Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

Thương bèo trôi theo sông nước ...

 

Thương bèo trôi theo sông nước ...

 

 

LE GÉANT DE PAPIER 

Hãy yêu cầu tôi chiến đấu với qủy dữ

Hay đi thách thức những con rồng hư vô

Vì nàng mà tôi xây nên những ngọn tháp, những nhà thờ trên cát

Hãy yêu cầu tôi phá hủy những ngọn núi

Hay đi sâu vào miệng núi lửa

Tất cả đối với tôi đều có thể thực hiện được,

Chỉ duy có một điều...

Khi tôi nhìn nàng, người đàn ông có trái tim sắt đá cũng chỉ là tên khổng lồ bằng giấy

Khi tôi âu yếm nàng, điều tôi sợ là đánh thức nàng dậy

Vì ngoài sự dịu dàng, tôi chỉ là gã khổng lổ giấy

Hãy yêu cầu tôi làm mất bụi đường

Trên hành tinh này nơi mà thánh thần lạc lối.

Nàng chỉ dành cho tôi, người như một tổ kiến bị mọi người dẫm nát dưới chân

Hãy yêu cầu tôi phá huỷ ánh sáng

Hay bắt dòng thời gian đêm nay dừng lại

Tất cả tôi đều có thể làm được

Chỉ duy nhất một điều...

Khi tôi ngắm nàng, trái tim ma mãnh của tôi trước cơ thể nàng chỉ như gã khổng lồ bằng giấy

Khi tôi âu yếm nàng, điều tôi sợ là đánh thức nàng dậy

Với tất cả sự dịu dàng, tôi chỉ là tên khổng lồ giấy... 

 

Ca khúc “Le géant de papier" là một sáng tác của Jeff Barnel, do Sylvain Lebel viết lời được phát hành vào năm 1985. Bài hát đã phá kỷ lục số bán ra thời bấy giờ với gần bốn triệu bản chỉ trong vòng chưa đầy sáu tháng. Điều kỳ lạ là ca khúc Le Géant de Papier (Chàng khổng lồ bằng giấy) phải nằm yên chờ đợi trong tủ gần 10 năm trời trước khi được Jean Jacques Lafon thể hiện do từng bị nhiều ca sĩ nổi tiếng thời đó từ chối vì giai điệu bài hát bị chê là “hơi lỗi thời”.

Đây là một trong những bài hát kinh điển của nền âm nhạc lãng mạn Pháp và luôn được xếp trong album những bài nhạc Pháp hay nhất mọi thời đại. Bài hát nói về tình yêu mãnh liệt của một người con trai dành cho một người con gái, vì nàng mà anh chấp nhận làm tất cả mọi thứ, ngay cả những điều khó khăn nhất, nguy hiểm nhất, hằng mong đổi lại dẫu chỉ là một nụ cười hay một ánh mắt yêu thương của nàng. Tình yêu là vậy, đẹp, mãnh liệt và đầy quyền lực. Nó khiến con người ta có lúc mất hết lý trí, chỉ biết yêu và yêu hết mình, chấp nhận hy sinh ngay cả bản thân mình cho người mình yêu. 

Cứ tưởng tượng khi đoạn điệp khúc được cất lên " Khi tôi ngắm nàng, người đàn ông đầy tham vọng với trái tim sắt đá như tôi, trước nàng cũng chỉ là một gã khổng lồ bằng giấy mà thôi” ắt hẳn Jean Lacques đang quỳ gối, nghiêng đầu, tay phải đặt lên trái tim, tay trái run run đưa về phía người đẹp. Rất đúng chất galant, lịch lãm của một quý ông muốn tỏ tình “kiểu Pháp”. Thật đẹp, bay bổng và lãng mạn !

