Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Một cuộc đời

Hoa Dã Quỳ không nở
Lặng buồn Tiếng cuốc đêm khuya


MỘT CUỘC ĐỜI
Làm nên một thời Nổi gió
Vẫn e ấp Mối tình đầu
Nhìn quanh Không nơi ẩn nấp
Lưu lạc trở về Sam Sao
Nghĩ thương Em bé Hà Nội
Đường về quê Mẹ xa xôi
Một đứa con và người lính
Xót xa trong buổi Giao thời
Nguyện cầu trong Ngày lễ Thánh
Chiến trường chia nửa vầng trăng
Làm nên một Điện Biên Phủ
Như là Dòng sông âm vang
Xin lỗi tình yêu một thuở
Ngoảnh nhìn thăm thẳm Tình xa
Nhớ thương Yểu điệu thục nữ
Chuyện tình cô gái Sida
Dù Vụ án không khởi tố
Người Tự thú trước Bình Minh
Vụ án Hồ con Rùa ấy
Còn ai leo đỉnh Dốc tình
Đêm hội Long Trì rộn rã
Gánh xiếc rong nổi sân đình
Sáng ngời Tây Sơn hào kiệt
Cho Đời có tên tụi mình
Nỗi đau chiến tranh đã khép
Yên bình trở lại làng xưa
Hồi chuông màu da cam ấy
Còn rung mãi đến bây giờ
Hóa thân vào bao số phận
Tưởng đâu viên mãn viên thành
Một chiếc răng duyên tuyệt hảo
Cho đời có một THẾ ANH.

Thế Anh
* "Một cuộc đời" là bài thơ do chính NSND Thế Anh sáng tác  và được xuất hiện trong một bộ phim mà ông tham gia. Bài thơ như ghi lại gia tài điện ảnh của chính nghệ sĩ với 25 tác phẩm điện ảnh danh tiếng mà Ông tham gia, từ "Nổi gió" đến "Hồi chuông màu da cam". 

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

BÀI TRUNG

" Hãy chấm dứt sự bành trướng của Trung Quốc "



Biểu tình chống Trung Quốc nổ ra tại 2 thành phố lớn ở Kazakhstan
Nhiều người dân tại hai thành phố lớn của Kazakhstan là thủ đô Nur Sultan và thành phố Almaty đã xuống đường biểu tình vào hôm qua, 21/09/2019 để tố cáo ảnh hưởng quá nặng của Trung Quốc tại nước Cộng Hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ này. Các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp, và theo hãng tin Anh Reuters, đã có đến 57 người bị bắt giữ.
Từ Tbilissi, Régis Genté, thông tín viên RFI phụ trách khu vực Trung Á, giải thích rằng những cuộc biểu tình nhằm tố cáo tầm quan trọng ngày càng tăng của nước láng giềng Trung Quốc trên nền kinh tế Kazakhstan, trong bối cảnh người dân đang bất mãn với chính phủ, và không hài lòng trước những thiếu sót trong việc tái phân phối lợi tức từ dầu hỏa:
Trên những tấm biểu ngữ, người ta đọc được những hàng chữ như « Hãy chấm dứt sự bành trướng của Trung Quốc » hoặc « Hãy nói không với các công ty Trung Quốc ». 
Tâm lý chống Trung Quốc đã bùng lên vào lúc hàng chục thực thể công nghiệp đã được Bắc Kinh mở ra tại Kazakhstan trong những năm gần đây, bên cạnh 55 dự án đang được phát triển, với các khoản đầu tư khoảng 25 tỷ euro, trong các lĩnh vực như dầu khí, nông nghiệp hoặc giao thông vận tải.
Một phần của xã hội Kazakhstan đang chỉ trích sức mạnh của Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia Trung Á này đã phát triển chậm hẳn lại do việc giá dầu thế giới sụt giảm từ sau năm 2014.
Bối cảnh kinh tế khó khăn đó đã nuôi dưỡng tâm lý quan ngại từng có trước đây về mối « hiểm họa da vàng » ở Kazakhstan, và nỗi lo âu trước nguy cơ lệ thuộc vào sức mạnh đang lên của Trung Quốc. 
Dư luận Kazakhstan đang sợ bị biến thành nạn nhân của chính sách « ngoại giao bẫy nợ » của Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh thường tung bạc tỷ ra cho vay, rồi sau đó chiếm lấy các tài sản chiến lược khi các quốc gia con nợ không còn khả năng trả nợ.
Kazakhstan được cho là đang nợ Trung Quốc hơn 10 tỷ euro, tiền vay mượn trong khuôn khổ kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy.

Theo RFI

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Người anh hùng bình dị

NGƯỜI ANH HÙNG ... BÌNH DỊ
Nguyễn Văn Bảy (sinh năm 1936) tên thật là Nguyễn Văn Hoa, còn gọi Bảy A, là Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông là một trong 16 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp ACES (danh hiệu có từ Đại chiến II dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ 5 máy bay trở lên). Trong kháng chiến chống Mỹ, Phi công Nguyễn Văn Bảy thuộc biên chế của Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 (mật danh Đoàn Yên Thế), đã tham gia trận đánh đầu tiên trên vùng trời Bắc Sơn – Chi Lăng. Ông đã lái chiếc MiG17 xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ (gồm 2 chiếc F-105 và 5 chiếc F-4).
Anh hùng Nguyễn Văn Bảy được mệnh danh là người có cuộc đời gắn liền với số 7. Ông giải thích : “Tao tên Bảy nên gặp toàn số 7. Con thứ 7 trong gia đình, đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa chỉ trong 7 ngày được lên 7 lớp ,7 lần bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng máy bay MiG 17 nên được phong anh hùng năm 1967”. Đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là do số phận đã ưu ái sắp đặt cho ông nhưng mỗi lần liệt kê những con số 7 ông cười khoái trá xen lẫn niềm tự hào toát ra từ trong ánh mắt. Ông Bảy kể: “Do đòi hỏi lính phi công phải học tối thiểu lớp 10 để biết tính toán, chuyển động hóa… nên tao được bồi dưỡng lớp đặc biệt, học bảy ngày lên bảy lớp. Sau đó tao được cử đi Trung Quốc học lái máy bay quân sự”. Ông được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam vì thành tích bắn rơi 7 máy bay Mỹ trên bầu trời Thái Nguyên, Việt Trì và Hà Nội. Sau chiến công ấy, cấp trên có lệnh cho ông ngưng chiến đấu và cử đi học chỉ huy ở Liên Xô. Ông Bảy nói: “Khi bắn hạ được 7 máy bay, tao hăng lắm. Bởi vậy khi chỉ huy không cho lái máy bay chiến đấu nữa, tao tức lắm! Nhưng bây giờ mới hiểu, chỉ huy muốn giữ mình lại để truyền kinh nghiệm cho lứa sau, giữ mình lại để làm nhân chứng sống như bây giờ”.
Nguyễn Văn Bảy được người dân Nam bộ yêu mến gọi là “Anh hùng Bảy lúa”. Sau khi nghỉ hưu, ông về quê trồng cây, nuôi cá tại ấp Hậu Thành, xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

Trách nhiệm với Non Sông

Các chị em lưu ý - đây là trách nhiệm đối với Non Sông Đất Nước ... Đừng chỉ biết có đòi hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho mình ... nhé 

Được bữa no

Được bữa ... no

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Chuyện thường ngày ở huyện

Khi quán nước cần chúng ta là
Trung niên ta sẵn sàng
...



Làm gì cho Tổ Quốc..

Trung niên nghiêm túc như mình ... chả phải làm gì cho Tổ Quốc nữa nhỉ !

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

Đau khổ là hạt mầm

 " Hoa Sen không thể mọc và tỏa hương trên đá quý hay kim cương
Sen chỉ nở và toả ngát trên bùn. Hạnh Phúc và Khổ Đau cũng vậy, 
chúng nương vào nhau ... "
- Ts Thích Nhất Hạnh -



MỌI ĐAU KHỔ ĐỀU LÀ HẠT MẦM PHẬT 
Bồ Đề Đạt Ma là đúng khi ông ấy nói rằng thậm chí đau khổ cũng phải được chấp nhận một cách biết ơn, bởi vì nó chính là hạt mầm của Phật. Nếu không có đau khổ, bạn sẽ không bao giờ đi tìm chân lí. Chính đau khổ cứ thúc đẩy bạn vượt ra ngoài nó. Chính phiền não và cơ cực cuối cùng bắt buộc bạn phải tìm kiếm con đường vượt ra ngoài đau khổ và cơ cực, tìm ra con đường đạt tới phúc lạc và tới vui vẻ vĩnh hằng.
Bồ Đề Đạt Ma đang nói: Đừng đối nghịch với đau khổ; thậm chí cảm thấy biết ơn đau khổ đi. Đó là một ý tưởng vĩ đại. Cảm thấy biết ơn đau đớn, khổ, tuổi già, cái chết, bởi vì tất cả những điều này đang tạo ra tình huống cho bạn để tìm chân lí. Bằng không bạn sẽ rơi vào giấc ngủ; bằng không bạn sẽ thoải mái thế, bạn sẽ trở thành người sống cuộc đời tẻ nhạt. Sẽ không có nhu cầu... Đau khổ tạo nên nhu cầu cho tìm kiếm.
Thân thể và tâm trí ông là cánh đồng. Đau khổ là hạt mầm, trí huệ là chồi và Phật tính là hạt thóc.
Trong tổng hợp này ông ấy đang tính công trạng cho thân thể bạn, cho tâm trí bạn, cho đau khổ. Ông ấy đang tính tới cả toàn thể cuộc sống của bạn. Ông ấy không phủ nhận cái gì về đóng góp của nó. Ông ấy rất công bằng.
Thân thể và tâm trí ông là cánh đồng. Đau khổ là hạt mầm, trí huệ là chồi và Phật tính là hạt thóc.
Đây là cách thức của người nhìn cuộc sống như một đơn vị hữu cơ. Nhiều người đang chống lại thân thể. Họ hành hạ thân thể, thay vì biết ơn thân thể bởi vì nó chính là cánh đồng, nó chính là ngôi đền trong đó vị Phật phải được khám phá ra. Mọi đau khổ, cơ cực không bị lên án bởi một người như Bồ Đề Đạt Ma.Ông ấy nói nó có vai trò ở đây. Nó giữ cho bạn thức tỉnh. Nó giữ cho bạn thường xuyên tỉnh táo, khêu gợi bạn và thách thức bạn để tìm ra con đường có thể dẫn bạn vượt ra ngoài nó.
... Khi ba chất độc hiện diện trong tâm trí ông, ông sống trong mảnh đất của ô uế. Khi ba chất độc thiếu vắng trong tâm trí ông, ông sống trong mảnh đất của thuần khiết.
Cho nên thực ra, cõi trời và địa ngục là không tách rời nhau; chúng xảy ra trong cùng cuộc sống. Chỉ cấu trúc phải thay đổi. Nơi có ba chất độc của tham lam, giận dữ và ảo tưởng, bạn đã tạo ra địa ngục bên trong mình. Khoảnh khắc bạn vứt bỏ những chất độc tham lam, giận dữ và ảo tưởng đó, cái thực sự thiết lập nên tâm trí bạn - khoảnh khắc bạn đã vứt bỏ tâm trí, chính bản thể bạn trở thành bản thân cõi trời.
