Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Happy New Year

  
Now's the time for us to say
Happy new year
Happy new year

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Biết cách cho đi

BIÊT CÁCH CHO ĐI
Nhà nọ được người họ hàng ở quê tặng hai sọt đầy táo, một sọt vừa chín, có thể để thêm được vài ngày, còn sọt kia đã chín hết, nếu không ăn ngay sẽ hỏng. Người cha bèn gọi 3 cậu con trai đến, hỏi: “Các con hãy nghĩ xem làm thế nào ăn hết được mà không làm lãng phí một quả táo nào?”.
Cậu con trai lớn trả lời: “Chúng ta sẽ ăn hết sọt táo chín mũm trước, sau đó chuyển sang sọt kia”. Người cha tỏ vẻ không hài lòng: “3 ngày cũng không ăn hết nổi, chờ tới khi ăn xong, thì sọt táo kia cũng đã bắt đầu hỏng mất rồi”.
Cậu con trai thứ hai nghĩ ngợi rồi trả lời: “Vậy thì chúng ta nên ăn táo ở sọt vừa chín, đang tươi ngon thì phải ăn ngay”. “Vậy thì bỏ sọt đã chín mũm đi à? Con không thấy tiếc hay sao?”, người cha vẫn không đồng ý, sau đó quay sang hỏi cậu con trai út, “Con có cách nào tốt hơn không?”.
Cậu con trai út nghĩ một lát, nói: “Tốt nhất là chúng ta trộn lẫn hai sọt táo, sau đó đem chia cho hàng xóm mỗi người một ít, để họ ăn giúp, như vậy sẽ không lãng phí một quả nào”. Người cha nghe xong hài lòng gật đầu: “Tuyệt lắm, đó đúng là cách tốt nhất. Cứ làm vậy đi”. 

- st -

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Lối về

Tôi đi nhặt lá Bồ Đề
Treo lên để nhớ lối về của Tâm
Mỗi chiều nghe tiếng chuông ngân
Loang đi như dẫn xa dần bến mê
...
Tuệ Lạc

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015


“ Khi còn trẻ, tôi thường nghĩ rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất trong đời sống, bây giờ khi tôi già, tôi biết là đúng như vậy ”
- Oscar Wilde -

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Giá rẻ

GIÁ RẺ
Có một người phàn nàn với một vị lão hòa thượng: Thưa thầy! Vì sao mà con cố gắng thế nào cũng không thành công? Cũng niệm kinh, làm việc thiện rồi mà số mệnh vẫn không thấy cải biến gì?
Lão hòa thượng: Vậy, ta đưa ngươi 500 nghìn có được không?
Người khách: Tiền của hòa thượng con không dám lấy ạ!
Lão hòa thượng: Ta là muốn ngươi làm giúp ta một việc.
Người khách: Thưa thầy, thầy nói làm việc gì con cũng tuyệt đối làm tốt giúp thầy.
Lão hòa thượng: Ngươi hãy giúp ta mua một chiếc xe ô tô.
Người khách (giật mình hoảng hốt): Thưa thầy, 500 nghìn sao có thể mua xe ô tô được cơ chứ!
Lão hòa thượng: Ngươi biết 500 nghìn không mua được xe ô tô? Thế nhưng mà trên đời này có rất nhiều người vắt hết óc để suy nghĩ làm sao chỉ phải trả một chút thôi mà lại muốn đạt được rất nhiều thứ đấy!

- st -

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Thương trường có như chiến trường ?

....
Bất ngờ với cách hành xử của một người vô gia cư khi bị chiếm mất thị phần
Khi bị một cậu bé giành mất sự chú ý và lòng thương hại của mọi người xung quanh, anh chàng cựu chiến binh vô gia cư này đã có một động thái khiến nhiều người ngỡ ngàng.Đoạn video này được 2 anh em người Mỹ tên là Ethan Bradberry và Moe Bradberry thực hiện. Mục đích của họ là xem người đi đường sẽ phản ứng ra sao giữa hai người vô gia cư: một cậu bé và một người đàn ông trưởng thành.Họ cho cậu em trai Omar của mình đóng giả thành cậu bé lang thang, cầm một tấm bảng kêu gọi giúp đỡ và đến ngồi gần một người vô gia cư thực thụ trên đường. 
Cuộc thử nghiệm này đã khiến nhiều người bất ngờ và phẫn nộ trước những hành động xúc phạm đến người đàn ông vô gia cư tội nghiệp từ một số người đi đường. Hơn nữa, một tình huống cực kỳ gây choáng đã xảy ra, khiến nhiều khán giả sau khi xem video cảm thấy rằng mình đã được một bài học lớn về tình người.Người đàn ông vô gia cư được chọn đã ngồi rất lâu trên con phố đông đúc, nhưng hàng loạt người qua lại không ai thèm để ý đến lời kêu gọi của anh. Người đi đường dường như chỉ thấy cậu bé đóng giả, họ đến cho tiền và an ủi cậu liên tục.
Cảm thấy tuyệt vọng, anh chàng vô gia cư cố gắng lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ, nhưng chỉ nhận được những 
phản ứng tiêu cực. Một nhân viên đi xử phạt xe đậu sai chỗ liên tục yêu cầu anh “đi kiếm việc đi”.
Người đàn ông nổi nóng và đổ hộp thức ăn lên đầu anh trước khi tức tối bỏ đi trước sự thờ ơ của người qua đường. Dù trước đó anh chàng vô gia cư đã giải thích rằng mình khó khăn thực sự và là cựu quân nhân.
Trong buồn bã, anh chàng vô gia cư đứng dậy, nhờ cậu bé coi giúp đồ đạc cho mình và bỏ  đi. Bất ngờ thay, anh quay lại với một miếng bánh pizza cùng chai nước suối và đưa cho cậu bé đóng giả.

