Mỗi một học thuyết, một chủ nghĩa hay một tôn giáo đều có cái hay,cái ưu việt riêng, nên nó mới có thể tồn tại và phát triển được.Nhưng nhiều khi nó chỉ thích hợp với một giai đoạn nào đó,một dân tộc nào đó mà thôi...nó sẽ bị đào thải và quên lãng nếu như không tìm cách thay đổi, thích nghi, tiến hoá cho phù hợp với những điều kiện,môi trường mới. CNXH đã từng là niềm hy vọng,ước mơ, từng đem lại cho nhiều dân tộc trong đó có cả chúng ta những tháng ngày tốt đẹp. CNXH thực sự là cái gì thì cũng chẳng quan trọng, điều quan trọng là nó đem lại điều gì cho nhân loại. Có thể nói nó đã đem đến niềm hy vọng, ước mơ về một xã hội tốt đẹp, công bằng cho nhiều dân tộc. Chính " niềm hy vọng và mơ ước " là động lực rất lớn giúp cho con người ta có thể vượt qua những khó khăn, vất vả cuả cuộc sống và thúc đẩy nhân loại phát triển. Đất nước chúng ta gắn liền với những cuộc chiến tranh liên miên, tàn khốc. Sau chiến tranh thì lại bị Mỹ và đồng minh bao vây cấm vận kéo dài, nên không thể cảm nhận được nhiều những cái ưu việt cuả CNXH. Hãy nhìn vào Đông Đức, Nam Tư, Tiệp Khắc hay Cu Ba mà xem, đã từng có thời dù nền kinh tế công nghiệp không phát triển mạnh như phương tây nhưng phần đông dân chúng lại cảm thấy hạnh phúc và thanh bình hơn hiện nay. Cu Ba tuy cũng phải hứng chịu sự cấm vận cuả Mỹ nhưng hệ thống y tế và giáo dục cuả họ vẫn được bao cấp hoàn toàn. Đây có phải là sự ưu việt không ? .... nếu một người nghèo khổ mà sống ở Mỹ thì liệu con cái họ có bao nhiêu cơ hội để đến trường, và nếu bệnh nặng mà không mua nổi bảo hiểm thì chỉ có một con đường duy nhất ... Đó là phi thẳng lên thiên đường. Tại sao một số nước Mỹ La tinh như Veneduela, Peru ....lại đang quay về với mô hình XHCN nếu như nó chẳng có gì hay ho cả. CNXH chỉ là một cách gọi, nó giống như một hệ tư tưởng, một loại " ĐẠO " kiểu như đạo " KHỔNG ". Nó do con người sáng tạo ra và đương nhiên là nó bị những con người chi phối - chính con người và đặc biệt là những người lãnh đạo mới là nhân tố quyết định chi phối sự tồn vong của nó. Trong một Doanh nghiệp hay một quốc gia cũng vậy thôi, dù mọi thứ đang được vận hành trơn tru, tốt đẹp nhưng chỉ cần xuất hiện một vài vị lãnh đạo chẳng ra gì là mọi thứ đều sẽ rối loạn bung bét hết cả lên. Những vị vua sáng, những nhà lãnh đạo tài ba là những người biết kết hợp những ưu điểm cuả các học thuyết khác nhau để đem vào áp dụng, họ không bị tư duy chủ quan, định kiến nên sẵn sàng thay đổi,cải cách nếu nhận thấy những bất cập cuả toàn hệ thống. Loài người chúng ta được viết bởi hai từ CON - NGƯỜI , và nó cũng là phần cơ bản nhất, bao hàm nhất nếu xét theo quan điểm phương đông - đó chính là ÂM và DƯƠNG. Theo quan điểm cá nhân thì một hệ tư tưởng tiến bộ là phải giải quyết được những mối tương quan giưã hai yếu tố này và bản thân hệ tư tưởng đó nó cũng phải không ngừng phát triển.để giải quyết phần CON thì cần đến luật pháp,còn phần NGƯỜI thì lại cần đến những giáo lý về lòng nhân ái,về NHÂN - NGHĨA - LỄ .... Thời Chiến Quốc bên Tầu thì lưạ chọn hợp lý nhất có lẽ là sự kết hợp giưã tư tưởng " NHÂN TRỊ " cuả phái Khổng - Mặc và " PHÁP TRỊ " cuả phái Pháp Gia mà đại diện tiêu biểu là Hàn Phi Tử. Ngày nay thì có lẽ hợp lý nhất phải là mô hình " Nhà Nước Dân Chủ Pháp quyền ". Nhìn lại lịch sử cuả dân tộc ta, thì ngoài hậu quả từ các cuộc chiến tranh vệ Quốc liên miên, chúng ta còn phải chịu sự chi phối rất lớn từ bên ngoài nên có rất nhiều việc dù không muốn nhưng vẫn buộc phải thực hiện. Một đất nước mà cho đến bây giờ chúng ta cũng chưa thể tự xây dựng được công nghiệp luyện kim thì lấy đâu ra vũ khí mà đánh giặc, hoà bình được mấy năm mà có thể tạo ra được cuả cải vật chất phục vụ đời sống và chiến đấu. Chúng ta có thể đánh bại được những đội quân hùng mạnh nhất thế giới là nhờ một phần vào sự chi viện, giúp đỡ cuả nước ngoài. Và họ không chỉ giúp không công. Chúng ta cũng đã từng có một nước " Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa " cùng với một bản " Tuyên ngôn độc lập " và HIẾN PHÁP đầu tiên năm 46 với rất nhiều quan điểm, tư tưởng học hỏi từ các nước tư bản. Tại sao Hồ Chủ Tịch - một lãnh tụ theo chủ nghiã Mác - Lê mà lại lưạ chọn tên Nước như vậy? Lại lưạ chọn mô hình nhà nước đầu tiên gần giống với một nhà nước dân chủ pháp quyền, có sự kết hợp giưã tư tưởng dân chủ tiến bộ cuả Pháp, Mỹ và thuyết " TAM DÂN " cuả Tôn Trung Sơn - một lãnh tụ theo đường lối Dân tộc chủ nghiã. Đó là sự lưạ chọn sáng suốt cuả một lãnh tụ tài ba và sáng suốt, đó là sự kết hợp những tinh hoa, ưu việt cuả nhiều hệ tư tưởng khác nhau chứ không bị gò bó trong khuôn khổ giáo điều cuả tư tưởng Mác - Lê. Sự lựa chọn này nó cũng phù hợp với quy luật chọn lọc tự nhiên và cũng có điều gì gần giống với CNTB. Bản thân CNTB cũng chẳng có cái gọi là hệ tư tưởng hay lý luận chủ đạo nào cả, nó vận hành gần giống với các quy luật tự nhiên. Một mô hình sai lầm hay thất bại sẽ được thay thế bởi một mô hình mới có thể khắc phục những nhược điểm cuả cái cũ.và cứ như vậy nó phát triển không ngừng để vươn tới những mô hình ngày càng hoàn hảo hơn.
GIÀU - HẠNH PHÚC - NGHÈO : có hai kiểu hình mẫu quốc gia trên Thế giới mà dân chúng có được hạnh phúc nhiều hơn. đó là một số nước Tư bản ở Bắc Âu như : Phần Lan, Na Uy, Thụỵ Điển, Đan Mạch.... Và một vài Quốc gia theo Đạo Phật như Vương quốc Bu Tan ở Nam á.
23.10.2011
Van Ngan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét