Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Nhường ba thước


 
Vạn lý trường thành kim do tại…

Vào triều đại nhà Thanh những năm vua Khang Hy tại vị, có một vị đại học sĩ ( một chức quan cao cấp thời bấy giờ ) tên là Trương Anh rất công minh và hiểu biết. Một ngày nọ, Trương Anh nhận được lá thư ở quê nhà gửi đến. Trong thư kể rằng gia đình hiện đang vì ba thước đất làm tường mà phát sinh tranh chấp với gia đình hàng xóm. Sự việc kéo dài trong thời gian lâu mà vẫn chưa giải quyết được nên muốn ông sử dụng chức quyền của mình để giải quyết mối tranh chấp này. Nếu thắng được vụ này thì …
Vừa đọc đến đó, Trương Anh đã phá lên cười thản nhiên rồi dùng bút viết một phong thư gửi về quê nhà. Trong bức thư, ông ghi hai câu thơ:
“Thiên lý tu thư chích vi tường, nhượng tha tam xích hựu hà phương? 
Vạn lý trường thành kim do tại, bất kiến đương niên Tần Thủy Hoàng.” 
(Tạm dịch nghĩa: Từ ngàn dặm gửi thư về chỉ vì một bức tường, nhường họ ba thước có sao đâu? Vạn Lý Trường Thành còn ở đó mà Tần Thủy Hoàng nay đâu còn.)
Người nhà sau khi tiếp nhận lá thư, hiểu được ý mà ông muốn nhắn nhủ nên đã chủ động nhường cho hàng xóm ba thước đất. Không ngờ, người hàng xóm thấy vậy cũng chủ động nhường ra ba thước đất. Cuối cùng hai bên gia đình đều xây tường lùi vào ba thước và ngõ hẻm đó rộng thành sáu thước.
- st -

* “Nhường đường đi cho người thì con đường của mình mới rộng rãi!” Câu chuyện “biến chiến tranh thành tơ lụa” này đã được lưu truyền cho đến ngày nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét