Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020
Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020
Nó nhắc nhở rằng ...
NÓ NHẮC NHỞ RẰNG...
Tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ rằng có một mục đích tâm linh đằng sau mọi thứ đang xảy ra, cho dù đó chúng ta cho rằng điều đó tốt hay xấu. Khi suy ngẫm về điều này, tôi muốn chia sẻ với bạn những gì tôi cảm thấy virus Corona/Covid-19 thực sự đang tác động tới chúng ta:
Nó nhắc nhở rằng, tất cả chúng ta đều bình đẳng, bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính ra sao, hay chúng ta nổi tiếng như thế nào. Bệnh này đối xử với tất cả chúng ta giống như nhau.
Nếu bạn không tin tôi, chỉ cần hỏi Tom Hanks.
Nó đang nhắc nhở rằng tất cả chúng ta đều kết nối và mỗi người đều có thể ảnh hưởng đến mọi người khác. Nó nhắc nhở rằng, những đường biên giới mà chúng ta đặt ra hầu như chẳng có giá trị gì với loại virus đang lây lan không cần "hộ chiếu" này.
Nó đang nhắc nhở rằng, nó có thể "áp bức" chúng ta - những người dành cả cuộc đời sống trong áp lực.
Nó nhắc nhở rằng, sức khỏe của chúng ta quý giá đến thế nào và chúng ta sống thế nào đến nỗi bỏ bê nó bằng việc ăn thực phẩm chế biến và nước uống bị ô nhiễm đủ mọi loại hóa chất. Nếu chúng ta không chăm sóc sức khỏe bản thân, tất nhiên chúng ta sẽ bị bệnh.
Nó nhắc nhở về sự ngắn ngủi của cuộc sống và về những điều quan trọng nhất mà chúng ta phải làm như là việc giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là những người già hoặc bệnh tật.
Mục đích của chúng ta không phải là việc thu mua những cuộn giấy vệ sinh để tích trữ.
Nó nhắc nhở rằng, xã hội vật chất của chúng ta đã phát triển ra sao và khi gặp khó khăn, chúng ta nhớ rằng đó là những thứ thiết yếu và giá trị mà chúng ta cần cho cuộc sống (thực
phẩm, nước, thuốc...) trái ngược với những thứ xa xỉ không cần thiết mà đôi khi chúng ta chi quá nhiều tiền để mua.
phẩm, nước, thuốc...) trái ngược với những thứ xa xỉ không cần thiết mà đôi khi chúng ta chi quá nhiều tiền để mua.
Nó đang nhắc nhở chúng ta, cuộc sống gia đình và tình thân quan trọng như thế nào và chúng ta đã bỏ bê điều này đến mức nào. Nó buộc chúng ta trở lại nhà để có thể xây dựng lại và củng cố gia đình của chính mình.
Nó nhắc nhở rằng,việc chúng ta làm không phải chỉ là nghề nghiệp, nó là những gì chúng ta tạo ra và duy trì. Công việc thực sự của chúng ta là chăm sóc, bảo vệ lẫn nhau, mang lại lợi ích cho nhau.
Nó là nhắc nhở chúng ta kiểm soát bản ngã của mình.
Nó đang nhắc nhở rằng cho dù chúng ta nghĩ con người vĩ đại, tuyệt vời đến mức nào, thì
vẫn có một loại virus có thể khiến thế giới của chúng ta "dừng lại".
vẫn có một loại virus có thể khiến thế giới của chúng ta "dừng lại".
Nó đang nhắc nhở rằng, sức mạnh của sự tự do nằm trong tay chúng ta. Chúng ta có thể chọn hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ, cho đi, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau hoặc chúng ta có thể chọn ích kỷ, tích trữ, chỉ chăm sóc duy chỉ cho bản thân.
Thật vậy, những khó khăn hiện tại đã làm nổi bật màu sắc thực sự của cuộc sống con người hiện nay.
Nó đang nhắc nhở rằng, chúng ta có thể kiên nhẫn, hoặc có thể hoảng loạn.
Chúng ta có thể bình tĩnh và hiểu rằng, tình huống bệnh dịch tương tự có thể đã xảy ra trong lịch sử và rồi chúng sẽ đi qua. Hoặc chúng ta có thể hoảng loạn và coi như đây là tận thế. Vì vậy, lựa chọn thái độ tiêu cực chỉ gây hại nhiều hơn cho bản thân bạn, chứ không có lợi.
Nó đang nhắc nhở chúng ta rằng, đây có thể là một kết thúc hoặc một khởi đầu mới. Đây có thể là thời gian suy ngẫm và thấu hiểu, học hỏi từ những sai lầm của mình. Hoặc nó có thể là khởi đầu của một chu kỳ sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi chúng ta học được bài học mà chúng ta phải học.
Nó đang nhắc nhở rằng, Trái Đất này bị bệnh.
Chúng ta cần xem xét tốc độ phá rừng, cũng khẩn cấp như tốc độ các cuộn giấy vệ sinh đang biến mất khỏi giá trong siêu thị. Chúng ta ốm vì ngôi nhà Trái Đất của chúng ta bị bệnh.
Nó đang nhắc nhở chúng ta rằng, sau mỗi khó khăn, luôn có sự dễ dàng. Cuộc sống có chu kỳ, và đây chỉ là một giai đoạn trong chu kỳ tuyệt vời của cuộc sống. Chúng ta không cần phải hoảng sợ, giai đoạn này rồi cũng sẽ qua.
Trong khi nhiều người coi virus Corona/Covid-19 là một thảm họa lớn, tôi thích ý nghĩ cho rằng nó giống như một sự sửa chữa. Nó được gửi để nhắc nhở về những bài học quan trọng mà chúng ta dường như đã quên. Và điều quan trọng hơn là liệu chúng ta có học được các bài học hay không.
- st -
* Bức thư mở được cho là của Bill Gates ( nhưng không phai )
gửi đến toàn bộ thế giới: “ Virus Corona thực sự dạy chúng ta điều gì? “
gửi đến toàn bộ thế giới: “ Virus Corona thực sự dạy chúng ta điều gì? “
Theo The Sun
Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020
Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020
Nếu ...
NẾU .,,
“ Nếu bạn tuổi 70s và nhiễm covid-19, bạn sẽ có cơ hội cao để sống sót, nếu tôi có một giường bệnh cho bạn. Nếu bạn tuổi 60s và bị nhồi máu cơ tim, bạn vẫn có cơ hội sống sót, nếu tôi có một giường dành cho bạn. Nếu bạn tuổi 50s và phải phẫu thuật vì ung thư đại tràng, bạn sẽ có cơ hội hồi phục tốt, nếu tôi có một giường cho bạn. Nếu bạn tuổi 40s và bị tai nạn giao thông, bạn vẫn có thể sống sót, nếu tôi có một giường cho bạn. Nếu bạn tuổi 30s, đang mang thai và bị tiền sản giật, bạn vẫn có thể sống sót, nếu tôi có một giường cho bạn. Nếu bạn tuổi 20s và quá liều thuốc gây nghiện, bạn vẫn có thể sống sót nếu tôi có một giường cho bạn.
Tôi có 7 giường bệnh với máy thở trong ICU (khoa hồi sức cấp cứu), và sẽ tăng lên 25 giường. Chúng tôi sẽ phải tăng ca gấp đôi. Thật dễ dàng nếu chỉ cần mua thêm máy thở và thêm giường, chỉ cần tiền mà thôi, nhưng chúng tôi không thể có thêm bác sĩ, y tá lành nghề để sử dụng các máy móc này. Phải mất 14 năm ròng rã để đào tạo được một bác sỹ hồi sức!
Nếu 50% người sống trong thành phố 150.000 dân này mắc bệnh, đó là 75.000 người. Nếu 5% người trong số này cần máy thở (theo ước tính), đó là 3.750 người. Chúng tôi chỉ có 25 máy thở cho 3.750 người. Tới khi đó, có thể là tôi sẽ KHÔNG có một giường cho bạn.
Tuỳ vào các bạn muốn làm thấp ngọn núi corona virus như thế nào. Hãy rửa tay. Ở nhà nếu có thể”.