Đến lúc này, những người làm video xuất hiện và hỏi tại sao anh ta lại làm vậy. Trong cơn nức nở, người đàn ông vô gia cư nói rằng: “Tôi năn nỉ người ta giúp mình mua thức ăn, nhưng họ lại đối xử với tôi như thế, tôi là cựu chiến binh cơ mà. Nhìn thấy cậu bé này tôi cảm thấy mủi lòng. Tôi không muốn cậu phải trải qua những gì mà tôi phải chịu đựng”.Chia sẻ về những chuyện kinh khủng vừa trải qua, người cựu chiến binh cho biết rằng “đó là những gì xảy ra ngoài này”, và “hầu như ngày nào cũng vậy”. Ngày nào anh cũng ngổi ở đây 2 đến 3 tiếng đồng hồ nhưng chẳng nhận được bao nhiêu sự giúp đỡ.

3 anh em nhà Bradberry đã quyết  định dành tặng cho người đàn ông này tất cả số tiền họ đã xin được và thêm 200 USD. Cuối video, những anh chàng này nhắn nhủ đến độc giả 
“Người ta sẽ quên những gì bạn nói hoặc làm, nhưng họ sẽ không thể quên được bạn khiến họ cảm thấy ra sao”.

-st-

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Trộm

Cửa kia dù có mở
Nhưng tim khoá mất rồi
Nếu không em - tòng phạm
Anh trộm ... nỗi buồn thôi


2.12.2011
Van Ngan

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Nịch sử

Dào nhá hiến chương
Phọt_Phẹt: A, chào nhà giáo. Đi đâu mà vênh váo thế?
Nhà giáo: Đưa kiến nghị lên bộ, yêu cầu không được " thủ tiêu" môn lịch sử. Cải cách cái mẹ gì mà tinh thấy đoạn tuyệt đi...nguồn cội.
Phọt_Phẹt: Nói nhà giáo bỏ quá chứ, theo tôi vứt cái môn ấy đi là hơn. Có ai học đâu mà đòi dạy. Mấy lại ta làm gì có sử.???
Nhà giáo: Anh chỉ được cái bố láo bố xiên thôi. Chói lói sáng ngời rành rành ra đây mà bảo không có là sao?
Phọt_Phẹt: Tô vẽ và bôi bẩn thôi. Tôi lạ đếch. Người ta VIẾT sử, thậm chí LÀM sử, GIA CÔNG CHẾ TẠO sử chứ có CHÉP sử đéo bao giờ đâu. Ôi thôi, cái mồm, cái mồm...
Nhà giáo: Anh là phản động lắm. Mà đi đâu nom hớt hải thế?
Phọt_Phẹt: Cũng lên bộ, kiến nghị đưa thiên văn và thần học vào sách giáo khoa. Sống mà tù mù phương hướng chẳng biết giời đất giăng sao và ăn mày từng mẩu đức tin thất lạc thì chúng ta chỉ là lũ vượn. Rồi bốn nghìn năm ta lại là ta - từ trong hang đá chui ra - hét lên một tiếng rồi ta...chui vào, hiuhiu.
Nhà giáo: Đường lối phương hướng, chiêm tinh dự báo đảng ta là thiên tài. Đảng ta cũng là hiện thân của thần học, tôn giáo và đức tin. Thế là an tâm chưa? Có rút kiến nghị đi không thì bẩu?
 

Phọt_Phẹt: Nhà giáo độc tài và độc quyền chân lý thế thì dạy được ai? Triết lý giáo dục vứt xó nào rồi?
Nhà giáo: Ta làm đếch gì có triết lý giáo dục. Tôi đố anh tìm ra đấy.
Phọt_Phẹt: Chẳng phải nhân bản - dân tộc & khai phóng đó sao?
Nhà giáo: Anh đừng có đào cái thây ma VNCH ấy lên mà trêu ngươi tôi. Ta tuy không có triết lý giáo dục nhưng có một tinh thần học tập không quốc gia nào sánh được. Đó là học, học nữa, học mãi, rồi...hộc máu. Ấy là chửa kể cái truyền thống " tiên học phí - hậu học thêm ", huhu...
Phọt_Phẹt: Bỏ mẹ thật. Xin hỏi nhà giáo năm nay bao tuổi?
Nhà giáo: Tôi hiu rồi. Về chế độ một cục.
Phọt_Phẹt: Vậy hãy để vấn đề giáo dục nước nhà cho những người đương thời họ lo. Chứ xứ ta mấy ông hiu trí là lắm mồm lắm. Nhà giáo cũng không ngoại lệ.
Nhà giáo: Nhưng chúng ta không được phép quên đi lịch sử và hủy bỏ nó trong sách giáo khoa.
Phọt_Phẹt: Không ai quên và cũng không ai hủy bỏ cả. Chỉ là lồng ghép lại cho dễ truyền bá thôi mà. Sử đã khô như ngói thời gói vào tàu lá chuối rồi đun lên với khố rách áo ôm chả sinh động và duyên dáng hay sao. Chửa kể gần 100% bọn học trò coi đó là sự lựa chọn. Đừng cố nhét nhồi những gì chúng không thích.
Nhà giáo: Nhưng lịch sử và môn học lịch sử không có tội.
Phọt_Phẹt: Phải rồi. Tội vạ là do kẻ tạo ra. Mọi sự tô vẽ đều thối tha và bôi đen lại càng bẩn thỉu. Lịch sử là SỰ THẬT, giản dị như một triết lý bình dân, nhưng mấy ai chịu hiểu.
Nhà giáo: Thôi, anh làm tôi đau đầu bỏ mẹ. Đi làm vài ve không?
Phọt_Phẹt: Tôi góp gái nhớ. Có TỬU mà không có SẮC thì khác mẹ gì có LỊCH nhưng không có SỬ. Phỏng ợ?
Nhà giáo: Tiên nhân anh. Đi nào!

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Có thể & không thể

CÓ THỂ & KHÔNG THỂ
Hai người đàn ông ngồi uống rượu tâm sự với nhau:
- Trước khi lấy vợ, tôi cứ nghĩ rằng mình có thể yêu tất cả phụ nữ trên quả đất này
- Thế … giờ thì thì sao?
- Ít nhất có một người là tôi… không thể chịu đựng nổi !

- st -

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Trả nghiệp


Gã đang giữ chức vụ trưởng phòng kinh doanh trong một công ty lớn. Gã tuy tài năng nhưng lại rất hống hách, hay xem thường những nhân viên dưới quyền mình. Vì vậy mà những điều tiếng thị phi đã cất lên đâu đó, người ta ngấm ngầm ghét cay ghét đắng gã, chỉ chực chờ cơ hội mà trả thù cho bõ cơn tức.
Còn nhớ khi đó, phòng Gã vừa mới nhận thêm một cậu nhân viên mới. Cậu này tốt nghiệp đại học loại giỏi hẳn hoi, thế nên,Gã cảm thấy có đôi chút áp lực, sợ cậu ta rồi sẽ lấn lướt mình, nên gã đã tìm mọi cách mà trù dập cậu ta, sai sử cậu ta làm những việc lặt vặt mà không cho làm những việc trọng yếu như lập kế hoạch kinh doanh, tìm hiểu thị trường sản phẩm… Do vậy mà cậu nhân viên đó đã ôm lòng thù hận , thi thoảng gã bắt gặp cậu ta liếc mắt nhìn mình chăm chăm trông thật đáng sợ.
Những tưởng mọi việc cứ ngang trái như vậy mà trôi qua, nhưng rồi chuyện chẳng lành thay đã xảy đến với Gã . Mẹ Gã mất vì một cơn tai biến mạch máu não, sự ra đi một cách đột ngột này đã khiến cho gã  vô cùng đau khổ, khiến cho gã không còn tâm trí để làm việc. Và rồi gã  đã gặp phải sai lầm khi thiết lập một bản kế hoạch kinh doanh, sản phẩm không được  bán ở thị trường thích hợp, doanh số nhanh chóng sụt giảm, và kết quả là gã đã bị cách chức trưởng phòng.
Buồn bã, và chán nản ... gã đã tìm đến với cảnh chùa, những mong sẽ cảm được bầu không khí thanh bình, và yên ả nơi cửa Phật  để lòng vơi giảm đi bao muộn phiền. Và thật lành thay, ngày hôm ấy, gã đã có duyên may được nghe sư thầy trụ trì thuyết giảng một bài Phật Pháp thật hữu ích. Gã đã biết đến lẽ vô thường của cuộc đời,... rằng thì mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều phải trải qua quá trình sinh trụ dị diệt, mọi đời sống hữu tình không thể vượt thoát khỏi vòng sinh lão bệnh tử. Gã còn được khai mở ánh nhìn, ...nhìn mọi sự vật, hiện tượng chỉ là huyễn hóa, duyên hợp giả tạm. Nhờ vậy mà gã đã cảm thấy cõi lòng mình bình an hơn, không còn chấp vào cái gọi là tôi, của tôi nữa, gã đã dần dần buông xả được những tham sân si trong tâm tư mình.
Với tâm thái  nhẹ nhỏm như thế, gã  đã phấn chấn mà quay trở lại với công việc. Dù rằng giờ đây chỉ còn là một nhân viên bình thường ... Dù  rằng giờ đây gã phải chịu sự quản lý của chính cái người mà gã  đã từng trù dập  ngày nào, cậu nhân viên tốt nghiệp loại giỏi ngày xưa, vâng, chính là cậu ta, .... nhờ đưa ra được giải pháp hóa giải bản kế hoạch kinh doanh không thành công của chính gã ... kịp thời đưa ra được cách thức cứu vãn doanh số bán hàng mà đã được cất nhắc lên chức phó phòng kinh doanh. Thế là, cậu ta với quyền lực trong tay, với sự thù hận năm nào đã tìm mọi cách mà trù dập lại gã .
Mọi người trong phòng khi ấy lại nhìn gã với ánh mắt đầy ái ngại, nhưng làm sao biết được trong lòng gã đang nghĩ gì. ... Chỉ thấy gã bình thản với nụ cười mà đón nhận tất cả những gì xảy đến với mình, không một lời ca thán, hay oán trách, bởi nhờ học Phật mà gã đã biết đến lẽ nhân - quả, và cái hiện tại khốn khổ này chỉ là cái quả , cái nghiệp xấu mà gã đang phải trả do những hạt giống tồi tệ mà không ai khác ngoài chính gã đã từng gây ra trong quá khứ . Luật nhân quả vốn công bằng dù cuộc sống lại thường không như vậy.... Đã biết ... không thể nào trốn được, chi bằng hãy bình thản mà đối diện... Đã biết nhân quả là vậy, chi bằng hãy cố mà tu sửa bản thân  mình
-st-

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Im lặng đêm Hà Nội


Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn
trong căn phòng nhỏ bé
đêm cuối thu trăng nhạt
sương mù .

Chỉ còn nỗi im lặng phố khuya
không gian dạ hương sâu thẳm
vài tiếng khắc khoải vọng về .

Chỉ còn mênh mông gương hồ
hiu hắt soi
những cây bàng lá đỏ
từng cột đèn góc phố
chơ vơ nhìn nhau .

Chỉ còn hơi ấm mối tình đầu
anh đi có đôi lần nhìn lại .

Chỉ còn em
im lặng đến tê người

 

Phạm Thị Ngọc Liên


Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Làm Thầy


Khỗng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn tự cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ xin về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy. Tử Cống thấy vậy hỏi:
- Người ấy về nước rồi làm quan có sao không?
Khổng Tử rung đùi đáp:
- Không sao.
Lại hỏi tiếp:
- Làm tướng có được không?
Khổng Tử vuốt râu đáp:
- Được.
Lại hỏi tiếp:
- Thế nhỡ về làm giặc?
Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời:
- Cũng không hại gì.
Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng:
- Nghe nói Mỗ xin về nước chỉ để làm thầy!
Khổng Tử vừa nghe câu đó bỗng giật bắn mình. Thế là chân không kịp xỏ giày, áo không kịp cài khuy, vội vàng lao ra cổng chạy hớt hơ hớt hải. Học trò đuổi theo hỏi: “thầy chạy đi đâu?”. Khổng Tử vừa chạy vừa đáp:
- Sang ngay nước Đằng.
Học trò lại hỏi: “sang nước Đằng làm gì?”. Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời:
- Sang ngăn không cho tên Mỗ làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ...
-st-

*“Kế sách cho một năm, lấy việc trồng lúa làm đầu. Kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu. Kế sách cho trọn đời, lấy việc trồng người làm đầu. Lúa, trồng một gặt một. Cây, trồng một hái mười. Người, trồng một gặt trăm” - nguyên văn trong sách Quản tử phiên âm là: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế mạc như thụ mộc. Chung thân chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã”. Đây là kế sách của Quản Trọng - nhà chính trị và nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc, Tướng quốc nước Tề, giúp vua Hoàn Công, làm nên Bá nghiệp.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Chú tiểu và vị Lạt Ma


Có một chú tiểu rất thông minh đến gặp một vị Lạt ma và nói rằng:
– Trời ơi Ngài nổi tiếng lắm, đi đâu con cũng nghe danh ngài.
Được khen vị Lạt ma liền hướng vô bên trong và kêu:
– Này thị giả, hãy mang kẹo ra cho chú tiểu.
Chú tiểu nói tiếp:
– Ngài làm như vậy, sao mà giống như Phật dạy quá!
Vị Lạt ma lại gọi:
– Thị giả, mang thức ăn ngon ra cho chú tiểu.
Chú tiểu khôn ngoan đó lại nói tiếp:
– Chính Ngài là Đức Phật tại thế.
Vị Lạt ma lại gọi vào trong:
– Hãy mang thêm 3 đồng tiền vàng cho chú.
Chú tiểu nghĩ rằng như vậy là đủ rồi và đứng chờ nhận quà.
Chờ mãi mà không thấy ai ra,chú hỏi vị Lạt ma sao thị giả của Ngài chưa đem kẹo, thức ăn và vàng ra.
Vị Lạt ma nói:
– Tại sao ta phải cho con kẹo, thức ăn, vàng thật chớ ? Con chỉ cho ta những lời nói trống rỗng. Ta cũng cho lại con những lời nói trống rỗng.

- st -

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Tình bạn chân thành

- Có lần người bạn và tôi đồng ý nên nói cho nhau biết tất cả lỗi lầm của người kia, như thế sẽ có ích cho cả hai.
- Kết cục thế nào?
-…Suốt năm năm rồi bọn tôi không thèm nói chuyện với nhau nữa

-  ! ! !

- st -

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Có hạnh phúc nào giá rẻ không em

Túp nều ní tưởng của anh và của … em


Chợ
Có món ngon nào giá rẻ không em?
Gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy
Người xưa bảo tiền nào của ấy
Cái lẽ đời giản dị thế thôi ư?

