Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Thời gian

THỜI GIAN
Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.

Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thể đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những điều tốt.


- st -

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

ĐẮC ĐẠO

ĐẮC ĐẠO
Một hành giả hỏi lão hòa thượng: 
“Trước khi đắc Đạo, ngài thường làm gì? 〞
Lão hòa thượng:
- “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả hỏi: “Vậy đắc Đạo rồi thì sao?”
Lão hòa thượng:
- “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả lại hỏi: “Vậy thế thì có gì khác với lúc chưa đắc Đạo?”
Lão hòa thượng: 
- “Trước khi đắc đạo, đang đốn củi thì lo lắng đến gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ chuyện nấu cơm; đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm”.

- st -

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Merry christmas !

Merry Christmas !

Kẻ cắp

.
Ăn cắp có vũ trang 01 con Vịt về để nhậu ... nốt - Nam dân đen lãnh 7 NĂM TÙ ( nghe đồn bị cáo đã nhanh chóng đền bù cho bị hại 2 con Vịt và ... mặc dù gia đình bị cáo không có điều kiện nhưng vẫn thường xuyên làm công quả ở Chùa làng )
Rút ruột Quốc khố = ăn cắp của triệu triệu đồng bào hơn 8 K tỉ ... - Phạm cư sĩ lãnh 3 - 4 NĂM TÙ ( nghe đồn có cả đống bà con, đồng bào, tổ chức , hội nọ... hội kia xin giảm án vì các đóng góp từ tiền ăn cắp của Phạm cư sĩ vì .. cư sĩ đã giác ngộ hơn những đồng chí cũng ăn cắp khác là biết dùng những đồng tiền kiểu kiểu như vậy để đi từ thiện, đóng góp cho giáo hội, xã hội .. đóng góp cho các loại quỹ như quỹ người nghèo ...)
* P/S là có thể xét giảm án với lý do vì gia đình có điều kiện nên Phạm cư sĩ đã nhanh chóng khắc phục hậu quả + lãi , cũng như rất thành khẩn khai báo và hợp tác với các CQ thực thi pháp luật.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Còn đứng lại làm gì ?

Vẫn biết Hành thật khó
Từng bước một mình đi
Trên đường xa vạn lý
Còn đứng lại làm gì ?




CÒN ĐỨNG LẠI LÀM GÌ ?

Người đời thường mê đắm
Giữa bộn bề lợi danh
Thua người chịu sao đành
Số mình sao lại khổ ? 

Vậy nên ai cũng cố
Nghển cái cổ nhìn lên
Thêm nặng gánh iu phiền
Muốn mà sao chẳng được

Ta vẫn cần mơ ước
Nhưng phải biết đủ thôi 
Bao cảnh khổ trên đời
Mình vẫn còn sướng chán

Thành Công hay Vận Hạn
Nghèo khó cùng giầu sang
Trí khôn với dở gàn
Yếu đau và mạnh khỏe

Cái lẽ đời vẫn thế
Ta chỉ muốn nhìn lên
Có ai thích muộn phiền ?
Có ai thèm quả đắng ?

Mình sẽ buông gánh nặng
Nếu nhìn xuống bạn ơi
Phận - Duyên ở trên đời
Chỉ Đức năng thắng số

Vậy nên lại cần cố
Buông si hận sân tham 
Nói thì sẽ phải làm
Chớ giáo điều, sáo ngữ

Ngủ thường mê - có chứ
Khi tỉnh - mộng còn không ?
Mang nặng gánh trong lòng
Phật dậy cần buông bỏ

Ai cũng biết là khó
Ngộ được - phải làm thôi
Đâu phải đợi luân hồi
Niết bàn nơi hiện tại

Bớt đi chút tham ái
Thêm hỷ xả từ bi 
Sân hận giữ làm gì
Tuệ tri cần thêm tỏ

Vẫn biết Hành thật khó
Từng bước một mình đi
Trên đường xa vạn lý
Còn đứng lại làm gì ?

3.2016
VN




Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Thảnh thơi

THẢNH THƠI
Người ơi ...
Hãy nhẹ tay chèo
Lung linh bóng Nguyệt
Bến nghèo thảnh thơi
Thinh không ...
Vẳng tiếng ... ru hời
" Nhân duyên tiền định
... số Trời rủi - may "

10.2012

Mọi con đường đều dẫn tới Thành Roma

Mọi con đường đều dẫn tới Thành Roma

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

Mùi ngô nướng

" Mùi ngô nướng có gì anh phải nhớ
Đến một thời hạnh phúc giữa đơn sơ "
...
- st -


Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Thứ không tốt thì bỏ

THỨ KHÔNG TỐT THÌ BỎ
Người vợ nấu ăn trong bếp, anh chồng ngồi ngoài phòng khách đọc báo cho nghe. Chồng đọc tới đoạn: 'Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ', bà vợ liền bảo:  
- Anh phải bỏ thuốc lá ngay. 
Anh chồng không nói gì, tiếp tục đọc: 'Uống rượu có hại cho sứa khoẻ', bà vợ nói:  
- Anh phải bỏ rượu ngay. 
Rồi... 'café có hại cho tim mạch', bà vợ tiếp tục với giọng cũ: 

- Anh không được uống cà phê nữa. 
Bất ngờ, anh chồng đọc tiếp: 'Quan hệ nhiều, có hại cho sức khoẻ'. 

Bà vợ nhảy bổ ra khỏi bếp: 

- Bỏ... tờ báo chết tiệt đó ... xuống ngay. 


- st -

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

Được mùa ... Vàng

Được mùa ... Vàng

Vàng ... nhé

Vàng ... nhé các anh !

9 điều nên nhớ


9 ĐIỀU NÊN NHỚ
1. Khi no, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người đang đói khát, thiếu thốn khó khăn.
2. Khi được mặc quần lành áo đẹp, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người không có những bộ quần áo lành lặn.  
3. Khi sống trong mái nhà yên ấm, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người đang lang thang giá lạnh trong cảnh màn trời chiếu đất. 
4. Khi giàu sang phú quý, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người nghèo khó vì họ góp một phần tạo nên sự giàu có của chúng ta.
5. Khi đang sống trong hòa bình, chúng ta hãy nhớ ơn tới các chiến sĩ đang xả thân, gìn giữ biên cương bờ cõi và bảo vệ an toàn cho sự sống của chúng ta. 
6. Khi có quyền cao chức trọng trong xã hội, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới tất cả chúng sinh, nhờ có sự hổ trợ liên quan mật thiết của họ mà ta mới có được địa vị ngày hôm nay. 
7. Khi được học hành tới nơi đến chốn, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người không có đủ điều kiện để cắp sách đến trường. 
8. Khi sống hạnh phúc bên mái ấm gia đình, con đông cháu đầy, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.
9. Khi chúng ta có được sự hiểu biết chân chính, tin sâu nhân quả, biết làm lành lánh dữ, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người không có điều kiện để được học hỏi Phật pháp. 

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

Tiền tài như phấn thổ

TIỀN TÀI NHƯ PHẤN THỔ

Tiền tài như phấn thổ.
Nghĩa trọng tợ thiên kim.
Con le le mấy thuở chết chìm.
Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi?
 


Khi còn nhỏ, tôi thường nghe mẹ hát như vậy. Phấn thổ tức là bụi đất. Cứ theo câu “trọng nghĩa khinh tài” mà giải, tiền bạc quả thật đáng xem thường. 
Thời gian qua đi, tôi lớn lên và nhìn thấy cuộc đời dường như không giống câu ca dao mẹ hát. Chúng ta vẫn được dạy rằng đồng tiền dễ làm tha hoá con người…rằng hãy tránh xa những người xem đồng tiền là trọng. Nhưng tôi chưa từng thấy ai kiếm tiền bằng trí lực của mình 

một cách chính đáng mà không xem trọng đồng tiền, dù họ giàu hay nghèo. Người ta nói đồng tiền là nguồn gốc của tội lỗi…Nhưng nếu đúng như vậy thì chắc chắn nhà thờ và nhà chùa sẽ không nhận lễ vật là tiền bạc như ta vẫn thấy ?!.

Chúng ta thường có cái nhìn ngưỡng mộ khi nghe ai đó nói rằng “Tôi không quan tâm đến tiền bạc”, nhưng rồi tôi đọc được câu này của Oscar Wilde: “Khi còn trẻ, tôi thường nghĩ rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất trong đời sống, bây giờ khi tôi già, tôi biết là đúng như vậy.” 
Tôi đã sống qua nhiều năm tháng mới nhận ra bản chất của đồng tiền, và tôi ước gì khi tôi mới mười lăm tuổi, có ai đó đã nói cho tôi biết ý nghĩa đích thực của tiền, thứ mà chúng ta sẽ chạm đến mỗi ngày trong suốt cuộc đời, nhiều gấp hàng chục lần chúng ta chạm vào bàn tay ai đó mà ta thương yêu. 
Tôi thực sự ưa thích cách nhìn về đồng tiền của nhân vật Francisco d'Anconia trong tiểu thuyết Atlas Shrugged (Ayn Rand). Nhà tư bản công nghiệp này nói rằng “Tiền bạc đòi hỏi anh nhận ra rằng con người phải làm việc để đạt được lợi ích chứ không phải để chịu tổn 

hại…Những người thật sự ham mê tiền bạc nỗ lực làm việc để kiếm được tiền, và họ biết rằng mình xứng đáng có được nó ” 
Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những khát vọng không chính đáng của chính bản thân chúng ta: có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ tiền mua…

Mẹ tôi dạy rằng hãy luôn xài ít hơn số tiền mình kiếm được. Trong khi phần đông chúng ta thường xài nhiều hơn số tiền mình làm ra... Một người bạn của tôi tâm sự rằng đôi khi cô thấy mình là kẻ ngốc, vì sung sướng nhét một đống credit card trong ví để rồi mua những thứ mình không cần, bằng số tiền mình không có (mà vay qua credit card), cốt chỉ để …lấy le với những người mình không quen. Sau đó è cổ ra cày để trả nợ. Có phải là vô nghĩa hay không? Đó cũng là sự khác nhau giữa Credit Card (xài trước trả sau) và Debit Card (có bao nhiêu chỉ được xài bấy nhiêu). Tôi nhớ cái kinh nghiệm đau thương của cô, quyết định làm Debit Card thay vì Credit. Có nhiều xài nhiều, có ít xài 
ít, không có thì…đi window shopping cho vui vậy thôi. Ngân hàng chắc buồn nhưng tôi thì ngủ yên. 
Trong bài hát This is the Life của Al Yankovic có một câu rất hay "So if money can't buy happiness, I guess I'll have to rent it.” (Nếu tiền không thể mua được hạnh phúc, chắc tôi phải thuê thôi). Nhưng tôi tin rằng cái gì người ta có bán là tiền có thể mua được. Chắc chắn như vậy. “Tiền không mua được hạnh phúc” chẳng phải vì tiền không có đủ sức mạnh, mà là vì không có ai bán hạnh phúc. Giả sử tôi có đủ tiền để trả cho hạnh phúc của bạn, và nếu bạn thực sự hạnh phúc, bạn có bán nó cho tôi không? Người ta dám bán cả các ngôi sao trên trời 
nhưng tôi tin không ai bán hạnh phúc nếu như họ có nó.
...
Ngoại trừ trong các quảng cáo. 
Tôi thấy trên Internet người ta bán một căn nhà vách đất ở miền nông thôn nước Pháp với lời rao “Chúng tôi bán hạnh phúc, và bạn được miễn phí ngôi nhà”. Thật tài tình. Chúng ta gần như phát điên lên vì shopping. Áo quần, xe cộ, đồ hi-tech…Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đôi khi ta không biết chắc mình đang mua cái gì. Có khi nào bạn trả tiền cho một chiếc mũ bảo hiểm và nghĩ rằng mình đã mua được sự an toàn tuyệt đối không? Chúng ta vẫn nghe nhắc rằng “Tiền có thể mua 

được ngôi nhà nhưng không mua được gia đình. Mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian. Mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe. Mua được sách nhưng không mua được tri thức. Mua được chức tước nhưng không mua được sự kính trọng…” Đó là những lời thực sự đáng ghi nhớ.

Một người quen của tôi có một cái bình sứ do tổ tiên để lại, vẫn dùng để cắm hoa trên bàn thờ. Một hôm có người hỏi mua, anh mừng quá bán luôn. Sau anh mới biết cái bình đáng giá gấp ba mươi lần số tiền anh được trả. Quả đắng ấy anh nuốt mãi không trôi. 
Điều tương tự cũng có thể xảy ra với những giá trị khác. Giả sử người ta có thể mua bán tình yêu, tình bạn, danh dự… Hãy cho tôi biết đổi tình bạn lấy một cái nhà là lợi hay thiệt? Nếu đổi tình yêu lấy danh tiếng? Hay hạnh phúc gia đình lấy địa vị xã hội? Đổi mối tình chân thật lấy một bóng sắc thoáng qua? Đổi sự tôn trọng lấy những lời tung hô vô vị? Đổi sự chính trực của mình để lấy vài trăm triệu thì khôn 
ngoan hay là không? Hạnh phúc của người yêu ta với hạnh phúc của người ta yêu, bên nào nhẹ còn bên nào thì nặng? Câu trả lời có thể khác nhau với mỗi người, nhưng có một sự thật là việc đánh giá sai giá trị của “món hàng” không những khiến ta bị thiệt hại mà còn khiến người khác nhìn ta như một kẻ thiếu khôn ngoan. Nhiều bi kịch xảy ra chỉ vì người ta đánh giá sai các giá trị khi đổi chác, những tiếc nuối xót xa hối hận dày vò cũng bắt đầu từ đó. Vậy thì hãy chắc chắn rằng mình đánh giá đúng giá trị của những gì chúng ta muốn mua, hoặc bán. Để sau một cuộc đổi chác, những gì có được vẫn tương xứng với thứ mà ta đã trao đi. 