Adam Visser
* Adam Visser : là một bác sĩ chuyên khoa chăm sóc đặc biệt ICU (hồi sức cấp cứu) tại Úc. Bài viết này của ông trên mạng xã hội được coi như một lời cảnh tỉnh, một lời khuyên giúp nâng cao nhận thức để tự cứu mình và cứu cộng đồng. Hiểu biết sẽ giúp chúng ta hành động đúng, điềm đạm, không hoang mang và không lan truyền “fake news”.
Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020
Hạnh Phúc đấy thôi
HẠNH PHÚC ĐẤY THÔI
Thời nhà Minh có một người nông dân tên Hồ Cửu Thiền,
gia cảnh nghèo khổ, vừa phải nuôi con ăn học, vừa phải trồng trọt, cấy cày, khó
khăn lắm mới đủ ăn đủ mặc. Nhưng mỗi ngày vào lúc hoàng hôn, Hồ Cửu Thiền luôn
ra cửa thắp hương cảm tạ trời đất đã ban cho mình một ngày hạnh phúc và bình
an. Có lần, thê tử của ông không khỏi thắc mắc:
"Nhà chúng ta ba bữa một ngày đều phải ăn cháo, đâu có thể coi là hạnh
phúc?"
Hồ Cửu Thiền từ tốn đáp: "Chúng ta may mắn có
cuộc sống ở thời thái bình, không gặp chiến loạn. Một nhà lớn nhỏ có ăn có mặc,
không đến nỗi đói rét, cũng chẳng ai bệnh tật, không có người bị bắt giam. Đó
chẳng phải hạnh phúc hay sao?"
- st -
Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020
Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020
Chiến lược mua thời gian
CHIẾN LƯỢC MUA THỜI GIAN
60% – 70% dân số Đức có thể nhiễm virus corona” – Ý nghĩa thật sự của phát biểu trên là gì?
Đó là phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong buổi họp báo hôm 11-3 tại Berlin. Nhưng thật ra bà chỉ dẫn lời một chuyên gia Đức, Giáo sư Christian Drosten, phát biểu ngày 28.2.2020, lúc đó nước Đức chỉ có 68 ca nhiễm virus. Ông Drosten nói: “60% – 70% dân số Đức có thể nhiễm virus corona”.
Giáo sư Christian Drosten là một nhà virus học, Viện trưởng Viện virus học Charité – Đại học y khoa Berlin. Ông là một trong những người đồng phát hiện ra virus SARS, có liên quan mật thiết đến virus corona chủng mới hiện nay. Ông Drosten cũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trên thế giới, khi nói đến virus corona chủng mới.
Với phát biểu trên, Giáo sư Christian Drosten muốn nói đến khả năng “miễn dịch cộng đồng” tại nước Đức. “Miễn dịch cộng đồng” trong tiếng Đức là “Herdenimmunität” và trong tiếng Anh là “Herd Immunity”.
Theo khoa hoc, để có được “miễn dịch cộng đồng” thì trong cộng đồng cần phải có một số lượng người có khả năng kháng virus này (miễn dịch với nó).
Khi những người có khả năng kháng với bệnh này chiếm số lượng khá nhiều trong cộng đồng, thì số người này giống như những lá chắn có khả năng “cô lập” những người đang bị nhiễm bệnh trong cộng đồng và “bảo vệ” số ít những người còn lại trong cộng đồng có khả năng sẽ bị nhiễm.
Với tỉ lệ nhiễm của virus corona hiện nay được ước tính khoảng 2,28 (tức là tính trung bình, một người nhiễm virus có thể lây bệnh cho 2,28 người khác) thì cần khoảng 60% – 80% người trong cộng đồng có khả năng kháng virus này, hay nói cách khác là cần 60% – 80% người trong cộng đồng nhiễm virus này (vì theo nghiên cứu cho thấy người bị mắc bệnh cúm Vũ Hán sau khi khỏi bệnh sẽ miễn nhiễm với virus này).
Nói tóm lại, theo nhà virus học, Giáo sư Christian Drosten, đại dịch cúm Vũ Hán chỉ thật sự chấm dứt khi nước Đức đạt đến trạng thái “miễn dịch cộng đồng”. Chỉ có 2 cách để đạt đến trạng thái này:
1. Tiêm vaccine phòng ngừa cho người dân (nhưng hiện nay chưa có vaccine chủng ngừa virus Vũ Hán).
2. Cơ thể của phần lớn người dân (60% -70% dân số) tự tạo ra kháng thể chống lại virus này sau khi họ nhiễm bệnh và khỏi bệnh.
Vấn đề con số tử vong
Theo cái nhìn của các nhà khoa học, bệnh do virus corona nguy hiểm vì tính lây lan rất nhanh và là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện chưa có vaccine chủng ngừa và cũng chưa có phát đồ điều trị, nhưng nó chỉ là một loại bệnh cúm. Chẳng hạn như cúm mùa ở Đức, đến mùa lạnh là những người có sức đề kháng kém rất dễ nhiễm virus của cúm mùa, gây viêm phổi làm nhiều người chết hàng năm.
Theo ước tính của Viện Robert Koch (một cơ quan của Nhà nước Đức về các bệnh truyền nhiễm), mỗi năm có khoảng từ 4 đến 16 triệu người Đức bị nhiễm virus cúm mùa và con số tử vong có thể lên đến hàng chục ngàn người khi bị dịch cúm nặng, thí dụ đợt dịch cúm nặng mùa Đông năm 2017-2018, ước tính đã có 25.100 người chết ở Đức.
Điều đó có nghĩa rằng, bệnh do virus corona rồi đây cũng sẽ như những bệnh cúm khác, nó sẽ là một căn bệnh quen thuộc, người ta vẫn bị nhiễm và vẫn được điều trị đến khi khỏi bệnh nhưng không vì thế mà mất đi tính nguy hiểm của nó.
Hiện nay, nếu bị nhiễm virus Vũ Hán thì chưa chắc sẽ đổ bệnh nặng, 80% tự hồi phục mà không cần điều trị gì hoặc máy móc y khoa trợ sức, chính vì thế mà nước Đức để bệnh nhân (xét nghiệm dương tính với virus) cách ly ở nhà, hằng ngày có nhân viên y tế đến nhà chăm sóc. Biện pháp này cũng làm cho bệnh viện và nhân lực không bị quá tải, dành chỗ cho những trường hợp bị bệnh nặng.
Và cũng không phải ai đổ bệnh nặng là chết, đối với trẻ em và thanh niên (thuộc nhóm những người trẻ tuổi có sức đề kháng mạnh) cơ hội sống rất cao, trên 99%.
80% số ca tử vong là người trên 60 tuổi và đa số là người có bệnh lý nền (bệnh khác đã có sẵn trước khi nhiễm virus). Đây là nhóm người có tuổi tác xế chiều, tàn tạ, có sức đề kháng kém; hoặc cơ thể đã bị bệnh tật làm suy yếu từ trước, kể cả không bị nhiễm virus, họ cũng không còn có thể sống lâu.
Chiến lược trì hoãn, mua thời gian
Trở lại chuyện “miễn nhiễm cộng đồng“, dân số Đức hiện nay có 83 triệu người, thì 60% – 70% dân số là 50 – 58 triệu. Với tỉ lệ tử vong chung của Covid-19 là 2-3%, thì nước Đức sẽ có hàng triệu người chết” để tạo được “miễn nhiễm cộng đồng“.
Giáo sư Christian Drosten nhấn mạnh rằng, yếu tố thời gian có vai trò rất quan trọng trong vấn đề con số tử vong. Ông nói, nếu quá trình kéo dài nhiều năm thì con số người chết vì bệnh nền, bệnh mãn tính hoặc một bệnh nào khác; hoặc chết một cách tự nhiên vì già lão, sẽ làm cho con số tử vong vì nhiễm virus nhỏ đi rất nhiều, sẽ bằng con số tử vong bình thường. Nói cách khác, số lượng người tử vong vì virus sẽ được rải đều theo dòng thời gian kéo dài vài năm, thay vì để nó xảy ra chỉ trong vòng 1 năm.
