" Tự do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh Phúc là tự tại giữa khổ
đau "
...Khi
đã giác ngộ thì tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của cái khổ cái vui tương
đối ở đời, nên dù sống trong vui khổ của cuộc đời, người giác ngộ vẫn ung dung
tự tại, có thế mới giúp chúng sanh tự biết chuyển mê khai ngộ cho mình và có
thể thấy rằng “Tự do là ung dung trong ràng buộc, hạnh phúc là tự tại giữa khổ
đau”.
* Có
hai loại ràng buộc:
1- Một
là loại ràng buộc của pháp tự nhiên : "là nhân quả, nghiệp duyên, ...là
định mệnh (từ quả của nghiệp). Và tất cả các pháp sinh ra đều có tính tương
tác, ràng buộc lẫn nhau trong một qui định chặt chẽ mà chúng ta không thể cố
gắng thoát ra bằng bản ngã. Chỉ có (thấy) như thị, chấp nhận không điều kiện,
không động cơ, thì khi đó mới được tự do hoàn toàn".
2- Hai
là ràng buộc mà đức Phật gọi là kiết sử, triền cái, tức là các phiền não bên
trong do bản ngã vô minh ái dục tạo ra. Giải thoát chính là thoát khỏi sự ràng
buộc này. Như vậy, khi thoát khỏi sự ràng buộc của bản ngã tham, sân, si, ngã
mạn, tà kiến, hôn trầm, trạo cử, nghi hoặc, thất niệm, bất giác, vô tàm, vô quí
v.v... thì đồng thời có thể ung dung tự tại trong những ràng buộc tự nhiên giữa
cuộc đời ( loại ràng buộc thứ nhất ).
Vì vậy chư Phật, chư Thánh nhân , Bồ-tát mới ung dung tự tại như vậy. Các ngài
không những có khả năng tự giác mà còn có thể vào đời, sống thuận pháp tùy
duyên, thong dong vô ngại, với tâm nguyện vô ngã vị tha.
Tuy
nhiên, cần lưu ý một điều: dù là ràng buộc của kiết sử hoặc triền cái, cũng
không phải giải thoát bằng cách đem bản ngã tham sân si ra mà lăng xăng giải
quyết hay tìm cách loại bỏ, diệt trừ theo quan niệm chủ quan, mà vẫn phải ung
dung tự tại mới thấy ra được nó. Loại ràng buộc thứ hai này, thực chất chỉ là
hư ảo do vọng tưởng của bản ngã tạo ra, nên không cần phải diệt mà chỉ cần thấy
ra bằng trí tuệ ( tuệ tri ) trong
chánh niệm tỉnh giác thì nó liền tự diệt. Hành thiền theo Vipassanà chỉ có
nghĩa là thấy ra minh bạch chứ không cố gắng để giải quyết gì cả. Còn lấy nỗ
lực của bản ngã mà giải quyết, diệt trừ thì chính là tạo tác trong quỹ đạo tham
sân si, nên chỉ làm tăng thêm sức mạnh của ràng buộc mà thôi.
Ví dụ :
khi ảo tưởng của bản ngã thấy sợi dây là con rắn liền phát sinh sợ hãi, rồi lại
lăng xăng tìm cách giải quyết, hoặc diệt con rắn hoặc diệt sợ hãi. Hành động đó
cũng là biểu hiện của bản ngã tham sân si nên chẳng giải quyết được việc gì.
Nhưng chỉ cần trầm tĩnh sáng suốt (thái độ ung dung tự tại) nhìn kỹ thấy rõ sợi
dây là sợi dây thì không cần lăng xăng giải quyểt gì cả mà con rắn và sợ hãi
đều tự biến mất...
...Ung
dung trong ràng buộc đó là nghệ thuật sống hạnh phúc,ung dung trong ràng buộc
chính là biết mình đang bị ràng buộc .Vì nếu ung dung trong ràng buộc mà không
biết mình bị ràng buộc thì tai hại biết bao. Ví như một đứa con nít ung dung
chơi trong ngôi nhà mục nát, có biết đâu nó sắp bị đè bẹp một khi ngôi nhà sụp
đổ!
Biết
mình bị ràng buộc và chấp nhận ràng buộc một cách can đảm để giác ngộ cho mình
và người nên gọi là ung dung trong ràng buộc. Vì nếu muốn thoát ra ràng buộc để
được tự do đó là một ràng buộc lớn hơn.
Chấp
nhận ràng buộc vì biết rằng tất cả đều ràng buộc, thoát ràng buộc này rơi vào
ràng buộc khác, rốt cuộc không lẽ cứ chạy trốn hoài sao. Vậy tốt hơn ta cứ
thích ứng với ràng buộc, thấy rõ nó và ung dung trong nó.
Chúng
ta có thể ung dung được là vì thực ra tự tánh của chúng ta vốn là chơn, vốn là
ung dung giải thoát. Tự tánh của ta và vạn pháp vốn rất trong sáng, vắng lặng,
hồn nhiên và dung thông tất cả. Nếu ai biết trở về với nguồn sống ấy nơi mình
thì có thể hóa giải tất cả ràng buộc, tất cả khổ đau, tất cả nghịch cảnh và trả
ta về với tự do tận mạch nguồn.
Rồi ta
sẽ thấy ràng buộc hay không ràng buộc đều do nơi một ảo tưởng nào đó của tâm
mình. Tâm mình rỗng lặng thì tất cả ràng buộc cũng đều không.
...Lúc
chưa hiểu đạo ta có thể xem đau khổ như thù nghịch và ta có thể oán trách người
khác đem lại đau khổ cho ta. Nhưng nay đã hiểu đạo, ta hãy sáng suốt, định tĩnh
để nhận chân được sự thật của đời sống, sự thật trong chính bản thân ta và giữa
cuộc đời. Mọi người đều đau khổ, mỗi người đều có mỗi hoàn cảnh riêng và đau
khổ riêng. Nhưng khác nhau ở chỗ có nhận chân được chân lý của sự khổ hay
không...
... Ta
hãy tập nhìn ngắm và lắng nghe tất cả với tâm trầm lặng, hồn nhiên, cảm thông
và trong sáng rồi cuộc đời sẽ mang lại cho ta biết bao là tự do và hạnh phúc,
chính những ràng buộc cũng là tự do và hạnh phúc...
HT Viên Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét