Thứ Ba, 31 tháng 12, 2024
Đều là ...
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024
Lại lên đường
Ăn lúa xong, ta lại lên đường
Mặc cho kê thợ săn than khóc
...
Nguồn Clip: Lê Khả Giáp - chia ta đất Lào
Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024
Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024
Thứ Ba, 24 tháng 12, 2024
Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2024
Du Kích Vận Động Chiến
DU KÍCH VẬN ĐỘNG CHIẾN
Từ ngày đầu kháng chiến toàn quốc, quân đội quốc gia Việt Nam đã có khoảng 85.000 người, đơn thuần là bộ binh được tổ chức thành những trung đoàn, tiểu đoàn. Mỗi trung đoàn gắn với một, hai hoặc ba tỉnh. Những đơn vị này thực chất do địa phương tổ chức, nuôi dưỡng, trang bị yếu kém, chưa hề được rèn luyện trong đánh tập trung, nhưng vẫn là nòng cốt của lực lượng vũ trang toàn dân. Ở Bộ Tổng chỉ huy và các Khu, ngoài Đại Đoàn Cảnh Vệ thì chưa có một đơn vị chủ lực nào. Mỗi đơn vị, nhiều nhất là một phần ba chiến sĩ có súng, toàn là súng cũ đủ loại với rất ít đạn. Mỗi trung đoàn có từ ba đến bốn khẩu trung liên hoặc tiểu liên, vài ba khẩu súng cối.
Quân viễn chinh Pháp là một quân đội nhà nghề, với những đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh, không quân, hải quân vừa kinh qua Thế Chiến II. Họ có những trang bị hiện đại nhất của phương Tây. Tổng số quân Pháp ở Đông Dương lúc này đã lên tới 90.000, không có chênh lệch lớn về số lượng so với quân ta. Nhưng về trình độ tổ chức trang bị, kĩ thuật, thì đây là một khoảng cách có tính thời đại.
Đối với bộ đội chủ lực, tuy đã tổ chức đến quy mô trung đoàn, tiểu đoàn, nhưng với trình độ trang bị và kĩ thuật chiến đấu như hiện tại không thể dàn thành trận tuyến để ngăn chặn bước tiến của quân địch. Nếu tung vào những trận đánh lớn, nó rất dễ tan vỡ.
Vì vậy, chỉ thị “Toàn Quốc Kháng Chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 22.12.1946 đã chỉ ra cách đánh của bộ đội chủ lực là “Triệt Để Du Kích Vận Động Chiến”.
Hội nghị quân sự lần thứ nhất vào trung tuần tháng 1.1947 một lần nữa nhấn mạnh lấy "Du Kích Vận Động Chiến” làm chiến thuật căn bản.
Du Kích Vận Động Chiến ( DKVĐC ) không còn là 'Du Kích Chiến'vì lực lượng huy động tương đối lớn, với mục đích tiêu diệt hơn là tiêu hao. Nhưng DKVĐC cũng chưa phải là 'Vận Động Chiến' vì chưa phải là tác chiến của những binh đoàn lớn, phạm vi tác chiến không rộng lớn, hình thức có khi là bao vây, vu hồi, nhưng có khi là tập kích, phục kích, mà cũng có khi phối hơp tất cả những hình thức ấy. Trong quá trình chiến tranh, 'Du Kích Chiến'phải phát triển thành 'Vận Động Chiến'. Hai chiến thuật đó khác nhau ở trình độ và quy mô. Chiến thuật DKVĐC của bộ đội ta ở vào quãng giữa trên quá trình phát triển ấy.