Thành ra, chiến lược của Đức là dùng các biện pháp cố gắng kìm hãm tốc độ lây lan của dịch bệnh để trì hoãn, mua thời gian.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã mô tả nhiệm vụ chính yếu trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh corona là kiềm chế sự lây lan của virus. “Chúng ta phải tranh thủ thời gian“, bà nói.
Hiện tại không có thuốc chữa trị và không có vắc-xin phòng ngừa. Và theo dự báo của các chuyên gia rằng 60 – 70 phần trăm dân số Đức sẽ bị nhiễm bệnh trong thời gian dài, điều quan trọng hơn hết là trì hoãn sự lây lan càng lâu càng tốt.
Cách thức trong cuộc chiến chống virus phải được xác định là không để cho hệ thống y tế bị quá tải.
Chiến lược của Đức là dùng các biện pháp để kìm hãm tốc độ lây lan, như thế số người mắc bệnh được rải theo dòng thời gian kéo dài vài năm để tránh đỉnh của dịch lên cao quá ngưỡng, vượt quá mức khả năng của hệ thống y tế Đức. Tức là không có thời điểm nào số người mắc bệnh vượt quá khả năng của hệ thống y tế Đức. Nhờ đó mà người bị bệnh nặng có điều kiện được chữa trị chăm sóc đầy đủ, làm cho con số tử vong sẽ giảm bớt càng ít như có thể.
Cho đến nay (ngày 14-3) Đức đã thành công trong việc giảm tối đa con số tử vong: chỉ có 8 ca tử vong trong tổng số hơn 3.000 ca nhiễm. Chính con số tử vong quá ít này đã làm cho người Ý nghi ngờ Đức giấu giếm con số thật.
“Những gì chúng ta làm không phải là không quan trọng. Không phải là vô ích. Không phải là uổng công“, bà Merkel nói.
Đó là việc bảo vệ người già và những người có sẵn bệnh khác từ trước, mà sự nhiễm bệnh dịch COVID-19 của họ có thể có diễn biến nghiêm trọng hơn.
Mức độ của cuộc khủng hoảng dịch virus corona vẫn chưa thể lường trước được, bà Merkel cảnh báo. Vẫn chưa biết thật sự những gì sẽ xảy ra trong quá trình đi tới “miễn nhiễm cộng đồng“.
So với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, điều này có giá trị: “Chúng ta vẫn phải hành động với nhiều điều chưa biết, nhờ vậy mà tình hình đã khác“. Thủ tướng Merkel nói.
Hiếu Bá Linh tổng hợp
Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020
Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020
Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020
Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020
Vài suy nghĩ về Lương Tâm - Thời Cô Vịt
VÀI SUY NGHĨ VỀ LƯƠNG TÂM - THỜI CÔ VỊT
" Có lẽ ta cần khôn hơn, nhanh tay hơn người khác để tồn tại " tôi nói với vợ ở cao điểm của dịch. Vợ tôi trả lời: “Nếu vậy thế giới lại có thêm một kẻ xấu, ác”.
Ngày Bộ Y tế Singapore nâng cảnh báo về dịch bệnh, hầu hết các chợ, siêu thị bị mua hết hàng nhu yếu phẩm. Hệ thống ứng phó dịch bệnh truyền nhiễm đã được chính phủ nâng lên mức “da cam”, cận kề mức cao nhất là “đỏ” vào đầu tháng hai, khi có những bệnh nhân đầu tiên mắc virus corona tại quốc đảo Sư tử. Hàng người trước quầy thu ngân các chuỗi siêu thị lớn như NTUC Fairprice, Sheng Siong, Giant bắt đầu dài thêm.
Từ quầy thu ngân, người mua rồng rắn nối qua gian hàng hóa mỹ phẩm, bánh kẹo, tới khu đồ uống, đồ hộp, đồ tươi sống. Ai cũng tỏ vẻ ngao ngán, sốt ruột vì phải đợi lâu, một số người tức tối bỏ đi, để lại vài giỏ hàng chưa tính tiền. Trưa hôm đó, các nhu yếu phẩm như gạo, mì gói, rau quả và cả giấy vệ sinh biến mất trên các kệ.Tới ngày 8/2, tin tức về tình trạng dự trữ lương thực bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội, càng nhiều hơn số người đổ tới các chợ, siêu thị từ nhỏ tới lớn. Báo Straits Times chạy dòng tít “Các siêu thị hết hàng”.
Sống ở đây bảy năm, tôi và nhiều người đều khó ngờ rằng Singapore, thị trường phát triển bậc nhất Đông Nam Á và thế giới, luôn được ca ngợi vì nền kinh tế và xã hội ổn định, trật tự lại có lúc rơi vào trạng thái bất thường như vậy. Dịch bệnh đã khuấy động nhịp sống hàng ngày. Các công ty bắt đầu chia nhân viên ra các văn phòng nhỏ và xa trung tâm. Một số gia đình phải đưa trẻ đi học gần văn phòng cũ, rồi cha mẹ chạy tới văn phòng mới làm việc, mỗi ngày tốn thêm hai giờ đồng hồ trên đường.
Đồng nghiệp tôi, một chị người Singapore phải tất tả ngược xuôi mua khẩu trang giá đắt vì bố cô ấy có bệnh mãn tính, cụ phải vào bệnh viện thường xuyên và cần đeo khẩu trang để tránh bệnh tình chuyển nặng. Khi hàng nghìn người tranh nhau mua và tích trữ cả trăm chiếc khẩu trang, ông cụ 80 tuổi thực sự cần nó lại không có. Kể cả chị trưởng phòng khá giả, hàng ngày chỉ cần nhấp chuột là thực phẩm được giao tới tận nhà, nhiều khi tiền giao hàng còn đắt hơn cả tiền thức ăn, cũng tất tả chạy ra siêu thị vét nốt những gì có thể mua cho sáu người trong nhà. Chị nhắn tin cho tôi chua chát: “Nếu không mua bây giờ thì sợ sẽ chẳng còn gì để mua sau khi bị người khác lấy hết”.
Tôi nhớ lại, cơn bấn loạn khẩu trang diễn ra trước thực phẩm, bắt đầu khoảng một tuần sau khi những ca bệnh do virus corona được phát hiện ở Singapore. Chưa tới một tuần sau ca bệnh, đảo quốc thiếu nguồn cung khẩu trang, mọi người lại càng sốt sắng mua tích trữ hơn. Tôi đang về Việt Nam ăn Tết cũng được hai ông anh vợ sống ở Singapore nhắn tin nhờ mua cho mỗi người 200 chiếc khẩu trang từ Việt Nam. Lúc đó, toàn bộ Singapore, Kuala Lumpur và Tokyo đã không còn mặt hàng khẩu trang loại ba lớp.
Đó là lúc tôi bàn với vợ về việc nhanh tay vun vén cho gia đình. Nhưng cô – một phụ nữ Singapore – gạt đi, vì thế giới không cần thêm “kẻ xấu ác”. Cô bảo nhà mình có đủ thực phẩm cho hơn một tuần. Tới lúc đó thị trường sẽ bình ổn được nguồn cung. Mình không cần tạo thêm sức ép cho các nhân viên siêu thị và vận chuyển phải gồng mình để phục vụ nhu cầu bất chợt của đám đông. Tôi cảm thấy áy náy sau lời cô ấy nói. Chúng ta luôn chăm chăm vào việc vun vén mọi thứ tốt hơn về cho mình, còn người khác thì thế nào, chẳng lẽ họ không cần khẩu trang, không cần phòng bệnh, đồ ăn thức uống? Nhưng chúng ta vốn bận rộn với ham muốn của mình quá, trí óc ta làm sao còn chỗ nghĩ cho những người khác, dù chỉ là hàng xóm ngay bên kia bức tường.
Tôi biết vợ tôi đúng, nếu ai cũng muốn mặc kệ người khác để tồn tại thì chẳng mấy chốc xã hội sẽ thế nào? Chẳng khó gì hình dung ra cảnh đến lúc nào đó, vì quá sợ người khác chiếm mất nguồn sống, chúng ta phải hành xử không ra con người đôi khi chỉ để có thêm một chiếc khẩu trang hay vài đồng tiền, một cân thịt.