Có đam mê nào giá rẻ không em?
Lời tâm huyết trích ra từ máu đỏ
Câu thơ thật đổi lấy đồng tiền giả
Vã mồ hôi sôi nước mắt thắt lòng

Có yêu đương nào giá rẻ không em?
Ân ái đi qua nợ đời rơi vãi lại
Còng lưng gánh tiếng cười con cái
Thăm thẳm mai, lởm chởm nhọc nhằn

Mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con cò
Thôi đừng trách cành tre sao mềm thế
Đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ
Có hạnh phúc nào giá rẻ không em?
Nguyễn Duy

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Nồi cơm của Khổng Tử

 
“Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân  
 
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử
Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.
Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …
Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò đắc ý của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …
Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”
Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …
Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”
-st-
(*)“Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, nghĩa là: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”- "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng có làm cho người khác"  - Câu này phổ biến đến nỗi người ta cho là tục ngữ, nhưng thực ra đó là câu trả lời của Đức Khổng Tử (551-479 trước công nguyên) khi được Tử Cống hỏi về cách sống suốt đời. Khổng (Phu) Tử là một danh nhân đức hạnh, được người Trung Hoa tôn là “Vạn đức Sư biểu”, tức là “người thầy của muôn đời”.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Thế giới và anh


Hồi đi học mình mê anh vì vẻ lãng tử, ít nói và đặc biệt là ánh mắt nhìn ngang, thờ ơ với đám con gái trong trường. Anh học giỏi, đàn hát hay và trong lúc phấn khích hay đại ngôn rằng: Tớ sẽ lập lại trật tự của thế giới! Nhìn anh tràn trề sức sống và tài năng, mình tin có ngày anh làm được. Anh chả để ý đến mình và tán đổ ngay Thúy, em hoa khôi lớp dưới. Thế rồi mình cũng có người yêu và không quan tâm đến nhau nữa. Thời sinh viên cũng sang trang.
Một lần anh đến ngân hàng giao dịch và chúng mình nhận ra nhau. Anh bảo vừa chuyển qua chỗ làm thứ ba và cũng tạm ổn, anh có thể giúp đỡ bố mẹ trang trải cuộc sống khó khăn trước đây, mình hỏi anh sắp cưới chưa thì anh bảo vừa đi dự đám cưới Thúy tuần trước. Rồi như thói quen, anh nhìn ngang qua cửa và bảo anh phải ổn định cuộc sống và chưa nghĩ chuyện lấy vợ. Mình nhìn anh cười cười: Vậy là phải chờ anh lập lại trật tự của thế giới phải không. Anh bật cười và không nói gì.
Anh gọi điện thoại, hỏi nơi mình ở. Mình hỏi anh có việc gì. Anh bảo để mời em dự đám cưới. Tự dưng mình thấy run run, sao nhanh quá vậy, mới có 2 tháng không gặp, cô gái nào may mắn thế. Chả hiểu sao mình lại hỏi thành tiếng với anh câu hỏi ấy. Anh ngần ngừ một chút rồi bảo vợ sắp cưới là con gái giám đốc công ty anh đang công tác. Mình thở dài, thế thì thế giới này vẫn sắp xếp theo trật tự cũ. Mình đến dự đám cưới và ngạc nhiên vì thấy vợ anh trái ngược với nhan sắc Thúy hoàn toàn. Rồi mình lấy chồng và chẳng còn liên hệ với anh.
Hôm qua chợt gặp lại anh trong bữa tiệc. Anh bước xuống từ chiếc xe xa xỉ. Giật mình vì anh khác quá. Mái tóc đã bạc trắng và đôi mắt hằn vẻ mệt mỏi với cái bụng bia, không thể giấu được trong bộ trang phục sang trọng. Anh mừng vui lạ lùng khi nhận ra mình. Anh bảo em vẫn trẻ đẹp, có bí quyết gì không, mình bảo vì em ngốc nghếch nên lâu già. Anh đã lên chức tổng giám đốc một công ty lớn, hai con đã đi du học và vợ nghỉ hưu sớm, giờ cô ấy chỉ suốt ngày tụng kinh và đi chùa. Rồi anh kể là anh bị tiểu đường, bị huyết áp cao, bị thấp khớp nên kiêng khem hết, buồn. Mình đùa bảo vậy bao giờ mới lập lại được trật tự thế giới đây. Anh mơ màng một chút rồi nói ngày xưa mình đầy sức sống và nghênh ngang nhỉ. Buổi tiệc kết thúc mình chào anh về. Anh tiễn mình ra xe và nói: Nếu quay lại ngày xưa thì… Mình xen ngang: lại thay đổi thế giới à? Anh nhìn xuống, hình như anh bỏ thói quen nhìn ngang lâu rồi, nói tiếp: Không, thế giới vẫn thế nhưng anh sẽ khác. Mình cười. Nắm tay anh, dặn anh giữ gìn sức khỏe. Xe chuyển bánh. Mình không nhìn lại.