Tiền tài như phấn thổ. 
Tôi hỏi mẹ sao cứ hát hoài câu đó, vì tôi không thể coi đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình như bụi đất được. Mẹ tôi trả lời rằng câu hát ấy không có ý nói tiền là thứ đáng coi khinh. Nó chỉ nhắc ta nhớ rằng: đồng tiền có thể bị mất giá, nên những gì tiền mua được cũng có thể bị mất giá. Những tờ tiền có thể tan thành bụi đất, và những thứ mua được bằng tiền cũng vậy.


Phạm Lữ Ân

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Ngón tay chỉ trăng


NGÓN TAY CHỈ TRĂNG
Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
- Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
- Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
- Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? – Jincang rất ngạc nhiên.
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
- Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này, chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?


-st-

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

TÔI TÀI GIỎI - BẠN CÓ THẾ?

Cuộc đời của một đứa trẻ có dễ dàng và thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào xuất thân gia đình. Họa sĩ Toby Morris khắc họa sự khác biệt số phận của hai đứa trẻ giàu và nghèo qua bộ tranh vẽ dưới đây. Bạn nghĩ gì sau khi xem xong bộ ảnh này? Liệu phần kế tiếp của bức tranh, số phận của 2 đứa trẻ này sẽ thế nào...? 

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Định kiến chính trị thành phản văn hoá


ĐỊNH KIẾN CHÍNH TRỊ THÀNH PHẢN VĂN HÓA
Tôi không ngạc nhiên khi một vài nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes. Vì lẽ đơn giản, định kiến chính trị đã từng làm cái việc thay, xóa tên đường cũ thành tên đường mới, chủ yếu đường hiện nay dành đặt tên gắn với những người có công với cách mạng.
Đọc nguyên văn cái đơn này thấy rất rõ định kiến chính trị đã ăn sâu vào trong não những người được gọi là nhà khoa học.
Trong đơn chỉ có một nội dung đúng. Đó là phủ nhận Alexandre de Rhodes là "ông tổ" của chữ quốc ngữ. Nhưng cái đúng này trẻ con cũng nói được, vì làm gì có chuyện một cá nhân sáng chế ra cả kho tàng ngôn ngữ, dù chỉ là chữ viết. Ngôn ngữ được xem là kỳ quan hàng đầu của các cộng đồng người, qua giao tiếp hàng triệu năm mà thành. Riêng chữ viết, hiện nay trên thế giới chỉ có chưa tới 10 hệ ký tự được dùng chung cho cả trăm quốc gia, dân tộc. Khi sử dụng một hệ ký tự nào đó, đố biết ai là 
tổ ghi hình hay ghi âm cho ngôn ngữ của dân tộc mình. Bất cứ từ điển 
nào cũng chỉ ghi lại những gì đã có, tức tổng hợp từ sản phẩm của nhiều người và được cộng đồng thừa nhận như một tài sản chung. Chính Alexandre de Rhodes đã nói rõ điều đó trong cuốn Từ điển Việt - Bồ - La mà ông biên soạn chứ không tự nhận mình là "ông tổ". 
Chỉ tính công lần đầu tập hợp biên soạn cuốn từ điển đó đã đủ vinh danh Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina.
Chưa nói sự ngụy tạo lời của Alexandre de Rhodes, việc luận tội truyền giáo hay gián điệp cho thực dân cướp nước ta mà xóa công lao 
của 2 giáo sĩ này đủ thấy định kiến chính trị đã sinh ra một thứ nhãn quan phản văn hóa không nên có ở nhà khoa học.
Nếu cho việc truyền bá chữ quốc ngữ với mục tiêu xâm lược hay nô dịch mà phủ nhận sạch trơn thì có lẽ cả ngàn năm trước cha ông ta đã từ chối chữ Hán chứ không để cho đến nay nó đã Hán hóa ngôn ngữ Việt đến hơn 70%. Và cho rằng chữ Latin đã làm ta nô dịch Tây (thực chất chỉ mượn ký tự để ghi tiếng nói của dân tộc chứ không phải như chữ Hán trước đó) thì cha ông ta đầu thế kỷ 20 đã tẩy chay hay vứt cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes vào sọt rác chứ không thể có 
phong trào truyền bá chữ quốc ngữ rầm rộ và ca khúc khải hoàn bởi chiến thắng của nền văn hóa mới!
Nếu vẫn giữ cái đầu định kiến chính trị như ta, có lẽ phương Tây, và cho đến nay gần như toàn cầu, cũng không dùng bảng chữ cái Latin. Bởi vì sự ứng dụng rộng rãi chữ Latin gắn liền với sự bành trướng của đế chế La Mã và việc truyền giáo của Giáo hội Rome. Nếu muốn luận tội thì đế chế La Mã và Giáo hội Rome thời trung cổ tội ác chất chồng, luận ba ngàn trang sách cũng không hết. Nhưng việc nào ra việc nấy, người Âu - Mỹ vẫn tôn trọng và biết ơn cả một nền văn hóa mà đế chế La Mã và Giáo hội Rome đã hình thành như một nền tảng thứ hai sau thời cổ đại Hy Lạp.
Sẽ thật thú vị khi nghiên cứu sâu về nguồn gốc chữ viết của nhân loại. Một điều dễ hiểu là gần như chữ viết ra đời gắn liền với hoạt động tôn giáo. Tôn giáo là hoạt động văn hóa đầu tiên của nhân loại. Nhu cầu truyền bá tôn giáo đòi hỏi phải có chữ viết để ghi chép chính xác những bộ kinh được cho là thánh truyền. Tất cả các loại chữ, kể cả chữ Hán, đều ra đời từ chép kinh. Mục tiêu này được phát triển rộng ra thành hoạt động giáo dục và diễn giải triết học, khoa học.
Nói Alexandre de Rhodes chỉ thực hiện mục tiêu xâm lăng hay truyền giáo nên phủ nhận công lao truyền bá chữ viết mới cho người Việt thì chỉ có thể là cách nói của trẻ trâu vô văn hóa, trong khi những người ký tên kia lại là những "sử gia" hay người giảng dạy chính trị.
Nên nhớ, chính cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã kéo theo một kết quả nằm ngoài mục tiêu thực dân. Cùng với những nhà tư sản, nhà buôn đi tìm kiếm thị trường ở thế giới mới là các nhà truyền giáo, các nhà khoa học đã khai hóa thật sự cho dân tộc các nước thuộc địa. Trong khi nhà tư sản, nhà buôn dựa vào chính quyền để khai thác thuộc địa bằng vơ vét tài nguyên vật chất, kể cả kỳ thị chủng tộc, thì chính các nhà truyền giáo, nhà khoa học tiến bộ đã mang đến cho người bản xứ những giá trị tinh thần mới: tín ngưỡng mới, khoa học tự nhiên, y học, kể cả tư tưởng tự do, dân chủ và bình đẳng. Hàng ngàn công trình khoa học, nhân chủng học, cấu trúc luận... với tư tưởng chống thực dân, chống kỳ thị chủng tộc ra đời ngay trong lòng chủ nghĩa thực dân. Nhiều nhà truyền giáo, nhà khoa học đã lăn lộn, đối mặt với gian khổ và hiểm nguy ở các nước thuộc địa, ở vùng thổ dân hoang dã mới có những công trình vĩ đại đó. Cái di sản khổng lồ ấy đã góp phần san phẳng hố sâu ngăn cách giữa các dân tộc. Trong khi các dân tộc trên thế giới dù đấu tranh giành độc lập nhưng đều biết ơn những di sản đó, lẽ nào trừ người Việt?
Chính trị gieo rắc định kiến và hố sâu thù địch vì tính lợi ích của nhóm cầm quyền. Nhưng văn hóa thì khác. Với những giá trị tinh thần, văn hóa đi tìm tiếng nói chung và hóa giải quan hệ thù địch. Một nền chính trị tốt phải dựa vào nền tảng văn hóa chung, nếu chỉ nhìn kẻ khác bằng con mắt thù địch thì muôn đời chẳng sống được với ai. Độc lập theo cách tự cô lập thì chỉ có thể là một dân tộc bệnh hoạn trước khi tự sát.
Không ngẫu nhiên mà các bộ sử cổ đều ghi công Triệu Đà về việc tạo ra thuần phong mỹ tục Việt, ghi công Sĩ Nhiếp về chữ viết và nền văn hóa Hán học. Không hiểu sao, đến thời cộng hoà xã hội chủ nghĩa này các sử gia lại gạt phăng tất cả ra ngoài. Nay lại nuôi máu thù địch luôn với mấy ông Tây truyền bá chữ quốc ngữ để chứng tỏ mình có lập trường độc lập. 
Trước năm 1975, giới cầm quyền Việt Nam cộng hòa đặt tên đường Quang Trung Nguyễn Huệ và các danh tướng triều đại Tây Sơn, họ cũng đặt tên đường Gia Long Nguyễn Ánh, Tự Đức, Minh Mạng và các bậc khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Cách làm đó có ý nghĩa sâu sắc trong việc hóa giải quan hệ thù địch trong quá khứ để hướng tới hòa điệu trong tương lai. Sau 1975, những gì liên quan đến nhà Nguyễn bị xóa sạch một cách cực đoan theo chủ nghĩa anh hùng trẻ trâu.
Như vậy đủ thấy chục vị sử - chính trị gia kia, trong đó có những người là bạn thân của tôi, tự thấy nhân cách và trình độ của mình ở đâu.

Chu Mộng Long
* Ảnh : Francisco De Pina (1585-1625).
Alexandre De Rhodes (1591– 1660).

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Giải thoát, nếu một ngày ...

 
Có đâu miền giải thoát
Ở phía bên kia đời
Bây chừ không an lạc
Chắc gì mai thành thơi




GIẢI THOÁT, NẾU MỘT NGÀY...
 Đừng nghĩ rằng sự giải thoát chỉ dành cho những bậc xuất gia, nếu biết tu hành và biết sống thì giải thoát có thể đến với tất cả mọi ngườiGiải thoát trong tầm tay và ngay nơi vị trí mình đang đứng bạn ạ!
- Nếu một ngày bạn bị hàm oan, bị người khác xúc phạmtổn thươngbạn chỉ mỉm cười ghi nhận rồi xem nhẹ, không phản ứng, thì ngay đó bạn giải thoát.
- Nếu một ngày bạn không còn tin vào việc cầu cúng, giải hạn. Bạn không tin vào việc thần thánh có thể ban phước giáng họa. Bạn chỉ tin vào luật nhân quả công bình khắp thế gian. Gieo nhân gì, gặt quả nấy. Bạn tự nhận thấy mình là một cá thể tồn tại trong vũ trụ này, cá thể đó hoàn toàn có thể vươn lên để tự hoàn thiện mình, hòa nhập với Vũ trụ. Ngay đó bạn được giải thoát.
- Nếu một ngày bạn thôi không bất mãn với chính mình, với những người xung quanh. Bạn biết chấp nhận chính mình, chấp nhận mọi người như họ đang là. Lúc đó bạn được giải thoát.
- Nếu một ngày bạn bằng lòng với những gì bạn có, biết vui với chiếc điện thoại đã đủ chức năng cần thiết cho nhu cầu của mình, mà không phải là một chiếc điện thoại hạng sang. Thì ngay đó bạn được giả thoát.
- Nếu một ngày bạn nhận ra mình làm việc vì niềm vui, vì những nhu cầu tối thiểu ăn, mặc, ở, vì muốn san sẻ cho người khác. Bạn chọn được một công việc vừa lợi mình, vừa không làm tổn hại đến chúng sinh khác. Không phải vì tham muốn, không phải vì muốn có nhiều hơn, thì lúc đó bạn được giải thoát.
- Nếu một ngày bạn ngắm đóa hoa ven đường, chỉ đơn giản là ngắm và thưởng thức vẻ đẹp của đóa hoa mà không phải là muốn sở hữu nó, thì ngay đó bạn được giải thoát.
- Ngày nào bạn biết cho đi, biết giúp đỡ mọi người, mọi chúng sinh. Giúp đỡ mà không yêu cầu nhận lại bất kỳ điều gì. Lúc đó bạn được giải thoát.
Sống an vui, tỉnh thức
Trọn vẹn với hôm nay
Chánh niệm và buông xả
Giải thoát trong tầm tay .

Thích Tánh Tuệ