Nếu ai từng sống ở Nhật Bản, có thể từng thấy cảnh không cần phải báo chí tuyên truyền, chính phủ nhắc nhở hay kêu gọi, người dân trong các tình huống eo hẹp luôn lựa chọn chỉ mua, nhận, lấy đủ phần nhỏ thức ăn, nhu yếu phẩm cho mình, còn lại để phần người đến sau. Nếu bạn muốn mua quá nhiều để tích trữ, người bán cũng không bán mà nhắc nhở, hãy mua tạm đủ dùng bởi còn phải san sẻ. Một khi họ phải thốt ra lời nhắc đó, tình huống trở nên rất đáng xấu hổ với người nghe. Nhưng ta cũng biết, rất hiếm quốc gia có được văn hóa đó. Đạo đức tiêu dùng, cũng như đạo đức bán hàng của từng cá nhân trong xã hội, nhiều khi đến từ nền giáo dục và hệ giá trị họ được hưởng từ khi còn là đứa trẻ.
Khi không thể kêu gọi lương tâm và sự tự giác của người bán, mua trong những tình huống thị trường đổi chiều, giới hạn số lượng hàng bán cho mỗi cá nhân, đơn vị cũng là một biện pháp bình ổn thị trường của chính phủ. Singapore đã làm như thế. Chính phủ ngay sau cơn khan hiếm thực phẩm đã áp đặt hạn mức được mua của dân chúng. Thông báo được đăng trên báo chính thống và các siêu thị. Mỗi người chỉ được mua không quá hai bao gạo (mỗi bao có thể lên tới 15 kg), bốn bịch mì ăn liền (từ 20 tới 24 gói) và số lượng rau củ tương đương 50 SGD (khoảng 800.000 đồng) mỗi ngày.
Lượng “quota” này được tính toán cao hơn nhu cầu thông thường một chút và vẫn đảm bảo đủ nguồn cung trong trung hạn. Có ai cần mua hai bao gạo mỗi ngày trong bảy ngày đâu cơ chứ. Vì vậy, có lẽ sau đó ai cũng hiểu họ đã mua đủ những thứ mình cần và chẳng nên cực nhọc đi mua đồ tích trữ ở 10 siêu thị khác nhau làm gì, thị trường Singapore sau ba ngày đã yên ổn trở lại.
Tôi thấy những bài học từ dịch bệnh không vô ích nếu ta chịu nhìn và suy ngẫm về cách chúng ta sống, hành xử, vận hành các nền kinh tế hôm nay. Đó là bài học của cả chính quyền lẫn người dân về việc vun đắp lương tâm của thị trường, bao gồm đạo đức của cả người tiêu dùng và người bán hàng trong cơn biến động. Thái độ và hành động ứng xử của các bên đúng lúc, với liều lượng thích hợp sẽ khiến “lương tâm” của thị trường nảy nở.
Riêng cá nhân mình, tôi biết virus corona nguy hiểm với người có tuổi và có tiền sử bệnh lý, trong khi bản thân lại là thanh niên, dân thể thao, ít khi ốm vặt. Chưa kể, các chuyên gia khuyên không cần đeo khẩu trang mọi lúc. Tôi nhường một phần khẩu trang mua giùm cho hai ông anh vợ tặng người bố 80 tuổi của chị đồng nghiệp, người cần chúng hơn cả. Mua ít và tiêu thụ ít đi, ngay cả khi bạn không thiếu tiền, đơn giản vì đó là điều nên làm.
Phạm Minh Quang
* Phạm Minh Quang: vận động viên chạy bộ và ba môn phối hợp (Triathlon), một trong những quản lý của đội tuyển Triathlon Việt Nam lần đầu tiên tham gia SEA Games 2019 tại Philippines. Anh cũng là nhà sáng lập Công ty TNHH Boidapchay. Hiện anh làm việc trong lĩnh vực Mua bán & sáp nhập (M&A).
* Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa
Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020
Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020
Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020
Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)