Vũ Thanh Hoa

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Nương tâm

NƯƠNG TÂM 
Larson lái xe đưa Charlotte đi về vùng thôn quê và đỗ xe ở một quãng đường hoang vắng. “Nếu anh thử gạ gẫm em,” Charlotte nói, “em sẽ la lên đấy.”
“Điều đó thì có tác dụng gì?” Larson hỏi. “Chả có ma nào quanh đây vài dặm.”
“Em biết chứ” Charlotte nói, “nhưng em muốn thoả mãn cho lương tâm em trước khi em bắt đầu có thời gian vui thú.”

-st-

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Sẹo Thơ

Tôi thấy em nằm trên cỏ xanh
Tôi khoái hoa vàng trên cỏ xanh
Tôi thấy thơ này đâu phải thơ 

Lâu nay, mình chẳng mấy để tâm đến những giải thưởng văn thơ thường niên như trước nữa …có lẽ do càng thêm tuổi lại càng thêm lười cái việc đọc sách, học hành ... vả lại mình thấy các tác phẩm gần đây ngày càng nhạt và chả mấy ấn tượng. Tất nhiên đó chỉ là suy nghĩ của riêng mình … và mình thì có lẽ cũng đã lạc hậu so với thời cuộc ... và, cũng chỉ đơn giản là một độc giả bình thường trong nhân gian mà thôi. Tuy chưa đọc thêm bài nào ngoài cái bài có “ sẹo ” đang gây dư luận  trong tuyển tập “ sẹo ” này, nhưng mình thấy thật là nản và rất hoang mang sau khi vừa chộp được bài “ úp sọt ” như búa bổ quen thuộc của bác Trần Mạnh Hảo cùng các trích dẫn thơ rất " choáng " và rất  " kinh hãi "  … tạm gác câu chuyện “ bút đấu ” đạo văn, đạo thơ sang một bên vì .. đó là chuyện của các bác có tầm có tiếng, có tên có tuổi. Cá nhân mình thì chỉ thấy lăn tăn có mỗi một câu hỏi ?  là tại sao ? … một cái mớ lổn nhổn... băm... băm ... chặt... chặt....lục cà, lục cục, không rõ ra là thơ, ra là văn ... , hay oánh nhạc mồm kiểu Rap hay Hít Hốp tân thời … lại có thể giật được cái giải nhất ? hay tại cỡ như mình chưa đủ tầm để “ thẩm ” cái món " siêu cao " này ! xưa nay mình vẫn nghĩ là với thơ thì dù hiện đại cũng vẫn nên có tí vần, tí điệu nó mới thú…hoặc giả tỉ nó quá siêu thực đi chăng nữa thì cũng phải có cái “ thần ” hay giấu tí triết lý về Đạo hay Đời chứ… đằng này chỉ thấy tập hợp một mớ những câu nghe choang choảng, không đầu , không cuối, vô nghĩa và không thể hiểu nó nói cái gì… tất nhiên, ngoại trừ cái “ sẹo độc lập ” thì quá rõ để mà hiểu … Zàng ơi !
Bài quăng bom của bác Hảo đây
Nhà xuất bản “Lao động” cho xuất bản tập thơ của Phan Huyền Thư năm 2014, cuối năm 2015 tập thơ này đã giành được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Ngay sau đó, “Sẹo độc lập” đã bị mạng xã hội tố cáo Phan Huyền Thư đạo thơ của Du Tử Lê và Phan Ngọc Thường Đoan, cũng như mấy năm trước tác giả này đã đạo văn của nhà phê bình Đặng Tiến. Lúc đầu, ông Phạm Xuân Nguyên nhảy ra bênh Phan Huyền Thư nhưng tất cả bằng chứng và sự thật đã chống lại Phạm Xuân Nguyên và tác giả tập thơ. Cuối cùng Phan Huyền Thư đã phải xin lỗi Phan Ngọc Thường Đoan, xin lỗi độc giả vì chuyện hai bài thơ giống nhau như hai giọt nước; tuy nhiên bà Thư tuy bị Hội Nhà văn Hà Nội truất ( thu hồi) giải thưởng, vẫn gân cổ lên cãi bà không mắc tội đạo thơ. Có nghĩa là “vụ án đạo thơ thế kỷ” này chưa dừng lại vì Phan Huyền Thư đang âm mưu làm phù phép nhờ vả hai ba anh nào đó bên hải ngoại tạo bằng chứng giả để tố ngược lại Phan Ngọc Thường Đoan đạo thơ mình !
Chính vì vậy, chúng tôi phải tìm đọc tập thơ “Sẹo độc lập” để xem nó có đích thực là thơ hay không, hay chỉ là những câu nói tầm thường năng xuống dòng viết theo trường phái “Tân con cóc” do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - một ông công an kiêm Phó chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam làm chủ soái. Chúng tôi xin trích nguyên văn “bài thơ” “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư để xem nó thơ hay không thơ ( vì thơ này xuống dòng liên tù tì nên chúng tôi dùng gạch chéo / để thay cho cơn mưa xuống dòng ) :

“Ngày mười / chin tháng / hai năm nhâm / tý / tôi / được độc lập / với mẹ / bằng sợi dây / rốn / cắt đứt cơ thể / vết / sẹo làm người / vết sẹo / tôi / cái rốn / độc / lập Phan Huyền / …Thơ 19/2/2004”