Ý tưởng lan tràn khắp trên thế giới là ở chỗ những người tốt một ngày nào đó sau cái chết sẽ đi vào cõi trời, và những người xấu một ngày nào đó sau cái chết sẽ đi vào địa ngục. Ý tưởng đó tuyệt đối sai. Người tốt đã vào cõi trời rồi - không cần phải đợi tới cái chết. Cõi trời không ở đâu đó khác. Nó chỉ là biến đổi riêng của bạn. Cùng năng lượng là giận dữ nay trở thành từ bi, cùng năng lượng là tham lam nay trở thành chia sẻ, cùng năng lượng là ảo tưởng nay trở thành nhận biết. Năng lượng này là một, chỉ hướng của nó thay đổi.
Đổi chiều hướng của năng lượng của bạn, tạo ra bản giao hưởng mới từ năng lượng của bạn, là toàn bộ nghệ thuật của tôn giáo. Bất kì ai - thuyết giảng bất kì điều gì khác thì xem như tôn giáo của người đó là mù và sẽ dẫn người mù khác trong đêm tối. Họ - tất cả đều sẽ ngã xuống giếng ở đâu đó,  chỗ này hay chỗ khác.
Con người đã được tự nhiên cho đủ mọi thứ. Nếu năng lượng được đặt đúng, con người trở thành vị Phật. Nếu năng lượng đó không hài hoà và bạn không thể tạo ra được dàn nhạc từ năng lượng đó, cuộc sống của bạn sẽ trở thành địa ngục. Bạn là không gian nơi cả cõi trời và địa ngục đều có thể. Chỉ chút ít nhận biết và bạn có thể biến đổi địa ngục thành cõi trời. Chỉ chút ít thay đổi, chỉ chút ít sắp xếp lại khác đi... nhưng đấy là cùng năng lượng; không cái gì phải thêm vào bạn, không cái gì phải xoá đi khỏi bạn.
Đây là một trong những sáng suốt vĩ đại nhất có thể có. Nó làm cho con người thành chủ nhân của chính mình. Nếu người đó đang sống trong địa ngục, người đó nên nhận trách nhiệm lên đôi vai của mình. Người đó không nên nói, “Đấy là ý chí của Thượng đế.” Người đó không nên nói, “Đấy là định mệnh của tôi, số phận của tôi, số mệnh của tôi.” Người đó nên nói, “Đấy là vô ý thức của tôi, đấy là tôi.”
Khoảnh khắc bạn nhận lấy trách nhiệm lên đôi vai của mình, khả năng là bạn sẽ bắt đầu thay đổi - bởi vì không ai khác đưa bạn vào địa ngục cả. Bạn không phải chờ đợi bất kì ai tới thay đổi bạn, tới cứu bạn. Bạn đơn giản có thể bắt đầu quan sát năng lượng của riêng mình và bạn có thể thấy cách chúng tạo ra địa ngục, cách chúng tạo ra khổ. Bạn có thể cũng thấy cách thức trong những khoảnh khắc nào đó bạn im lặng, trong khoảnh khắc nào đó bạn hạnh phúc, trong khoảnh khắc nào đó vui vẻ nắm bắt lấy bạn. Quan sát điều mà những năng lượng đó đang làm. Chúng là cùng một năng lượng - bạn không có gì khác cả. Người ta chỉ phải hiểu cách thức năng lượng của mình vận hành.
Nếu ai đó muốn sống trong địa ngục, đó là chọn lựa của người đó, đó là quyền tập ấm của người đó. Không ai có quyền quấy rối người đó. Cứ để người đó sống trong địa ngục. Và nếu người đó muốn thay đổi, người đó có mọi khả năng để thay đổi bản thân mình. 
Không cần phải đợi một đấng cứu tinh, một Jesus Christ hay một Krishna. Bạn phải trở thành vị cứu tinh của chính mình. Đó là giáo huấn nền tảng của Bồ Đề Đạt Ma.

Osho
Trích: " Bồ Đề Đạt Ma, Thiền sư vĩ đại nhất "