Còn một chút gì để nhớ
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương
Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên mắt em ướt và tóc em ướt
Da em mềm như mây chiều trong
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì ... để nhớ để quên
Vũ Hữu Định
...
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương
Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên mắt em ướt và tóc em ướt
Da em mềm như mây chiều trong
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì ... để nhớ để quên
Vũ Hữu Định
...
Có thể nói bài
thơ " Còn Một Chút Gì Để Nhớ " là chiếc đinh, đã đóng dính tên tuổi Vũ
Hữu Định vào trang thế kỷ hai mươi với những bài thơ hay của văn học
đất Việt. Nó cũng giúp cho nhạc sỹ Phạm Duy, để lại cho đời một
nhạc phẩm (cùng tên) mãi ru hồn người.
Có người cho đây là bài thơ tình. Tôi nghĩ, không hẳn như vậy. Và câu chuyện bắt đầu, từ người lính chiến trên đồn biên giới, lần đầu làm thân lữ khách. Có phải người lữ khách đó là Vũ Hữu Định, hay thi sĩ đã hóa thân làm anh lính chiến ấy? Trong tâm trạng buồn tênh, trước khoảng trời xanh dường như đang thấp xuống, thi sĩ chợt thấy em đi trong sương khói mông lung huyền ảo, giữa cái lạnh chiều đông. Để rồi, chợt một phút xuất thần và có lẽ giây phút xuất thần đó đến với Vũ Hữu Định chỉ có một lần? Thi sĩ đã kịp vẽ lại. Thật là kỳ lạ, chỉ có bốn khổ thơ ngắn gọn đơn giản, thế mà dáng vóc, thần thái của phố núi hiển hiện lên rất hoang sơ mà lãng mạn. Nó như là bức tranh hai mặt, thành phố đã tạc vào em, hay em đã tan trong thành phố, làm người lữ khách phải ngất ngây. Cho nên, dù quen, hay người lần đầu đến với Pleiku, trong hoàn cảnh, tâm trạng nào, khi đọc(nghe) cũng cảm thấy gần gũi và không khỏi bồi hồi xúc động.
Và tôi tin rằng, chắc chắn mai này, sẽ có một con đường Vũ Hữu Định mờ mờ sương khói, được gắn với với bài thơ này, trên dáng hình em phố núi Pleiku.
Không hiểu do vô tình hay cố ý, ở trong nước, khi viết, đọc và hát, người ta đã đổi từ TRÊN ĐỒN trong câu thơ nguyên bản: “ Mai xa lắc trên đồn biên giới ”, là một câu thơ sống, nó sẽ hiển hiện ra sự sống, hình bóng người lữ khách, người lính trên đồn biên cương, bằng từ BÊN ĐỒI, làm cho câu thơ trở thành câu thơ chết, vô nghĩa vô hồn: Mai xa lắc bên đồi biên giới.
Hay câu: “ Đi dăm phút đã về chốn cũ ”. Từ Dăm trong câu thơ bị thay bằng con số đếm NĂM (5) làm cho câu thơ bị đóng khung, gò bó. Từ dăm, ba mang tính ước lệ, làm cho câu thơ thoáng đạt và hay hơn rất nhiều.
Thật vậy, trong một bài thơ chỉ bị thay một từ, một câu ý nghĩa của cả bài sẽ khác đi nhiều lắm.
Và thật kỳ lạ, trên bia mộ thi sĩ Vũ Hữu Định cũng thấy khắc câu thơ vô nghĩa "Mai xa lắc bên đồi biên giới" này? Tôi nghĩ, nếu như vì lý do gì đó, không được sử dụng nguyên bản, nên đổi câu thơ, đoạn thơ khác của thi sĩ. Vũ Hữu Định không thiếu những câu thơ hay. Nghe nói, bia mộ này, do các nhà thơ bạn của thi sĩ cùng với gia đình dựng lên?
Có người cho đây là bài thơ tình. Tôi nghĩ, không hẳn như vậy. Và câu chuyện bắt đầu, từ người lính chiến trên đồn biên giới, lần đầu làm thân lữ khách. Có phải người lữ khách đó là Vũ Hữu Định, hay thi sĩ đã hóa thân làm anh lính chiến ấy? Trong tâm trạng buồn tênh, trước khoảng trời xanh dường như đang thấp xuống, thi sĩ chợt thấy em đi trong sương khói mông lung huyền ảo, giữa cái lạnh chiều đông. Để rồi, chợt một phút xuất thần và có lẽ giây phút xuất thần đó đến với Vũ Hữu Định chỉ có một lần? Thi sĩ đã kịp vẽ lại. Thật là kỳ lạ, chỉ có bốn khổ thơ ngắn gọn đơn giản, thế mà dáng vóc, thần thái của phố núi hiển hiện lên rất hoang sơ mà lãng mạn. Nó như là bức tranh hai mặt, thành phố đã tạc vào em, hay em đã tan trong thành phố, làm người lữ khách phải ngất ngây. Cho nên, dù quen, hay người lần đầu đến với Pleiku, trong hoàn cảnh, tâm trạng nào, khi đọc(nghe) cũng cảm thấy gần gũi và không khỏi bồi hồi xúc động.
Và tôi tin rằng, chắc chắn mai này, sẽ có một con đường Vũ Hữu Định mờ mờ sương khói, được gắn với với bài thơ này, trên dáng hình em phố núi Pleiku.
Không hiểu do vô tình hay cố ý, ở trong nước, khi viết, đọc và hát, người ta đã đổi từ TRÊN ĐỒN trong câu thơ nguyên bản: “ Mai xa lắc trên đồn biên giới ”, là một câu thơ sống, nó sẽ hiển hiện ra sự sống, hình bóng người lữ khách, người lính trên đồn biên cương, bằng từ BÊN ĐỒI, làm cho câu thơ trở thành câu thơ chết, vô nghĩa vô hồn: Mai xa lắc bên đồi biên giới.
Hay câu: “ Đi dăm phút đã về chốn cũ ”. Từ Dăm trong câu thơ bị thay bằng con số đếm NĂM (5) làm cho câu thơ bị đóng khung, gò bó. Từ dăm, ba mang tính ước lệ, làm cho câu thơ thoáng đạt và hay hơn rất nhiều.
Thật vậy, trong một bài thơ chỉ bị thay một từ, một câu ý nghĩa của cả bài sẽ khác đi nhiều lắm.
Và thật kỳ lạ, trên bia mộ thi sĩ Vũ Hữu Định cũng thấy khắc câu thơ vô nghĩa "Mai xa lắc bên đồi biên giới" này? Tôi nghĩ, nếu như vì lý do gì đó, không được sử dụng nguyên bản, nên đổi câu thơ, đoạn thơ khác của thi sĩ. Vũ Hữu Định không thiếu những câu thơ hay. Nghe nói, bia mộ này, do các nhà thơ bạn của thi sĩ cùng với gia đình dựng lên?
Leipzig
10-4-2014
Đỗ Trường
Đỗ Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét