vanngan

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Hygge & Jante

Bạn đừng nghĩ rằng bạn là điều gì đó đặc biệt.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn thông minh hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn biết nhiều hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn quan trọng hơn người khác.
Bạn đừng nên cười nhạo người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn


HYGGE & JANTE - BÍ QUYẾT KHIẾN NGƯỜI DÂN BẮC ÂU HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI

Hygge (phát âm gần như huy-gờ) là một khái niệm phổ biến ở các nước Scandinavia như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển để mô tả sự ấm cúng và thoải mái cũng như cảm giác mãn nguyện hay hạnh phúc. Và hygge không chỉ là một từ hay một khái niệm mà đã trở thành bí quyết khiến người dân các nước Bắc Âu luôn giữ vị trí đứng đầu trong tốp các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong suốt 4 thập kỷ qua. 
Không thể định nghĩa được chính xác ý nghĩa của hygge, nhưng Hygge được hiểu là một cách sống ấm cúng, thoải mái xuất phát từ đất nước hạnh phúc nhất thế giới – Đan Mạch. Những khoảnh khắc được gọi là hygge có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà đôi khi chúng ta chẳng hề hay biết.
Bạn đã bao giờ ngồi bên lò lửa trong một đêm lạnh giá, khoác chiếc chăn len trong khi nhâm nhi cốc sô-cô-la nóng và vuốt ve chú chó cưng của mình? Hay ngồi câu cá bên bờ hồ yên tĩnh giữa không gian trong lành, và trong lúc chờ đợi cá cắn câu thì thưởng thức một quyển sách yêu thích? Hoặc thưởng thức bánh ngọt và trà đắng trong khi tán dóc với người thân về những điều không phiền muộn? Nếu có thì bạn đã trải qua cảm giác hygge rồi đó.
Không có một quy tắc bất di bất dịch nào dành cho hygge, bạn chỉ cần thật thoải mái tận hưởng, gạt bỏ mọi ưu phiền, cởi mở và tin tưởng để cùng tạo ra sự thân mật, liên kết với nhau.
Trường đại học Morley, ở trung tâm London, Anh đã đưa vào trong chương trình giảng dậy tiếng Đan Mạch của mình những bài học để giúp sinh viên có những trải nghiệm hygge trong cuộc sống. Giáo sư Susanne Nilsson cho biết, Đan Mạch có mùa đông dài và lạnh giá. Ở thời gian đỉnh điểm của mùa đông, với 17 giờ tối mỗi ngày và nhiệt độ trung bình dưới 0 độ C, người ta có xu hướng dành nhiều thời gian ở trong nhà, và tập trung vào giải trí gia đình.
“Hygge có thể là bữa ăn gia đình hoặc cùng với bạn bè, với ánh sáng ấm áp, hoặc có thể là thời gian dành cho việc đọc một cuốn sách hay của bạn”, Giáo sư chia sẻ. “Trải nghiệm hygge tuyệt nhất khi không có khoảng cách giữa người với người”. Ý tưởng là để thư giãn và cảm giác như ở nhà, quên đi những lo lắng của cuộc sống.
Và ngạc nhiên hơn nữa, hygge cũng được phát triển triệt để ở trường học, nơi công cộng và công sở ở Đan Mạch. Trẻ con sẽ có ngày “Thứ Sáu đồ chơi” để mang món đồ chơi mình thích nhất đến trường chơi cùng bạn thân. Ngoài ra, các bé sẽ kể chuyện về gia đình cho thầy cô, bạn bè, những kỉ niệm vui, những điều đáng nhớ nhất.
Còn Hygge tại nơi làm việc chính là “Bữa sáng thứ Sáu” và “Thứ Sáu tụ tập” mỗi tháng. Vào những ngày này, mọi người sẽ tự chuẩn bị bữa sáng, hoặc mang đồ ăn đến nơi làm việc cùng chung vui với đồng nghiệp của mình. “Thứ Sáu tụ tập” là thứ Sáu đầu mỗi tháng, mọi người sẽ có tiệc đêm hay đốt lửa trại để vui chơi cùng nhau. Chính vì thế mà cuộc sống của người dân Đan Mạch luôn có những giờ phút thư giãn và cân bằng cuộc sống. Dù có bận rộn tới mấy thì họ vẫn cố gắng dành thời gian bên nhau.

Hãy học hỏi một số bí quyết để có thể tận hưởng hygge một cách trọn vẹn như người dân Bắc Âu vẫn làm mỗi ngày

1. Hòa mình vào thiên nhiên
Cuốn sách “Phương pháp sống hygge” của tác giả Signe Johansen viết rằng, tình yêu thiên nhiên của người Bắc Âu là chìa khóa để sống hygge. Câu cá hay săn bắn là trò tiêu khiển phổ biến ở đây, bạn phải chờ đợi có khi cả ngày để có thành quả, nhưng kết quả không quan trọng, cái chính là bạn được ở giữa thiên nhiên và hoàn toàn tĩnh lặng. Nghiên cứu cho thấy rằng ở trong công viên hay trong rừng giúp giảm mức độ căng thẳng, tăng năng lượng, gia tăng sự tự tin và giúp bạn kiềm chế cơn nóng giận tốt hơn.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy những người tập thể dục ngoài trời nhiều sẽ có xu hướng tuân thủ theo một lịch trình tập luyện nhất quán hơn. Người dân Đan Mạch cũng rất ưa chuộng phong cách nội thất hướng về thiên nhiên nên việc trồng cây ngay bên cạnh lò sưởi, cũng trở nên rất phổ biến tại đất nước hạnh phúc này.

2. Kết nối và sống chậm
Phong cách sống hygge về cơ bản là để con người ta tạm gác lại mọi hối hả trong cuộc sống thường nhật và dành thời gian quan tâm, vỗ về chính mình cũng như những người thân yêu. Hãy luôn trân trọng những khoảng lặng, khi chúng ta ngồi lại và làm gì đó giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hoặc đơn giản là ngồi không và chẳng cần phải làm gì. Những lúc cảm thấy cô đơn, hãy bắt đầu bằng việc mời bạn bè đến chơi nhà, cùng nhau nấu ăn, chia sẻ. Tận hưởng từng phút giây ở bên cạnh nhau dù là nhỏ nhất chính là chìa khóa của hygge.

3. Thưởng thức bữa ăn cùng người thân và cân bằng công việc với gia đình
Người Bắc Âu thường cố gắng tối đa để ăn cơm cùng gia đình mỗi ngày, và đối với họ mối quan hệ thân thích được tạo ra thông qua các buổi tiệc tùng, ăn uống là rất quan trọng. Hầu hết các văn phòng ở Đan Mạch đóng cửa lúc 5 giờ chiều và không có việc làm thêm giờ. Tại Thụy Điển, một số công ty thậm chí đã chuyển sang làm việc sáu giờ đồng hồ để tăng năng suất và hạnh phúc.
Các gia đình thường đi ra ngoài công viên, chơi thể thao, và đi du lịch với người thân của họ. Có một sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống chính là chìa khóa để bảo vệ bản thân chống lại các tác hại của sự căng thẳng.

4. Nấu ăn và đồ uống nóng
Phong cách Hygge không cho phép bạn ăn đồ ăn hộp hay đồ ăn sẵn được đóng gói ngoài siêu thị. Thay vào đó, hãy tự chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn và mời bạn bè đến cùng thưởng thức.
Mùa đông tại Đan Mạch kéo dài và số ngày nắng rất ít ỏi. Đây cũng là thời điểm hygge được cảm nhận rõ nhất bởi nó giúp người dân có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt và tận hưởng không khí lễ hội cuối năm trọn vẹn nhất. Khi đó, một tách cà phê, ca cao hay bất cứ đồ uống nóng khác đều sẽ mang đến sự ấm áp.

5. Bỏ qua những chủ đề gây tranh cãi
Những chủ đề có thể gây tranh cãi hay chia rẽ là đi ngược lại với hygge, hygge là cân bằng và thảo luận một cách điềm tĩnh, nhẹ nhàng. Điểm mấu chốt là hãy tập trung tận hưởng thời khắc được ở bên nhau trong không gian đầm ấp, thân mật. Chúng ta có rất nhiều khoảng thời gian trong ngày để tranh luận về các vấn đề cuộc sống nhưng hygge là lúc thưởng thức món ngon, tận hưởng không khí ấm cúng, đừng lôi những thứ có thể phá tan bầu không khí này ra thảo luận.

6. Kỳ vọng phải thực tế
Trong cuốn sách “Hạnh phúc như người Đan Mạch”, tác giả Malene Rydahl đã bàn về chìa khóa dẫn tới hạnh phúc của người Scandinavia. Một trong những bí mật quan trọng nhất là khả năng hình thành những kỳ vọng thực tế, nhưng đừng đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng. Bạn sẽ thấy rằng bạn bè và người thân của bạn sẽ làm bạn ngạc nhiên nhiều hơn.

So sánh bản thân với người khác sẽ không giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn. Chúng ta thường có xu hướng so sánh cuộc sống của mình với những hình mẫu hoàn hảo trong xã hội. Tuy nhiên, những so sánh này thường chỉ làm gia tăng sự bất hạnh của chúng ta. Hãy dừng việc đo đếm thành công của người khác lại và vui mừng với những gì bạn đang có.

Ngoài phong cách sống lấy với cảm hứng hygge, ở các nước Bắc Âu còn lưu truyền một bộ quy tắc về hành vi ứng xử của mỗi cá nhân có tên“Luật Jante”, trong đó nêu rõ:

Bạn đừng nghĩ rằng bạn là điều gì đó đặc biệt;
Đừng nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác;
Đừng nghĩ rằng bạn thông minh hơn người khác;
Đừng nghĩ rằng bạn biết nhiều hơn người khác;
Đừng nghĩ rằng bạn quan trọng hơn người khác;
Đừng cười nhạo người khác;
Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn;
Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

Và những điều này đã giúp tạo ra một xã hội vô cùng thân thiện và hợp tác, nơi sự khiêm tốn và tôn trọng người khác luôn được đánh giá cao.

Quên đi cái tôi cá nhân, bạn không hướng cái nhìn phán xét tới người khác thì người khác cũng sẽ không phán xét bạn. Khi chúng ta quên đi cái tôi cá nhân, chúng ta sẽ dễ dàng kết nối với nhau hơn. Thay vì giả vờ nịnh nọt, khoe khoang hay mỉa mai, so đo với nhau, hãy giữ thái độ chân thành và ý nhị.

Những hào nhoáng bề ngoài, khoe mẽ thành tích cá nhân, đắm chìm trong sự tranh đấu, chỉ nhìn tới những điều to tát mà quên mất chăm lo cho tiểu tiết, mang những nỗi muộn phiền theo bên mình quá lâu tới mức chúng trở thành gánh nặng, hay quên mất mình cũng là một phần của thiên nhiên tươi đẹp, biến mình thành nô lệ của các thiết bị điện tử… tất cả những điều đó đang kéo con người hiện đại xuống vũng lầy đặc quánh của u uất và bất mãn. Rồi họ lại chuyển sự bất mãn của mình sang người khác, cứ như vậy lan truyền, xã hội đang trở nên ngột ngạt và căng thẳng hơn. Giữa hoàn cảnh đó, không phải ngẫu nhiên mà các nước Bắc Âu đều ở trong tốp các quốc gia văn minh, hạnh phúc và đáng sống nhất trên thế giới. Phong cách sống, lối cư xử và quan điểm nhân sinh đã hình thành lâu đời của họ đã chứng minh với thế giới rằng cuộc sống sẽ trở nên dễ chịu hơn nếu chúng ta luôn khiêm tốn, sống đơn giản, biết buông bỏ và biết thế nào là đủ.

Thu Hiền tổng hợp


Người đăng: vanngan vào lúc 07:31 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Con cháu Vua Hùng

 " Các vua Hùng đã có công dựng nước "
...


 

 

CON CHÁU VUA HÙNG

Thời tiết thật chẳng chiều lòng người, cái ngày mà khắp nơi nơi đang bừng bừng không khí lễ hội để ăn mừng Quốc giỗ ... thì Ông Trời lại cho đổ mưa tầm, mưa tã. Phú Thọ ... mưa, Đền Hùng ... mưa, Hà nội ... cũng mưa, miền Bắc ... mưa , mưa .. . nhiều nơi.

Có người nói Trời mưa là để rửa Đền, cho sạch hết các uế tạp và ô nhiễm, có người lại cho rằng...  chẳng qua là các Cụ ... buồn vì thực trạng xuống cấp, xuống dốc Đạo Đức, luân thường của cái đám con , đám cháu nòi Lạc giống Hồng. 

Vậy ta hãy thử dòm xem cái đám con cháu các Cụ giờ sống ra làm sao, có thật là cần phải tẩy rửa sạch tạp uế không ? .. có thật là các Cụ phải rầu lòng vì chúng hay không ?

Không !  

Không phải đâu các bạn ạ ! 

Hoàn toàn không phải nhé ! 

Chúng ta đã làm được rất nhiều, rất rất nhiều ... cho Quê hương yêu dấu của chúng ta, cái xứ sở mà từ ngày xửa, ngày xưa, nơi các Vua Hùng đã có công dựng Nước. Còn ngày nảy, ngày nay,  lũ con cháu chúng ta cũng phải biết lo mà giữ lấy Nước cho nó chắc chắn. Đó cũng chính là những lời răn dậy của chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây ngót nghét hơn sáu chục năm. Muốn giữ được nước thì phải làm gì ? Tất nhiên là phải làm cho kinh tài được phát triển, Dân được giầu, Nước được mạnh , xã hội được văn minh, tiến bộ... vua thì sáng, tôi thì hiền,.. con dân thì ngoan đạo và biết vâng lời. Muốn phát triển được thì phải làm gì ? Tất nhiên là phải biết tích lũy, biết tiết kiệm các nguồn lực, nguyên, nhiên vật liệu... biết tiếp thu và học hỏi từ kinh nghiệm của các cường quốc phát triển. Non sông có được vẻ vang hay không ? Có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không ?.. Chính là ở chỗ này vậy đấy. 

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, hiện nay chúng ta đang đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ Mẹ trái đất. Ở xứ ta, không có cái gì gọi là phế thải để mà vất đi cả, chúng ta tận dụng hết, tái sử dụng hết, vừa tiết kiệm, tránh lãng phí lại bảo vệ được môi trường sống xung quanh. 

Pin sử dụng xong  ... ta đem trộn với cafe  ... rất bổ dưỡng

Tre già thì đem đốt thành than ...ta dùng bột than làm thuốc trị ung thư ... rất hiệu quả

Thuốc hạ sốt hết hạn ... ta dùng cho trẻ em từ 1 -  3 tuổi ... chả phí tí nào.

Sữa sắp hết date ... ta lại đưa lên trên mạn ngược, trên đấy khí hậu trong lành bảo quản được lâu hơn.

Nước thải công nghiệp ... xử lý qua ... là ta mang vỗ béo tụi tôm, cua, cá ... lớn rất nhanh.

Dầu nhớt thải ... ta dùng để tưới cho rau muống ... năng suất cao mà lại đuổi tiệt lũ sâu bọ.

Rau, củ, quả ... ta đem ngâm hoá chất tẩy ...  sẽ để được rất lâu, khỏi phải vứt đi ... hoài của lắm.

Lợn chết, gà thiu, nội tạng bốc mùi ... ta sơ chế với tí hoá chất là ăn được tất ... cái này là để cho ngũ tạng được luyện rèn.

Nước giặt giẻ lau bảng , dép cũ ... ta đưa vào dùng làm giáo cụ ... rất hiệu quả.

...

Rất tiết kiệm, rất sáng tạo, tận dụng tất ... không có cái gì để lãng phí cả, không có cái gì mà phải vứt đi cả.

Song hành cùng công cuộc tiết kiệm cho nguồn dự trữ có hạn của Mẹ Trái đất , chúng ta cũng không hề sao nhãng việc ra sức tận tâm tích trữ cho ngân khố của quê Cha . Muốn phát triển được thì phải có tích lũy, đây là quy luật tất yếu của cuộc sống. Không có tiền thì phát vào đâu ? ... chỉ có lên rừng mà phát vài cái rẫy, hay lại phải cạp lấy đất mà ăn thôi. Muốn tích luỹ nhanh theo chiến lược đi tắt, đón đầu thì ... chúng ta phải rất tận tình mà tận ... thu. Không có con đường nào khác cả, muốn vẻ vang, muốn sánh vai với họ thì phải làm vậy, phải tích nhanh cho thật nhiều tiền ... vì tài nguyên thì chả thể tích được vào đâu. Có tiền rồi thì mới có thể đầu tư, mua sắm mà phát triển lên được. Muốn tích tiền nhanh thì phải làm gì ? Đương nhiên là ta không thể cứ đem in ra mà tích được. Vậy thì phải moi cho ra cái gì bán được thì đem bán, cái gì có thể thu được là phải thu thôi.

Những cánh đồng cỏ dại mà xưa nay chúng ta phải thuê người nhổ bỏ, hay tốn tiền phun thuốc tiêu diệt ... giờ .. ta tận dụng chúng làm suất ăn để bán cho bò ... vừa thu được tiền lại vừa không gây ô nhiễm.

Nhà ở xã hội dành cho những người có thu nhập thấp thì ... ta sẽ đánh thuế dành cho ... nhà giầu. Bởi vì đã có nhà là giầu rồi ! ... bên Tây ý mà ... họ toàn đi ở thuê thôi, mà họ là tư bản đấy nhé. Ta cũng phải oánh thuế luôn và ngay từ căn nhà đầu tiên, thừa kế cũng vậy mà vay nợ để mua cũng thế ... oánh tuốt tuồn tuột. Như vậy sẽ hạn chế được việc đầu cơ nhà đất, chặn ngay từ đầu, từ khi còn trứng nước. Bà con còn tiền đâu mà để đầu cơ mua thêm cái nữa. Việc oánh thuế này sẽ bảo đảm được công bằng xã hội, tuân thủ theo hiến pháp, mọi người dân đều có thể sở hữu được nhà, không phải lo nhà hàng xóm nó mua hết mất. Và ngân khố lại có thêm được nguồn thu không hề nhỏ.

" Cửa Phật rộng mở, đưa chúng sanh đi vào nẻo thiện "

Phật Môn xưa nay là chốn từ bi, luôn rộng mở cho chúng sinh ba đào đến với Phật. Người đi lễ Chùa thì tuỳ tâm, tuỳ khả năng mà giọt dầu, công đức cho Nhà Chùa, có mấy ai mà không làm như vậy. Trong bao năm qua, việc trùng tu tôn tạo đều có sự đóng góp rất lớn từ các nguồn kinh phí xã hội hóa, từ sự công đức của nhân dân. Hàng nghìn ngôi chùa đã được xây dựng, tu bổ bằng cách đó mà không cần phải bán vé.

Nhưng giờ đây ta lại bán vé vào cửa là vì sao?  ... vì cái này rất đúng với quy trình. Vé này không phải vé vào Chùa mà là phí vãng cảnh. Ta không hề thu tiền vào cổng Chùa, mà chỉ thu tiền cái phần tham quan di tích và thắng cảnh mà thôi. Lễ Phật không bao giờ là phải nộp tiền cả. Chúng ta có thể leo bộ vài cây số mà không nhòm ngó xung quanh hay không? chúng ta có thể đổ bộ từ trên Trời hay nhắm mắt đi thẳng vào Lễ Chùa rồi quay về luôn được không ? ... không thể !  .. đúng không ?  Đó chính là vừa được lễ Chùa, lại vừa được tham quan các danh lam thắng cảnh ... vậy phần sau phải thu phí Là quá chuẩn không cần chỉnh rồi. 

Phí này sẽ để làm gì ? Đương nhiên là một phần sẽ để làm quỹ duy trì, tôn tạo, bảo tồn khu di tích .. thứ mà dân gian hay gọi là giọt dầu vậy. Một phần bé tí tí xíu là để duy trì bộ máy vận hành, làm cho nó chạy ngon lành và trơn chu. Phần lớn nhất, miếng to nhất sẽ đóng góp vào ngân sách ... đó lại chính là tích lũy đấy ạ. Việc thu phí này cũng góp phần không nhỏ vào công cuộc gìn giữ và phát triển ở quê Cha, đất Tổ. Cứ đà này, nếu số tiền dần tăng lên thì người nghèo chỉ có thể đứng từ xa xa mà bái Phật, chỉ người có tiền mới bước vào được chốn Phật môn. Vậy là nếu muốn đến Chùa bái phật thì phải giầu lên, phải tích lũy và tiết kiệm ...  Dân mà giầu thì Nước khắc mạnh ... Nước hùng mạnh thì mới có thể thoải mái mà bá vai bá cổ với các cường quốc ở khắp năm Châu. 

Mà muốn làm giầu thì không hề khó tí nào cả, chỉ cần chăm chỉ, chịu thương, chịu khó là được, đừng có mà lười. Nuôi lợn, buôn chổi đót... chạy xe ôm ngoài giờ là có thể xây được biệt phủ, xắm nhà lầu, siêu xe ... có khó khăn gì đâu. Bác Hồ cũng đã dậy cho chúng ta rồi kia mà : " không có việc gì là khó hết cả ".

Vậy là đã rõ như ban ngày rồi nhé ! 

Dù vẫn còn một số tồn tại và hạn chế ... nhưng đám con cháu các Vua Hùng chúng ta đã đạt được những thành quả và thành tựu đáng kể. Năm sau đều tăng cao và phát triển hơn năm trước. Chúng ta đã vươn lên hàng đầu trong công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Chúng ta cũng đã tiếp thu và học hỏi không ngừng từ các nước tiền tiến, đã biết đón đầu đi tắt để tạo tiền đề, điều kiện cho sự bùng nổ và phát triển mai sau. Cứ cái đà này... cứ con đường này ... thì sẽ có cái ngày mà quê chúng ta được vẻ vang, được sánh vai cùng các cường quốc ở khắp năm châu bốn bể như Bác Hồ đã từng mong mỏi.

Và thế là chúng ta đã tìm được câu trả lời hợp lý và rất khoa học ... Trời mưa vì chẳng qua là mây nhiều quá thì nó sẽ phải mưa. Không có tí ti liên quan gì đến cái việc tẩy rửa hay khóc than gì hết cả. 

Mà nếu có khóc thì đó chắc hẳn phải là những giọt nước mắt .. sung sướng.

 

Mậu Tuất Niên

Tháng 3, ngày 10 ÂL

Người đăng: vanngan vào lúc 10:38 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Theo ai

Khổng Tử thấy Kẻ đánh lưới chim sẻ chỉ đánh được thuần sẻ non vàng mép. Ngài bèn hỏi rằng:
"Không đánh được sẻ già là tại làm sao!"
Kẻ đánh lưới nói:
"Sẻ già biết sợ, cho nên khó được, sẻ non tham ăn, cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà theo sẻ già thì bắt sẻ non cũng khó nhưng nếu sẻ già theo sẻ non thì bắt sẻ già cũng dễ."
Ngài nghe đoạn quay lại bảo học trò rằng:
"Biết sợ để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong, đó đều là tính tự nhiên vậy. Song phúc hay họa lại do ở cái theo khôn hay theo dại. Cho nên người quân tử trước khi theo ai phải cẩn thận. Theo ai mà biết phòng xa như người lão luyện, thì được toàn thân, theo ai mà hay nông nổi như kẻ trẻ dại thì bại hoại."

-st-
Người đăng: vanngan vào lúc 08:47 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Chờ...

Tan Trường ... Tan Trường
Chờ vanngan đi ngang về ... lối này

Người đăng: vanngan vào lúc 02:03 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Hạnh Phúc

Đệ tử: “Con rất cần đến sự giúp đỡ của thầy - nếu không, con sẽ quẫn trí luôn. Chúng con ở trong một căn phòng độc nhất, gồm có vợ chồng, con cái, và dâu rể! Do đó chúng con luôn bị căng thẳng thần kinh, la hét cãi cọ nhau om sòm. Căn nhà thật là chốn địa ngục."
Minh Sư đáp một cách trịnh trọng:
-"Con có hứa là làm bất cứ những gì thầy dạy bảo không?”
“Con xin thề là sẽ làm bất cứ điều gì.”
-“Được rồi. Con có bao nhiêu gia súc?”
“Một con bò cái, một con dê và sáu con gà.”
-“Con hãy đem hết các con vật đó vào trong căn phòng của con. Rồi con hãy trở lại sau một tuần lễ."
Đệ tử kinh hoàng. Nhưng đã trót hứa vâng lời. Do đó, anh ta đã mang các gia súc vào nhà. Một tuần lễ sau anh ta trở lại, gương mặt rầu rĩ thảm não và nói: "Con bị thần kinh căng thẳng đến tột độ. Nào là nhơ uế! Hôi hám! Ồn ào! Tất cả chúng con sắp sửa hóa điên mất!"
Minh Sư truyền dạy:
-"Con hãy trở về và đem hết súc vật ra ngoài."
Anh ta chạy một mạch về nhà. Và hôm sau, anh ta trở lại, ánh mắt rực sáng niềm vui: "Đời êm đẹp làm sao! Các gia súc đã đi khỏi. Căn phòng là một thiên đường: Yên tĩnh làm sao! Sạch sẽ làm sao! Và hạnh phúc làm sao!"

Anthony de Mello, S.J.  
Đỗ Tân Hưng chuyển ngữ
Trích :"Minh Triết Trong Một Phút"
*Nguồn ảnh :Véronique Faure
Người đăng: vanngan vào lúc 08:05 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Hành thiện không chỉ là bố thí ...

 " Tâm nhỏ, mọi việc nhỏ sẽ thành lớn
Tâm lớn, mọi việc lớn sẽ thành nhỏ "
- Phong Tử Khai -




HÀNH THIỆN , TÍCH ĐỨC kHÔNG CHỈ LÀ BỐ THÍ VÀ LÀM TỪ THIỆN

Những người già thường nói: “Có đức mặc sức mà ăn”. Đương nhiên, cái đức ấy lớn lao, quan trọng hơn nhiều so với việc mưu cầu miếng cơm, kế sinh nhai. Có đức, bạn sẽ đổi lại được nhiều phúc báo.
Phật gia giảng, người tích đức kiếp này có thể nhận phúc báo ở kiếp sau. Những người tu luyện cũng hay bàn về chuyện giữ gìn đạo đức, tính tình để tạo lập cơ sở tu hành, sau này có hy vọng nhảy thoát khỏi vòng luân hồi, bể khổ.
Nhiều người cho rằng tích đức, hành thiện là bố thí một chút tiền tài hay giúp đỡ những người nghèo khổ miếng cơm, manh áo. Kỳ thực, bố thí không chỉ là cho tiền theo quan niệm của nhiều người. Có nhiều cách hành thiện, tích đức đơn giản, mà không nhất thiết phải sử dụng đến tiền bạc hay của cải vật chất. 

1. Nói lời khoan dung, độ lượng
Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung, độ lượng đối với người khác. Nếu lời quá thẳng, hãy nói vòng, nói giảm, nói tránh” một chút. Nếu lời lạnh như băng, hãy hâm nóng chúng lên trước khi truyền cho người khác. Khi nói lời phê bình, khiển trách, hãy đảm bảo rằng lòng tự tôn của người nghe không bị tổn thương. Và bạn hãy luôn nhớ rằng, một lời khen ngợi đúng lúc có giá còn hơn ngàn vàng.

2. Tán thưởng, vỗ tay
Hãy học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng người khác. Ai cũng đều cần nghe tiếng vỗ tay tán thưởng của người khác bởi đó chính là sự ủng hộ, khen ngợi, sự đồng tình, chia sẻ. Chẳng ai muốn cô đơn, lạc lõng giữa thế gian này, ai cũng cần dù chỉ là một người tán đồng với mình, thấu hiểu mình.
Không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì đời người thực sự quá nhỏ hẹp. Cho người khác tiếng vỗ tay kỳ thực là cho chính bản thân mình.

3. Giữ thể diện cho người khác
Ở một số tình huống, việc “không nể mặt” chính là thái độ vô lễ lớn nhất. Người phương đông rất xem trọng thể diện vì vậy ở bất kỳ thời điểm nào cũng dành cho người khác một “lối thoát”, một đường lùi.
Nhìn thấy rõ một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói. Đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường. Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một tội lỗi đẩy người ta đến đường cùng.

4. Tín nhiệm người khác
Người có tính đa nghi trời sinh thì khó có được bạn chân thành. Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc. Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công. Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người”.

5. Tính cách khiêm nhường
Người xưa nói, người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch. Hãy tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi và học cách buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ.
Bạn cũng không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhường một chút, mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn.

6. Thấu hiểu người khác
Ai cũng mong có người thấu hiểu, thừa nhận mình. Hiểu người khác cũng chính là đem lại lợi ích cho họ, cho chính bản thân bạn. Khi đã hiểu được tâm tình, tâm sự của đối phương, bạn sẽ biết cách mang đến hạnh phúc cho họ, cũng sẽ biết cách sống đẹp hơn, tu sửa mình tốt hơn.

7. Tôn trọng người khác
Hãy luôn đặt sự tự tôn của người khác ở vị trí cao , thậm chí cao hơn chính bản thân mình. Sự tôn nghiêm của một người chính là phẩm giá và đạo đức, đôi khi là sinh mệnh của họ. Đừng bao giờ mạo phạm người khác nếu không muốn chính mình cũng bị mạo phạm. Đối với những kẻ yếu hơn, lại càng phải tôn trọng, trân quý họ.
Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác. Làm được như vậy thì chính là bạn đã có phẩm chất của một người quân tử. Người quân tử chính là tôn trọng kẻ yếu, không sợ kẻ mạnh, là nghĩ cho người trước, nghĩ đến mình sau.

8. Thành thật với mọi người
Ở đời, sự chân thành bao giờ cũng đáng quý. Không thành thật sẽ khó mà tồn tại giữa nhân gian. Người giả dối sẽ không bao giờ có được người tri kỷ, người bạn chân thành. Sự thành tín chính là cái gốc làm người. Hãy giữ gìn chữ tín, lòng chân thật, bạn sẽ thu phục được lòng người, sẽ trở thành người được yêu mến, thành công.
Mất đi chữ tín, một đời người coi như cũng kết thúc sớm rồi. Bởi giữ được chữ tín thì có thể đi khắp thiên hạ, có thể kết giao khắp bốn bể, gầm trời.

9. Nói lời cảm ơn
Người có lòng cảm ơn sẽ luôn lấy được thiện cảm từ người khác. Hãy tập nói lời cảm ơn dù chỉ từ những việc nhỏ nhặt nhất thường ngày. Nhưng đừng chỉ cảm ơn ân nhân của mình, hãy học cách cảm ơn ngay cả đối thủ của mình. Đó cũng chính là thể hiện của một người có chí khí, có bản lĩnh vậy.

10. Mỉm cười với người khác
Nụ cười chân thành còn có giá trị hơn cả ngàn vàng. Chẳng ai có thể cự tuyệt một nụ cười xuất phát tự đáy lòng cả. Mỉm cười chính là cách để con người kết nối với nhau nhanh nhất và bền vững nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, thế gian này nếu ngày ngày tràn ngập tiếng cười, không còn thù hận, nếu ai cũng coi người khác là bạn bè, người thân của mình, chẳng phải mọi đau khổ sẽ tan biến hết hay sao?

11. Khoan dung
Khoan dung là một trong những đức tính hàng đầu của người quân tử. Nếu không thể khoan dung người khác, chứng tỏ rằng trong bạn còn có nhiều mối hận, chứng tỏ lòng dạ của bạn vẫn chưa đủ rộng lượng, khoáng đạt.
Sức mạnh của lòng khoan dung thật lớn. Nó có thể cải biến một con người lầm lỗi trở nên chân chính. Nó cũng có thể hoán cải một tâm hồn gỗ đá, chai sạn vì hận thù trở nên tươi đẹp, yêu đời hơn.
Người có lòng khoan dung không chỉ là biết nghĩ cho người khác, biết gia ân cho kẻ thù mà còn chính là biết nghĩ cho mình, biết cởi trói cho mình. Bởi hận thù chính là liều thuốc độc. Giữ hận thù trong người chính là ấp ủ thuốc độc, đầu độc chính mình. Khoan dung là dòng nước mát tưới tắm tâm hồn khổ đau, cũng là liều thuốc giải độc cho mọi oán thù trên cõi đời này.

12. Biết lắng nghe
Người xưa có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít”. Trước khi học nói, người ta đã phải biết lắng nghe. Đứa trẻ từ trong bụng mẹ đã có thể nghe thấy âm thanh của thế giới này nhưng sau khi chào đời, thường phải 2 – 3 năm mới bập bẹ những tiếng đầu tiên. Đạo lý ở đây là gì?
Biết lắng nghe chính là biết nghĩ cho người, biết nhường người, tôn trọng họ. Đủ lòng kiên nhẫn để lắng nghe người khác nói, bạn cũng sẽ đủ lòng kiên nhẫn để thấu hiểu, yêu thương họ.
Đôi khi có những lúc ta chỉ cần lắng nghe. Sự lắng nghe có thể đã là câu trả lời tuyệt vời nhất cho những mâu thuẫn, khổ đau, buồn bực trong đời. Không thể lắng nghe chính là không thể nhẫn nại. Không thể nhẫn nại thì cũng chẳng thể nào làm được việc lớn. Từ xưa đến nay, người thông minh nhất chính là người biết lắng nghe nhiều nhất chứ không phải nói thật nhiều.
Từ nay hãy trở thành một người biết lắng nghe hơn bạn nhé!

Văn Nhược
Người đăng: vanngan vào lúc 00:50 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Lưu trữ Blog

