Ở Ấn Độ xa xưa, có một vị thầy
thuộc đẳng cấp Bà La Môn rất nghèo nhưng lại có rất nhiều đệ tử. Một ngày, vị
thầy dạy các đệ tử rằng : khi những người Bà la Môn trở nên nghèo khó thì có
quyền ăn cắp và yêu cầu các đệ tử đi ra ngoài ăn trộm. Ông nói :
“ là những người được Trời Brahma - đấng sáng tạo của thế giới –
yêu quý, thì đối với một người Bà la môn, việc ăn cắp không xấu xa ”
Trong số những đệ tử
sắp lên đường đi ăn cắp thì có một đệ tử đứng im lặng cúi đầu xuống và rồi
không chịu đi. Vị thầy Bà la môn hỏi anh ta tại sao không đi. Người học trò nói:
“Điều thầy dạy chúng con bây giờ trái nghịch với Pháp, vì
vậy con không nghĩ rằng con có thể làm được điều đó ".
Lời nói này làm vui
lòng người Bà la môn, ông nói:
“Ta đã trắc nghiệm các con. Mặc dù các con đều là đệ tử của
ta và trung thành với ta, nhưng sự khác biệt giữa các con là sự phán đoán. Ta
là thầy của các con, nhưng các con phải xem xét lời chỉ dạy của ta, và bất kỳ
lúc nào lời chỉ dạy chống trái với Pháp thì các con chớ nên theo”
-st-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét