Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016
Sát sinh ắt phải chịu nghèo hèn
" Không nên nhìn lỗi người
Người làm hay không làm
Nên nhìn lại chính mình
Có làm hay không làm. "
- Kinh Pháp Cú -
SÁT SINH ẮT PHẢI
CHỊU NGHÈO HÈN
“ Một thời, Phật
ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Các Thầy có
thấy người giết trâu do tạo nghiệp này mà sau được cỡi xe, ngựa, voi lớn chăng?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Thưa không, Thế
Tôn!
Thế Tôn bảo:
- Lành thay! Các
Tỳ-kheo! Ta cũng chẳng thấy, chẳng nghe người mổ giết hại trâu, rồi lại được
cỡi xe, ngựa, voi lớn. Sở dĩ như thế vì Ta cũng chẳng thấy người mổ trâu được
cỡi xe, ngựa, voi lớn, trọn không có lý này. Thế nào, Tỳ-kheo! Các Thầy có thấy
người giết dê, giết heo, người săn bắn nai, những người như thế tạo việc ác này
rồi được có tài sản, sau được cỡi xe, ngựa, voi lớn chăng?
Các Tỳ-kheo đáp:
- Thưa không, Thế
Tôn!
Thế Tôn bảo:
- Lành thay! Các
Tỳ-kheo! Ta cũng chẳng thấy, chẳng nghe người giết dê, sát hại các sinh vật,
rồi được cỡi xe, ngựa, voi lớn, trọn không có lý này. Tỳ-kheo các Thầy! Nếu
thấy người giết trâu cỡi xe, ngựa, đây là phước đời trước chẳng phải phước đời
này, đều là việc làm cũ của đời trước đưa đến. Các Thầy nếu thấy người giết dê
được cỡi xe, ngựa, nên biết người này gieo trồng phước cũ ở đời trước. Vì sao
thế? Vì tâm sát chẳng trừ. Vì cớ sao? Nếu có người gần gũi người ác, ưa thích
sát sanh, gieo trồng tội địa ngục thì nếu trở lại làm người, thọ mạng sẽ rất
ngắn. Nếu lại có người ưa thích trộm cắp, gieo trồng tội địa ngục thì cũng như
người mổ trâu kia, mua rẻ bán đắt, dối gạt người đời, chẳng theo Chánh pháp.
Người giết trâu cũng lại như thế, do tâm sát nên gây tội lỗi này; chẳng được
cỡi xe, ngựa, voi lớn. Thế nên các Tỳ-kheo nên khởi tâm từ đối với tất cả chúng
sanh. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm "
- Kinh Tăng nhất A-hàm -
Một trong những
nguyên tắc đạo đức căn bản của người Phật tử là không làm tổn hại, không sát
hại chúng sinh. Các đoàn sinh Gia đình Phật tử, khi mới vào chùa đã thuộc lòng
câu “Em thương người và vật”. Chẳng những không giết hại, người Phật tử còn
nuôi dưỡng tâm từ, luôn thực hành phóng sinh cứu vật.
Nếu ai tạo nghiệp
sát sinh hại vật nhiều thì chắc chắn chịu quả báo thân thể đau yếu, nhiều bệnh
tật, thọ mạng ngắn ngủi, người và vật đều xa lánh vì luôn tỏa ra sát khí nguy
hiểm, lạnh lùng. Theo tuệ giác của Thế Tôn, người tạo nghiệp giết hại nhiều,
nhất là những người hành nghề săn bắn, đồ tể, hàng thịt thì không chỉ thiếu
phước về sức khỏe và trường thọ mà còn chịu thêm quả báo nghèo hèn, khốn khổ.
Quan sát cuộc
sống của những thợ săn, đồ tể, hàng thịt thì chúng ta sẽ thấy rất rõ những lời
Phật đã dạy ở trên. Do tạo nghiệp sát nặng nề nên theo thời gian thì sự nghiệp
của họ càng nhanh chóng tàn lụi, đau bệnh và tai nạn liên tục, gia đình đổ nát,
nói chung là tán gia bại sản. Nhưng chưa hết, không ít người trước khi chết còn
biểu hiện cận tử nghiệp nặng nề, giãy giụa, tru tréo, quằn quại, máu me đầm đìa,
hồn xiêu phách lạc như những con vật mà họ đã giết hại trước đây.