Vận Động là phương thức duy nhất làm cho ta tránh khỏi thế bị động, thoát được những đòn tiến công quyết định của địch nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang non trẻ của ta. Vận Động giúp ta giành lại quyền chủ động với những trận đánh có lựa chọn, có chuẩn bị, giành thế bất ngờ, nhằm vào những nơi địch thiếu phòng bị, những lúc địch sơ hở. Nó cho phép một quân đội yếu kém đánh lại có hiệu quả một quân đội mạnh hơn nhiều lần, mà vẫn bảo tồn được lực lượng theo đúng phương châm càng đánh càng mạnh. Vận Động có khi chỉ là di chuyển bộ đội đến một địa điểm dễ ngụy trang hay có đủ lương thực, để bộ đội nghỉ ngơi và huấn luyện trong điều kiện tương đối an toàn. Vận Động trong trường hợp như vậy chỉ là sự chuyển quân, một sự “cơ động” như ta thường nói, không nằm trong kế hoạch tác chiến.
Nếu như đặc điểm chủ yếu trong chiến tranh du kích do nhân dân và lực lượng quân sự nhỏ tiến hành là bám trụ, ẩn hiện ngay tại địa phương, thì trong tác chiến của bộ đội chủ lực là thường xuyên vận động, đánh địch bất ngờ. Cả hai lực lượng phối hợp chặt chẽ với nhau, nhất là từ khi ta thực hiện phương thức bố trí bộ đội chủ lực thành đại đội độc lập và tiểu đoàn tập trung ("Đại đội độc lập” được xác định là đơn vị bố trí ở từng địa phương (huyện), “tiểu đoàn tập trung” là đơn vị chủ lực, bố trí ở những nơi cơ động, hoạt động tập trung trong từng khu vực, từng mặt trận),kẻ địch đứng trước một loại hình chiến tranh mới chúng chưa hề gặp phải, càng chưa hề được mô tả trong bất cứ sách giáo khoa quân sự nào của các học viện, một cuộc chiến tranh không có mặt trận, không có mục tiêu, với những đòn tấn công bất ngờ từ những hướng mà địch cho là hoàn toàn yên tĩnh.
Những tháng đầu kháng chiến toàn quốc, Bộ đội chưa quen với chiến thuật DKVĐC nên đã dẫn tới “vỡ mặt trận” ở một số nơi. Đến tháng 3, hiện tượng “vỡ mặt trận” đã chấm dứt vì bộ đội ta không còn dàn trận địa để ngăn chặn cuộc tiến công của kẻ địch. Hình thức dàn trận địa trong thời gian đầu cũng có lí do của nó. Đó là lúc quân địch tập trung ở những thành phố được tung ra để chiếm đất, mở rộng phạm vi kiểm soát. Bộ đội ta đã được tổ chức thành những trung đoàn, họ không thể gặp địch mà không đánh để giữ đất, bảo vệ dân. Do đó, cách dàn trận địa ngăn chặn địch tự nhiên hình thành. Mặc dù chiến đấu dũng cảm, nhưng quân ta với những khẩu súng trường rất ít đạn, những trái lựu đạn tự sản xuất và những thanh mã tấu không đủ sức ngăn bước tiến của xe tăng. Mặt trận vỡ vì những người bảo vệ trận địa không thấy hết tình hình kịp thời thay đổi cách đánh.
Sau khi được uốn nắn, bộ đội bắt đầu thực hiện chiến thuật DKVĐC và đã vận dụng tốt chiến thuật này ở Nam Định cũng như Hải Phòng.
Nhưng ta bị tổn thất ở thị xã Hà Đông do Bộ chỉ huy Hà Nội muốn có một chiến thắng vang dội sau khi buộc phải rút khỏi Liên khu 1. Đêm 20.3, đồng thời với cuộc tiến công của 10 đại đội vệ quốc quân Chiến khu 3 vào thành phố Hải Phòng, bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội đã sử dụng một lực lượng hỗn hợp tương đương với một trung đoàn đánh vào thị xã Hà Đông nơi địch mới chiếm đóng. Với quyết tâm chiến thắng, hầu hết những người được đưa vào trận đánh đều là cán bộ. Cán bộ trung đoàn chỉ huy tiểu đoàn, cán bộ tiểu đoàn chỉ huy đại đội, cán bộ đại đội chỉ huy trung đội… và cán bộ tiểu đội làm nhiệm vụ của chiến sĩ. Địch bị đánh bất ngờ, nhiều binh lính còn mặc quần đùi vội vã cầm vũ khí chống cự. Nhưng rồi dựa vào công sự và hỏa lực mạnh, quân Pháp dần dần chặn được đà tiến công của ta. Mờ sáng, bộ đội phải rút ra. Số thương vong của ta và địch tương đương, nhưng phía ta có nhiều cán bộ. Ta mất gần một trăm cây súng các loại. Sai lầm của ta là đã chủ trương tiêu diệt hoàn toàn quân địch tại thị xã trong tình hình thực tế chỉ cho phép tiến hành một trận tập kích, tiêu diệt một bộ phận địch rồi nhanh chóng thu quân. Chủ nghĩa anh hùng yêu nước tự nó không đủ để làm nên chiến thắng.
