Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017
Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017
Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017
Chu Tử Gia Huấn
CHU TỬ TRỊ GIA CÁCH NGÔN
1. Bình minh liền dậy,
quét dọn sân nhà, phải trong ngoài sạch gọn. Hoàng hôn thì nghỉ, khóa hết
cửa cổng, cần tự mình kiểm điểm.
2. Bát cơm bát cháo, nên
nghĩ có được không dễ. Sợi tơ mảnh vải, luôn nhớ vật lực gian nan. Nên
chưa mưa thì thu lụa, đừng đến khát mới đào giếng. Cuộc sống cần phải tiết
kiệm, làm khách chớ có lưu luyến.
3. Đồ dùng bền mà sạch,
gốm sành hơn vàng bạc. Ăn uống kiệm lại tinh, rau vườn hơn yến tiệc. Đừng
xây nhà đẹp, đừng kiếm ruộng hay. Tì đẹp thiếp xinh, chẳng phải phúc nơi
khuê phòng.
4. Con cháu dù ngốc, kinh
sách không thể không đọc. Ăn ở cần phải thuần phác, dạy con phải có cách
hay.
5. Đừng tham của cải trời
cho, đừng uống rượu chè quá lượng. Kinh doanh làm ăn chung, đừng chiếm
phần hơn. Thấy người thân quen nghèo khổ, thì nên trợ giúp. Bạc bẽo
mà làm giàu, tất chẳng được lâu. Luân thường chẳng giữ, liền thấy tiêu vong
trước mắt.
6. Anh em chú cháu, nên
chia người nghèo phần hơn. Già trẻ nội ngoại, cần giữ tôn ti, phép
tắc. Trọng tiền tài, nhẹ mẹ cha, thì không xứng làm con.
7. Gả con chọn rể tốt, chớ
đòi lễ hậu. Cưới dâu kiếm thục hiền, đừng tính hồi môn. Thấy phú quý
mà sinh xiểm nịnh, là người vô sỉ nhất. Gặp bần cùng mà tỏ kiêu ngạo, ấy
chuyện đê tiện thay.
8. Xử thế tránh đa ngôn,
nói nhiều lỡ miệng. Chớ cậy thế mà chèn ép kẻ thế cô, đừng tham miệng mà
tàn sát loài muông thú. Cố chấp bảo thủ, hối hận ắt nhiều. Biếng nhác
ủy mị, đạo nhà khó giữ.
9. Gặp việc liền cãi
tranh, làm sao biết là mình cũng có chỗ sai? Gia ân đừng nhớ, chịu ân chớ quên.
10. Làm việc gì cũng để có
chỗ lùi, đắc ý mấy cũng nên biết điểm dừng. Người khác có chuyện vui, chớ
sinh lòng đố kỵ. Người khác có họa hoạn, đừng có ý mừng vui. Làm việc
thiện mà muốn người biết, chẳng phải thực là thiện. Làm chuyện ác còn sợ người khác
hay, cũng chính ắt là đại ác.
11. Trong nhà hòa thuận,
tuy bữa đói bữa no, vẫn thừa niềm vui. Thuế khóa hoàn thành, tuy trong túi
chẳng dư, tự mình an lạc.
12. Đọc sách noi chí thánh
hiền, làm quan tận tâm giúp nước. An phận thủ mệnh, thuận mệnh theo trời. Làm
được như thế, chính là đã đến gần kề với Đạo vậy.
Mười hai câu cách ngôn trên, có thể đối với nhiều người đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, nói dễ nhưng chưa hẳn làm đã dễ. Để làm một người tốt, để sống một cuộc đời an vui, quả thực cần phải chú tâm từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt như vậy!
Chu Dụng Thuần
Hải Sơn biên dịch
* " Chu Tử trị gia cách
ngôn” còn có các tên gọi khác là “Chu
Tử Gia Huấn” do Chu Dụng Thuần (1617 – 1688) thời Minh mạt Thanh
sơ, tự Trí Nhất, hào Bách Lư, người Giang Tô biên soạn. Ông viết thành
từng câu dưới dạng đối theo thể Phú, lập thành một thiên về gia huấn cách ngôn.
“Chu Tử trị gia cách ngôn” lấy “Tu thân”, “Tề gia” làm tôn chỉ, tập hợp tinh hoa
các phương pháp đối nhân xử thế của Nho gia, tư tưởng cắm rễ sâu bền, hàm nghĩa
rộng lớn sâu sắc.
Đại ý xuyên suốt của những câu
cách ngôn, châm ngôn này là khuyên mọi người: “Cần kiệm trì gia, an phận thủ
kỷ“, chính là cần kiệm giữ gìn gia phong, an phận thủ thân và chú trọng
luân thường đạo lý.
Bởi thế mà tư tưởng đạo đức
truyền thống phương Đông mấy nghìn năm được biểu đạt dưới hình thức các câu
danh ngôn đầy tính giáo dục, có thể truyền miệng giáo huấn, cũng có thể viết
thành hoành phi, câu đối treo trên cổng. Với con người hiện đại, nó cũng được
coi là cẩm nang quản trị gia đình, giáo dục con cái vô cùng quý giá.
Thời bấy giờ, các quan lại,
thân sĩ, con em gia đình có học thức rất thích bàn luận về tập sách cách ngôn
này. Từ khi ra đời đến nay, nó cũng được lưu truyền rộng rãi, được các sĩ phu
gọi là “Trị gia chi kinh” (Kinh sách quản trị gia đình), là một trong những bộ
sách giáo dục trẻ em truyền thống của các nước phương Đông.
Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017
Thuận theo tự nhiên
" Bất kì người nào mình gặp trong cuộc đời đều là người đáng
gặp, dù là thù hay bạn. Tất cả điều gì xảy đến với mình đều là điều tất yếu
phải xảy ra. Điều gì xảy ra cũng đều là đúng lúc của nó. Việc gì đến thì đến,
việc gì đi thì đi "
- Cổ ngữ Ấn Độ -
THUẬN THEO TỰ NHIÊN
Có một kẻ lang thang, đi vào chùa, thấy Bồ Tát ngồi trên Đài Sen nhận cúng bái của mọi người, anh ta vô cùng ngưỡng mộ. Kẻ lang thang nói:
- Tôi có thể đổi chỗ ngồi với Người một lát không?
Bồ Tát trả lời:
- Chỉ cần anh không mở miệng.
Kẻ lang thang ngồi lên Đài Sen. Trước mắt là cả ngày hỗn loạn ầm ĩ, người đến phần lớn là cầu điều này điều kia. Anh ta vẫn cố gắng chịu đựng trước sau không mở miệng. Một ngày, một phú ông đến.
Phú ông:
- Cầu Bồ Tát ban cho con một đức tính tốt.
Nói xong dập đầu, đứng dậy, túi tiền lại bị rớt xuống mặt đất. Kẻ lang thang vừa muốn mở miệng nhắc nhở, nhưng kịp nhớ đến điều kiện của Bồ Tát.
Sau khi phú ông đi ra, thì có một người nghèo bước vào. Người nghèo nói:
- Cầu Bồ Tát ban cho con ít tiền. Người nhà con lâm bệnh nặng, đang rất cần tiền ạ.
Cầu xong dập đầu, đứng dậy, nhìn thấy một túi tiền rơi trên mặt đất. Người nghèo thốt lên:
- Bồ Tát quả thật hiển linh rồi.
Người nghèo cầm túi tiền ra đi. Kẻ lang thang muốn mở miệng nói không phải hiển linh, đó là đồ người ta đánh rơi, nhưng anh ta lại nhớ đến điều kiện của Bồ Tát.
Lúc này, một người ngư dân đi vào. Ngư dân cầu xin:
- Cầu Bồ Tát ban cho con bình an, ra biển không gặp sóng gió.
Đoạn dập đầu, đứng dậy, vừa muốn đi, lại bị phú ông túm chặt. Vì túi tiền, hai người đánh nhau túi bụi. Phú ông cho rằng người ngư dân đã lấy túi tiền, mà người ngư dân thì cảm thấy bị oan uổng không cách nào chịu đựng nổi. Kẻ lang thang không thể nhịn được nữa, anh ta liền hô to:
- Dừng tay!
Rồi đem chân tướng nói ra cho họ. Tranh chấp nhờ đó mà đã yên.
Lúc này Bồ Tát mới nói:
- Ngươi cảm thấy làm vậy là đúng chăng? Ngươi hãy tiếp tục đi làm kẻ lang thang đi! Ngươi mở miệng tự cho mình rất công bằng, nhưng, người nghèo vì vậy mà không có tiền cứu chữa người thân; người giàu không có cơ hội tu đức hạnh; người ngư dân ra biển gặp sóng gió chôn thân dưới đáy biển. Nếu ngươi không mở miệng, mạng sống người nhà kẻ nghèo kia được cứu; người giàu tốn chút tiền nhưng giúp người khác mà tích được đức; ngư dân cũng vì dây dưa không cách nào lên thuyền, tránh được mưa gió, có thể còn sống sót.
Kẻ lang thang im lặng ra khỏi chùa… Rất nhiều sự tình, nó thế nào, chính là như thế đó. Để nó tiến triển theo tự nhiên, kết quả sẽ tốt hơn. Khi đối mặt với sự việc, ai có thể biết rõ kết quả gì sẽ xảy ra chứ?
Yên lặng theo dõi diễn biến, chính là một loại năng lực! Thuận theo tự nhiên, là một loại hạnh phúc!
-st-- Cầu Bồ Tát ban cho con một đức tính tốt.
Nói xong dập đầu, đứng dậy, túi tiền lại bị rớt xuống mặt đất. Kẻ lang thang vừa muốn mở miệng nhắc nhở, nhưng kịp nhớ đến điều kiện của Bồ Tát.
Sau khi phú ông đi ra, thì có một người nghèo bước vào. Người nghèo nói:
- Cầu Bồ Tát ban cho con ít tiền. Người nhà con lâm bệnh nặng, đang rất cần tiền ạ.
Cầu xong dập đầu, đứng dậy, nhìn thấy một túi tiền rơi trên mặt đất. Người nghèo thốt lên:
- Bồ Tát quả thật hiển linh rồi.
Người nghèo cầm túi tiền ra đi. Kẻ lang thang muốn mở miệng nói không phải hiển linh, đó là đồ người ta đánh rơi, nhưng anh ta lại nhớ đến điều kiện của Bồ Tát.
Lúc này, một người ngư dân đi vào. Ngư dân cầu xin:
- Cầu Bồ Tát ban cho con bình an, ra biển không gặp sóng gió.
Đoạn dập đầu, đứng dậy, vừa muốn đi, lại bị phú ông túm chặt. Vì túi tiền, hai người đánh nhau túi bụi. Phú ông cho rằng người ngư dân đã lấy túi tiền, mà người ngư dân thì cảm thấy bị oan uổng không cách nào chịu đựng nổi. Kẻ lang thang không thể nhịn được nữa, anh ta liền hô to:
- Dừng tay!
Rồi đem chân tướng nói ra cho họ. Tranh chấp nhờ đó mà đã yên.
Lúc này Bồ Tát mới nói:
- Ngươi cảm thấy làm vậy là đúng chăng? Ngươi hãy tiếp tục đi làm kẻ lang thang đi! Ngươi mở miệng tự cho mình rất công bằng, nhưng, người nghèo vì vậy mà không có tiền cứu chữa người thân; người giàu không có cơ hội tu đức hạnh; người ngư dân ra biển gặp sóng gió chôn thân dưới đáy biển. Nếu ngươi không mở miệng, mạng sống người nhà kẻ nghèo kia được cứu; người giàu tốn chút tiền nhưng giúp người khác mà tích được đức; ngư dân cũng vì dây dưa không cách nào lên thuyền, tránh được mưa gió, có thể còn sống sót.
Kẻ lang thang im lặng ra khỏi chùa… Rất nhiều sự tình, nó thế nào, chính là như thế đó. Để nó tiến triển theo tự nhiên, kết quả sẽ tốt hơn. Khi đối mặt với sự việc, ai có thể biết rõ kết quả gì sẽ xảy ra chứ?
Yên lặng theo dõi diễn biến, chính là một loại năng lực! Thuận theo tự nhiên, là một loại hạnh phúc!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)