Cả “bài thơ” là những câu nói tầm thường, không có câu nào là thơ cả, Phan Huyền Thư viết theo lối cực kỳ dễ dãi, nhạt nhẽo, tầm phào theo tiêu chí “Tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều. Hèn gì sáng nay, ông chủ soái trường thơ “Tân con cóc” Nguyễn Quang Thiều lên mạng bênh Phan Huyền Thư, lên án Hội nhà văn Hà Nội thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư là sai vì bà này có nhận mình đạo thơ đâu.
Nếu cứ viết phi thơ, viết phứa, viết dễ dãi tào lao chi khươn như Phan Huyền Thư như theo bút pháp “sẹo” trên thì bất cứ ai không cứ kẻ viết bài này, mỗi ngày cũng có thể cho ra hai mươi tập thơ được giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội. Trần Mạnh Hảo xin phóng bút, té nước theo mưa “ Sẹo độc lập” mưa thơ rằng :

“MỦ YÊU” : em/ li dị / tôi / khiến trái / tim tôi / mưng mủ / mủ / yêu / em tội /ác / quân / giết người / có tên / là trinh nữ / quái thai / ơi / từ mủ / yêu / tôi /cô / đơn dứt khoát / thành trần / mạnh / hảo ngọt / mủ / ơi…

Xem ra “Mủ yêu” có cơ hay hơn “ Sẹo độc lập” mất !
Nhìn bìa tập thơ “Sẹo độc lập” đủ biết Phan Huyền Thư không hiểu bản chất thi ca, chưa rành tiếng Việt khi bà Thư chua dưới tên tập thơ dòng chữ : “ Một tập thơ viết để trò truyện với những người bạn”…Xưa nay thơ vốn là lời tâm tình của tác giả với độc giả, là nơi người viết tìm tri âm tri kỷ” sao còn thừa lời trên bìa sách thế này. Giống như chị bán cá ngoài chợ phải viết trên sạp cá của mình rằng đây là cá vì sợ người đi chợ nhầm là con chim hay sao ? Vả, nó là “một tập thơ” dĩ nhiên rồi, có phải hai hay ba tập đâu mà thừa lời rằng “ sẹo độc lập” là một tập thơ, không phải hai tập đâu nhá …

Lại nói tí tẹo về bài “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư : nghĩa là khi bà Thư sinh ra bà bị cắt cuống rốn tạo thành cái sẹo để độc lập với bà cụ Thanh Hoa đã sinh ra bà. Lượng thông tin của thơ này chỉ có thế. Thơ bản chất là ngôn ngữ hình ảnh, hình tượng, là ngôn từ bề sâu, hàm xúc, ngôn từ biểu tượng, hồn nhiên nhưng ngầm chứa triết học. Cái “sẹo” cắt rốn kia sao đã có thể làm đứa con “độc lập” với bà mẹ được. Về nghĩa đen đã sai ( xin lỗi, thơ Phan Huyền Thư không có nghĩa bóng)…Đứa trẻ sinh ra cho tới chết cũng không thể độc lập khi nó còn phụ thuộc vào sữa mẹ, mũi nó phụ thuộc từng giây vào dưỡng khí là bà mẹ bầu trời…Con người là một sinh vật phụ thuộc vào muôn thứ khách quan…Chỉ một vết cắt rốn mà đứa trẻ độc lập được thì độc lập ơi ta chào mi, vì mi chẳng có thật trên đời…

Phan Huyền Thư, kẻ vắt mũi chưa sạch trong thi ca, lẽ nào dám chê bai nền thi ca dân tộc với những đại thi hào như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, với những thi hào như Ôn Như hầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Đoàn Thị Điểm, Tản Đà, Hàn Mặc tử, Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…lại dám viết những lời phỉ phui, rẻ rúng chê bai nền thi ca dân tộc thế này :

“ Trăm năm quốc ngữ / hay cả ngàn năm Hán Nôm / không tìm ra câu thơ nào viết đủ / cho khổ đau và cay đắng / khi tôi hiểu ra một danh tính : thi nhân…” (trang 25)

Một Lê Đạt mà Phan Huyền Thư coi là thầy, hay nhắc đến ông trong “Sẹo độc lập” cũng có nhiều câu thơ hay, rất “khổ đau và cay đắng”, lẽ nào bà Thư chưa đọc ông này với hai câu thơ thôi : “ Cột đèn rớm điện” và : “ Mẹ già ta ngơ ngác ? Lưng còng đau gậy tre” ?

Cho hay kẻ hậu sinh quen dùng thước vũng trâu đằm đo biển cả cha ông do thiếu học vấn, thiếu tâm hồn thi ca mới dám gần chùa gọi bụt bằng mày tao như thế ?
Thơ Phan Huyền Thư trong “ Sẹo độc lập” không chỉ dễ dãi, nhạt nhẽo mà rất đại ngôn, triết lý vớ vẩn :
“để giới hạn an toàn trong giới hạn / bằng chân lý : bất động / sự bất động của nghệ thuật /là tượng đài hình chiếc cột /đợi tương lai thi hành án / tử hình” ( trang 31 bài “Giới hạn”)

Triết lý dởm này là thế nào hả giời ? Ôi, có thứ chân lý bất động à giời ? Dân gian định nghĩa “ chân lý là cái lý có chân” mà…Chân lý là cái bọn đến gần nó thì nó biến mất, nó sợ thi ca vớ vẩn hành hạ nên chạy mất dép, chỉ có thứ chân lý “ngu tín” mới bất động mà thôi ! Làm sao bà Thư lại bắt nghệ thuật phải tử hình ? Chính vì vậy, nghệ thuật nó sợ vãi mà không dám ở lại cùng thơ Phan Huyền Thư chăng ?
Trong bài “ Chuyến bay” trang 32 : gửi hộp đen báo bão Phan Hoàng ( hèn gì Phan Hoàng bênh bà Thư không đạo thơ đâu), nhiều câu triết lý kinh hãi đến mất ngáp :

“Biết trước những ánh mắt tiễn đưa / Nhọn hoắt màu hả dạ. Một rừng cọc gỗ / Bạch Đằng giang bịt sắt / hoen gỉ đâm vào sự bình thản / Cái mũ của người đội nó / không che được thái độ của họ…”

“Nhọn hoắt màu hả dạ” là sao giời ? Chả lẽ chiều nay tôi ăn canh rau mùng tơi nấu cua hả dạ quá, thì cái hả dạ này cũng nhọn hoắt hay sao ? Chị kia yêu chồng đêm qua sướng lắm, hả dạ lắm chắc cũng do cái nhọn hoắt đâm vào màu hả dạ than ôi ! Hả dạ ơi hả dạ, thi ca kiểu này làm tôi khiếp, bố bảo không dám hả dạ nữa, thơ ơi !

Đọc đến đây, kẻ viết bài này hãi quá, sao lại : “hoan gỉ đâm vào sự bình thản” ? Than ôi, ta chào sự bình thản vì ngươi đã bị sự hoen gỉ xuyên thấu tim …Ai hoen gỉ hay thi ca “ tân con cóc” làm hoen rỉ cả nền thơ ?
Bà Thư chưa tha người đọc khi nổi cơn tam bành triết lý mà đi nói xấu cái mũ thế này thì ai dám đội mũ nữa : “ Cái mũ của người đội nó / Không che nổi thái độ của họ”…Phải chăng cái mũ và người đội nó là hai việc khác nhau, cớ sao đưa thái độ vào để ghét mũ thế này ?
Thơ với chả thẩn !
Những triết lý vớ vẩn như thế này tràn ngập trong “ Sẹo độc lập” :

“ Khóc / chỉ là bài tiết của dục vọng” ( trang 139)

Thơ thẩn như thế, ai cấm lớp trẻ học theo thứ triết lý kinh dị này khi viết :
“ Cười / chỉ là nôn mửa của khoái lạc” hay : “ mếu / chỉ là trung tiện của đớn đau” ?

Viết đến đây, gần như tôi đã bị tẩu hỏa nhập ma vì thứ thơ tào lao tầm phào của Phan Huyền Thư làm choáng váng ? Tôi bắt đầu nghi ngờ mình không biết cách đọc thứ thư “lỗ thủng” này :

“ Kể từ đó . Mọi người thậm chí có thể /làm tình với nhau qua lỗ thủng là tôi” ( Sẹo độc lập trang 45)

Vậy kính xin các nhà văn nhà thơ trong ban giám khảo giải thưởng văn học hội nhà văn Hà Nội lên tiếng để chỉ giáo cho tôi thẩm được thứ thơ xưng là “tôi – lỗ thủng” đang mời mọi người đến làm tình này. Amen !

Trần Mạnh Hảo.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Nói được - Làm được


Thuở xưa có một nhà sư sống ẩn dật tại một triền núi, được mọi người xem là đạo cao đức trọng. Một hôm nhà sư tiếp một bà lão cùng cậu con trai của bà. Bà lão thưa:
- Bạch sư thằng bé này mắc phải cái tật là ưa sưu tầm hoa kiểng. Nó đã làm cho tôi tốn hao không biết bao nhiêu là tiền của trong cái thời củi quế gạo châu này… Xin sư làm ơn chữa trị hoặc răn dạy giùm kẻo tội nghiệp cho tôi cùng vợ con nó.
Nhà sư ngẫm nghĩ giây lâu nói:
- Bà hãy dắt nó về khoảng nửa tháng sau trở lại tôi sẽ giúp cho.
Bà lão y lời. Ðến ngày hạn nhà sư chỉ thốt một câu đơn giản:
- Ðó là một thú vui hao tài tốn của con hãy bỏ đi, để tiền mà thờ mẹ nuôi con.
Bà lão bất bình:
- Tưởng thầy có phương cách gì té ra chỉ có bao nhiêu lời đó. Thế sao thầy không làm ơn nói giùm ngay bữa trước mà còn hẹn đến hôm nay? Ðường xá xa xôi biết là bao!
Nhà sư mỉm cười:
- Chẳng giấu gì bà… tôi cũng mắc phải cái tật như cậu nhà đây. Nửa tháng gia hạn là thời gian để tôi bỏ cái cố tật đó. Nay mọi việc đã xong tôi mới dám mở miệng khuyên can cậu em này.
...
Chàng trai từ đó ăn ở rất vừa lòng mẹ.
-st-