Nasrudin bây giờ đã già, nhớ lại dĩ vãng của đời mình. Ông ta ngồi với bạn bè trong một quán trà và kể lại chuyện xưa:
Khi còn trẻ, tôi thật là hăng - Tôi muốn giác ngộ hết mọi người. Tôi cầu Thượng đế cho tôi sức mạnh để thay đổi thế gian này.
Một ngày nọ, ở tuổi trung niên, tôi bỗng thức tỉnh và nhận thấy đời mình đã đi qua quá nửa rồi mà vẫn chưa thay đổi được ai! Vì vậy tôi bèn cầu xin Thượng đế cho tôi sức mạnh để thay đổi những người thân quanh tôi mà cần sự giúp đỡ.
Cho đến ngày hôm nay, ... Thượng đế ơi, bây giờ tôi đã già rồi và lời cầu nguyện của tôi cũng đơn giản hơn: “ Cầu xin cho con sức mạnh để ít nhất thay đổi .. chính mình ”.
Ngày xưa ơi! ... nay đã thật xa rồi Nhưng còn mãi điều diệu kỳ ... tuổi trẻ Ta sẽ mang theo, suốt cuộc đời ... em nhé Hương bưởi hôm nào ... thơm nỗi nhớ khôn nguôi
Đức Phật dạy trong Kệ Pháp Cú: "Người nào trước làm ác, sau làm lành, như mặt trăng ra khỏi mây che". Khi chưa hiểu biết đúng thì hành động sai lầm là chuyện bình thường. Cái đúng do rập khuôn theo một mẫu mực nào đó mình cho là đúng không bằng cái đúng do thấy ra được sai lầm của mình.
Tu hành chính là quá trình tự động điều chỉnh từ nhận thức ra cái sai, đó là sự điều chỉnh chân thực. Không tự biết mình sai mà chỉ cố gắng làm theo một quan niệm mình cho là đúng thì chẳng khác nào một người hôi hám bẩn thỉu, không tự biết mình để tắm rửa cho sạch mà cứ xức dầu thơm vào thì muôn đời vẫn dơ.
Thấy ra lỗi lầm của mình, tự biết ăn năn sám hối, tự biết từ bỏ lỗi lầm đó chính là Tu. không sai tức là tự nó đã đúng rồi. Nếu mình theo một quan niệm nào đó mà cho là đúng để làm theo thì coi chừng vẫn có thể sai đấy.
Hãy học cái đúng cái sai ngay trên thực tế, xem nó có hại mình hại người không, chứ không nên chỉ biết áp dụng một khuôn mẫu đạo đức một cách máy móc thụ động
Bạch Cư Dị, nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường nghe danh đồn Sư đắc đạo liền đến tham vấn. Khi gặp, ông hỏi: “ Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật Pháp chăng? ”
Sư đáp liền: “ Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo.” Nghĩa là: “ Không làm các điều ác. Hãy làm các hạnh lành. Giữ tâm ý thanh tịnh. Là lời dạy chư Phật ”.
Bạch Cư Dị nghe xong cười nói với sư rằng: “ Bài kệ Thầy dạy con nít lên tám cũng nói được ”.
Sư mỉm cười trả lời: " Thưa đại quan, con nít lên tám cũng nói được, nhưng ông lão tám mươi chưa chắc làm xong "*.
Nguyễn Thụy Kha kể trước khi lập gia đình với vợ là bà Vương Thị Minh Hiền, ông có một mối tình đầu rất đẹp thời đi học ở Hải Phòng. Tên bà ấy là Lộc Sơn. Mặc dù sau này trở thành sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật thông tin liên lạc ở Hà Nội, đàn giỏi, hát hay, được nhiều cô gái để ý nhưng Kha “lãng tử” vẫn chung thủy với Lộc Sơn. Rảnh rỗi sinh... nông nổi, ông hay ngồi sáng tác nhạc tặng bà ấy, trong đó có bài “Chiều về”, ca từ da diết, cảm động.
“Tôi vẫn còn lưu giữ tất cả những gì bà ấy viết gửi vào mặt trận. Vâng! Không sót lá thư nào. Đó là tình cảm chân thành, sự quyết tâm chờ đợi ngày chiến thắng trở về đoàn viên của một người con gái có người yêu đang đối diện với sinh tử” - ông bồi hồi.
Tới năm 1973, Lộc Sơn nhận tin ông hy sinh tại Quảng Trị, bà khóc cạn cả nước mắt. Sau này, bà đi lấy chồng, ở Hà Nội và sinh được một cậu con trai. Nhiều lần Nguyễn Thụy Kha hỏi thăm, đi tìm nhưng bà vẫn giấu hết tung tích. Một lần đưa vợ về quê, trời mưa lâm râm ướt áo, hai ông bà dừng xe núp dưới bóng cây bên đường. Nhà thơ chỉ tay về ngôi làng có nhà của bà Lộc Sơn ngày trước cho vợ biết. Trong đầu ông khi ấy cấu tứ thơ bỗng bật ra tự nhiên: “Đưa người yêu qua nhà người yêu cũ/ Rơi cơn mưa ban trưa/ Chợt thấy mình tách làm hai nửa/ Nửa ướt bây giờ, nửa ướt xa xưa...”. Bài thơ ra đời được mọi người đón nhận, nổi tiếng như cồn nhưng Nguyễn Thụy Kha vẫn không biết bà Lộc Sơn đang ở đâu nên gặp ai quen ông cũng dò hỏi.
Cuộc đời như một định mệnh. Tưởng đã bế tắc, ai ngờ buổi sáng ở bờ Hồ, người bạn thân của ông vô tình bắt chuyện với một người đi tập thể dục lại là anh trai bà Lộc Sơn. Người bạn ấy liền gọi điện thoại báo cho Nguyễn Thụy Kha. Nhà thơ “Không đề” vội chạy đến nhà người yêu cũ. Và đôi tay ông run lập cập khi cầm tay bà. Một bóng hồng đã từng nhẹ nhàng đi vào biết bao bản nhạc và bài thơ của ông cả một thời hoa lửa vậy mà nay mới hội ngộ. Bà Lộc Sơn đã 70 tuổi, lưng còng, da mồi, tóc bạc trắng nhưng ông nhìn bà vẫn thấy thương như ngày nào...
“Đặc biệt là vợ tôi không bao giờ ghen tuông mà còn cất giữ, bảo quản cẩn thận những lá thư tình của bà Lộc Sơn. Tôi cảm ơn cuộc đời đã cho tôi tình đầu tuyệt đẹp và một tình cuối sắt son để làm thơ, làm nhạc. Có hậu phương vững chắc như thế, mới có Kha “lãng tử” 68 xuân xanh vẫn...say bia và men tình như thế này” - nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha cười khà khà.
..
Lê Công Sơn
Báo Người Lao Động
*Thủ bút bài " Không Đề " Nguyễn Thuỵ Kha viết tặng báo Người Lao Động
Mùng 8 tháng 3, mình đi mua quà tặng vợ. Vào chợ mình ghé hàng hoa. Cô bán hoa bảo “150 nghìn một bó”. Thời tiết hôm nay nồm và se lạnh, nên sắc hoa hình như tươi hơn.
Bỗng nhiên lỗ mũi mình phảng phất mùi thịt chó. Thời tiết hôm nay nồm và se lạnh, nên cái mùi thui nướng này dường như nhức nhối hơn…
Mình bỏ ý định mua hoa, sang phản thịt chó cạnh đó, mình mua 150 nghìn thịt chó. Về nhà mình bày thịt ra đĩa thành hình bông hoa. Vợ mình đi làm về chắc vui lắm khi nhà có hoa, và mình sẽ rất thật thà vui chung niềm vui của vợ.