Trong pháp thoại
này, có một điểm đáng chú ý là, ngoài những người nặng nghiệp giết hại rồi chịu
nhân quả nhãn tiền, một vài người quả báo xảy đến hơi chậm, nên họ vẫn giàu
sang. Chính mắt thường của phàm tình chúng ta không thấu đáo điều này nên nghi
ngờ về nhân quả. Họ vẫn làm ác đấy nhưng có hề hấn gì đâu! Thậm chí có người
toan đổi nghề theo họ cho mau giàu. Thực chất thì những người ấy nhờ có phước
cũ dư tàn lại nên tuy làm ác mà vẫn an ổn, sung túc. Đến khi phước cũ cạn hết,
tội nghiệp mới trổ quả thì ngay lập tức đọa lạc.
Nhân quả là một
tiến trình rất phức tạp, có ba thời là hiện báo, sinh báo và hậu báo. Nên làm
ác mà giàu sang, theo Thế Tôn thì “trọn không có lý này”. Người đệ tử Phật, tin
sâu nhân quả, luôn nuôi dưỡng tâm từ, quyết không làm tổn hại chúng sinh để vun
bồi công đức, tăng phước tăng thọ.
Quảng Tánh
TIỂU KINH NGHIỆP
PHÂN BIỆT
( CÙLAKAMMAVIBHANGA SUTTA )
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ)
Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến
Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi
nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống
một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:
Thưa Tôn giả
Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người,
lại thấy có người liệt, có người ưu?
Thưa Tôn giả
Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy
có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có
người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn;
chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn; chúng tôi thấy có
người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý; chúng tôi thấy
có người trí tuệ yếu kém, có người có đầy đủ trí tuệ.
Thưa Tôn giả
Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài Người với nhau, khi họ là loài
Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?
-- Này Thanh
niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp
là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các
loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.
Tôi không hiểu
nghĩa một cách rộng rãi điều mà Tôn giả Gotama nói một cách vắn tắt, không có
giải nghĩa rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho tôi để tôi
có thể hiểu nghĩa một cách rộng rãi điều mà Tôn giả Gotama nói một cách vắn
tắt, không có giải nghĩa rộng rãi.
-- Vậy này Thanh niên, hãy nghe và suy
nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
Thưa vâng, Tôn giả.
Thanh niên Subha Todeyyaputta vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Ở đây, này
Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu,
tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do
nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung,
bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung,
người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài
Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng. Con đường ấy đưa đến
đoản mạng, này Thanh niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên
sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn
bà hay đàn ông, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm
quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu
tình. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại
mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi
thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu
người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường thọ.
Con đường ấy đưa đến trường thọ, này Thanh niên, tức là từ bỏ sát sanh, tránh
xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến
hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay
người đàn ông, tánh hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất,
hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu
như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa
xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ,
ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh
ra, người ấy phải bị nhiều bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến nhiều bệnh hoạn, này
Thanh niên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với cục đất,
hay với cây gậy, hay với cây đao.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn
bà hay người đàn ông, tánh không hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay
với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy..
thiện thú... người ấy được ít bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến ít bệnh hoạn...
tánh không não hại... hay với cây đao.
Ở đây, này Thanh
niên, có người đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một
chút thời bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất
mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... cõi dữ... xấu sắc. Con đường ấy đưa đến
xấu sắc, này Thanh niên, tức là phẫn nộ... bất mãn.
Ở đây, này Thanh
niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không phẫn nộ, không nhiều phật ý, dầu
cho bị nói đến nhiều, cũng không bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và
không tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy....
thiện thú... đẹp sắc (pasadika: hoan hỷ) Con đường ấy đưa đến đẹp sắc, này
Thanh niên, tức là không phẫn nộ... không bất mãn.
Ở đây, này Thanh
niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tật đố, đối với người khác được quyền
lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, sanh tật đố,
sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... ác thú... quyền
thế nhỏ. Con đường ấy đưa đến quyền thế nhỏ, này thanh niên, tức là tật đố...
ôm ấp tâm tật đố.
Nhưng ở đây, này
Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có tật đố, đối với những
người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng
dường, không sanh tật đố, không sanh tâm, không ôm ấp tâm tật đố. Do nghiệp
ấy... thiện thú... quyền thế lớn. Con đường ấy đưa đến quyền thế lớn, này Thanh
niên, tức là không tật đố... không ôm ấp tật đố.
Ở đây, này Thanh
niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn,
đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa,
đèn đuốc. Do nghiệp ấy.. đọa xứ... tài sản nhỏ. Con đường đưa đến tài sản nhỏ.
ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.
Nhưng ở đây, này
Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho
Bà-la-môn các đồ ăn uống... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy... thiện
thú... nhiều tài sản. Con đường đưa đến nhiều tài sản nhỏ... ngọa cụ, nhà cửa,
đèn đuốc.
Ở đây, này Thanh
niên, có người đàn bà hay người đàn ông ngạo nghễ, kiêu mạn, không đảnh lễ
những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời
ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng được
nhường chỗ đi, không tôn trọng những người đáng tôn trọng, không cung kính những
người đáng cung kính, không cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp
ấy... đọa xứ... thuộc gia đình hạ liệt. Con đường đưa đến gia đình hạ liệt..
không cúng dường những người đáng cúng dường.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn
bà hay người đàn ông, không có ngạo nghễ quá mạn, đảnh lễ những người đáng đảnh
lễ... cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy... thiện thú... vào
gia đình cao quý. Con đường đưa đến gia đình cao quý... cúng dường những người
đáng cúng dường.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay
người đàn ông, sau khi đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, không hỏi: "Thưa Tôn
giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là
không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực
hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì
để được lợi ích và an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... đọa xứ... trí tuệ yếu kém.
Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém... lợi ích, hạnh phúc lâu dài?"
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn
bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi: "Thưa Tôn
giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện... lợi ích, an lạc lâu dài? Do
nghiệp ấy... thiện thú... đầy đủ trí tuệ. Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ...
lợi ích, an lạc lâu dài?".
Ở đây, này Thanh niên, con đường đưa đến
đoản thọ, dẫn đến đoản thọ, con đường đưa đến trường thọ, dẫn đến trường thọ;
con đường đưa đến nhiều bệnh, dẫn đến nhiều bệnh; con đường đưa đến ít bệnh,
dẫn đến ít bệnh; con đường đưa đến xấu sắc, dẫn đến xấu sắc; con đường đưa đến
đẹp sắc, dẫn đến đẹp sắc; con đường đưa đến quyền thế nhỏ, dẫn đến quyền thế
nhỏ; con đường đưa đến quyền thế lớn dẫn đến quyền thế lớn; con đường đưa đến
tài sản nhỏ, dẫn đến tài sản nhỏ; con đường đưa đến tài sản lớn, dẫn đến tài
sản lớn; con đường đưa đến gia đình hạ liệt, dẫn đến gia đình hạ liệt; con
đường đưa đến gia đình cao quý, dẫn đến gia đình cao quý, con đường đưa đến trí
tuệ yếu kém, dẫn đến trí tuệ yếu kém; con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ, dẫn đến
trí tuệ đầy đủ.
Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ
nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến
thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có
liệt, có ưu.
Khi nghe nói vậy,
thanh niên Subha Todeyyaputta nói với Thế Tôn:
Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama!
Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị
quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc
hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng
vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải
thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn
giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy
ngưỡng.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Trung bộ Kinh ( Majjhima Nikàya )
Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016
Bài học sau cùng
Một nhà hiền triết dẫn một toán
học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong vòng 10 năm trời thầy trò
họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn.
Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng,
kinh nghiệm đầy mình.
Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành,
nói với học trò của mình: "Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ
sĩ học rộng hiểu nhiều, lúc này đây, sự học sắp kết thúc ta sẽ giảng cho các
con bài học sau cùng".Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi: "Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?"
Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành.
Nhà hiền triết lại hỏi: "Trên bãi cỏ hoang này có cây gì mọc lên?" Học trò đồng thanh đáp, trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!
Nhà hiền triết nói: "Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi?"
Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sự không ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn như thế.
Một người trong toán học trò lên tiếng trước: "Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!"
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: "Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!"
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.
Người học trò thứ ba nó: "Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!".
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói: “Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết!”.
Các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình, nhà hiền triết đứng dậy, nói: "Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, rồi theo cách mình nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quay lại đây ta nói chuyện sau".
Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa, mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Toán học trò lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.
Những người học trò của ông sau đó đã tập hợp và chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông đang viết dở , thấy ở một chương cuối, ông đã tự ghi thêm vào một câu: "Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy. Cũng như vậy, muốn để tâm hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những đức tính tốt".
-st-
* Siêm Riệp, CampuchiaThứ Ba, 20 tháng 12, 2016
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016
Càng vội càng chậm
Có chàng trai nọ
lên núi tìm vị kiếm sĩ lừng danh để học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:
- Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?
- Có lẽ 10 năm.
- Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?
Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:
- Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.
Chàng ta không giấu được vẻ nôn nóng và ngạc nhiên hỏi ?
- Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.
- Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm – Vị sư phụ mỉm cười.
- Có lẽ 10 năm.
- Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?
Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:
- Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.
Chàng ta không giấu được vẻ nôn nóng và ngạc nhiên hỏi ?
- Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.
- Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm – Vị sư phụ mỉm cười.
-st-
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016
Nhường ba thước
Vạn lý trường thành kim do tại…
Vào
triều đại nhà Thanh những năm vua Khang Hy tại vị, có một vị đại học sĩ ( một chức quan cao cấp thời bấy giờ ) tên
là Trương Anh rất công minh và hiểu biết. Một ngày nọ, Trương Anh nhận được lá thư ở
quê nhà gửi đến. Trong thư kể rằng gia đình hiện đang vì ba thước đất làm tường
mà phát sinh tranh chấp với gia đình hàng xóm. Sự việc kéo dài trong thời gian
lâu mà vẫn chưa giải quyết được nên muốn ông sử dụng chức quyền của mình để
giải quyết mối tranh chấp này. Nếu thắng được vụ này thì …
Vừa đọc đến đó,
Trương Anh đã phá lên cười thản nhiên rồi dùng bút viết một phong thư gửi về
quê nhà. Trong bức thư, ông ghi hai câu thơ:
“Thiên lý tu thư chích vi tường, nhượng tha tam xích
hựu hà phương?
Vạn lý trường thành kim do tại, bất kiến đương niên
Tần Thủy Hoàng.”
(Tạm dịch nghĩa:
Từ ngàn dặm gửi thư về chỉ vì một bức tường, nhường họ ba thước có sao đâu? Vạn
Lý Trường Thành còn ở đó mà Tần Thủy Hoàng nay đâu còn.)
Người nhà sau khi
tiếp nhận lá thư, hiểu được ý mà ông muốn nhắn nhủ nên đã chủ động nhường cho
hàng xóm ba thước đất. Không ngờ, người hàng xóm thấy vậy cũng chủ động nhường
ra ba thước đất. Cuối cùng hai bên gia đình đều xây tường lùi vào ba thước và
ngõ hẻm đó rộng thành sáu thước.
- st -
* “Nhường đường đi cho người thì con
đường của mình mới rộng rãi!” Câu chuyện “biến chiến tranh thành tơ lụa”
này đã được lưu truyền cho đến ngày nay.
Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016
Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016
Khía cạnh thực tế của đạo Phật
" Nếu có kiếp sau thì người hành thiện chắc chắn sẽ được an lạc. Nếu không có kiếp sau thì ngừơi hành thiện vẫn được an lạc ngay trong kiếp hiện tại nầy "
- Lời Đức Phật -
KHÍA CẠNH THỰC TẾ
CỦA ĐẠO PHẬT
Nhiều người khi
tìm hiểu Phật giáo đã đặt ra những câu hỏi xa vời như: Niết-bàn là gì? Làm sao
biết có kiếp sau? Vũ trụ do đâu mà hiện hữu? Con người từ đâu đến và sau khi
chết sẽ đi về đâu? v.v. nhưng ít khi họ nghĩ đến những vấn đề thiết thực như:
Đạo Phật có đáp ứng được những nguyện vọng của chúng ta trong hiện tại không?
Đối với Đạo Phật có chủ trương xây dựng một xã hội lành mạnh hay không?
Thực tế hơn, câu
hỏi mà chúng ta nên đặt ra nhất là: Nhân loại đang căng thẳng bất an vì tranh
giành ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quyền lợi v.v. Vậy Đạo Phật có giải pháp
nào giúp con người thoát khỏi những lo âu sợ hãi ấy không?
Không phải vấn đề
Niết-bàn hay kiếp sau... hoàn toàn không nên đặt ra để tìm hiểu, nhưng có những
vấn đề thiết thực và cấp bách hơn cần được giải quyết ngay trong chính đời sống
hằng ngày của chúng ta.
Một hôm có người
đến nói với Đức Phật rằng ông ta không tin có kiếp sau. Đức Phật dạy rằng:
"Nếu có kiếp sau thì người hành thiện chắc chắn sẽ được an lạc. Nếu không
có kiếp sau thì ngừơi hành thiện vẫn được an lạc ngay trong kiếp hiện tại nầy".
Vì vậy trong một
cuốn sách viết về Phật giáo, Đại sư Ānanda nhấn mạnh: "Bí quyết của một
đời sống thành công và hạnh phúc là luôn luôn làm những việc cần làm trong hiện
tại, không thắc mắc tương lai, không hối tiếc quá khứ".
Nguyện vọng của
con người là làm sao để sống một đời sống hạnh phúc, mà bí quyết để tạo nên
hạnh phúc phải được thực hiện ngay trong hiện tại.
Đức Phật dạy rằng
hạnh phúc là vấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho
tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ. Chính cách sống trong giây
phút hiện tại quyết định phẩm chất hạnh phúc của mỗi người. Ngài dạy trong kinh
Samyutta Nikāya rằng: "Không nên phiền muộn hối tiếc những gì đã qua,
không nên tò mò tìm hiểu những gì chưa đến. Hãy sống trong hiện tại" (Atītaṁ nānasocanti nappajappanti anāgataṁ, paccuppannena
yāpenti).
Nhiều lần Đức
Phật từ chối trả lời những vấn đề về nguồn gốc vũ trụ và con người. Ngài dạy
rằng, một người đi rừng bị trúng tên độc, từ chối không cho thầy thuốc nhổ tên
để băng bó, cứu chữa, ông ta khư khư đòi trước tiên phải biết cho bằng được kẻ
nào bắn tên, thân thế y ra sao, anh ta sinh trưởng ở đâu v.v. Nhưng đợi cho đến
khi được trả lời thỏa mãn thì anh ta đã mất mạng từ lâu rồi, làm sao cứu chữa
được.
Đó là chúng ta
chưa nói, nếu Niết-bàn là tuyệt đối, siêu việt thì làm sao dùng những lời lẽ,
những ngôn từ tương đối, thường tục để diễn đạt được. Nhiều vị luận sư đã viết
về Niết-bàn, Phật tánh, bản thể chân như, tánh không v.v. đã cho chúng ta thấy
càng suy luận, bàn cãi vấn đề càng rắc rối hơn trong rừng ý niệm và ngôn ngữ
ước định. Những bộ luận ấy có thể rất hay về lý nhưng chỉ để thỏa mãn kiến giải
triết học chứ không giải quyết được những vấn đề thiết thực hiện tại. Có khi
còn làm cho vấn đề lệch lạc, đưa đến những hiểu lầm tai hại.
Vì vậy chúng ta không
nên đặt những vấn đề quá cao siêu, huyền bí mang tính triết học hay siêu hình,
vượt khỏi trình độ hiểu biết của mình, hay vượt khỏi thực tế của đời sống, mà
thực ra đó chỉ là những giả định của lý trí giàu tưởng tượng không thực.
Mục đích của đạo
Phật không phải nhằm thỏa mãn trí tưởng tượng của con người, mà chỉ nhằm
"chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc" cho nhân loại. Và người muốn
được chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc không thể chỉ cả tin, chấp nhận hay tìm
hiểu suông giáo lý của Đức Phật mà phải tư duy chín chắn rồi thể nghiệm xem có
đúng là con đường chuyển hóa thật sự đem lại giác ngộ giải thoát, an lạc hạnh
phúc hay không?
Đức Phật dạy
nguyên nhân của mọi đau khổ là vô minh và ái dục, hay nói một cách khác chính
tham lam, sân hận, si mê là nguồn gốc của mọi tranh chấp, oan trái để rồi đem
lại những lo âu, sầu muộn, bất mãn. Đó chính là những yếu tố làm cho đời sống
thoái hóa và khổ đau.
" Ngày nọ,
có một vị tỷ kheo đang thực hành đời sống xuất gia phạm hạnh trong rừng bỗng tự
thốt lên lời hoan hỉ rằng: "Hạnh phúc thay! Hạnh phúc thay!" Vô ý nói
lớn quá làm cho những người bạn cùng tu nghe được và đem thuật lại với Đức
Phật. Đức Thế Tôn muốn nhân cơ hội này thuyết pháp cho các vị tỷ kheo, nên cho
gọi vị ấy đến hỏi nguyên nhân. Vị ấy trả lời rằng: Quả thật con có thốt ra
những lời như thế, vì trước kia con là một vị vua có giang sơn xã tắc, có cung
điện nguy nga, ngọc ngà châu báu, cung phi mỹ nữ, binh hùng tướng mạnh... nhưng
không ngày nào con cảm thấy yên tâm, con luôn sợ ngoại xâm, nội loạn, âm mưu
thoán đoạt v.v. nên luôn phải đề phòng thù trong giặc ngoài, không bao giờ thật
sự được yên bình thoải mái. Trái lại, từ khi xuất gia, tuy chỉ có ba mảnh y,
một bình bát nhưng không có điều gì làm con phải lo âu sợ hãi, tâm con luôn
được an vui tự tại, do vậy con đã thốt lên những lời cảm thán ấy. Nhân đó Đức
Phật dạy các vị tỷ kheo rằng nếu các thầy sống đúng theo đời sống phạm hạnh,
không chấp thủ điều gì, không bị dục vọng chi phối thì đời sống sẽ được an lạc
hạnh phúc ".
Kinh Sāmannaphala
trong Dīgha Nikāya thuật lại rằng:
" Một hôm
Đức Thế Tôn ngự tại Ràjàgaha, vua Ajātasattu đến hỏi Đức Phật về những lợi ích
hiện tại của đời sống tu hành. Đức Phật dẫn chứng những quả báu thiết thực từ
vật chất đến tinh thần và dạy rằng các vị sa-môn đã xuất gia chơn chánh, nếu
biết sống trong Giới, Định, Tuệ, diệt trừ tham, sân, si thì đời sống tự tại,
giải thoát sẽ đến với họ ngay trong kiếp hiện tại chứ không cần tìm ở đâu xa
".
Mặc dù mục đích tối
hậu của đạo Phật là chứng ngộ Niết-bàn, nhưng như chúng ta đã thấy mục đích
thực tế nhất vẫn là "thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc". Bởi vì nếu
ngay bây giờ chúng ta được an vui tự tại thì kiếp sống vị lai dĩ nhiên cũng
được an vui tự tại. Nếu hiện tại chúng ta được thanh tịnh, không còn phiền não
khổ đau thì đó chính là cứu cánh Niết-bàn vậy.
Chúng ta đồng ý
với một số người cho rằng, điều kiện của một đời sống hạnh phúc là có sức khỏe,
có tiền tài và có địa vị trong xã hội. Nhưng đời sống hạnh phúc thực ra không
hoàn toàn tùy thuộc vào những điều kiện vật chất như thế, đó có thể là điều
kiện tốt chứ không phải là cần và đủ. Nếu một người khỏe mạnh mà sống tội lỗi
thì chỉ làm hại mình hại người. Người giàu sang mà sống ích kỷ bỏn xẻn, tham
lam vô độ, không biết tri túc... thì không chắc đã hạnh phúc hơn những người
nghèo khó. Người có địa vị cao nhưng lại lạm dụng quyền hành thì chỉ rước thêm
oan trái oán thù.
Như thế, tiền tài
danh vọng chưa phải là yếu tố tiên quyết cho một đời sống hạnh phúc. Trái lại
điều kiện đem lại an vui là có tinh thần lành mạnh. Và một tinh thần chỉ có thể
gọi là lành mạnh khi không bị tham lam dục vọng, sân hận oán thù hay si mê lầm
lỗi chi phối.
Trong kinh
Dhammapada Đức Phật dạy:
" Lành thay thân được trong sạch,
Lành thay khẩu được trong sạch,
Lành thay ý được trong sạch,
Lành thay tất cả đều trong sạch "
Qua lời dạy trên
của Đức Phật chúng ta thấy bí quyết hạnh phúc là một đời sống trong lành, thanh
tịnh nghĩa là không bị ô nhiễm bởi tham, sân, si trong mọi hành động, nói năng,
và suy nghĩ . Cho nên Ngài dạy tiếp:
" Hạnh phúc thay, ta sống không tham giữa cuộc
đời đầy tham ái!
Hạnh phúc
thay, ta sống không sân giữa cuộc đời đầy sân hận!
Hạnh phúc
thay, ta sống không mê giữa cuộc đời đầy mê muội! "
Đức Khổng Tử cũng
dạy trong Tứ Thư rằng mọi người phải biết: "Tu kỳ thân, chánh kỳ tâm,
thành kỳ ý" thì mới mong gia đình êm ấm, đất nước thịnh trị và thiên hạ
thái bình.
Cũng trong Kinh
Pháp Cú Đức Phật dạy rất đơn giản và cụ thể rằng: Muốn giữ cho hành động, lời
nói, ý nghĩ được trong sạch, hiền thiện, chân chính thì phải "tránh xa các
điều ác, làm các hạnh lành và giữ tâm thanh tịnh"
1- TRÁNH CÁC ĐIỀU
ÁC (Sabba pāpassa akaranaṁ):
Đức Phật dạy giới
luật với mục đích giúp chúng ta tránh các điều ác; không hành động nói năng bất
thiện, để thân, khẩu được trong sạch, hiền thiện, không tự hại, không hại
người. Đối với hàng cư sĩ Ngài dạy ngũ giới:
a) Không sát sanh
(Pānātipātā veramanī):
Để tôn trọng sự
sống của muôn loài, chúng ta không nên vô cớ giết hại sinh linh, dù là sinh
mạng của con người hay loài côn trùng cầm thú. Như thế chúng ta sẽ loại trừ
được hành động ác hại và tâm ác hại, trưởng dưỡng được đức tánh từ bi, nhờ đó
không gây thêm oan trái, oán thù. Một trong những điều kiện tạo nên đời sống an
lành là giàu tình thương yêu và không có kẻ thù nghịch.
b) Không trộm cắp
(Adinnādānā veramanī):
Để tôn trọng tài
sản của nguời khác, chúng ta không nên lấy bất kỳ cái gì chưa được sở hữu chủ,
hoặc người giám hộ cho phép. Nhờ thế chúng ta từ bỏ được tính tham lam ích kỷ,
nuôi dưỡng đức tính tri túc và vị tha. Không làm khổ người bị mất, không tự
mình ray rứt, hối hận. Hơn nữa người trộm cắp luôn luôn nơm nớp lo sợ bị truy
tố trước pháp luật, bị nhục nhã v.v. Ngừơi không tham lam ích kỷ, biết tri túc,
vị tha sẽ sống một đời sống thanh bạch, an lạc.
c) Không tà hạnh
(Kāmesu micchacarā veramanī):
Để tôn trọng hạnh
phúc gia đình người khác, để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, vợ chồng cần phải
sống chung tình, hòa thuận, tin yêu, mỗi người biết làm tròn bổn phận của mình,
trọn tình trọn nghĩa với nhau để chung lo xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái
thì đó chính là một gia đình đầm ấm. Tà hạnh chỉ đem lại khổ đau tan vỡ cho gia
đình mình, gia đình người khác, ảnh hưởng tai hại đến con cái, đến họ hàng
quyến thuộc.
Ba điều trên giúp
cho thân nghiệp được trong sạch hay nói một cách khác là để làm chủ hành động
hằng ngày của mình, không để rơi vào bất thiện.
d) Không nói dối
(Musāvādā veramanī):
Để tôn trọng sự
thật, để không tập thành thói quen dối mình gạt người, chúng ta không nên dối
trá, lừa gạt người khác. Người rèn luyện được đức tính thành tín chân thực sẽ
được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Dĩ nhiên trong công việc giao tế hằng ngày
ai cũng muốn được tín nhiệm vì đó là yếu tố thành công trên đường đời. Không
nên nói dối dù chỉ nói chơi vì như thế là tự làm giảm uy tín của mình.
Giới điều nầy
giúp khẩu nghiệp trong lành, nói năng chân thực.
e) Không uống
rượu (Surā meraya majjappamādatthānā
veramanī):
Không phải chỉ
Phật giáo mà nhiều tôn giáo khác cũng dạy tín đồ không nên uống rượu. Vì người
say sưa tự hạ phẩm cách của mình. Hơn nữa, theo y học rượu làm cho mạch máu bị
xơ cứng, không co giãn được, dễ bị chứng lưu huyết, xơ gan, tai biến mạch máu
não, giảm trí nhớ và nhiều bệnh chứng nguy hiểm khác.
Vậy người Phật tử
giữ giới chính là để tránh xa những điều ác, xây dựng một cuộc sống lành mạnh
từ thể chất đến tinh thần.
2- LÀM CÁC HẠNH
LÀNH (Kusalassa upasampadā):
Hạnh lành, công
đức hay điều thiện bao gồm những hành động, nói năng, suy nghĩ lợi mình lợi
người. Điều gì làm đoạn giảm vô minh ái dục, phiền não khổ đau cho chính mình
hay người khác đó là điều thiện. Cụ thể như: Bố thí, trì giới, tham thiền, cung
kính, phục vụ, nghe pháp, thuyết pháp, chia sẻ phước mình làm với người khác,
hoan hỷ phước người khác làm, và thường học hỏi chiêm nghiệm để bồi dưỡng chánh
tri kiến.
- Bố thí (Dàna) hay san sẻ cho người khác là khởi
đầu của lòng từ thiện, đồng thời giúp chúng ta loại bỏ dần lòng xan tham, ích
kỷ để phá hủy thành trì chấp trước ngã sở. Có ba cách bố thí:
a) Tài thí (Amisa dāna):
Với tình thương
chúng ta san sẻ, giúp đỡ, hiến tặng người khác bằng phương tiện vật chất như
tiền của, tài sản, thực phẩm, thuốc men, chỗ ở, y áo v.v. tùy khả năng và lòng
hảo tâm của mình lúc họ gặp khó khăn, túng thiếu được gọi là tài thí.
Dâng cúng thầy
tổ, phụng dưỡng mẹ cha với lòng tôn kính tri ân cũng thuộc về tài thí nầy.
b) Pháp thí (Dhamma dāna):
Thấu hiểu được
đạo lý là điều quan trọng bậc nhất trong cuộc sống. Chính vì không thông hiểu
đạo lý mà nhiều người tự làm khổ mình, làm khổ gia đình, cha mẹ, vợ con và biết
bao người khác. Nếu chúng ta đã có hữu duyên học được đạo lý làm người, đạo lý
giác ngộ, đã tháo gỡ được những xáo trộn bất an, đã hưởng được ít nhiều hương
vị an lạc giải thoát thì cũng nên tùy cơ hội chia sẻ với người khác, giúp họ
sống thuận lẽ đạo để vơi bớt phiền não khổ đau cho bản thân và xã hội. Đó là
pháp thí.
c) Vô úy thí (Abhaya dāna):
Người sống hiền
lương trong giới hạnh, không làm các điều ác, không gây tổn hại chúng sinh thì
chắc chắn người đó không làm cho ai lo lắng sợ hãi. Trái lại tâm hồn vị tha,
bao dung, quảng đại của người ấy sẽ giúp cho những người chung quanh cảm thấy
an toàn, tự tin hơn. Do đó người ấy chắc chắn được mọi người quý mến. Sống
trong một cộng đồng được mọi người kính yêu dĩ nhiên là một phần thưởng xứng
đáng, nhưng phần thưởng lớn hơn chính là niềm hạnh phúc khi đời sống hiền thiện
của họ có thể đem đến sự an bình vô úy cho mọi người. Đó là vô úy thí.
3- GIỮ TÂM THANH
TỊNH (Sacitta pariyodapana m):
Đức Phật dạy:
"Không có an lạc nào bằng sự tịch tịnh" (Natthi santi paraṁ sukhaṁ).
Thật vậy, khi tâm
hồn không bị tham lam, sân hận, si mê chi phối thì chúng ta sống vô cùng an
bình, tĩnh lặng và trong sáng. Đó chính là một đời sống hạnh phúc cao thượng.
Phương pháp hoàn
hảo nhất để giúp tâm thanh tịnh, trong sạch là sống thiền. Vì nguyên nghĩa của
từ Jhāna là sự đốt cháy phiền não. Chính những phiền não như tham, sân, si, ngã
mạn, tà kiến, ích kỷ, tật đố... làm cho đời sống chúng ta đau khổ. Khi những
phiền não này đã bị đốt cháy thì hiển nhiên chúng ta được an vui tự tại.
- Thiền có hai
loại : Thiền định (samādhi) và thiền tuệ (vipassanā). Thiền định giúp chúng ta
có một đời sống nội tâm thanh tịnh, trầm ổn, và an lạc, một đời sống được Đức
Phật mô tả là hiện tại lạc trú (ditthidhamma sukhavihāra).Thiền tuệ giúp chúng
ta soi sáng đựơc thực tánh của các pháp, và đưa chúng ta ra khỏi ngục tối của
si mê, lầm lạc, tà kiến và vô minh.
Paul Adam, một
học giả uyên thâm giáo lý Đức Phật đã ca tụng sự tĩnh lặng của tâm hồn trong
bài thơ:
"Bao kẻ đi tìm trong quá khứ
Vạn pháp huyền vi của cuộc đời
Bao kẻ tìm trong ngày sẽ lại
Cành hoa chớm nở đượm màu tươi
Nhưng ngươi nên hay hóa lòng ngươi
Thành đỉnh trầm trong cảnh lặng thôi".
Nói tóm lại, Đạo Phật tuy cao siêu nhưng không quá xa với thực tế đời sống, đúng như một học giả đã nói: "Đạo Phật là một nghệ thuật sống"
TS Viên Minh
(trích Con Đường Hạnh Phúc )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)