Trực chỉ Chân Tâm - Kiến Tánh thành Phật "
TỪ .. TÌNH YÊU
Để tôi kể cho bạn câu chuyện về một hiền nhân lớn đã từng tới Trung Nguyên, tên ông ấy là Bồ Đề Đạt Ma. Người cai trị phía Nam Trung Hoa khi đó là Lương Vũ Đế đã ra tận biên ải để đón ông ấy. Hoàng đế đã phải chờ đợi trong nhiều năm vì Bồ Đề Đạt Ma tới từ Ấn Độ xa xôi. Ông ấy đã đi ngang qua rặng Himalayas với rất nhiều thời gian. Thế rồi ông ấy đã tới. Hoàng đế có chút phân vân khi thấy Bồ Đề Đạt Ma vì ông ấy có vẻ như một người rất kì dị. Điều kì dị nhất là ở chỗ ông ấy chỉ đi một chiếc dép thôi còn chiếc kia ông ấy đội lên đầu. Người này điên sao?
Nhưng nhà vua rất lịch sự, ngài đã cố không nhìn, không nói gì về điều đó cả vì điều đó sẽ là quá thể. Điều đó sẽ là bất lịch sự và đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên với vị hiền nhân này - nhưng ông ấy là kiểu người gì vậy?
Liệu bạn có thể né tránh điều đó được bao lâu? Ông ấy đứng đó với một chiếc dép trên đầu trông thật kỳ dị... và rồi nhà vua nói :
'Thưa hiền nhân, ông có thể để nó xuống. Sao ông lại để nó trên đầu vậy? Nó được dành cho chân ông cơ mà'
Bồ Đề Đạt Ma trả lời :
'Ta muốn mọi thứ rõ ràng ngay từ đầu rằng ta là kiểu người như vậy. Nhà Vua có thể coi ta là điên, hay có thể coi ta là chứng ngộ, vì ta khác thường. Và phải rõ ràng ngay từ đầu rằng ngài đang gặp một người khác thường. Ta ngớ ngẩn, phi logic. Ta ngớ ngẩn như chiếc dép này trên đầu ta. Không có lí do cho nó, nó đơn giản xảy ra. Ta thích thú điều đó. Và chiếc dép đáng thương bao giờ cũng mang ta cho nên tại sao ta không thể mang nó được?'
Đây là cử chỉ Thiền. Ông ấy đang thử vị vua này, người đã mời ông ấy từ Ấn Độ sang. Ông ấy đang thử xem liệu vị vua này có khả năng hiểu được phi logic của chân lí không. Chân lí không có biện minh để chứng minh nó; nó là sự hiện diện, nhớ lấy. Bồ Đề Đạt Ma đứng đó - ông ấy là sự hiện diện, phi logic, ngớ ngẩn. Hàng nghìn người đã tụ tập để đón ông ấy và tất cả đều cảm thấy phân vân.
Bồ Đề Đạt Ma tiếp tục:
'Ta sẽ không biện minh đâu. Nếu các ngài định nghe ta... các ngài phải quên mọi luận cứ đi. Ta sẽ không thuyết phục. Ta không ở đây để thuyết phục các ngài về bất kì cái gì. Ta là sự hiện diện đơn giản, sự hiện diện ngớ ngẩn, về chân lí. Ta sẽ không cho các ngài lí do, không có đâu.'
Thế rồi ông ấy nhìn vào nhà vua. Nhà vua đâm ra phân vân, .. mồ hôi vã cả ra. Và Bồ Đề Đạt Ma hỏi :
'Ngài có cái gì để hỏi không, thưa Đức vua? Ngài đã mời ta tới từ Ấn Độ và phải mất nhiều năm để tới đây. Ngài đã mời ta để làm gì?'
Nhà Vua trả lời :
'Ta có nhiều câu hỏi nhưng ông đã làm ta lẫn lộn cả. Nhưng ta sẽ cố gắng. Câu hỏi thứ nhất: Ta đã cho xây dựng nhiều ngôi chùa cho Phật - rất nhiều, ta đã nuôi hàng nghìn vị sư Phật giáo, ta đã xây dựng nhiều tu viện cho các sư Phật giáo và các ni Phật giáo, ta đã làm nhiều công trình đức hạnh. Ta sẽ được gì trong thế giới kia?'
Và Vị hiền nhân kỳ lạ đáp lại :
'Chẳng được gì cả! dù là bất kì cái gì! Nếu Đức Vua có thể thoát khỏi địa ngục điều đó sẽ là đủ.'
'Chính ý tưởng về làm cái gì đó để được cái gì đó, là trần tục. Ngài đã không làm nó bởi vì ngài yêu, ngài đã làm nó bởi vì tham. Tham sẽ đem ngài xuống địa ngục. Nghe đây, thưa Đức Vua, những tu viện này và hàng nghìn vị sư ở đây sẽ không giúp gì cho ngài cả. Ta biết rằng họ nói đi nói lại với ngài, "Tâu Đại vương, đức hạnh của ngài là lớn. Thượng đế sẽ sẵn sàng đón nhận ngài trên cõi trời " - nhưng ta bảo ngài sẽ xuống địa ngục bởi vì tham là cánh cửa tới địa ngục và ngài .. tham, đầy tham vọng. Nhìn vào cái tham xấu xí đó đi. Nếu Đức vua muốn làm Chùa, làm tu viện .. cứ làm nó đi, nhưng làm nó từ tình yêu. Nếu Đức vua muốn nuôi ai đó, cứ nuôi họ đi, nhưng hãy nuôi họ từ tình yêu. Điều đó đã được lợi rồi. Không có ích lợi nào khác bên ngoài nó. Ngài đã tận hưởng việc xây Chùa, việc tạc tượng, đúc chuông, chép kinh ... nuôi ai đó - vậy còn cần gì nữa? Giá trị là bản tính cố hữu. Hãy hành động từ tình yêu đi.'
Đây là cách thức của bậc thầy, Thầy đích thực là vậy.
Thế rồi Bồ Đề Đạt Ma quay đi, ông ấy không vào Lương Quốc nữa.
Và Đức Vua ngạc nhiên hỏi :
' sao ông bỏ đi?'
Ông ấy trả lời :
'Khi mà Đức vua còn không thể hiểu được ta, nói gì tới người khác? Họ sẽ không hiểu ta. Cho nên ta sẽ không vào vương quốc của ngài đâu. Ta sẽ đợi ở ngoài. Những người thực sự muốn, họ phải tới tìm ta.'
...
Và rồi ông ấy bỏ đi.
Tương truyền, Bồ Đề Đạt Ma ngồi thiền trong chín năm trên một ngọn núi bên ngoài vương quốc của Lương Vũ Đế, và chỉ nhìn vào vách tường đá cho đến khi người đệ tử đầu tiên là Huệ Khả xuất hiện - đó thực sự là người muốn biết chân lí , người sẵn sàng trả giá cho chân lí bằng .. cuộc sống.
Kính trọng, danh vọng thì sao? Toàn thứ vô nghĩa. Người ta phải cho đi tất cả - chỉ thế thì người ta mới trở nên có khả năng hiểu được .. Chân Lí.
Theo Thầy Osho
* Lương Vũ Đế (464–549) là vị Hoàng đế khai quốc của Nhà Lương thời Nam - Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ ông trị vì là một trong những giai đoạn ổn định nhất và thịnh vượng nhất của Nam triều. Lương Vũ Đế cực lực tôn sùng Phật giáo, khuyến khích xuất gia, xây Chùa, chép kinh .. xem đây là phương thức “tạo phước báo” để ngôi vị được trường cửu. Chính Lương Vũ Đế là người đề xướng “ăn chay trường” trong triều đình, sau đó ăn chay trở thành đại giới bắt buộc trong Phật giáo đại thừa ở Trung Hoa. Vào cuối thời gian trị vì của mình, Lương Vũ Đế đã bị quản thúc cho đến khi qua đời vì .. nội loạn.
* Tranh thời Trung Hoa Dân Quốc : Chích lý quy Tây - Quải một chiếc hài trở về Tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét