Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Tuột ... rồi !


  Tuột ... rồi !


TRÁI ... TAY

Cả Pháp và Đức đều từ bỏ lối đá quen thuộc sở trường ( có thể vì nhiều lý do ) và đều đã phải trả giá rất đắt. Pháp phải thay đổi sơ đồ chiến thuật là vì họ thiếu 2 hậu vệ. Nhưng từ bỏ lối đá nhanh, ít chạm, phối hợp vừa, đồng đội ... thì ko rõ là vì sao? cầu thủ đuối sức, đuối tinh thần ... ? Hay đó là chiến thuật của ông Deschamps ?

Đức chọn chiến thuật ru ... ngủ ( cả Anh lẫn ... Đức ) để kéo dãn đội hình của Anh ? - thay vì Tấn công đa dạng áp đặt lối chơi như mọi khi.  Chắc ông joachim sợ tuyển Anh khoá chặt 2 biên nên chủ động từ bỏ lối tấn công Biên sở trường mà chỉ tập trung đánh trung lộ. Tuyến giữa của Đức vốn ko mạnh với Toni Kroos già nua ( ko nên cho đá chính ngay từ đầu ) Havertz chơi hay nhưng thiên về đánh từ biên vào. Đức cần một tiền vệ tổ chức như Michael Ballack. Đáng nhẽ nên xếp Thomas Muller đá hộ công như một tiền vệ kiến tạo thì hợp lý hơn là tiền đạo cắm. Suốt trận, cầu thủ chạy cánh phải rất lợi hại Joshua Kimmich ko một lần nào sọc xuống biên để tạt bóng vào. Nếu sợ bị Anh khoá biên thì cũng vẫn nên thỉnh thoảng đánh biên vài cú để thu hút đội hình của Anh mới phải chứ. Đức cũng rất ít sử dụng những đường chuyền dài từ dưới lên như vẫn thường hay sử dụng.

Lối đá ru ngủ của tuyển Đức đã ru ngủ luôn chính ... họ. Trái Tay là sẽ có luôn ... Trái ... Ngang.

! ! !

Một ngày thèm trà chén vỉa hè

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Sự trở lại của Muller

    Sự trở lại của Thomas muller

Delta đấy !

 

   LẠC NƯỚC

Deschamps đã sai. Ông "chơi dao" đúng trận đấu quan trọng nhất, khiến Pháp phải ngậm ngùi chia tay tham vọng vô địch.

Pháp ra quân với sơ đồ lạ lẫm 3-4-1-2 ở cuộc so tài với Thụy Sĩ - một lựa chọn chiến thuật mà có lẽ không chỉ đối thủ, mà các cầu thủ Pháp cũng bất ngờ. Clement Lenglet, trung vệ không được ra sân trận nào suốt 1 tháng, được trao suất đá chính. Một Adrien Rabiot mờ nhạt ở vị trí tiền vệ trung tâm lại được đẩy sang cánh trái.


Lý do thay đổi của Deschamps nằm ở chấn thương của Lucas Hernandez và Lucas Digne. Mất cùng lúc hai hậu vệ trái, Pháp buộc phải gia tăng quân số phòng ngự trung tuyến (từ 2 trung vệ lên 3 trung vệ), đồng thời tận dụng khả năng tấn công của Benjamin Pavard và Rabiot để tăng khả năng ghi bàn.


Trận thắng 4-2 của Đức trước Bồ Đào Nha cho thấy sơ đồ 3-4-1-2 (hoặc 3-5-2, 3-4-3 tùy tình hình) có sức công phá ra sao. Pháp muốn dựng lên một tuyến tấn công giăng ngang với 5 cầu thủ (Rabiot và Pavard dâng cao) để kéo căng hàng phòng ngự Thụy Sĩ, tạo cơ hội cho Kylian Mbappe, Karim Benzema tấn công vào khoảng trống.

Việc đàn hồi hàng thủ Thụy Sĩ theo chiều ngang cũng giúp Paul Pogba có thể phát huy khả năng chuyền vượt tuyến và chọc khe.


Dù vậy, tính toán của Deschamps đổ vỡ bởi hai nguyên nhân.


Thứ nhất, các cầu thủ Pháp không quen thi đấu với hệ thống 3 trung vệ. Pháp lên đỉnh thế giới nhờ sơ đồ 4-2-3-1 (biến thể 4-3-3), chơi phần lớn chiến dịch vòng loại và đá 3 trận đầu EURO với sơ đồ này.

