hiệp định sơ bộ 6 - 3 năm 1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phải ký kết với Cao uỷ Bollaert.
Sai lầm chính trị, đúng ra là một nhược điểm, đáng nói đến là Trần Trọng Kim đã không thực hiện được sách lược "bắt cá hai tay" của Thái Lan mà Pridi Banomyong đã chia sẻ. Điều đó có nghĩa là trong khi chính phủ Kim giữ thái độ trung lập chính trị đối với Nhật thì đáng lẽ đã phải có những nhân vật chính trị khác đi với Anh, Mỹ để chống Nhật và để thay thế chính phủ Kim khi chiến tranh chấm dứt. Nhưng khác với Thái Lan, Việt Nam còn phải đối phó với Pháp, khi đó cũng là một thành phần của Đồng minh, đang quyết tâm trở lại Đông Dương. Công việc vận động Đồng minh lại rất khó khăn vì Anh là một đế quốc tất nhiên ủng hộ Pháp chinh phục lại các thuộc địa cũ trong khi mối quan tâm chính của Hoa Kỳ lúc đó là ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô Âu châu. Dù sao, đó cũng chính là lầm lỗi của các đảng phái quốc gia nói chung, không có một tầm nhìn rộng rãi về chính trị thế giới sau Thế chiến thứ hai, không hợp tác được với nhau để có một sách lược chung
...
( Trích : “ Huế năm 1945 và chính phủ Trần Trọng Kim " của Lê Xuân Khoa
III. Giành chính quyền
Ở Hà Nội, sáng ngày 17/8/1945, Tổng hội công chức của Chính phủ Trần Trọng Kim đã tổ chức một cuộc mít tinh đông tới hàng chục ngàn người tại Nhà hát lớn để bày tỏ ý chí bảo vệ tổ quốc. Cuộc mít tinh vừa bắt đầu thì một nữ thanh niên trí thức xưng tên là Nguyễn Khoa Diệu Hồng leo lên khán đài cướp micro, hô khẩu hiệu “Ủng hộ Việt Minh“ và một người khác rải một lá cờ đỏ sao vàng từ trên ban công xuống. Đám đông hô khẩu hiệu hưởng ứng. Từ đó cuộc mít tinh của Tổng hội công chức biến thành cuộc biểu tình của Việt Minh. Hai ngày sau, ngày 19/8/1945, Việt Minh lại tổ chức một cuộc mít tinh khác, có số người tham gia tương tự tại sân phía trước Nhà hát lớn, sau đó kéo đến bao vây Bắc Bộ Phủ để giành chính quyền từ Khâm sai Phan Kế Toại, rồi kéo sang Trại Bảo an binh (còn gọi là trại lính khố xanh) trên phố Đồng Khánh. Một cuộc thương lượng đã được thỏa thuận giữa Sĩ quan chỉ huy người Nhật và đại diện Việt Minh, để Việt Minh treo cờ đỏ sao vàng trên trại Bảo an binh. Từ đó, cuộc giành chính quyền của Việt Minh từ chính phủ Trần Trọng Kim ở Hà Nội đã thành công.