Ấy vậy mà lần đầu tiên, tôi nghe lại “Le géant de papier” yêu dấu dưới cái tên “Lạc mất mùa xuân” do nhạc sĩ Lữ Liên phổ lời. Đúng là không thể không sửng sốt! Để rồi từ lần đầu tiên ấy, và mãi về sau tôi vẫn còn rung động, đắm chìm trong giai điệu và lời ca buồn mênh mang “Xuân về cho cây xanh lá, có riêng mình em lạc mất mùa xuân .. ”

Tôi hoàn toàn không có ý định bàn đến lời ca trong “Lạc mất mùa xuân” của Lữ Liên tha thiết hơn hay “Le géant de papier” của Sylvain Lebel nồng nàn hơn. Hãy cứ để âm nhạc tự dẫn dắt, đưa ta vào thế giới riêng đầy biến ảo và ngẫu hứng. Cùng là dãy nốt nhạc trên khung kẻ nhưng khi tấu lên, mỗi người sẽ bắt lấy được chìa khóa thanh âm khác nhau để mở ra tâm cảnh của chính mình. Cùng một hướng nhìn nhưng hai tâm hồn sẽ cho ra đời hai lời nhạc hoàn toàn riêng biệt dù có cùng thanh âm. Từ đó ta có thể trọn vẹn thưởng thức từng nốt nhạc rơi xuống như hơi thở tình yêu - dù là hơi thở nồng nàn như những lời ca của J.J. LaFon hay hơi thở xa xôi, trầm mặc như Lữ Liên thì đó vẫn là một bản tình ca đẹp.

 

...

Dịch lời Việt cho một bản nhạc nước ngoài là một công việc cực kì khó khăn. Thậm chí còn … khó hơn cả dịch thơ.

Trong quyển “Một thời nhạc trẻ”, nhạc sĩ Trường Kỳ cho rằng “dịch một nhạc phẩm từ lời ngoại quốc sang lời Việt cũng có dăm ba cách, cách nào cũng hay hết nếu bài dịch hội đủ điều kiện để trở thành nổi tiếng. 

Bài “Lạc Mất Mùa Xuân” thuộc loại đầu tiên, nghĩa là không dịch gì hết, mà đặt luôn lời mới toanh với nội dung hoàn toàn khác lời tiếng Pháp. Cho nên có thể gọi đây là "Một bản nhạc, hai cuộc đời." 

Nếu như “Le Géant De Papier” là lời tình da diết ngợi ca tình yêu thì khi được nhạc sĩ Lữ Liên viết lại lời Việt, “Lạc mất mùa xuân” trở thành nốt trầm dài bâng khuâng, nuối tiếc cho cuộc tình xa.

“Lặng đứng trên bến anh với trông thuyền ra khơi/Những tháng năm đến lá theo mùa thu chết/Những thu chết...”

Mùa thu là cuộc tình hay cũng có thể mùa thu chỉ là chứng nhân của sự tan vỡ? Nhưng dù là gì chăng nữa thì thu cũng đã chết, thu chết theo lá úa tàn, thu chết theo chia lìa lứa đôi! Nỗi khắc khoải, ám ảnh như kéo dài bất tận theo câu ngân cuối của đoạn nhạc, kéo dài sang cả mùa xuân phía trước.

“Xuân về cho cây xanh lá/ Có riêng mình anh lạc mất mùa xuân”

Phải chăng mùa xuân luôn mang đến cho người ta những say đắm mơ màng cùng những yêu thương độ lượng? Hay khi lá xanh trở lại, hạt giống bâng khuâng chờ sẵn lại nảy mầm cùng những hồi sinh tươi mới? 

“Xuân về cho cây xanh lá/ Cớ sao tình ta chỉ có mùa thu?” câu hát hay là câu hỏi tiếc nuối oán than, oán than cho duyên kiếp, trách móc người xưa hay trách móc chính mình? 

“Thương bèo trôi theo muôn hướng/Biết bây giờ em lạc bước về đâu.. "

Ta vẫn chờ em giữa mơ hồ, dẫu chẳng biết em đã lạc bước nơi nao, ta vẫn gọi tên em giữa cuộc đời dù rằng mộng tương phùng quá mong manh. Cái kết nhẹ xao xuyến của bản lời Việt như làn hơi xuân thổi chút ấm nồng vào miên trường sinh ly.

 

LẠC MẤT MÙA XUÂN

Dìu em đến đem cho đời anh thôi hoang vắng 

Tim ta say đắm đã yêu em trong cuộc tình 

Dòng tháng năm đó đã cho tình yêu em tha thiết 

Những ái ân để phôi pha 

 

Đành hỡi duyên kiếp em bước đi trong chiều mưa rơi 

Lặng đứng trên bến anh với trông thuyền ra khơi 

Những tháng năm đếm lá theo mùa thu chết 

Những thu chết 

 

Xuân về cho cây xanh lá 

Có riêng mình anh, lạc mất mùa xuân 

Đêm đêm nằm nghe hồn bâng khuâng 

Bên sông anh trông đầu non trăng xế 

 

Thương bèo trôi theo sông nước 

Biết bây giờ em lạc bước về đâu 

Tương tư về thương đôi mắt nâu 

Đêm đêm tìm trong màn tối muôn sao 

 

Ngồi suốt canh vắng lãng quên sầu thương trong men đắng 

Cơn say mê đắm sóng dâng cao ngọn thủy triều 

Rồi thấy thấp thoáng bóng em về chìm trong đáy cốc 

Đôi mắt ưu buồn thiên thu 

 

Rồi nắng mai đến mây trắng bay khi tàn cơn say 

Tình đã xa vắng nỗi nhớ vẫn còn đâu đây 

Những tháng năm đến lá theo mùa thu chết 

Những thu chết 

 

Xuân về cho cây xanh lá 

Cớ sao tình ta chỉ có mùa thu 

Đêm đêm nằm nghe hồn tương tư 

Bên sông đầu non tàn canh bóng xế 

 

Thương bèo trôi theo muôn hướng 

Biết bây giờ em lạc bước về đâu 

Em ơi, chờ em đến kiếp nao 

Xin cho ngày sau, mình mãi bên nhau

..

 

Lời Việt: Lữ Liên

*Trước đây ca sĩ Anh Tú (Em trai ca sĩ Tuấn Ngọc và là anh Khánh Hà) hát rất hay bài hát này bằng bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt. 

Cũng thật thú vị vì gần đây đã có một phiên bản lời Việt khác, có tựa đề là “Hình nhân non yếu” do nhạc sĩ Quốc Bảo viết lời sát với nguyên bản tiếng Pháp hơn, và ca sĩ Lê Hiếu thể hiện cũng rất hay.

 

Nguồn Tổng Hợp




https://youtu.be/FmxXO37dDTI?si=ADlTGfgnsj-Wf7NG


https://youtu.be/eaVhuqJlD84?si=qpJrsbRfM-mKgFvQ

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2024

Chú .. Thích

CHÚ .. THÍCH

Một hôm, Giám đốc công ty chăn nuôi lệnh cho "ra lò" cuốn "Nội san" công ty và đăng ảnh của ông ở trong đó. Để cho tấm ảnh thật sự "sinh động", ông bèn xắn quần áo đứng vào giữa đám heo trong chuồng. Và vấn đề khó với ban biên tập là chú thích cái ảnh giám đốc đứng bên cạnh 6 con heo to béo sao cho phù hợp???

- Ta nên chú thích: Đồng chí giám đốc trong chuồng heo.

- Nghe không ổn, hơi bình dân.

- “Giữa đàn heo là đồng chí giám đốc” có được không?

- Cũng không được! Cứ gờn gợn cái gì đấy.

Sau khi họp lên họp xuống, trưởng ban biên tập quyết định:

- Đặt tên thế nào thì đặt, không được nhắc đến chữ heo đi kèm chữ Giám đốc.

Vài ngày sau, trên trang bìa cuốn "Nội san" đăng trang trọng ảnh ông giám đốc với chú thích to tướng: 

" Đồng chí Giám đốc, đứng thứ 7 từ trái sang

"

 

- st -