Cách chơi 3 trung vệ cần thời gian rất dài tập luyện, thích nghi để cầu thủ hiểu cách chơi, cách di chuyển. Cầu thủ Pháp không có thời gian để lập tức thẩm thấu cách chơi mới của Deschamps.

Suốt hiệp 1, Antoine Griezmann, Mbappe, Benzema lạc lõng và vô hồn. Pogba thì đơn độc ở tuyến giữa.

Hai cánh của Pháp chơi thiếu ăn ý với các vệ tinh xung quanh. Pháp có nhiều cầu thủ giỏi, nhưng không phải cứ giỏi là đá sơ đồ nào cũng được.


Thứ hai, HLV Deschamps có lẽ không ngờ được sự kém cỏi của Lenglet. Trung vệ của Barcelona là một trong bốn cầu thủ chuyền bóng hướng lên phía trên tốt nhất ở LaLiga. Có Lenglet, Pháp có một mũi chuyền bóng để tổ chức lối chơi từng hàng thủ, hòng phá vỡ lớp pressing tầm cao của Thụy Sĩ.


Nhưng, điều cốt yếu nhất của một trung vệ phải là phòng ngự. Ở vị trí "thòng", Lenglet chơi tồi tệ. Anh phòng ngự luống cuống và nghiệp dư trước pha đánh đầu của Haris Seferovic.

Suốt hiệp 1, Lenglet đọc sai tình huống, kèm người lỏng lẻo và truy cản lỗi, khiến cầu môn Hugo Lloris liên tục chao đảo. HLV Deschamps nhận ra sai lầm và rút Lenglet ra khỏi sân, nhưng cũng từ đây, ông mắc tiếp một sai lầm khác khi để tuyển Pháp từ bỏ bản sắc.

Deschamps tung Kingsley Coman vào sân trong hiệp 2, giúp Pháp quay về sơ đồ 4 hậu vệ. Với hệ thống tấn công 4-2-4, Pháp nghiền nát hàng thủ Thụy Sĩ bằng 3 bàn thắng đẹp mắt. Nếu hai bàn đầu mang dấu ấn phối hợp, bàn sau là đẳng cấp của cá nhân

Dẫn 3-1, trận đấu còn 20 phút, nếu là Pháp của năm 2018, đội bóng của Deschamps sẽ chơi chậm rãi, an toàn, chắc chắn để bảo vệ thành quả. Thụy Sĩ cũng không phải đội có hàng công quá mạnh. Chỉ cần giữ cự ly đội hình và gia cố hàng thủ, Pháp sẽ đi tiếp.


Dù vậy, Pháp lại từ bỏ bản sắc thực dụng để tiếp tục chơi tấn công. Pháp không thay đổi cấu trúc 4-2-4, tiếp tục tràn sang phần sân Thụy Sĩ, bỏ lại 4 hậu vệ ở sân nhà căng mình chống đỡ sức ép đối thủ.


Sau bàn gỡ 2-3 của Seferovic, HLV Deschamps vẫn có thời gian điều chỉnh. Song, chiến lược gia người Pháp chỉ tung Moussa Sissoko vào sân - một giải pháp cho hàng công, mà từ chối tăng cường quân số phòng ngự.


Có lẽ Pháp quá tự tin vào cách chơi tấn công, hoặc muốn lấy tấn công làm phòng ngự. Tuy nhiên, Deschamps quên rằng trong tay ông là một hàng thủ xộc xệch, nhiều vấn đề, chứ không còn là tuyến thủ "tường thành vách sắt" như World Cup 2018.

Bên cánh trái là Rabiot, một tiền vệ không có kỹ năng phòng ngự bị ép phải đá hậu vệ. Bên cánh phải là Pavard, mắt xích yếu nhất của Pháp ở EURO 2020. Khi ấy, lối đá chặt chẽ, chừng mực và tôn trọng đối thủ là giải pháp lý tưởng. Để rồi, HLV Deschamps không thể giải quyết vấn đề, mà ông tự biến mình thành vấn đề của Pháp.

Pha mất bóng ngớ ngẩn của Pogba ở phút cuối cùng (tạo cơ hội cho Thụy Sĩ cướp bóng và ghi bàn) phác họa hình ảnh chủ quan, khinh địch từ "tướng" đến "quân" của đội tuyển Pháp.


HLV Deschamps được ca ngợi bởi khả năng quản trị nhân sự, xây dựng lối chơi vừa vặn, phù hợp với cầu thủ Pháp. Dù vậy, trên phương diện chiến thuật, ông đã nhận bàn thua quá đau đớn.


Hồng Nam


https://m.baomoi.com/sai-lam-cua-hlv-deschamps-khien-tuyen-phap-roi-nuoc-mat-roi-euro/c/39341989.epi


Delta đấy ! về nằm nhà cho ... Lành

 

Khi Pháp từ bỏ bản sắc và xem thường đối thủ 

Pháp bố trí sơ đồ 3-4-1-2 đầy lạ lẫm ở cuộc so tài với Thụy Sĩ - một lựa chọn chiến thuật mà có lẽ không chỉ đối thủ, mà các cầu thủ Pháp cũng bất ngờ. Clement Lenglet, trung vệ không được ra sân trận nào suốt 1 tháng, được trao suất đá chính. Một Adrien Rabiot mờ nhạt ở vị trí tiền vệ trung tâm lại được đẩy sang cánh trái.

Lý do thay đổi của Deschamps nằm ở chấn thương của Lucas Hernandez và Lucas Digne. Mất cùng lúc hai hậu vệ trái, Pháp buộc phải gia tăng quân số phòng ngự trung tuyến (từ 2 trung vệ lên 3 trung vệ), đồng thời tận dụng khả năng tấn công của Benjamin Pavard và Rabiot để tăng khả năng ghi bàn.

Trận thắng 4-2 của Đức trước Bồ Đào Nha cho thấy sơ đồ 3-4-1-2 (hoặc 3-5-2, 3-4-3 tùy tình hình) có sức công phá ra sao. Pháp muốn dựng lên một tuyến tấn công giăng ngang với 5 cầu thủ (Rabiot và Pavard dâng cao) để kéo căng hàng phòng ngự Thụy Sĩ, tạo cơ hội cho Kylian Mbappe, Karim Benzema tấn công vào khoảng trống.

Việc đàn hồi hàng thủ Thụy Sĩ theo chiều ngang cũng giúp Paul Pogba có thể phát huy khả năng chuyền vượt tuyến và chọc khe.

Sai lầm của Deschamps

 Dù vậy, tính toán của Deschamps đổ vỡ bởi hai nguyên nhân.

Thứ nhất, các cầu thủ Pháp không quen thi đấu với hệ thống 3 trung vệ. Pháp lên đỉnh thế giới nhờ sơ đồ 4-2-3-1 (biến thể 4-3-3), chơi phần lớn chiến dịch vòng loại và đá 3 trận đầu EURO với sơ đồ này.

Cách chơi 3 trung vệ cần thời gian rất dài tập luyện, thích nghi để cầu thủ hiểu cách chơi, cách di chuyển. Cầu thủ Pháp không có thời gian để lập tức thẩm thấu cách chơi mới của Deschamps.

Suốt hiệp 1, Antoine Griezmann, Mbappe, Benzema lạc lõng và vô hồn. Hai cánh của Pháp chơi thiếu ăn ý với các vệ tinh xung quanh. Pháp có nhiều cầu thủ giỏi, nhưng không phải cứ giỏi là đá sơ đồ nào cũng được.

Deschamps tung Kingsley Coman vào sân trong hiệp 2, giúp Pháp quay về sơ đồ 4 hậu vệ. Với hệ thống tấn công 4-2-4, Pháp nghiền nát hàng thủ Thụy Sĩ bằng 3 bàn thắng đẹp mắt. Nếu hai bàn đầu mang dấu ấn phối hợp, bàn sau là đẳng cấp của cá nhân Pogba.

Mbappe mờ nhạt và ích kỷ. 

Dẫn 3-1, trận đấu còn 20 phút, nếu là Pháp của năm 2018, đội bóng của Deschamps sẽ chơi chậm rãi, an toàn, chắc chắn để bảo vệ thành quả. Thụy Sĩ cũng không phải đội có hàng công quá mạnh. Chỉ cần giữ cự ly đội hình và gia cố hàng thủ, Pháp sẽ đi tiếp.

Dù vậy, Pháp lại từ bỏ bản sắc thực dụng để tiếp tục chơi tấn công. Pháp không thay đổi cấu trúc 4-2-4, tiếp tục tràn sang phần sân Thụy Sĩ, bỏ lại 4 hậu vệ ở sân nhà căng mình chống đỡ sức ép đối thủ.

Sau bàn gỡ 2-3 của Seferovic, HLV Deschamps vẫn có thời gian điều chỉnh. Song, chiến lược gia người Pháp chỉ tung Moussa Sissoko vào sân - một giải pháp cho hàng công, mà từ chối tăng cường quân số phòng ngự.