Trong thời gian này, quân đội đồng minh chưa vào Việt Nam để tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật. Việt Nam vẫn dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của quân đội Nhật. Chính phủ Trần Trọng Kim, từ Thủ tướng đến các khâm sai như Phan Kế Toại, Nguyễn Xuân Chử đều từ chối lời gợi ý của phía Nhật can thiệp, đàn áp Việt Minh để giữ trật tự an ninh. Tối 17/8/1945, Hoàng Xuân Hãn - thành viên trong chính phủ Trần Trọng Kim được
Nguyễn Thành Lê ( người của Việt Minh ) dẫn đến gặp Lê Trọng Nghĩa ( 1 trong 3 nhân vật chủ chốt của Việt Minh ở Hà Nội là Lê Trọng Nghĩa, Trần Tử Bình, Nguyễn Khang ) ở nhà số 101 Trần Hưng Đạo để báo tin đó và đề nghị Việt Minh cộng tác với chính phủ Trần Trọng Kim nhưng bị Việt Minh từ chối. Họ không biết rằng Tổng tư lệnh quân đội Nhật là tướng Tê-Ran-Chi, tại Saigon đã gặp Suharto và Hatta của Indonesia, Aung Sau của Miến Điện, Sơn Ngọc Thành của Campuchia và Phạm Ngọc Thạch là lãnh tụ Thanh niên tiền phong thân Nhật ở Saigon, hứa sẽ giúp các nước này độc lập nên cuộc giành chính quyền của Việt Minh không bị đàn áp. Đặc biệt tướng Tê - Ran - Chi còn cấp máy bay cho Suharto về nước ngay nên Indonesia độc lập sớm trước Việt Nam 2 ngày (sau này có tin nói Việt Nam là nước thuộc địa đầu tiên đã đứng dậy đấu tranh và đưa cách mạng đến thắng lợi là nói lấy được).
Sau khi đã nắm được chính quyền, trước khi quân đồng minh vào Việt Nam, Việt Minh muốn làm gì có liên quan đến trật tự an ninh đều phải được phép của quân đội Nhật, chẳng hạn đội quân giải phóng của Việt Minh từ Thái Nguyên về Hà Nội, muốn qua sông Đuống đã phải xin phép quân đội Nhật. Cuộc giành chính quyền của Việt Minh ở Hà Nội diễn ra không theo quân lệnh số 1 của trung ương ĐCSVN với chủ trương nổ súng vào quân đội Nhật. Khi đã giành được chính quyền ở Hà Nội, ông Hồ Chí Minh còn ở trên Khu căn cứ chưa biết gì. Ông Trường Chinh và ông Võ Nguyên Giáp cũng chưa biết gì. Sau này Lê Trọng Nghĩa kể lại với Trần Đĩnh: ”Tôi trực tiếp đàm phán với Nhật nên tôi biết tuy họ đã hàng đồng minh nhưng ở Việt Nam họ còn rất mạnh và rất oai. Ai nói quân Nhật đã mất tinh thần và tan rã là nói không đúng sự thật. Nếu cứ theo quân lệnh số 1, nổ súng vào quân Nhật thì chắc chắn bị đàn áp và thất bại“. Khi quân đồng minh vào Việt Nam, Việt Minh cũng không có danh nghĩa gì để cùng đồng minh tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật. Vì vậy nói rằng Việt Minh đã đánh Nhật để giành chính quyền từ tay quân Nhật cũng là nói lấy được.
...
( Trích: “ Đèn Cù " của Trần Đĩnh )
19.8.2017
VN Tổng hợp
* Vũ Ngự Chiêu: tiến sĩ sử học Hoa Kỳ, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về lịch sử Việt Nam hiện đại, qua tác phẩm song ngữ Anh Việt: The Other Side of the 1945 Revolution: The Empire of Viet-Nam (3-8/1945), A new Interpretation – Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945: Đế Quốc Việt-Nam (3-8/1945)
* Lê Xuân Khoa, quốc tịch Mỹ, gốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, tiến sĩ triết học.
* Phạm Cao Dương: Giáo sư, Tiến sỹ dạy môn Lịch sử và Văn hoá Việt Nam tại một số Đại học Mỹ
* Trần Đĩnh: Nhà Báo, cựu cán bộ Việt Minh
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016
Bởi còn thiếu một nén nhang
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016
Dưa lê
Bò cày ruộng trở về, mệt quá nằm lăn ra đất nghỉ, thở phì phò. Chó đi ngang qua, thấy vậy bèn dừng lại hỏi han. Bò thở dài, nói:
- Anh bạn à, tôi thực sự mệt quá rồi. Ngày mai tôi không muốn ra đồng nữa, ở nhà nghỉ cho lại sức.
Hai con vật nói chuyện thêm một lúc rồi tạm biệt nhau. Trên đường, chó gặp mèo đang nằm vắt vẻo trên bờ tường. Chó nói:
- Này anh bạn, tôi vừa mới đi thăm bò. Anh ta than mệt, còn nói muốn nghỉ làm một ngày. Kể ra cũng tội, chủ nhân đúng là đã bắt anh ấy làm việc nhiều quá rồi.
Mèo quay người, nói với dê đang ăn cỏ gần đó rằng:
- Anh biết tin gì chưa? Bò trách chủ nhân bắt mình làm nhiều việc nên muốn nghỉ một ngày, mai không ra đồng nữa đấy.
Một lúc sau, dê gặp gà, liền nói:
- Bò không muốn làm việc cho chủ nhân nữa, chị gà mái ạ. Anh ta than là công việc nhiều quá, mệt quá. Hầy, cũng không biết những chủ trang trại khác đối xử với bò của mình có tốt hơn chủ nhân chúng ta không nữa.
Gà lại nói với lợn:
- Anh bò sắp nghỉ làm ở đây rồi. Anh ta muốn đi tìm chủ nhân khác. Ai bảo chủ nhân đối xử với anh ấy tệ quá, bắt làm bao nhiêu là việc, lại còn dùng roi đánh anh ta nữa.
Gà cảm thán vài câu rồi lại tót về chuồng. Một lúc sau, vợ ông chủ đi chuẩn bị cho các con vật ăn tối. Lợn liền lại gần, nói:
- Tôi muốn báo cáo lại với bà một chuyện. Dạo gần đây, bò hay có những suy nghĩ nổi loạn, rất cần phải được dạy bảo lại. Anh ta không muốn làm cho chủ nhân nữa, chê công việc ở đây nhiều quá, nặng quá, khiến anh ta mệt mỏi. Bò còn nói muốn bỏ đi, tìm một chủ nhân khác nữa đấy.Nhận được phản ánh của lợn, trong bữa tối, bà chủ lập tức đem chuyện nói lại với chồng:
- Mình ơi, bò đang muốn tạo phản. Nó muốn đổi chủ, không làm cho mình nữa. Tội tạo phản không thể tha, mình định xử nó thế nào?
- Kẻ phản bội đều đáng tội chết, giết không tha! – Ông chủ nghiến răng, tức giận nói.
Vậy là con bò đáng thương suốt ngày chỉ biết làm việc quần quật, cuối cùng lại bị những lời truyền miệng sai sự thật giết chết như vậy đấy.
-st-
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016
Hai Mặt
Giả Dối cũng 6 luôn
Mặt trái và mặt phải
Trắng đen ôi khó lường!
Tình Yêu có 7 chữ
Phản Bội cũng thế thôi
Chúng là hình với bóng
Rất dễ dàng đổi ngôi.
Chữ Yêu là 3 chữ
Hận là 3, giống nhau.
Người say men hạnh phúc
Kẻ thành.. Lý Mạc Sầu.
Bạn bè có 5 chữ
Kẻ thù đếm cũng năm
Hôm nao lời ngọt mật,
Hôm nay chìa dao găm.
Từ Vui có 3 chữ
Tiếng Sầu cũng đồng như.
Quá vui thường mất trí,
Mất trí đời đổ hư.
Chữ Khóc có 4 chữ
Cười cũng vậy, giống in
Ai "giòn cười, tươi khóc''
Ấy cảm thọ nhận chìm.
Chữ Đạo gồm 3 chữ
Đời cũng rứa, là ba
Đời thường hay ôm giữ
Đạo buông xả, cười xòa.
Cuộc sống là hai mặt
Giới tuyến một đường tơ .
Chấp nhận mà không vướng
Nhẹ bước qua hai bờ.
Thích Tánh Tuệ
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016
Quan điểm của Đức Phật về các mối quan hệ
*
Quan điểm của Đức Phật về các mối quan hệ
* Tăng Chi Bộ Kinh
* Chùa Linh Ẩn,Hàng Châu ,Trung Quốc - nơi tu tập của Tế Điên Hòa Thượng