Việc đào tạo cán bộ quân sự ở trong nước thực sự được đặt ra từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám, tháng 5.1941, khi Đảng ta đề ra chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Để huấn luyện cán bộ, Bác đã biên soạn các tài liệu “Cách Đánh Du Kích”, “Kinh Nghiệm Du Kích Tàu”, “Kinh Nghiệm Du Kích Pháp”. Ngoài ra Bác còn dịch “Phép Dùng Binh Của Tôn Tử”, sách " Dạy Làm Tướng "của Khổng Minh và đặt dưới một đầu đề hoàn toàn mới là “Cách Huấn Luyện Cán Bộ Quân Sự ”.
Những năm làm báo Tiếng Dân ở Hà Nội, 1935 - 1940, tôi thường theo dõi cuộc chiến đấu của Hồng quân Trung Hoa và đọc nhiều tài liệu viết về Mao Trạch Đông, Chu Đức... Ngoài những bài viết thường xuyên trên mục “Thế Giới Thời Đàm”, về Bát Lộ Quân, Tân Tứ Quân, Biên Khu Tấn Ký Sát, tôi có viết cuốn sách “Tìm Hiểu Tình Hình Quân Sự Tàu” bên trong có khá nhiều bản đồ. Tôi làm công việc này với ý nghĩ đồng bào ta nên vận dụng kinh nghiệm chiến đấu của cách mạng Trung Quốc. Trong những tài liệu tôi đem theo ngày rời Hà Nội có cuốn “Bàn Về Chiến Tranh” của Claudơvít. Tập sách khá đồ sộ, đề cập tới nhiều vấn đề về bản chất chiến tranh, những lí luận về chiến lược, chiến thuật quân sự. Gần ngày kháng chiến tôi mới thật chú ý tới cuốn sách này. Trước đó tôi nghĩ Claudơvít bàn về chiến tranh trong thế kỉ trước và không đồng tình với nhận định của Ông là phải có không gian rộng lớn như nước Nga mới thực hiện được chiến tranh du kích. Claudơvít hiểu sâu sắc tính cực kì biến động của chiến tranh. Vì nó chứa đựng quá nhiều yếu tố ngẫu nhiên, ông ví chiến tranh giống như một canh bạc. Tôi đặc biệt thích chương “Vũ trang nhân dân”, một chương tương đối ngắn trong tác phẩm và chú ý tới đoạn bàn về cái gọi là “chiến tranh nhỏ” (petite guerre). Ông viết: “Chiến tranh nhỏ biểu hiện những đặc tính: những phân đội nhỏ có thể đi qua mọi nơi, tự tiếp tế không khó khăn, giữ bí mật, di chuyển nhanh chóng, rút lui ngay cả khi không có đường sá ...”. Nó rất phù hợp với những điều ông cha ta đã nói “lấy yếu thắng mạnh”, “lấy ít địch nhiều”, “dùng đoản binh thắng trường trận ". Phải chăng những gì ta đang làm cũng có chỗ giống loại hình này…?
Trong cuộc tiến công Thu Đông của địch vào Việt Bắc, bộ đội ta đã vận động đánh địch có hiệu quả lớn với những trận phục kích ở mặt trận Đường số 4, mặt trận Sông Lô, mặt trận Đường số 3. Mùa xuân 1948, bộ đội đã tiến hành nhiều trận phục kích và vận động phục kích thắng lợi trên những trục giao thông quan trọng. Nhiều trận có hiệu suất chiến đấu cao. Đường số 4 ở Bắc Bộ đã trở thành con đường lửa đối với địch. Nhiều trận phục kích đã diễn ra dọc đường quốc lộ, trên đèo Hải Vân, trên các nẻo đường ở Tây Nguyên… Bộ đội Nam Bộ đã đánh được những trận phục kích xuất sắc. Ngày 7.3.1948, trung đoàn Biên Hòa phục kích một đoàn xe 79 chiếc tại La Ngà, trên đường Sài Gòn đi Đà Lạt, tiêu diệt hoàn toàn 60 xe. Trận La Ngà làm xôn xao dư luận Pháp vốn coi Nam Bộ là chiến trường đã bình định xong. Hơn hai chục năm sau, trong tập hồi kí của mình, khi nhắc tới trận La Ngà, Xalăng coi đây là trận đánh “tuyệt diệu cả về tổ chức và chỉ huy nắm thời cơ nổ súng” của đối phương, là “trận đánh bất hạnh” đối với quân viễn chinh Pháp. Hơn một tháng sau đó, ngày 18.4.1948, bộ đội Khu 9 đánh tiếp trận Tầm Vu, nhanh chóng tiêu diệt một đoàn 24 xe địch, thu nhiều vũ khí, trong đó có một khẩu lựu pháo 105 li. Điểm nổi bật của trận Tầm Vu là quân ta đã giành chiến thắng trong một trận phục kích giữa vùng đồng bằng có nhiều kênh rạch.
Trong những năm đầu, bộ đội ta còn tiến hành một kiểu vận động chiến mang nặng tính chất du kích thì vấn đề địa hình địa vật, vấn đề đánh ngày hay đánh đêm, đánh địch từ xa hay đánh gần đã được đề ra cân nhắc nghiên cứu. Hướng giải quyết các vấn đề ấy đều nhằm một mục đích là hạn chế đến mức cao nhất chỗ mạnh tuyệt đối của địch về vũ khí và phương tiện chiến tranh, đặc biệt là hỏa lực của pháo binh, xe tăng và máy bay. Những trận thắng giòn giã của quân ta lúc bấy giờ phần lớn là diễn ra trên chiến trường rừng núi, được tiến hành ban đêm và phát huy hiệu quả của cách đánh gần. Đánh trên chiến trường rừng núi thì “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Sức mạnh của địch về hỏa lực các loại khó phát huy. Đánh đêm thì ta có điều kiện tiếp cận, còn địch thì khó phát hiện ra. Đánh gần thì ta khai thác được thế mạnh về tinh thần chiến đấu, còn địch thì khó sử dụng các loại hỏa lực tầm xa. Bởi vậy, khả năng đánh địch trên chiến trường rừng núi đánh đêm và đánh gần đã trở thành sở trường của quân đội ta, cả mãi về sau này. Nhưng để triển khai một lực lượng bộ đội lớn hơn, tác chiến thời gian tương đối dài trên địa hình đồng bằng là một vấn đề quan trọng, suốt những năm kháng chiến chống Pháp đã được đặt ra để nghiên cứu giải quyết và đã từng là một hạn chế đối với khả năng tác chiến của quân ta. Trong nhiều năm, trên địa hình trống trải, bộ đội ta chỉ có thể đánh những trận nhỏ, khéo ngụy trang, khéo tạo bất ngờ, đánh nhanh rút nhanh. Phải đợi đến những ngày bộ đội ta xây dựng trận địa tiến công và bao vây trên chiến trường Điện Biên Phủ thì vấn đề dùng bộ đội lớn đánh liên tục suốt ngày đêm mới được giải quyết.
Như vậy, Du Kích Vận Động Chiến của ta rất khác Vận Động Chiến quy mô lớn trong chiến tranh hiện đại, với cách đánh của những binh đoàn lớn vận động từ xa, tiến quân thật sâu, bao vây chia cắt, đi đến tiêu diệt những binh đoàn lớn đang vận động hoặc mới đóng quân của địch, tiêu diệt lực lượng lớn của đối phương trên một chiến trường rộng. DKVĐC của ta là hình thức tác chiến của một đội quân non trẻ, hoạt động với những đơn vị tiểu đoàn, trung đoàn; là hình thức tác chiến quá độ của một giai đoạn. Thực tiễn đã chứng minh, cách đánh sáng tạo ấy đã phát huy hiệu lực trên chiến trường, tránh được những thất bại có thể xảy ra, mang lại những thắng lợi có ý nghĩa. Nó bao gồm những trận phục kích, tập kích, tiêu diệt địch đang vận động hoặc ở những nơi địch mới lấn chiếm chưa kịp củng cố công sự. Nó chính là vận động đánh nhỏ. Con đường phát triển của nó là từ vận động đánh nhỏ tiến lên vận động đánh lớn, bao gồm cả đánh địch ngoài công sự và trong công sự.
...
Theo Hồi Ký Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Photo: Hồ Chủ Tịch thăm bộ đội trước trận công đồn Đông Khê năm 1950
Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2024
Và đời một mầu xanh biếc ...
Và đời một mầu xanh biếc ...
Thứ Năm, 19 tháng 12, 2024
Ở đời vui Đạo hãy Tuỳ Duyên
KỆ VÂN
Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
Cơ tắc san hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch Nghĩa
Sống giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với mọi cảnh giới mà vẫn vô tâm, thì cần chi hỏi thiền nữa.
Dịch Thơ
Ở đời vui Đạo hãy Tuỳ Duyên
Đói đến thì ăn, mệt ( nhọc ) ngủ liền
Trong nhà có Báu, thôi tìm kiếm
Đối cảnh không Tâm, chớ hỏi Thiền
Thầy Thích Thanh Từ dịch
Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2024
Nếu ...
NẾU ...
Tu hành chẳng liên quan gì đến việc phải làm sư, làm chú tiểu, hay có vợ có con, mà tuỳ vào việc quý vị có hiểu biết được rõ ràng thẳng thắn hay không.
Nếu chúng ta hiểu biết đúng thì chúng ta yên vui. Cho dù quý vị có ở Chùa thì cũng chỉ thế. Ai cũng có cơ hội thực hành Pháp, cơ hội chiêm nghiệm Pháp. Tất cả chúng ta đều chiêm nghiệm chung một điều. Nếu quý vị đạt được an lạc thì đó cũng là an lạc chung của cả thiên hạ.
Chỉ có một con đường như thế, với các phương thức như thế.
Thầy Ajahn Chah
Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2024
Thứ Năm, 12 tháng 12, 2024
Lên đường ...
LÊN ĐƯỜNG ...
Tây Trúc nẻo xa Thầy cất bước
Đầu Đà Hạnh Pháp phải .. lên đường
Muôn dặm gian nan tìm Lạc Quốc
Bao giờ trở lại với .. Cố Hương?
12.12.24
Tranh: Hoạ sĩ A Sáng
Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024
Hạnh Phúc là niềm vui ...
Nó không đến từ sự tìm kiếm và đòi hỏi "
- Thầy Osho -
Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2024
Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2024
Không còn mùa thu ...
Không còn mùa Thu ...
Thứ Hai, 2 tháng 12, 2024
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2024
Nhìn người ...
"Nhìn người, đừng dùng mắt để nhìn, vì rất dễ nhìn nhầm. Càng đừng dùng tai để nghe, bởi vì có thể toàn lời dối trá. Chỉ cần dùng thời gian, dùng Tâm để cảm nhận. Thật thì không giả được, mà giả thì cũng không thể nào thật nổi"
Thầy Thích Nhất Hạnh