Thứ hai, có lẽ Pháp quá tự tin vào cách chơi tấn công, hoặc muốn lấy tấn công làm phòng ngự. Tuy nhiên, Deschamps quên rằng trong tay ông là một hàng thủ xộc xệch, nhiều vấn đề, chứ không còn là tuyến thủ "tường thành vách sắt" như World Cup 2018.

Bên cánh trái là Rabiot, một tiền vệ không có kỹ năng phòng ngự bị ép phải đá hậu vệ. Bên cánh phải là Pavard, mắt xích yếu nhất của Pháp ở EURO 2020. Khi ấy, lối đá chặt chẽ, chừng mực và tôn trọng đối thủ là giải pháp lý tưởng. Để rồi, HLV Deschamps không thể giải quyết vấn đề, mà ông tự biến mình thành vấn đề của Pháp.

Pha mất bóng ngớ ngẩn của Pogba ở phút cuối cùng (tạo cơ hội cho Thụy Sĩ cướp bóng và ghi bàn) phác họa hình ảnh chủ quan, khinh địch từ "tướng" đến "quân" của đội tuyển Pháp.

HLV Deschamps được ca ngợi bởi khả năng quản trị nhân sự, xây dựng lối chơi vừa vặn, phù hợp với cầu thủ Pháp. Dù vậy, trên phương diện chiến thuật, ông đã nhận bàn thua quá đau đớn.

Deschamps đã sai. Ông "chơi dao" đúng trận đấu quan trọng nhất, khiến Pháp phải ngậm ngùi chia tay tham vọng vô địch.

Hồng Nam


https://m.baomoi.com/sai-lam-cua-hlv-deschamps-khien-tuyen-phap-roi-nuoc-mat-roi-euro/c/39341989.epi

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Cảnh Khổ

CẢNH KHỔ

Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy về Hạnh Báo Oán như sau:

”Người tu hành khi gặp phải cảnh khổ, phải tự nghĩ nhớ rằng: Ta từ trong vô số kiếp lâu xa, đã bỏ quên gốc chạy theo ngọn, đành bị trôi nổi lang thang trong các cõi. Ở trong đó phần nhiều dấy tạo không biết bao nhiêu điều trái nghịch, oán ghét, hận thù. Nay đây, tuy không có phạm phải, nhưng đó là họa ương đời trước của mình, cái quả của nghiệp dữ đã chín muồi, chớ chẳng phải trời, chẳng phải người hay ai đem đến cho mình, sẵn lòng mà nhận chịu thôi, đều không sanh tâm oán trách. Kinh nói: “Gặp khổ chẳng lo buồn. Tại sao ? Vì biết thấu suốt duyên cớ”.


Tức là người biết tu, khi gặp cảnh khổ đến, tự xét rõ, đây là do nhân quá khứ của mình đã tạo, không phải ngẫu nhiên ai đem đến cho mình. Dù đời này mình không có tạo nhiều nghiệp ác, song trong quá khứ lâu xa của dòng luân hồi, mình đã tạo biết bao thứ nghiệp đâu thể nhớ biết, nay quả đã chín tới thì phải chịu, như có nợ trả xong thì nhẹ nhàng. Còn nhân lành hiện nay mình đã làm, nó sẽ kết thành quả về sau không mất đi đâu. Do quán xét như thế nên bình tĩnh trước cảnh khổ, yên tâm tu hành. Trái lại, người đời không rõ lẽ nhân quả sâu xa ấy khi gặp cảnh khổ tới thì oán trời trách đất, tưởng như trời đất bất công, sao cứ đem cảnh khổ đến cho mình. Không ngờ đó là quả mình đã tạo từ trước, oán hận, nguyền rủa, càng tạo thêm nhân mới, khổ chồng thêm khổ, không thể hết.


 HT Thích Thông Phương

 

Đạo thực tế

" Đạo Phật là một đạo thực tế chứ không phải huyền bí, nhưng Phật tử chúng ta quen bệnh yếu đuối nên xem Phật giống như ông Thần.Gặp việc Buồn, gặp việc Khổ liền vô Chùa thắp hương lạy Phật tha thiết, xin Phật ban cho ân huệ để hết Khổ. Chỉ biết xin với Phật cho bớt Khổ, chớ không biết Tu cho bớt Khổ. Đó là điểm yếu đuối, sai lầm của Phật tử chúng ta "

- Sư Ông Trúc Lâm -