  • ►  2025 (118)
    • ►  tháng 7 (8)
    • ►  tháng 6 (21)
    • ►  tháng 5 (19)
    • ►  tháng 4 (23)
    • ►  tháng 3 (16)
    • ►  tháng 2 (17)
    • ►  tháng 1 (14)
  • ►  2024 (196)
    • ►  tháng 12 (16)
    • ►  tháng 11 (20)
    • ►  tháng 10 (16)
    • ►  tháng 9 (26)
    • ►  tháng 8 (19)
    • ►  tháng 7 (18)
    • ►  tháng 6 (14)
    • ►  tháng 5 (16)
    • ►  tháng 4 (13)
    • ►  tháng 3 (10)
    • ►  tháng 2 (16)
    • ►  tháng 1 (12)
  • ►  2023 (211)
    • ►  tháng 12 (12)
    • ►  tháng 11 (20)
    • ►  tháng 10 (18)
    • ►  tháng 9 (20)
    • ►  tháng 8 (20)
    • ►  tháng 7 (19)
    • ►  tháng 6 (19)
    • ►  tháng 5 (15)
    • ►  tháng 4 (20)
    • ►  tháng 3 (16)
    • ►  tháng 2 (17)
    • ►  tháng 1 (15)
  • ►  2022 (213)
    • ►  tháng 12 (19)
    • ►  tháng 11 (17)
    • ►  tháng 10 (17)
    • ►  tháng 9 (12)
    • ►  tháng 8 (18)
    • ►  tháng 7 (21)
    • ►  tháng 6 (19)
    • ►  tháng 5 (19)
    • ►  tháng 4 (12)
    • ►  tháng 3 (19)
    • ►  tháng 2 (18)
    • ►  tháng 1 (22)
  • ►  2021 (224)
    • ►  tháng 12 (21)
    • ►  tháng 11 (13)
    • ►  tháng 10 (24)
    • ►  tháng 9 (30)
    • ►  tháng 8 (23)
    • ►  tháng 7 (20)
    • ►  tháng 6 (23)
    • ►  tháng 5 (12)
    • ►  tháng 4 (13)
    • ►  tháng 3 (17)
    • ►  tháng 2 (16)
    • ►  tháng 1 (12)
  • ►  2020 (258)
    • ►  tháng 12 (14)
    • ►  tháng 11 (20)
    • ►  tháng 10 (28)
    • ►  tháng 9 (17)
    • ►  tháng 8 (23)
    • ►  tháng 7 (21)
    • ►  tháng 6 (26)
    • ►  tháng 5 (29)
    • ►  tháng 4 (34)
    • ►  tháng 3 (19)
    • ►  tháng 2 (16)
    • ►  tháng 1 (11)
  • ►  2019 (140)
    • ►  tháng 12 (16)
    • ►  tháng 11 (14)
    • ►  tháng 10 (26)
    • ►  tháng 9 (21)
    • ►  tháng 8 (15)
    • ►  tháng 7 (6)
    • ►  tháng 6 (8)
    • ►  tháng 5 (5)
    • ►  tháng 4 (7)
    • ►  tháng 3 (6)
    • ►  tháng 2 (11)
    • ►  tháng 1 (5)
  • ▼  2018 (136)
    • ►  tháng 12 (9)
    • ►  tháng 11 (8)
    • ►  tháng 10 (14)
    • ►  tháng 9 (8)
    • ►  tháng 8 (22)
    • ►  tháng 7 (17)
    • ►  tháng 6 (13)
    • ►  tháng 5 (9)
    • ▼  tháng 4 (13)
      • Hygge & Jante
      • Con cháu Vua Hùng
      • Theo ai
      • Chờ...
      • Hạnh Phúc
      • Hành thiện không chỉ là bố thí ...
      • Vì lợi ích trăm năm ...
      • Ao cũ
      • Rác rưởi
      • Giọt nắng bên thềm
      • Hợp tác
      • Và sẽ chẳng còn gì trên bờ cát thời gian
      • Vì vốn dĩ cuộc đời là thế
    • ►  tháng 3 (7)
    • ►  tháng 2 (6)
    • ►  tháng 1 (10)
  • ►  2017 (73)
    • ►  tháng 12 (5)
    • ►  tháng 11 (9)
    • ►  tháng 10 (8)
    • ►  tháng 9 (6)
    • ►  tháng 8 (5)
    • ►  tháng 7 (6)
    • ►  tháng 6 (9)
    • ►  tháng 5 (6)
    • ►  tháng 4 (5)
    • ►  tháng 2 (5)
    • ►  tháng 1 (9)
  • ►  2016 (61)
    • ►  tháng 12 (7)
    • ►  tháng 11 (1)
    • ►  tháng 10 (4)
    • ►  tháng 9 (8)
    • ►  tháng 8 (8)
    • ►  tháng 7 (3)
    • ►  tháng 6 (4)
    • ►  tháng 5 (7)
    • ►  tháng 4 (8)
    • ►  tháng 3 (5)
    • ►  tháng 2 (4)
    • ►  tháng 1 (2)
  • ►  2015 (76)
    • ►  tháng 12 (7)
    • ►  tháng 11 (7)
    • ►  tháng 10 (6)
    • ►  tháng 9 (7)
    • ►  tháng 8 (6)
    • ►  tháng 7 (5)
    • ►  tháng 6 (5)
    • ►  tháng 5 (9)
    • ►  tháng 4 (6)
    • ►  tháng 3 (13)
    • ►  tháng 2 (1)
    • ►  tháng 1 (4)
  • ►  2014 (62)
    • ►  tháng 12 (11)
    • ►  tháng 11 (4)
    • ►  tháng 10 (6)
    • ►  tháng 9 (3)
    • ►  tháng 8 (5)
    • ►  tháng 7 (2)
    • ►  tháng 6 (2)
    • ►  tháng 5 (6)
    • ►  tháng 4 (5)
    • ►  tháng 3 (10)
    • ►  tháng 2 (6)
    • ►  tháng 1 (2)
  • ►  2013 (106)
    • ►  tháng 12 (15)
    • ►  tháng 11 (6)
    • ►  tháng 10 (4)
    • ►  tháng 9 (11)
    • ►  tháng 8 (18)
    • ►  tháng 7 (13)
    • ►  tháng 6 (9)
    • ►  tháng 5 (28)
    • ►  tháng 4 (2)

Tổng số lượt xem trang

Chủ đề Trừu tượng. Được tạo bởi Blogger.