Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2024

Ồ Pề .. Rá

Ô PỀ .. RÁ

Hà Nội - Thủ Đô Ngàn Năm Văn Hiến cuả chúng ta vừa mới công bố chủ trương quy hoạch xây dựng Nhà Hát Ô Pề .. Rá có tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỉ đồng mang cái tên mỹ miều là .. Ngọc Trai .. ngay trên khu vực Đầm Trị, Quảng An. Phải thừa nhận rằng đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền Âm Nhạc nói riêng và Văn Hoá Nghệ Thuật của Thủ Đô nói chung khi mà âm nhạc, nghệ thuật - đặc biệt là dòng Nhạc Thính Phòng .. Bác Học lại có điều kiện để trình diễn,

quảng bá, phổ cập ra với đại chúng. Góp thêm phần đưa cái đẹp, cái mỹ học vào đời sống tinh thần của đồng bào Thủ Đô. Tạm gác lại việc so sánh đồ án này với các nhu cầu cấp bách, thiết yếu cần phải yêu tiên đầu tư xây dựng khác như: Bệnh Viện, Trường Học Công Lập ... trên địa bàn Hà Nội vì nguồn vốn cho đồ án quy hoạch Nhà Hát đến từ .. Xã Hội Hoá. Cũng không cần phải nhắc đến Nhà Hát Lớn trên Phố Tràng Tiền với công suất vẫn còn nhiều đất để sử dụng và vị trí cũng không quá xa Tây Hồ, Quảng An mà làm gì vì khi Kinh Tài, Tiền Tệ được xông xênh thì người ta muốn xây mấy cái nhà hát cũng chả sao. Điều băn khoăn của một công dân thường xuyên đi lại qua khu vực này như mình thì cái vị trí định đặt nhà hát mới là điều cần phải .. băn khoăn?. Tất nhiên là cái tầm để có thể đánh giá vấn đề này một cách tổng quát nó thuộc về các vị chuyên gia kiến trúc, chuyên gia quy hoạch đô thị hay các chính khách tài ba chứ không phải công dân, thảo dân như mình. 

Không rõ cụ thể cái quy hoạch tổng .. thể ấy nó ra thế nào nhưng với trí tưởng tượng hạn hẹp của mình thì thấy cứ .. sao sao ấy. Một cái Nhà Hát hiện đại, lộng lẫy, tầm cỡ thế giới do anh kiến trúc sư cũng .. tầm cỡ thế giới thiết kế - lại được bố trí ngay gần vài cái đầm sen quê mùa, bình dị đậm chất .. Quảng An. Phủ Tây Hồ, Chùa Hoàng Ân, Chùa Phổ Linh rộn ràng du khách những ngày đầu tháng, ngày Rằm hay mùa lễ hội lại được điểm tô bằng những chiếc đầm dạ hội, vét stông sang trọng của vài thích giả ô pề rá đang tiến về .. Đầm Trị. Mình cũng có tí ti thắc mắc, tí ti băn khoăn là vì sao anh em chuyên ra lại không bố trí thiết kế cho cái nhà hát tuyệt vời ấy nó nằm luôn trong khu vực được quy hoạch xây dựng trung tâm kinh tế - hành chính mới của Hà Nội, phía Tây Hồ Tây có phải hơn không. Ngẫm ra cũng thấy tiện lợi làm sao khi mà tầng lớp tinh hoa, tiền tiến của Thủ Đô chúng ta chỉ cần vài bước chân là có thể đắm mình trong thế giới của Sếch Bia .. à quên nhầm .. Sô Banh.

Cũng phải thú thực .. cái gu nhạc của mình nó thuộc thể loại mà anh em tinh hoa vẫn thường gọi là sến sẩm, bình dân. Cứ Bô Lê Rố, hay Dan cờ .. Pốp kèm thêm vài chị em váy ngắn, quần bó .. nhún nha nhún nhẩy trên ti vi là mình thấy đắm lắm rồi. Nhưng .. kể ra mà có ai đó hảo tâm tặng cho đôi vé Ô Pề Rá thì mình cũng quyết mạnh dạn, dấn thân đi nghe thử một lần cho nó Khai Phóng .. . nếu không bán lại được.


Đông Hồ Tây, một ngày đầu .. Đông

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2024

Đâu cả rồi ?


ĐÂU CẢ RỒI ?

Đây là một trong những giải pháp cần triển khai ... Ngay .. để góp phần bình ổn giá nhà và tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có nơi cư trú ổn định ... nhưng anh em Tiến Sĩ .. đâu cả rồi ?

 

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2024

Nghiêng mình ...

Nghiêng mình trước một trái tim

Không phải hạ thấp mình


Karl Lubomirski

Quang Chiến dịch

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2024

Xin em ...

XIN EM ...

'Anh không yêu em nữa à?' vợ Mulla Nasruddin hỏi. 'Anh chẳng bao giờ nói điều gì tình tứ với em như anh đã nói khi chúng ta còn tán tỉnh nhau.'. Cô ấy chùi nước mắt bằng góc tạp dề. 

- 'Anh yêu em, anh yêu em,' Mulla Nasruddin làu bàu trả lời

- 'Bây giờ xin em hãy im đi .. và để anh uống bia trong an bình được chứ?'

 

Nguồn Osho 

Photo: Net

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2024

Bát Canh Cua

 “ Trọng Thầy mới được làm Thầy ”

- Ngạn ngữ Trung Hoa -

 

 BÁT CANH CUA

Xa giá về đến cổng làng Châu Khê, nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy, vua chọn 2-3 cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vua vào nhà thầy giáo. Vua ôn tồn nói với mọi người đi theo:

– Hôm nay trẫm về đây là để thăm thầy chứ không phải vi hành, công cán vì vậy cho phép các khanh về nghỉ ở công quán.

Mọi người bái tạ nhà vua rồi đi vào các quán dịch. Ở đó, các quan địa phương chuẩn bị chu đáo, có chăng đèn, kết hoa, có bàn trà nước. Nhà vua đi bộ cùng viên quan trấn và mấy quan hầu cận tiến vào nhà thầy. Không trống phách, không nhạc nhã, không có tiếng hô dẹp đường. Cụ Thượng thư già cùng các con cháu và gia nhân mũ áo chỉnh tề ra tận đầu thôn bày hương án nghênh tiếp nhà vua. Thấy thầy giáo, vua vội vàng đến gần cụ. Theo nghĩa vua tôi, cụ sụp lạy. Nhà vua hai tay nâng vai thầy lên, ôn tồn:

– Xin lão tiên sinh bình thân để cho đệ tử không bị thất lễ.

Vua nói với những người đang quỳ rạp hai bên đường:

– Cho tất cả các người đứng dậy cùng trẫm về nhà tôn sư!

Vua nhắc lại lời nói với các quân sĩ và với người thân của thầy giáo:

– Hôm nay trẫm đến đây là học trò về thăm thầy, chứ không phải thiên tử đi kinh lý, nghi lễ ở chốn triều đình dùng vào lúc khác!

Ngôi nhà thầy Nguyễn Bảo giản dị, cổ kính và gọn gàng, đúng với phong thái của chủ nhân – một bần nho trong sáng. Vua mời cụ ngồi lên sập giữa để mình đứng vấn an thầy. Cụ giật mình:

– Tâu bệ hạ đâu lại có thể như thế được. Đạo thầy là nặng, song phép nước cao hơn, xin hoàng thượng cho lão phu này được đứng hầu! Người ngoài trông vào sao tiện ạ!

Nhà vua nhẹ nhàng:

– Thưa tôn sư, họ đã biết mục đích của trẫm hôm nay rồi. Tôn sư cho phép đệ tử ngồi chung là đã quá lắm rồi.

Nói xong, nhà vua đỡ cụ xuống cùng ngồi đàm đạo. Vua hỏi thăm sức khoẻ và đời sống của thầy cùng gia đình, xin xem những bài thơ của thầy làm khi nhàn rỗi ở chốn thôn dã. Khi người nhà của cụ giáo dâng trầu nước chỉ đứng ở sân dưới thềm, chuyển qua các thị vệ dâng lên cụ giáo và nhà vua. Vua Hiến Tông lại khoát tay:

– Thôi để họ mang thẳng lên đây, chắc họ cũng muốn gần vua một chút. Âu cũng là cái lộc của lão tiên sinh đây!

Thưởng thức chén trà ngát hương sen đồng nội, nhà vua nói với các quan theo hầu:

– Trẫm cho các ngươi lui! Chiều nay trẫm không dùng “ngự thiện”, trẫm xin với lão tiên sinh cùng gia đình ăn bữa cơm quê. Trẫm muốn được ngồi chung mâm với thầy cũ cho thoả tình thầy trò, chắc lão tiên sinh cho phép.

Cụ giáo nghẹn ngào:

– Xin bái tạ đức vua! Thánh chỉ đã truyền, thần xin vâng mệnh!

Bữa cơm thầy trò chiều hôm đó diễn ra thân mật. Các con cụ đứng hầu từ xa ngắm thầy trò nhà vua đối ẩm với thứ rượu nếp quý quê nhà hương thơm sực nức, nghe thầy trò nhà vua vừa ăn vừa ngâm nga thơ phú. Cụ giáo có lẽ còn vui hơn cả nhà vua, bởi lẽ là ông có học trò ở ngôi tôn quý nhất nước vẫn mực thước thuỷ chung giữ đạo nghĩa thầy trò. Ông càng hài lòng vì học trò cũ của ông dẫu ngồi trên ngai vàng vẫn không quên gốc. Nhà vua đặc biệt thưởng thức món canh cua quê kiểng, bất giác nói với cụ Nguyễn Bảo:

– Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon.


Theo: " Đại Nam Nhất Thống Chí  "

* Lê Hiến Tông (1461 – 1504) là một vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà. Dưới thời của ông, đất nước vẫn duy trì được sự thái bình, thịnh trị có từ thời vua cha Lê Thánh Tông. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi lại một câu chuyện cảm động về đạo thầy trò trong một lần vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.